Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Gửi em ở cuối sông Hồng
Không Lộ Thiền sư EmptyFri Feb 17, 2023 8:01 am by Vân Nhi

» Tôi đi học
Không Lộ Thiền sư EmptySat Sep 07, 2019 4:23 pm by Vân Nhi

» Trần Hưng Đạo
Không Lộ Thiền sư EmptyWed Jun 06, 2018 4:53 pm by Vân Nhi

» Huyền Chi
Không Lộ Thiền sư EmptyMon Jun 04, 2018 4:35 pm by Vân Nhi

» Guitar đường phố: đỉnh của đỉnh
Không Lộ Thiền sư EmptyTue May 29, 2018 7:45 am by Vân Nhi

» Quan Âm Thị Kính
Không Lộ Thiền sư EmptyFri May 25, 2018 2:02 pm by Vân Nhi

» Thanh Tịnh
Không Lộ Thiền sư EmptyMon May 21, 2018 3:25 pm by Vân Nhi

» Thuyền viễn xứ
Không Lộ Thiền sư EmptyThu May 03, 2018 2:19 pm by Vân Nhi

» Xuân Tâm
Không Lộ Thiền sư EmptyThu Jul 06, 2017 1:49 pm by Vân Nhi

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Most Viewed Topics
Lý Bạch
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Khuyến
Vũ Hoàng Chương
Bùi Giáng
Đoạn Trường Tân Thanh
Chế Lan Viên
Đại Nam Quốc Sử diễn ca
Trần Tế Xương
Quách Tấn
Keywords
phan trường đoạn Trần những trinh Khuyến quách Xương Lược Trọng thầy thảm Đường Chỉnh Pháp dũng nhất xuân Liên nhân Thiên miền công nguyễn Luật

 

 Không Lộ Thiền sư

Go down 
Tác giảThông điệp
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Không Lộ Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Không Lộ Thiền sư   Không Lộ Thiền sư EmptyTue Jun 05, 2012 4:41 pm

Không Lộ Thiền Sư
(1016 - 1094)
Vài nét về tác giả:

Thiền sư Dương Không Lộ ((楊空路) húy Minh Nghiêm, hiệu Khổng Lồ đọc tránh là Không Lộ, biệt hiệu Thông Huyền, quê làng Giao Thủy (sau đổi là làng Hộ Xá), phủ Hải Thanh (đời Trần đổi là Thiên Thanh, sau lại đổi là Thiên Trường). Ông sinh ngày 14 tháng 9 năm Bính Thìn niên hiệu Thuận Thiên thứ 7(1016) đời Lý Thái Tổ, tại quê mẹ là làng Hán Lý, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Gia đình Dương Không Lộ sống ở làng Giao Thuỷ, chuyên nghề chài lưới ven sông. Khi lớn lên, ông lấy việc câu cá, quăng chài làm vui và thường du ngoạn nhiều nơi danh lam thắng cảnh, tuỳ hứng ngâm vịnh và sáng tác thơ ca.

Năm Giáp Thân (1044) triều Lý Thái Tông, ông 29 tuổi, bỏ nghề đánh cá để theo học đạo thiền. Ban đầu ông theo học Noãn cư sĩ làng Bảo Tài (chưa rõ nay ở đâu). Sau ông đắc đạo, trở thành Tổ thứ 10 của thiền phái Vô Ngôn Thông, một thiền phái được thành lập ở nước ta vào đầu thế kỷ thứ IX.

Năm Đinh Dậu (1057) ông chuyển sang theo học thiền phái Thảo Đường. Thảo Đường thiền sư từng nhận xét về học trò Không Lộ của mình: “Chú này cốt cách phi phàm, sau này tất làm pháp tự.” Quả nhiên về sau, Không Lộ trở thành Tổ đời thứ 3 của thiền phái Thảo Đường.

Năm Kỷ Hợi (1059), Không Lộ tu tại chùa Hà Trạch, rồi chuyển về tu ở chùa Duyên Phúc (tức chùa làng Hộ Xá) sau đổi là chùa Viên Quang.

Năm Nhâm Dần (1062) Không Lộ cùng Giác Hải và Đạo Hạnh đi Tây Trúc cầu kiến Phật Tổ, được Phật Tổ giác ngộ và truyền cho phép lạ.

Năm Quý Mão (1063) Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang (sau đổi là Thần Quang) tại làng Dũng Nhuệ. Sau do đất lở xuống sông Hồng, chùa được chuyển sang làng Dũng Nghĩa (Vũ Thư, Thái Bình).

Năm Nhâm Tý (1072), Không Lộ cùng Giác Hải chữa khỏi bệnh sợ tắc kè kêu cho vua Lý Nhân Tông. Ông được phong làm Quốc sư. Vua Lý Nhân Tông có bài thơ ca ngợi hai ông như sau :

Giác Hải tâm như hải
Thông Huyền đạo cánh huyền
Thần thông năng biến hoá
Nhất Phật nhất thần tiên.

(Giác Hải lòng tựa biển
Thông Huyền đạo lại huyền
Thần thông hay biến hoá
Một Phật, một thần tiên).


Có tác giả cho rằng Thông Huyền là đạo sĩ nên vua Lý mới phân biệt “Bên Phật” (chỉ Giác Hải) và “Bên thần tiên” (chỉ Thông Huyền). Nếu đúng Thông Huyền là đạo sĩ thì không thể là Không Lộ. Nhưng về tiểu sử cuả Thông Huyền đạo sĩ thì chưa thấy tác giả nào nêu được, mà Thông Huyền là biệt hiệu của Không Lộ thì một số thư tịch đã nói rõ. Trong bài thơ, có thể tác giả chỉ đơn thuần sử dụng hình tượng Phật và Tiên là những đấng bất tử và có phép nhiệm màu để ca ngợi Giác Hải và Không Lộ mà thôi.

Ngày 3 tháng 6 năm Giáp Tuất (1094), Không Lộ thiền sư viên tịch, thọ 79 tuổi. Ngày 10 tháng 8 năm ất Hợi (1095) Giác Hải thu thập xá lị của Không Lộ, xây tháp để chôn cất, tạc tượng để thờ tại chùa Nghiêm Quang. Vua Lý Nhân Tông xuống chiếu tu sửa chùa, cắt 3.000 hộ hương khói phụng thờ ông.

Tác phẩm:

Nguồn: trích http://newvietart.com, Thiền Sư Dương Không Lộ, tác giả Trần Mỹ Giống.


Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Không Lộ Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Không Lộ Thiền sư   Không Lộ Thiền sư EmptyTue Jun 05, 2012 4:52 pm

Ngôn Hoài


Bản chữ Hán

言懷

擇得龍蛇地可居,
野情終日樂無餘。
有時直上孤峰頂,
長叫一聲寒太虛。
Phiên âm Hán Việt

Ngôn hoài

Trạch đắc long xà địa khả cư,
Dã tình chung nhật lạc vô dư.
Hữu thì trực thướng cô phong đỉnh,
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

Dịch nghĩa

Tỏ lòng

Chọn được kiểu đất long xà rất hợp, có thể ở được,
Tình quê suốt ngày vui không chán.
Có lúc lên thẳng đỉnh núi bơ vơ,
Kêu dài một tiếng, lạnh cả bầu trời.



Các bản dịch thơ

Tỏ lòng

Kiểu đất long xà chọn được nơi,
Tình quê lai láng chẳng hề vơi.
Có khi xông thẳng lên đầu núi,
Một tiếng kêu vang, lạnh cả trời.

Bản dịch: Kiều Thu Hoạch


Kiểu đất long xà chọn được nơi
Tình quê nào chán suốt ngày vui
Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng
Một tiếng kêu vang lạnh cả trời.

Bản dịch: Phan Võ


Chọn đất long xà tới nghỉ ngơi
Lòng quê vui thích thú thảnh thơi
Núi cao có lúc trèo lên đỉnh
Thét một tiếng vang lạnh cả trời.

Bản dịch trích từ bài viết: Trần Mỹ Giống

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Không Lộ Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Không Lộ Thiền sư   Không Lộ Thiền sư EmptyTue Jun 05, 2012 4:57 pm

Ngư Nhàn


Bản chữ Hán

漁間

萬里清江萬里天,
一村桑柘一村煙。
漁翁睡著無人喚,
過午醒來雪滿船。
Phiên âm Hán Việt

Ngư nhàn

Vạn lý thanh giang, vạn lý thiên,
Nhất thôn tang giá, nhất thôn yên.
Ngư ông thuỵ trước, vô nhân hoán,
Quá ngọ tỉnh lai, tuyết mãn thuyền.

Dịch nghĩa

Cái nhàn của làng chài

Sông xanh muôn dặm, trời muôn dặm,
Một xóm dâu gai, xóm khói mây.
Ông chài ngủ say tít không ai gọi,
Quá trưa tỉnh dậy, tuyết xuống đầy thuyền.



Các bản dịch thơ

Cái nhàn của làng chài

Vạn dặm sông xanh, trời vạn dặm,
Từng miền dâu ruối, khói quanh miền.
Ông chài ngon giấc không ai gọi,
Tỉnh dậy sau trưa, tuyết ngậm thuyền.

Bản dịch: Nam Trân


Trời xanh nước biếc muôn trùng,
Một thôn sương khói, một vùng dâu đay.
Ông chài ngủ tít ai lay,
Quá trưa tỉnh dậy, tuyết bay đầy thuyền.

Bản dịch: Kiều Thu Hoạch

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Không Lộ Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Không Lộ Thiền sư   Không Lộ Thiền sư EmptyWed Jun 06, 2012 7:48 am

Một số tác phẩm nghi vấn khác

Tác giả: Trần Mỹ Giống

...

Trong dân gian và một số tài liệu chữ Hán như Hoàng triều thông chí thần phật môn Thiên tiên Phật thánh lục (không rõ tác giả), Sự tích đức Thánh tổ (Đặng Xuân Bảng biên soạn)... cho biết ngoài hai bài trên, Không Lộ còn một số bài khác (không có tiêu đề) sáng tác mỗi khi cao hứng. Việc xác định các bài thơ này có đúng là của Không Lộ không, còn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Chúng tôi không đi sâu phân tích cái hay của thơ ông, mà chỉ nêu ra một số bài để bạn đọc tham khảo.

Năm 62 tuổi, một hôm Không Lộ đang tĩnh toạ thì chú tiểu hỏi: “Từ khi tôi đến đây chưa được thầy dạy cho tâm yếu ” . Không Lộ trả lời: “Chú đem kinh cho ta thì ta tiếp, đem nước cho ta thì ta nhận, lúc nào ta cũng dạy tâm yếu chú ” rồi cười và đọc bài kệ sau:

Đoàn luyện tâm thâm thuỷ đắc tinh
Sâm sâm trực thượng đối hư đình
Hữu nhân lai vấn không không pháp
Thân toạ bình biên ảnh tập hình.

(Tu luyện bao phen phép đã tinh
Muốn lên đối phó chốn hư đình
Không không nhẽ đó nào ai biết
Ngồi tựa bình phong, bóng ẩn hình.)


Trong cuốn Thiên tiên Phật Thánh lục có chép bài thơ sau đây của Không Lộ, khi ông gặp Giác Hải. Bài thơ rất lạ, đặc biệt là nghệ thuật sử dụng từ ngữ :

Thiên liên bích thụ, thụ liên thiên,
Yên toả thanh sơn, sơn toả yên,
Thụ nhiễu tùng la, la nhiễu thụ,
Xuyên thông vu giáp, giáp thông xuyên,
Tửu mê tuý khách, khách mê tửu,
Thuyền tống hành nhân, nhân tống thuyền,
Hội đắc tri âm, âm đắc hội,
Truyền kim đáo cổ, cổ kim truyền.

(Da trời giòng biếc nhuộm màu cây
Một giải non xanh toả khói mây
Cây quấn cây tùng, cây rậm rạp
Nước quanh đỉnh giáp, nước vơi đầy
Rượu mê người, người mê rượu đấy
Khách giục thuyền, thuyền giục khách đây
Liệu được tri âm, nào được mấy
Xưa nay vẫn nhớ mãi xưa nay.)


( Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng dịch)

Hoặc khi gặp Từ Đạo Hạnh, ông cũng làm bài kệ trả lời Đạo Hạnh như sau:

Ngọc nang bí quyết nghĩ chân kim
Cá chung mãn nguyệt lộ thần tâm
Hà sa cách thị Bồ đề đạo
Nghĩ hướng Bồ đề mãn liễu cầm.

(Túi ngọc bí truyền rõ thực vàng
Tháng qua mưa móc dạ xốn xang
Hà sa thu gót Bồ đề đạo
Tìm gặp được nhau mấy đoạn trường.)


Một buổi chiều thu, trời trong mây đẹp, ngồi trên thuyền câu, ông cảm hứng đọc thơ:

Ngọc phái chi trường, không sơn hà vạn lại
Dung toạ ngư, ngư khiếp điểu
Dương cung tiễu hạc, hạc nghi cung
Quang phóng vân tiêu ngoại
Phong quang đô hảo đạo khoái lạc.

(Ngọc Phái dẫu dài, không bằng núi sông muôn trùng ngọn gió
Thung dung ngồi câu cá, nhưng cá lại sợ chim
Dương cung bắn hạc, hạc ngờ cung
Vút bay rẽ mây lên tít trời cao
Thời tiết đẹp trên đường đi vui vẻ)


Bài thơ tác giả tự sự về bản thân mình cũng là một bài rất xuất sắc:

Lão hỷ yên hà tẩu
Na tri lợi lộc mến
Thuỳ điểu đương liễu ngạn
Tán võng địch hoá thôn
Bả trạo ngân phong tuyết
Đặc ngư thí tửu tôn
Sơn tiều thời ngộ ngã
Kim cổ mạn tương luân.

(Yên hà mùi vẫn thích
Danh lợi tính không ưa
Bến liễu buông câu sớm
Làn lau vãi lưới trưa
Gác mái ca phong nguyệt
Được cá chén say sưa
Kiếm củi người đi lại
Vui cùng dở chuyện xưa.)


( Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng dịch)

Các sáng tác của Dương Không Lộ thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu đất nước, gắn bó với thiên nhiên, tạo vật và con người, bằng bút pháp tài hoa, phóng khoáng hiếm thấy ở một thiền sư. Vì thế, thơ ông trải qua hàng nghìn năm vẫn được lưu truyền, vẫn gây được xúc cảm và tình cảm thẩm mỹ cho người đọc.



Nguồn: trích http://newvietart.com, Thiền Sư Dương Không Lộ, tác giả Trần Mỹ Giống.

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Không Lộ Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Không Lộ Thiền sư   Không Lộ Thiền sư Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Không Lộ Thiền sư
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trì Bát Thiền sư
» Đạo Huệ Thiền sư
» Đại Xả Thiền sư
» Mãn Giác Thiền sư
» Cứu Chỉ Thiền sư

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thơ Tuyển Việt Nam :: Thời Lý - Trần - Hồ (1009-1427)-
Chuyển đến