Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Gửi em ở cuối sông Hồng
Giác Hải Thiền sư EmptyFri Feb 17, 2023 8:01 am by Vân Nhi

» Tôi đi học
Giác Hải Thiền sư EmptySat Sep 07, 2019 4:23 pm by Vân Nhi

» Trần Hưng Đạo
Giác Hải Thiền sư EmptyWed Jun 06, 2018 4:53 pm by Vân Nhi

» Huyền Chi
Giác Hải Thiền sư EmptyMon Jun 04, 2018 4:35 pm by Vân Nhi

» Guitar đường phố: đỉnh của đỉnh
Giác Hải Thiền sư EmptyTue May 29, 2018 7:45 am by Vân Nhi

» Quan Âm Thị Kính
Giác Hải Thiền sư EmptyFri May 25, 2018 2:02 pm by Vân Nhi

» Thanh Tịnh
Giác Hải Thiền sư EmptyMon May 21, 2018 3:25 pm by Vân Nhi

» Thuyền viễn xứ
Giác Hải Thiền sư EmptyThu May 03, 2018 2:19 pm by Vân Nhi

» Xuân Tâm
Giác Hải Thiền sư EmptyThu Jul 06, 2017 1:49 pm by Vân Nhi

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Most Viewed Topics
Lý Bạch
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Khuyến
Bùi Giáng
Đoạn Trường Tân Thanh
Vũ Hoàng Chương
Chế Lan Viên
Đại Nam Quốc Sử diễn ca
Trần Tế Xương
Quách Tấn
Keywords
trường Xương Đường Luật thảm dương Thiên miền Pháp Lược châu Liên quách thầy nhân khuất xuân phan trinh những Trần nguyễn dũng Trọng Khuyến đoạn

 

 Giác Hải Thiền sư

Go down 
Tác giảThông điệp
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Giác Hải Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Giác Hải Thiền sư   Giác Hải Thiền sư EmptyMon Oct 15, 2012 3:50 pm

Giác Hải Thiền sư
(? - ?)

Giác Hải Thiền sư Tsgh

Tượng Thiền sư Giác Hải (bằng đá, năm 1674)
Giác Hải Thiền sư (覺海禪師) tên thật là Nguyễn Giác Hải, người hương Hải Thanh, cùng quê với Thiền sư Không Lộ. Năm sinh, năm mất và tên thật đều chưa rõ. Lúc trẻ làm nghề đánh cá, thường coi thuyền là nhà, lênh đênh trên sông nước, ngao du khắp đó đây. Năm 25 tuổi, bỏ nghề đánh cá đến chùa Hà Trạch, rồi kế thừa sư Không Lộ, trở thành một nhà sư trong thế hệ thứ mười dòng thiền Vô Ngôn Thông.

Cũng như Từ Đạo Hạnh và Không Lộ, Giác Hải là một nhà sư để lại nhiều truyền thuyết kỳ lạ. Nhưng điều có thể biết chắc là các vua nhà Lý đều tỏ lòng kính trọng ông. Vua Lý Nhân Tông( 1072 - 1128 ) rất tin phục, xem như bậc thầy. Vua từng làm thơ ca ngợi ông và mỗi khi ra chơi Hải Thanh, bao giờ cũng vào chùa thăm ông trước.

Có giai thoại: Sư (Giác Hải) thường cùng Thông Huyền chân nhân, bị triệu vào nhà hóng mát hầu hạ, bỗng có tiếng cắc kè kêu nhau chối tai, đáng ghét. Vua khiến Huyền làm cho nó đừng kêu. Huyền bèn lâm râm niệm chú, làm rơi trước một con. Huyền cười Sư, Sư bảo "Ðang còn một con, để đó cho Sa môn". Sư chú mục nhìn, trong giây lát, nó cũng rơi theo. Vua lấy làm lạ, làm một bài thơ khen:

"Giác Hải tâm như hải
Thông Huyền đạo lại huyền
Thần thông cùng biến hóa
Một Phật, một thần tiên".


Từ đó, tiếng tăm Sư vang khắp thiên hạ, tăng tục ngưỡng chuộng. Vua thường đối đãi Sư như bậc thầy. Mỗi lần ra chơi hành cung Hải Thanh, vua tất đến chùa Sư trước. Một hôm, vua hỏi Sư: "Phép ứng chân thần túc, có thể được nghe chăng?". Sư bèn làm tám phép thần biến rồi vung thân lên hư không, cách đất vài trượng rồi lại hạ xuống. Vua và các quan đều vỗ tay khen ngợi. Do đó, vua ban cho Sư một kiệu vai, để ra vào của khuyết...

Đến đời Lý Thần Tông (1128-1137), nhiều lần vua triệu vào cung, song ông đều lấy cớ già yếu để từ chối.

Tác phẩm: còn lại 2 bài thơ.

Nguồn: internet

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Giác Hải Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giác Hải Thiền sư   Giác Hải Thiền sư EmptyMon Oct 15, 2012 4:11 pm

Bất giác nữ đầu bạch

Bản chữ Hán

不覺女頭白

不覺女頭白,
報你作者識。
若問佛境界,
龍門遭點額。
Phiên âm Hán Việt

Bất giác nữ đầu bạch

Bất giác nữ đầu bạch, [1]
Báo nhĩ tác giả thức.
Nhược vấn Phật cảnh giới,
Long môn tao điểm ngạch.[2]
Dịch nghĩa

Ai biết má đào mà bạc tóc

Nào ai biết rằng trong cô gái trẻ trung đã thấy mái đầu bạc;
Nói cho người học đạo hiểu,
Nếu cứ lo tìm hỏi đâu là cõi Phật,
(Thì cũng như cá chép nhảy thi ở) Long-môn bị chấm trán mà thôi.


Các bản dịch thơ

Ai biết má đào mà bạc tóc

Ai biết má đào mà bạc tóc!
Khuyên người cầu học hiểu cho sâu.
Ví như cõi Phật hoài công hỏi,
Cá vượt Long - môn bị điểm đầu.


Bản dịch: Huệ Chi, Băng Thanh


1. Có bản ghi câu này là: "Liễu dụng nữ đầu bạch" - 了用女頭白
2. Long môn tao điểm ngạch: theo tích tháng 3 cá chép vượt cửa Rồng (Long môn) để thành rồng, nếu không vượt nổi thì bị chấm trên trán mà trở về.

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Giác Hải Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giác Hải Thiền sư   Giác Hải Thiền sư EmptyMon Oct 15, 2012 4:29 pm

Hoa điệp

Bản chữ Hán

花蝶

春來花蝶善知時,
花蝶應須共應期。
花蝶本來皆是幻,
莫須花蝶向心持。
Phiên âm Hán Việt

Hoa điệp

Xuân lai hoa điệp thiện tri thì,
Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ.
Hoa điệp bản lai giai thị huyễn,
Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì.
Dịch nghĩa

Hoa và bướm

Xuân sang hoa và bướm khéo quen với thời tiết,
Hoa bướm đều cần phải thích ứng với kỳ hạn của chúng.
Nhưng hoa với bướm vốn dĩ đều là hư ảo,
Chớ nên bận tâm về hoa với bướm.


Các bản dịch thơ

Hoa và bướm

Xuân sang hoa bướm khéo quen thì,
Bướm lượn hoa cười vẫn đúng kỳ.
Nên biết bướm hoa đều huyễn ảo,
Thây hoa mặc bướm để lòng chi.


Bản dịch: Ngô Tất Tố
(Văn học đời Lý)



Xuân về hoa bướm gặp nhau đây,
Hoa bướm phải cần hợp lúc này.
Hoa bướm xưa nay đều là huyễn,
Giữ tâm bền chặt bướm hoa thây.

Bản dịch: HT. Thích Thanh Từ


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

“Xuân lai hoa điệp thiện tri thì, hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ”. Nghĩa là xuân về hoa bướm phải khéo biết thời tiết, hoa bướm nên đến đúng thời đúng lúc. Ý Ngài nói mùa xuân thì hoa tự nở, bướm thấy hoa nở liền đến để hút mật. Vậy, hoa và bướm đồng biết xuân đến, một bên thì nở và một bên đi kiếm ăn, nghĩa là cả hai đều biết thời tiết để làm phận sự của mình. Hai câu này dường như Ngài không nói gì về đạo lý, nhưng sự thật đã nói ý nghĩa đạo lý rất rõ ràng. Ở đây bướm dụ cho người, hoa dụ cho cảnh, người vả cảnh tùy theo thời tiết nhân duyên mà xuất hiện. Giáo lý nhà Phật gọi thân người là chánh báo, hoàn cảnh chung quanh là y báo. Có chánh báo là có y báo. Có con người là có cảnh vật chung quanh, hai cái này không thể tách rời nhau. Ngoài cảnh không có người, ngoài người không có cảnh, đủ thời tiết nhân duyên thì cảnh và người cùng xuất hiện. Nhưng:

“Hoa điệp bổn lai giai thị huyễn, mạc tu hoa điệp hướng tâm trì”. Hoa và bướm xưa nay đều là huyễn nên mặc kệ nó, phải quay về gìn giữ tâm. Ý nói người và cảnh đều huyễn hóa không thật, biết nó không thật phải hướng về tâm để tu.

Tóm lại, bài kệ này dạy rằng: Con người có mặt trên trần gian này không phải đơn phương chỉ có con người, hễ có người là có cảnh chung quanh. Tùy thời tùy duyên mà người và cảnh theo nhau ứng hợp. Có người là có cảnh, có cảnh là có người. Nhưng biết rõ ràng người cảnh là huyễn hoá không bận lòng, luôn luôn hướng về nội tâm khéo tu cho tâm được thanh tịnh sáng suốt, mới nhận ra thể chân thật của mình. Đó là căn bản của sự tu hành đưa đến giải thoát luân hồi sanh tử.


Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Giác Hải Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giác Hải Thiền sư   Giác Hải Thiền sư Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Giác Hải Thiền sư
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bảo Giác Thiền sư
» Mãn Giác Thiền sư
» Lạc giấc đông sầu (tam thủ thuận nghịch độc)
» Trì Bát Thiền sư
» Cứu Chỉ Thiền sư

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thơ Tuyển Việt Nam :: Thời Lý - Trần - Hồ (1009-1427)-
Chuyển đến