Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Gửi em ở cuối sông Hồng
Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyFri Feb 17, 2023 8:01 am by Vân Nhi

» Tôi đi học
Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptySat Sep 07, 2019 4:23 pm by Vân Nhi

» Trần Hưng Đạo
Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyWed Jun 06, 2018 4:53 pm by Vân Nhi

» Huyền Chi
Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyMon Jun 04, 2018 4:35 pm by Vân Nhi

» Guitar đường phố: đỉnh của đỉnh
Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyTue May 29, 2018 7:45 am by Vân Nhi

» Quan Âm Thị Kính
Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyFri May 25, 2018 2:02 pm by Vân Nhi

» Thanh Tịnh
Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyMon May 21, 2018 3:25 pm by Vân Nhi

» Thuyền viễn xứ
Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyThu May 03, 2018 2:19 pm by Vân Nhi

» Xuân Tâm
Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyThu Jul 06, 2017 1:49 pm by Vân Nhi

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Most Viewed Topics
Lý Bạch
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Khuyến
Vũ Hoàng Chương
Bùi Giáng
Đoạn Trường Tân Thanh
Chế Lan Viên
Đại Nam Quốc Sử diễn ca
Trần Tế Xương
Quách Tấn
Keywords
trường trinh nhân Pháp Xương Trọng Lược Liên những dũng thầy Đường Luật Thiên miền Trần xuân đoạn Chỉnh Khuyến công phan quách nhất thảm nguyễn

 

 Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyTue Jul 03, 2012 10:55 am

Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều


Lời dẫn
(trích từ quyển 1)

Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Bias
Để phục vụ việc nghiên cứu toàn diện về Nguyễn Đình Chiểu, quyển Ngư Tiều y thuật vấn đáp xuất bản lần này được biên soạn trên nguyên tắc đảm bảo tính chất về mặt văn bản và có cơ sở khoa học về mặt chú thích. Công tác hiệu đính văn bản tác phẩm này được tiến hành trên cơ sở ba tài liệu sau:

1- Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca, bản chữ Nôm chép tay của Nam trung cư sĩ Khánh Vân năm Tân hợi (1911), gồm 3632 câu thơ lục bát và một số bài thơ, phú ...chữ Nôm và Hán chép xen kẽ, ngoài ra còn có hai bài:

a/- Sưu tinh dụng dược tâm pháp tự truyện, và
b/- Trích yếu âm dương biện luận chữ Hán ở đầu sách (ký hiệu là bản V).

2- Ngư tiều vấn đáp y thuật do Phan Văn Hùm hiệu đính và chú thích, Nhượng Tống tăng bình và bổ chú, Nxb. Tân Việt, Sài Gòn,1952, đánh số đến 3644 câu thơ lục bát, tuy nhiên bị sót mất hai câu 1787 và 1788, ngoài ra còn chép nhập bốn chữ đầu của câu 1475 với bốn chữ sau của câu 1476 thành một câu tám chữ sau câu 1474. Bản này cũng có một số bài thơ, phú...chữ Nôm và Hán chép xen kẽ cũng như hai bài:

a/- Sưu tinh dụng dược tâm pháp tự truyện, và
b/- Trích yếu âm dương biện luận chữ Hán ở đầu sách (ký hiệu là H).

3- Ngư Tiều vấn đáp y thuật diễn khúc ca, bản chữ Nôm chép tay của Nguyễn Thịnh Đức năm Tân mão (1951) chỉ có phần đầu gồm 1034 câu thơ lục bát và những bài thơ chữ Nôm và Hán xen kẽ ở phần này (ký hiệu là bản Đ). Chúng tôi dùng bản V làm bản trục và hiệu đính trên trên cơ sở hai bản kia. trường hợp những câu, chữ trong bản trục thấy cần được thay đổi cho hợp lý, chúng tôi chỉ lấy những câu, chữ trong phạm vi hai bản kia, tuyệt đối không thêm bớt hay đặt ra những chữ mới. Về chính tả, các âm được thống nhất theo cách phát âm phổ thông. Đối với các từ Hán Việt, trừ những trường hợp vì phải bảo đảm vần điệu câu thơ như nho = nhu, cương = cang...chúng tôi giữ nguyên cách đọc địa phương, còn ngoài ra đều theo âm phổ thông. Các trường hợp này, chúng tôi không đưa vào phần khảo dị. Có những chữ ở bản H xét ra do lỗi chính tả như giằn (dằn), mặt (mặc) chúng tôi cũng không đưa vào phần khảo dị, trừ các chữ đó có thể đưa đến cách hiểu khác về câu thơ.

Bên cạnh phần nguyên tác của Nguyễn đình Chiểu, Ngư tiều y thuật vấn đáp còn trích dẫn, sao chép rất nhiều các bài thơ, phú...chữ Hán từ các sách y học (Đông y) Trung Quốc cũ. Đối với các bài này, chúng tôi không làm công việc khảo dị văn bản, mà chỉ sử dụng nguyên văn các bài đó trong các sách thuốc Đông y, mà chủ yếu là trong y học nhập môn, Lý diên biên chú, Việt Đông Hán văn đường tàng bản, Quang tự Mậu tuất niên (bản khắc gỗ). Tuy nhiên trong điều kiện in ấn hiện tại, chúng tôi chỉ có thể giới thiệu bản dịch nghĩa của các bài này mà thôi.

Phần khảo dị văn bản được xếp riêng ở sau cùng quyển sách.

Về mặt chú thích, chúng tôi chủ yếu chú thích các điển tích, tên người, các chữ và câu khó hiểu đối với người đọc bình thường. Mặt khác, chúng tôi cũng lưu ý chú thích ở một mức độ nhất định các thuật ngữ, các vấn đề chuyên môn của Đông y, trên nguyên tắc ngắn gọn nhưng bảo đảm tính chính xác.

Mỗi chú thích được đánh dấu bằng số câu, được xếp ngay ở phần mỗi trang sách. Trường hợp trùng lặp, chúng tôi không chú thích mà chỉ ghi "Xem..." hoặc cần phải tham khảo thêm thì ghi "Xem thêm.." để người đọc tiện tra cứu.

Nhóm biên soạn

Hoàn cảnh xã-hội và mục đích biên soạn Ngư tiều vấn đáp Y thuật
(trích từ quyển 2)

Nguyễn Đình Chiểu sinh trưởng giữa lúc thực dân Pháp đang tiến hành xâm lược nước ta. Năm 1858, chúng đánh phá hải cảng Đà Nẵng. Năm 1859, chúng đánh Gia Định. Hồi ấy Nguyễn Đình Chiểu đang dạy học ở Gia Định, phải chạy về quê vợ ở Cần Giuộc (gần Chợ Lớn) lánh nạn và tiếp tục dạy học ở đấy. Năm 1861, Cần Giuộc cũng bị quân Pháp chiếm, ông lại phải chạy về Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, Tự Đức cắt ba tỉnh miền đông nhường cho Pháp. Tuy vậy Pháp vẫn tiếp tục mưu đồ xâm lược. Năm 1867, chúng chiếm luôn cả ba tỉnh miền tây Nam Bộ. Thế là cả sáu tỉnh Nam Bộ bị Pháp đô hộ.

Nguyễn Đình Chiểu cũng như nhân dân miền Nam lúc bấy giờ vô cùng căm phẫn. Ông rất đau xót về tình cảnh đất nước bị chia cắt, nhân dân khổ cực nhiều bề : nào bị giặc tàn sát, đàn áp, bức hiếp, nào đói rét, bệnh tật, chết chóc. Nguyễn Đình Chiểu vì bị mù, không có điều kiện cầm vũ khí giết giặc, nên đã dùng bút thay gươm, viết văn làm thơ để nói lên lòng yêu nước thương dân và nỗi căm thù sâu sắc của mình đối với quân cướp nước và bè lũ vua quan nhà Nguyễn bán nước hại dân.

Ngư Tiều vấn đáp y thuật ra đời vào khoảng thời gian sau khi Nam bộ đã bị Pháp xâm chiếm. Trong tác phẩm này, Nguyễn Đình Chiểu đã mượn bối cảnh của đất nước U Yên ở Trung Quốc đời xưa bị giặc nước ngoài xâm chiếm, dựng lên câu chuyện mấy người dân xứ này đi lánh nạn và cũng tìm thầy học thuốc, để dưới hình thức nói chuyện về y học, thổ lộ lòng căm phẫn của mình đối với thời cuộc, nhằn động viên tinh thần đấu tranh chống xâm lăng của nhân dân; đồng thời để nói lên sự quan tâm của mình đối với tính mạng của bệnh nhân trước tình cảnh các dung y vụ lợi, nhằm bổ cứu tình hình y học đương thời.

Nội dung chuyện Ngư tiều vấn đáp Y thuật
(trích từ quyển 2)

Vào khoảng năm 936, đất U Yên ở Trung Quốc, do Thạch Kính Đường là quan đô hộ sứ của nhà Đường, cai trị. Thạch Kính Đường thông mưu với quân Khiết Đan nước Liêu, cắt đất nhượng cho Khiết Đan, để được Khiết Đan phong cho làm vua xứ này. Dân U, Yên rơi vào tình cảnh lầm than dưới ách đô hộ của nước ngoài và dưới sự áp bức của bè lũ gian nịnh bù nhìn trong nước. Những người có tâm huyết không khuất phục chế độ ấy. Một số xiêu bạt đi nơi khác để sinh sống và tìm cách cứu nước, cứu dân. Trong số người này, có những nhân vật đã đi tìm con đường y học và cùng gặp nhau trên đường đi tìm thầy học thuốc:

- Mộng Thê Triền tức là Tiều, làm nghề đốn củi (tiều phu),
- Bảo Tử Phược tức là Ngư, làm nghề chài lưới (ngư ông),
- Đạo Dẫn và Nhập Môn là những người đã biết thuốc, cùng đi chạy loạn và tìm thầy học thêm,
- Nhân Sư là người thầy thuốc nổi tiếng ở U Yên đi lánh, không muốn hợp tác với giặc.

Truyện:

Vì tình cảnh đất U Yên bị chia cắt và đặt dưới sự đô hộ của nước ngoài, cho nên Mộng Thê Triền cũng như Bảo Tử Phược đi đánh cá. Chẳng may vợ con bị ốm đau nhiều và chết chóc, nên cả hai người đều muốn đi tìm thầy học thuốc. Họ đều có ý định đi tìm Nhân Sư là một thầy thuốc rất giỏi và cũng là người U Yên đi ẩn cư. Mộng Thê Triền và Bảo Tử Phược là hai người bạn cũ, bị hoàn cảnh loạn ly mà xa cách nhau từ lâu, gặp lại nhau trên đường đi tìm Nhân Sư. Dọc đường họ gặp thêm hai bạn cũ có cùng mục đích là Đạo Dẫn và Nhập Môn. Cả mấy người cùng dắt nhau đi tìm Nhân Sư. Đạo Dẫn và Nhập Môn là những người đã biết chỗ ở của Nhân Sư. Vì họ đã đều biết thuốc, nên trên đường đi, Ngư Tiều hỏi chuyện về y học rất nhiều. Đạo Dẫn và Nhập Môn đã lần lượt trả lời những câu hỏi của Ngư,Tiều, và giải thích một cách rõ ràng nhiều điểm về lý luận y học cơ bản, kèm theo ca, phú mà phần chính lấy ở Y học nhập môn ra.

Giữa đường, Đạo Dẫn tìm đường đi luyện đan (tu tiên), còn Ngư, Tiều thì theo Nhập Môn tiếp tục đi đến Đan Kỳ để tìm Nhân Sư, Nhưng khi đến nơi thì Nhân Sư đang bị bệnh và lánh ở Thiên Thai; song họ được gặp lại Đạo Dẫn ở đấy. Hỏi ra mới biết là Nhân Sư không phải là bị bệnh thật mà là vì vua Liêu nghe tiếng cho sứ đến mời Nhân Sư vào làm ngự y, nhưng Nhân Sư không muốn làm tôi kẻ thù nên đã xông hai mắt cho mù, rồi lánh về ở Thiên Thai và lưu học trò là Đạo Dẫn ở lại Đạo Kỳ để từ chối với sứ Tây Liêu.

Ngư, Tiều không được gặp Nhân Sư và cũng không ở lại để đợi Nhân Sư trở về. Nhưng Nhân Sư đã để lại hai bài dạy phép dùng thuốc (một bài luận về tiêu bản, một bài nói về phép chữa tạp bệnh). Ngư, Tiều lãnh hai bài đó rồi trở về. Sau khi từ biệt Đạo Dẫn và nhập Môn, Ngư, Tiều dự định sẽ bỏ nghề cũ để đi làm nghề y. Đêm đi lạc đường trong rừng, vào ngủ ở một cái miếu trong hang, nằm mê thấy mộng xử án các thầy thuốc, thầy châm cứu chữa xằng, và thầy phép, thầy chùa gieo mê tín dị đoan.

Tỉnh ra, Ngư, Tiều mới biết đó là những lời răn, nên khi về nhà, cả hai người đều ra công học thuốc cho thật giỏi, thấu đáo, rồi chuyên mỗi ngườimột khoa. Ngư chữa bệnh nhi khoa, Tiều chữa bệnh phụ khoa. Họ đều trở nên những thầy thuốc lành nghề và chân chính.


Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyTue Jul 03, 2012 1:54 pm

Mục Lục
NGƯ TIỀU
  • Trích yếu âm dương biện luận
  • Phần I - LUNG KHỞI
  • Ngư Tiều gặp gỡ
  • Giới thiệu nhân sư
  • Phần II - ĐẠO DẪN

    1. NHÂN XU
  • Gặp Đạo dẫn
  • Kinh lạc
  • Ngũ tạng
  • Lục phủ
  • Ngũ hành

  • 2. VẬN KHÍ
  • Khách khí
  • Tư thiên, tư tuyền
  • Chính hóa, đối hóa
  • Chủ khách tương đắc bất hiệp
  • Thiên phù
  • Tuế hội
  • Thái Ất thiên phù
  • Đức phù
  • 3. BẢN THẢO
  • Chế dược
  • Cấm kỵ
  • Dụng dược
  • Tứ thời dụng dược


  • 4. Y TÔNG
  • Lịch đại thánh hiền
  • Châm cứu
  • Ngoại khoa

  • 5. MẠCH
  • Chư mạch chủ bệnh
  • Tứ tổng mạch
  • Tam công
  • Giới thiệu nhập môn


  • Phần III - NHẬP MÔN
  • Âm chất
  • Thiên chân
  • Thiên quí
  • Tu tiên


  • 1. VẬN KHÍ
  • Minh đường đồ
  • Khí huyết quán chú
  • Minh đường thi
  • Dẫn kinh dược



  • 2. THƯƠNG HÀN
  • Cảm thương
  • Truyền kinh
  • Tiêu bản
  • Tứ pháp
  • Cang thừa
  • Âm dương tương tự
  • Y biến y nguyên
  • Nam Bắc chính
  • Thiên hòa
  • Bệnh tà
  • Trừ tà
  • Bản thảo dẫn


  • 3. SẢN PHỤ KHOA
  • Dị chứng
  • Nhâm thần mạch
  • Lộng thai
  • Sản nan
  • Sản hậu

  • 4. NHI KHOA
  • Nguy chứng

  • Dụng dược

  • Phần IV - NHÂN SƯ
  • Thơ sấm
  • Tiêu bản trị và tạp trị
  • Thông biến


  • Phần V - TRA ÁN
  • Án thầy châm cứu
  • Án thầy thuốc Nam
  • Án thầy Pháp
  • Án thầy Chùa
  • Ngư, Tiều nghe dạy
  • Miếu Trạng Nguyên
  • Gặp cháu Trạng Nguyên
  • Tội thầy thuốc Cao


  • Phần VI - KẾT MẠT
  • Về nhà

  • Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyTue Jul 03, 2012 2:02 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Sưu tinh dụng dược tâm pháp tự truyện
    (Tìm tòi tinh tuý về tâm pháp dùng thuốc)

    Dịch nghĩa:

    Xưa nay sách thuốc rất nhiều, nên những người làm nghề thuốc không khỏi thở than về nỗi quá nhiều sách. Nếu học không có căn bản, thì khi chữa bệnh sẽ ngơ ngác như dựa vào khoảng không, cưỡi trên ngọn gió, không biết đâu là chỗ dừng nữa.

    Nói chung, bệnh có biến hóa hư thực rất nhiều, nên phương có cách chữa chính, chữa tòng, chữa gốc , chữa ngọn, nên công, nên trước, nên sau, phải dùng cho phù hợp. Xét trị chỉ sai một chút thì sống chết khác nhau ngay, há chăng nên cẩn thận sao? Cho nên nghề làm thuốc chỉ cốt tuỳ cơ ứng biến mà thôi.

    Bậc hiền triết thuở trước thường nói: "Tâm của người thầy thuốc giỏi giống như viên tướng có tài, mà phép dùng thuốc cứu người cũng tựa phép dùng binh đánh giặc". Ra binh có khi đánh thẳng, có khi dùng mưu; dùng thuốc có lúc chữa bệnh chính, có lúc chữa biến chứng. Vốn không học phép dùng binh thì không thể đánh trận, vốn không hiểu cách dùng thuốc thì không thể chữa bệnh.

    Dịch Công nói: "Con người ta bẩm thụ khí trung hoà của trời đất mà sinh ra, nhưng do ăn uống, làm lụng không biết tự giữ cho điều độ, nên những phần độc hại của âm dương mới nhân những chỗ sơ hở ấy trở thành quân giặc làm hại". Nghề thuốc tức là thuật chống giặc của thánh nhân vậy. Chống giặc không chống ở ngoài bờ cõi mà chống trong sân, trước cổng, ấy là lối trăm phần trăm thua; chữa bệnh không chữa đến tận gốc rễ mà chữa trên ngọn, ngoài da, ấy là phép trăm phần trăm chết.

    Lôi Công nói:"Phương pháp linh hoạt của người làm thuốc cốt ở chỗ lựa nhiều biến đổi". Ví dụ như khí hậu nam bắc có phân biệt, thời trời nóng lạnh có đổi thay, thể chất có kẻ mỏng người dày, mắc bệnh có kẻ lâu người mới...; những yếu tố ấy không thể không xét cho rõ ràng vậy. Cũng như bệnh có khi nên bổ mà lại bổ bằng phép tả, có khi nên tả mà lại tả bằng phép bổ; có khi cần dùng thuốc lạnh mà lấy thuốc nóng dẫn đường, có khi cần dùng thuốc nóng mà lấy thuốc lạnh nương trị; hoặc bệnh ở trên mà chữa ở dưới, hoặc bệnh ở dưới mà chữa trên; bệnh như nhau mà dùng thuốc khác nhau, bệnh khác nhau mà dùng thuốc như nhau...; nghĩa ấy thật rất sâu xa, người học cần xét cho thật rõ. Tóm lại, bệnh là do khí huyết sinh ra, bệnh khí thuộc về dương, bệnh huyết thuộc về âm.

    Việc âm dương hơn thua qua lại là then chốt, trăm bệnh theo đó mà thay đổi. Vì thế mà chữa bệnh nam giới khác chữa bệnh nữ giới, chữa bệnh người trẻ khác chữa bệnh người già.

    Xét trong y thuật vốn có bốn khoa: nhìn sắc, nghe tiếng, hỏi chứng và bắt mạch, tuy chia thành môn loại trận thế, nào là bát yếu, nào là tam pháp...; nhưng tìm đến ý nghĩa, rốt lại chỉ trong mấy chữ biểu, lý, hư, thực, hàn, nhiệt mà thôi. Nếu trong vòng sáu chữ ấy mà xét nhận được rõ ràng, thì đó là hiểu biết được chỗ cốt yếu rồi vậy. Đó tức là câu người ta vẫn nói là "Biết được chỗ cốt yếu thì chỉ một lời là hết, không biết được chỗ cốt yếu thì mênh mông không cùng".

    Than ôi, đạo lớn là của chung, xin cùng các bậc danh nho tài tử thông minh trong thiên hạ đem tinh thần để lĩnh hội, trên thì để thờ vua và cha mẹ giữa thì giữ gìn cho mình, dưới thì để cứu giúp mọi người đã ghi chép hết ra ở sách này. Xin chớ vì là sách quốc âm nôm na, quê kệch mà xem thường xem khinh.


    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyTue Jul 03, 2012 3:02 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Trích yếu âm dương biện luận
    (Trích phần chủ yếu trong bài Biện luận về âm dương)

    Dịch nghĩa:

    Phàm chỗ then chốt của sinh khí mà con người bẩm thụ đều gốc ở hai khí âm dương. Nhưng nếu đem khí huyết, tạng phủ, hàn nhiệt mà bàn, thì đó chỉ là nói riêng về khí âm dương hữu hình thuộc về hậu thiên mà thôi. Còn như khí âm dương vô hình thuộc về tiên thiên thì dương gọi là nguyên dương, âm gọi là nguyên âm. Dương tức là nguyên dương, âm gọi là nguyên âm. Nguyên dương tức là cái hỏa vô hình, việc sinh hóa thần cơ là ở đó, tính mạng quan hệ ở nó. Nguyên âm tức là cái thủy vô hình, việc tạo dựng thiên quý là ở đó, mạnh yếu quan hệ ở nó. Cho nên kinh Dịch gọi là nguyên tính, nguyên khí. Nguyên tính, nguyên khí tức là nguyên thần sinh ra tinh, hoá ra khí. Sinh khí của con người sở dĩ ứng hợp với tự nhiên, chỉ do nhờ ở nó mà thôi. Kinh nói rằng: " Được thần thì tốt, mất thần thì chết", chính là nói về điều đó vậy.

    Vậy hai chữ âm dương, nên xét cho rõ ràng. Dương thì nóng nảy, âm thì lặng lẽ điềm đạm. Dương giữ việc sinh ra, âm giữ việc nuôi lớn. Dương thái quá thì hại, đưa đến tiêu khô; âm thái quá thì hại, xui nên bế tắc. Dương động mà tan, cho nên hoá ra khí; âm tĩnh mà động, cho nên thành ra hình. Người dương suy thì sợ lạnh, người âm suy thì phát nóng, bởi âm thắng thì dương bị bệnh, dương thắng thì âm bị bệnh, cho nên như vậy. Dương vô hình mà sinh ra hơi, âm có chất mà thành ra mùi, cho nên hơi trong của dương ra nơi các khiếu phía trên, vị đục của âm ra nơi các khiếu phía dưới. Dương rời rạc không tụ về thì bay vượt lên trên mà hơi thở khò khè như ngáy, âm tan tác không bền chặt thì dồn hãm xuống dưới mà mồ hôi nhờn quánh tựa dầu.

    Tóm lại âm thì tính tĩnh, ở trong để gìn giữ cho dương; dương thì tính động, ở ngoài để phụng sự cho âm. Bệnh dương hư thì buổi chiều trằn trọc, bệnh âm hư thì buổi sáng nhẹ nhàng; bệnh về dương thì buổi mai tĩnh, bệnh về âm thì buổi đêm yên; dương tà thịnh thì chiều nhẹ, sáng nặng, âm tà thịnh thì chiều nặng sáng nhẹ; bệnh về dương phần nhiều thích mát ham lạnh, bệnh về âm phần nhiều sợ lạnh muốn ấm.

    Âm dương đã phân rõ, Vinh Vệ phải chia rành. Vinh là huyết, thuộc âm, cái để nuôi tốt bên trong; Vệ là khí, thuộc dương, cái để đi giữ bên ngoài. Cho nên huyết để nuôi nấng thì đi trong mạch, khí để gìn giữ thì đi ngoài mạch. Khí là cái để hành huyết, huyết là cái để chở khí. Khí huyết vốn không rời nhau, cho nên âm hư dương ắt chạy , dương hư âm ắt thoát. Người giỏi chữa bệnh thì khí hư nên giúp huyết, huyết hư nên giữ khí. Tóm lại huyết là cái hữu hình, không thể sinh nhanh; khí là cái rất nhỏ, cần giữ cho chắc.

    Than ôi, lẽ âm dương biến hoá thì không cùng, không thể kể hết, vả lại dương nắm cả âm, huyết theo với khí, nên người xưa chữa huyết ắt trị khí trước; đó là khéo hiểu được nghĩa "Kiền nắm trời, khôn theo Kiền" của kinh Dịch vậy. Thánh nhân giúp đỡ công việc của trời đất, thường ngụ ý nâng dương mà nén âm, cho nên Thần Nông nếm thuốc, cũng căn cứ vào âm dương để phân chia ra các vị hàn nhiệt ôn lương, cay ngọt chua đắng mặn khác nhau. Phàm cay ngọt thuộc dương, ôn nhiệt thuộc dương, hàn lương thuộc âm, chua đắng thuộc âm. Dương chủ việc sinh, âm chủ việc sát, nên người thầy thuốc muốn cho người ta xa nơi chết, tới chỗ sống thường dùng các vị ngọt, ôn, cay, nhiệt mà ít dùng các phương chua đắng hàn lương bởi hiểu lẽ ấy.

    Như ngày Đông chí thì khí nhất dương sinh, ngày Hạ chí thì khí nhất âm sinh, hai ngày chí ấy vô cùng quan trọng. Chí nghĩa là cực, âm cực thì dương sinh, từ không mà thành khó, dương cực thì âm sinh, từ có mà thành không; đó là chỗ không giống nhau trong việc biến hóa của âm dương vậy. Kinh nói rằng "Bên dưới tướng hỏa, khí thủy tiếp nối; bên dưới ngôi thuỷ, khí thổ tiếp nối; bên dưới ngôi thổ, khí phong (mộc) tiếp nối ; bên dưới ngôi phong, khí kim tiếp nối; bên dưới ngôi kim, khí hoả tiếp nối; bên dưới quân hoả, âm tính tiếp nối. Găng thì hại, cái tiếp nối sẽ chế trị nó". Như ngày Đông chí thì âm thịnh đến cùng cực, sinh ra khí dương tiếp nối sẽ chế trị. Ngày Hạ chí thì dương thịnh đến cùng cực, sinh ra khí âm tiếp nối, đó gọi là dương thịnh găng thì hại, âm tiếp nối sẽ chế trị.

    Có người hỏi "Ngày Đông chí khí nhất dương sinh, đáng lẽ khí trời dần chuyển sang ấm áp, thế tại sao tháng chạp lại rét lớn, băng tuyết quá nhiều ? Ngày Hạ chí khí nhất âm sinh, đáng lẽ khí trời dần chuyển thành mát mẻ, thế tại sao tam phục lại nắng gắt, nóng nực càng tăng ? Có cách nào giải thích chăng ? Triêu Quán nói "Đó là chuyện cái sẽ đến thì tiến, cái thành rồi thì lui. Trong chỗ tinh tuý và kín đáo, chưa dễ xét rõ được. Đại khái có lẽ là dương phục ở dưới bức âm ở trên, nước giếng tỏa hơi mà kỳ băng đóng cứng, âm thịnh ở dưới bức dương ở trên, nước giếng lạnh đi mà tới lúc sấm chớp tụ họp lại. Nay những người bệnh mặt đỏ miệng khô, trong người bứt rứt ho, suyễn, ai bảo không là hỏa thịnh đến cùng cực, nào biết cái hỏa đó là do khí âm hàn trong thận bức bách. Đem thuốc hàn lương cho uống mà kẻ chết đã nhiều, oan uổng lắm thay! Vả dương thì một mà đặc, âm thì hai mà rỗng, tóm lại cái hại của âm là từ cái một của dương mà chia ra, cho nên mặt trời giữ được hình dáng ban đầu, còn mặt trăng khi tròn khi khuyết. Người ta lúc mới sinh ra thì chỉ thuần dương mà không có âm, nhờ mẹ cho bú sữa của vú thuộc Quyết âm mà âm bắt đầu sinh. Vì thế mà con trai đến mười sáu tuổi thì tinh mới thông, sau bốn mươi thì tinh kiệt; con gái đến mười bốn tuổi thì có kinh, bốn mươi chín thì kinh dứt. khí âm trong thân người chỉ đủ để dùng trong khoảng ba mươi sáu năm".

    Chữ âm ấy là nói đến âm tinh, tức là chỉ âm huyết vậy.

    Huống chi âm dương làm gốc lẫn cho nhau, bàn chuyên bổ âm phải lấy dương làm chủ, tóm lại nếu không có dương thì âm cũng chẳng thấy gì để sinh. Cho nên con trai thì trái thuôc hỏa làm khí, phải thuộc thủy làm huyết; con gái thì trái thuộc thủy mà phải thuộc hỏa. Sự huyền diệu của gốc âm và gốc dương, nếu không xét đến cùng, thì có phải tắt vậy.

    Kẻ bàn đến âm dương thường cho rằng đó là khí huyết, nào ai biết hỏa là gốc của âm huyết, nhưng âm dương thủy hỏa lại đều cùng ra từ một gốc. Bởi cùng ra từ một gốc mà không tách rời nhau, nên âm dương lại làm gốc lẫn cho nhau. Gốc của dương là ở âm, gốc của âm là ở dương, không có dương thì âm không lấy gì để sinh, không có âm thì dương không lấy gì mà hoá. theo âm mà dẫn dương, theo dương mà dẫn âm, đều tìm cái âm dương phụ thuộc mà xét tới cùng gốc của âm dương vậy. Người nay nhận lầm tâm, thận là chân hỏa, chân thủy, đó là vì không rõ đạo ấy. Đại khái trời sinh con người có cái tướng hỏa vô hình đi trong hai mươi lăm độ dương, chân thủy vô hình đi trong hai mươi lăm độ âm mà gốc của chúng thì vốn là cái chân thuộc về Thái cực, đó mới gọi là chân. Một khi thuộc về hữu hình tức là hậu thiên mà không phải là chân nữa.


    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyTue Jul 03, 2012 3:32 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần I - LUNG KHỞI

    Nước loạn người lìa

    1. Ngày nhàn xem truyện "Tam công"[1]
    Thương người hiền sĩ sinh không gặp đời
    Cuộc cờ thúc quí[2] đua bơi
    Mấy thu vật đổi sao dời, thương ôi!

    5. Kể từ Thạch Tấn[3] ở ngôi
    U Yên mấy quận cắt bồi Khiết Đan[4]
    Sinh dân nào xiết bùn[5] than
    U Yên trọn, cũng giao bàn về Liêu
    Theo trong người kiệt rất nhiều
    10. Ôm tài giấu tiếng làm tiều, làm ngư
    Nước non theo thú ẩn cư
    Thờ trên nuôi dưới, nên hư mặc trời.

    Lại thêm Phật, Lão đua lời
    Nghĩ lòng người với đạo đời[6] thêm thương!
    15. Nhà năm ba gánh cương thường
    Phận ai nấy giữ, trọn giường[7] thời thôi
    Đời vương đời đế xa rồi
    Nay Di mai Hạ[8] biết hồi nào an!
    Năm trăm vận ở sông Vàng[9]
    20. Nước còn đương cáu[10], không màng thánh nhân
    Đã cam hai chữ "tỵ Tần"[11]
    Nguồn Đào tìm dấu, non xuân ruổi miền.


    Chú thích:
    1. Do tác giả tự nghĩ ra.
    2. Đời suy loạn.
    3. Thạch Kính Đường lên ngôi vua năm 936, sử xưng Tấn Cao Tổ.
    4. Thuộc rợ Đông Hồ, sau đổi tên là nước Liêu. Muốn giữ ngôi vững vàng, Thạch Kính Đường cắt 16 châu (trong đó có châu U Yên) để dâng cho Khiết Đan.
    5. Do chữ "sinh dân đồ thán", bùn và lầm cùng một nghĩa.
    6. Nhân tâm thế đạo.
    7. Giềng, tức giềng mối của nhân luân.
    8. Di: mọi rợ; Hạ: Hoa Hạ, nước Trung Hoa văn minh; ý nói cuộc thay đổi chính trị.
    9. Hoàng Hà 500 năm lại một lần trong, điềm báo thánh nhân ra đòi.
    10. Đục.
    11. Đào Tiềm đời Tấn làm bài "Đào Hoa nguyên ký" có nói ông chài ở Vũ Lăng vào Đào Hoa thôn gặp những người mà cha ông chạy loạn đời Tần vào đó. Nhân tích này hai chữ "tỵ Tần" (lánh Tần) chỉ việc chạy loạn, lánh nạn.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyTue Jul 03, 2012 4:20 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần I - LUNG KHỞI

    Ngư Tiều gặp gỡ

    Có tên rằng Mộng Thê Triền[1]
    Tuổi gần bốn chục, nhân duyên năm lần
    25. Nhà nghèo ở núi Bạch Vân
    Dẹp văn theo võ, tách thân làm tiều
    Ngày ngày đốn củi rừng Nghiêu
    Hái rau non Thuấn, phận nhiều lao đao
    Đông Xuyên lại có người hào
    30. Tên rằng Tử Phược họ Bào[2], làm ngư
    Trong mình ba chục tuổi dư
    Sinh con mười đứa bé thơ thêm nghèo
    Ngược xuôi trên nước một chèo
    Nay doi mai vịnh, nghề theo lưới chài
    35. Họ Bào họ Mộng hòa hai
    Trước theo nghề học đều tài bậc trung
    Chẳng may gặp buổi đạo cùng
    Treo kinh dẹp sử, lánh vòng loạn ly
    Người nam kẻ bắc phân đi
    40. Non sông rẽ bạn cố tri bấy chầy
    Cách nhau mười mấy năm nay
    Tình cờ lại đặng một ngày gặp đây
    Ngư, Tiều mở tiệc vui vầy
    Ngâm thi, uống rượu, đều bày chí xưa.

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Xanhb

    Tiều ngâm thơ rằng:
    Non xanh mấy cụm đội trời thu
    Sưu thuế Tây Liêu chẳng đến đầu
    Tên đã gác ngoài sân thúc quí
    Mình liền dầm giữa suối Sào, Du[3]
    Vui lòng bạn cũ thi vài cuốn
    Rảnh việc ngày nay rượu một bầu
    Chút phận riêng nương hơi núi rạng
    Trăm năm ra sức dọn rừng nhu (nho)


    Ngư ngâm thơ rằng:
    Nghênh ngang trên nước một thuyền câu
    Chèo sóng buồm giong, trải mấy thu
    Ngày xế tấm mui che gió Tấn
    Đêm chầy bếp lửa chói trời U
    Mặc tình sở ngộ đời trong đục
    Vui thú phù sinh bến cạn sâu
    Trăm tuổi trọn nhờ duyên cá nước
    Dù lòng ngao ngán giữa dòng nhu
    45. Tiều rằng: sinh chẳng gặp thời
    Thân đà đến ấy, nghĩ thôi thêm phiền
    Lênh chênh chữ phận, chữ duyên
    Lỡ Tiên, lỡ Phật, lỡ nguyền nho phong
    Nhớ câu "quân tử cố cùng"[4]
    50. Đèn trăng, quạt gió, non sông phận đành
    Ngư rằng: hai chữ công danh
    Hoàng lương[5] nửa gối, đã đành phôi pha
    Thương câu "thế đạo đồi ba"
    Ngày nay chưa biết mai ra lẽ nào!
    55. Uống thêm vài chén rượu giao
    Ngâm thi hoài cổ, để rao tiếng đời

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Xanhb

    Ngư, Tiều hoài cổ ngâm, ngụ ưu đạo ý (thử xướng, bỉ họa):
    Từ thuở Đông Chu xuống đến nay
    Đạo đời rậm rạp mấy ai hay
    Hạ, Thương đường cũ gai bò lấp
    Văn, Vũ nền xưa lúa trổ đầy
    Năm bá[6] mượn vay, nhân nghĩa mọn
    Bảy hùng[7] giành xé, lợi danh bay
    Kinh Lân[8] mong dẹp tôi con loạn
    Sử Mã khôn ngăn mọi rợ bầy
    Dùi mõ Mặc, Dương[9]thêm chộn rộn
    Tiếng chuông Phật, Lão rất vang ngầy
    Lửa Tần, tro Hạng[10] vừa nguôi dấu
    Am Hán, chùa Lương[11] lại réo dầy
    Trong đám cửu lưu[12] đều nói tổ
    Bên đường tam giáo[13] cũng xưng thầy
    Khe Đào, động Lý nhiều đoàn trốn
    Rừng Trúc, đình Lan lắm bạn say
    Phép báu Thi, Thư dòng mọt nát
    Màu xuê Lễ, Nhạc nhiễm sương bay
    Mấy dòng biển nghiệt chia nguồn nước
    Trăm chặng rừng hoang bít cội cây
    Hơi chính ngàn năm về cụm núi
    Thói tà bốn biển động vầng mây
    Ngày nào trời đất an ngôi cũ
    Mừng thấy non sông bặt gió tây.
    Thơ rồi Ngư mới hỏi Tiều:
    Việc nhà con vợ ít nhiều đặng hay?
    Tiều rằng: Triền rất chẳng may,
    60. Năm lần cưới vợ, còn nay một người.
    Nằm hoài biếng nói, biếng cười,
    Rề rề đau máu, da tươi bàu nhàu.
    Bốn người trước thác theo nhau,
    Người đau sản hậu, người đau thai tiền,
    65. Khiến thêm nghèo khổ cho Triền,
    Bán bao nhiêu củi về tiền thuốc thang,
    Thầy hay thời ở xa đường,
    Tin theo thầy tục, giúp phương hại người.
    Ngư rằng: Phược cũng như người,
    70. Hôm mai lận đận về mười đứa con.
    Chí lăm nuôi đặng vuông tròn,
    Chung tư trập trập, nhà còn phúc ghi.
    Nào hay tạo hóa tiểu nhi,
    Rủ bầy con nít đều đi bỏ mình.
    75. Đứa thời đau chứng cấp kinh,
    Đứa thời cam tích, bụng bình rĩnh ra,
    Đứa thời hai mắt quáng gà,
    Đứa thời túm miệng, khóc la rốn lồi,
    Đứa thời đau bụng lãi chòi,
    80. Đứa thời ỉa kiết, rặn lòi trôn trê,
    Đứa thời sài ghẻ, nóng mê,
    Đứa thời hoa trái, độc về hông, vai.
    Rủ nhau thỉnh thoảng chết hoài,
    Đứa đôi ba tháng, đứa vài ba năm.
    85. Trời đà hao tốn tiền trăm,
    Thương con chạy bậy, lầm nhằm thuốc nhăng.
    Đến nay còn sót hai thằng,
    Nhờ trời khoẻ mạnh, đặng ăn chơi thường.
    Cảm ơn kẻ sĩ du phương,
    90. Dắt ta, điềm chỉ vào đường Y lâm.


    Chú thích:
    1 & 2: Hai tên này do tác giả tự nghĩ ra, do chữ "thê triền tử phược" (vợ buộc con trói) ý nói bận nỗi gia đình trần duyên; "mộng huyễn bào ảnh" (Kinh Kim Cương) nói về cảnh đời như chiêm bao, như bọt nước, như cái bóng.
    3. Sào Phủ, Hứa Do, hai ẩn sĩ đời vua Nghiêu.
    4. Sách "Luận ngữ", thiên Vệ Linh Công: "quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư lạm hỹ" người quân tử gặp bước cùng càng cố thủ tiết tháo, kẻ tiểu nhân gặp bước cùng buông lung làm điều quấy.
    5. Lữ Sinh đời Đường đến quán trọ, nằm đợi chủ nhà nấu kê (hoàng lương), ngủ quên mộng thấy lấy vợ đẻ con sinh cháu, giàu sang vinh hoa, phút tỉnh dậy thấy mất tất cả.
    6. Năm vị chúa chư hầu đã có công giúp các vua đời Đông Chu: Tề Hoàn, Tấn Văn, Tống Tương, Sở Trang, Tần Mục.
    7. Bảy nước tranh hùng thời Chiến Quốc: Tần, Triệu, Tề, Yên, Sở, Hàn, Ngụy.
    8. Sách Xuân Thu, Khổng Tử cảm việc săn được con lân mà làm sách ấy.
    9. Các triết gia thời Chiến Quốc: Mặc Địch, chủ trương thuyết kiêm ái; Dương Chu, chủ trương thuyết vị kỷ.
    10. Tần Thủy Hoàng thu đốt sách thiên hạ; Hạng Võ đốt cung A Phòng nhà Tần lửa cháy ròng 3 tháng.
    11. Gia Cát Khổng Minh đời Hán, lúc chưa ra giúp tiên chúa, ở trong am cỏ Nam Dương. Lương Vũ đế sùng đạo Phật, sắc cho thiên hạ xây rất nhiều chùa.
    12. Các triết gia nước Tần xưa chia làm 9 dòng: 1. Nho gia, 2. Đạo gia, 3. Âm dương gia, 4. Pháp gia, 5. Danh gia, 6. Mặc gia, 7. Tạp gia, 8. Tung hoành gia, 9. Nông gia.
    13. Đạo Nho, Lão, Phật.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyWed Jul 04, 2012 8:10 am

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần I - LUNG KHỞI
    Giới thiệu nhân sư


    Thê Triền nghe nói mừng thầm,
    Hỏi rằng: Thầy ở Y lâm tên gì ?
    Ngư rằng: Chưa biết tên chi,
    Nghe người nói đó là kỳ Nhân Sư.
    95. Tiều rằng: Chữ gọi Nhân Sư,
    Tiên hay là Phật, bậc gì công phu?
    Ngư rằng: Vốn thật thầy nhu (nho),
    Lòng cưu[1] gấm nhiễu, lại giàu lược thao.
    Nói ra vàng đá chẳng xao,[2]
    100. Văn ra dấy phụng[3] , rời giao tưng bừng.
    Trong mình đủ chước kinh luân,
    Thêm trau đạo đức, mười phân rõ ràng,
    Chẳng may gặp thuở nước loàn,
    Thương câu "dân mạc"[4] về đàng Y lâm.
    105. Ẩn mình chôn ngọc, vùi câm (kim),[5]
    Người con mắt tục coi lầm biết đâu.
    Ta nhân bệnh trẻ đi cầu,
    Có nghe du sĩ đọc câu thơ rằng:

    Du sĩ độc nhân sư thi:
    Xe ngựa lao xao giữa cõi trần,
    Biết ai thiện tử, biết ai thần?
    Nhạc thiều tiếng dứt khôn trông phụng,
    Sử Lỗ biên rồi khó thấy lân !
    Khỏe mắt Hi Di trời ngũ quý,
    Mỏi lòng Gia Cát đất tam phân
    Công danh chi nữa, ăn rồi ngủ,
    Mặc lượng cao dày xử với dân.

    Tiều rằng: Mừng gặp hiền nhân,
    110. Nghe bài thơ ấy, thật trân bảo đời!
    Bấy lâu những tưởng không người,
    Nào hay hang trống còn dời tiếng rân.
    Thi danh trước có Đường thần.
    Tài như Lý, Đỗ muôn phần khá thương.
    115. Thấy nay cũng nhóm văn chương,
    Vóc dê, da cọp khôn lường thực hư,
    Tiếc thay đời có Nhân Sư,
    Lại theo bốn chữ "vô như chi hà".[6]
    Nhớ xưa tiếng đại hiền ra,
    120. " Rằng trời muốn trị, bỏ ta, ai dùng?"
    Thôi thôi ngươi hãy gắng công,
    Đem ta tới chỗ, học cùng Nhân Sư.


    Chú thích:
    1. Lòng cưu: giữ lấy, ôm mang (cưu mang, hoài bão)
    2. Từ câu: "Ngôn như kim thạch", (lời nói như vàng đá), chỉ lời nói chắc chắn không thay đổi. Chẳng xao: không lay động.
    3. Từ câu: "Đằng giao khởi phụng", (Phụng dậy rồng bay). Ví với văn chương hay.
    4. dân mạc: bệnh của người dân.
    5. "Mai ngọc ẩn kim" cũng như "mai danh ẩn tích".
    6. Vô chi như hà: Không làm sao được.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyWed Jul 04, 2012 9:28 am

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    1. NHÂN XU
    Ngư rằng: Nhắm chốn Đan Kỳ,
    Éo le khúc nẻo, đường đi chẳng gần.
    125. Nhiều non, nhiều núi, nhiều rừng,
    Nhiều đèo, nhiều ải, nhiều chừng động hang.
    Chút công khó nhọc chẳng màng,
    Phần lo hóc hiểm một đàng Nhân Xu.[1]
    Nhân Khu ải ấy ở đầu,
    130. Nẻo lành, nẻo dữ, cạn sâu khôn lường.

    Tiều rằng: Ta dốc tìm phương,
    Xin phân cho rõ cái đường Nhân Xu.

    Ngư rằng: Một ải Nhân Xu,
    Lấy da bao thịt, làm bầu hồ lô.
    135. Trở thông chín nẻo ra vào,
    Mười hai kinh lạc[2] chia đào dọc ngang.
    Ngoài thời sáu phủ[3] Dương Quan,
    Trong thời năm tạng, xây bàn Âm Đô.
    Hai bên tả hữu vách tô,
    140. Có non nguyên khí, có hồ huyết quan.
    Có nơi hồn phách ở an,
    Có ngôi thần chủ, sửa sang việc mình.
    Rước đưa có đám thất tình,[4]
    Có vườn ngũ vị[5] nuôi hình tốt tươi.
    145. Lại nghe du sĩ trao lời,
    Rằng trong ải ấy lắm nơi hiểm nghèo,
    Có làng Lục Tặc[6] nhóm theo,
    Chia phần đón ngách, giữ đèo Tam Thi.
    Hôm mai rũ quến nhau đi,
    150. Xui lòng nhân dục, nhiều khi lang loàn,
    Hoặc theo bên động Bì nang,[7]
    Thắm trêu hoa mẫu mơ màng gió xuân.
    Hoặc theo bên động Tôn Cân,[8]
    Nhem thèm cho sãi về dân, bỏ chùa,
    155. Thêm bầy quỉ quái theo lùa,
    Nhóm non Thập Ác, tranh đua khuấy đời.
    Trổ soi tình dục cho người,
    Bảy mươi hai hố ba mươi sáu hầm.
    Ai làm lành, ấy khỏi lầm
    Ai bằng làm dữ, ắt lâm hại mình.

    Tiều rằng: ta vốn làm lành,
    Nào lo Lục tặc ngăn giành đường đi.
    Chưa hay mấy dặm rừng Y
    Từ đây đến chốn Đan Kỳ mau, lâu?


    Y thuật cương mục

    Ngư rằng khỏi ải Nhân Xu,
    Đến truông Âm Chất ở đầu rừng Y.
    Từ truông Âm Chất ra đi,
    Tới am Bảo Dưỡng một khi giữ mình.
    Lần lần qua bến Ngũ Hành,
    Nẻo sanh nẻo khắc, chưa rành khó đi.
    Đó rồi đến ải Địa Chi,
    Thấy non Lục Khí rậm rì, khôn toan.
    Lại xong đến ải Thiên Can,
    Thấy non Ngũ Vận, chàng ràng, thêm lo.
    Khỏi này Vận Khí lần dò,
    Đến rừng Bảo Tháp ấy cho nhớ đàng!
    Có mười hai bộ ở ngang,
    Ra vào sáu cửa, nhộn nhàng thiên binh.
    Có Nguyên Đạo Thống phân minh,
    Có nhà Y Quán, nhóm kinh sách truyền.
    Trước thời miếu vũ cất liền,
    Trải thờ các bậc Thánh, Hiền, Tổ sư.
    Hai bên hai viện ở vầy,
    Viện kia bào chế, viện này cứu, châm.
    185. Qua nơi phép chế, phép châm
    Trông chừng lại thấy sâm sâm bốn lầu.
    Đến gần mới rõ bốn lầu,
    Hai lầu Vấn, Thiết, hai lầu Vọng Văn.
    Ngửa xem ngoài cửa sáng giăng,
    190. Thấy trên biển ngạch chữ rằng "Tam Công".
    Bước vô trong miếu lạnh lùng,
    Thấy treo ba bức song song họa đồ.

    Nhân Sư ngồi giữa xem đồ,
    Thấy ta han hỏi, dở hồ linh đan.
    195. Lấy ra thuốc đỏ hai hoàn,
    Cho về cứu trẻ khỏi cơn tai nàn.

    Ta nhân một thuở vội vàng,
    Gặp thầy chưa kịp hỏi han việc gì.
    Tiếc thay đã đến Đan Kỳ,
    200. Mùi thơm chưa dính chút chi vào mình.
    Tiều rằng: Xin hỏi nhân huynh,
    Trước quen du sĩ, tính danh cũng tường?

    Ngư rằng: Kẻ sĩ du phương,
    Tên Châu Đạo Dẫn, đem đường cho ta.
    205. Đang khi bối rối việc nhà,
    Nào rồi hỏi việc trải qua cùng chàng.
    Chỉ nghe Đạo Dẫn thở than,
    Rằng bầy Lục Tặc, biết toan lẽ nào!



    Chú thích:
    1. Nhân Xu: còn đọc là Nhân Khu. Tác giả lấy ải Nhân Xu mà tượng trưng thân thể con người.
    2. Mười hai kinh lạc: Kinh mạch gồm 12 đường cả thủ, túc, âm và dương kinh. Gồm sáu kinh Dương: Thái Dương, Dương Minh, Thiếu Dương; Sáu kinh Âm: Thái Âm, Thiếu Âm và Quyết Âm. Mỗi kinh đều có một kinh thủ (tay) và một tinh túc (chân) tất cả là 12 kinh. Lạc là những đường ngang liên hệ với Kinh.
    3. Sáu phủ tức Lục phủ gồm: đởm, vị, tiểu trường, đại trường, bàng quang và tam tiêu.
    4. Người ta thường nói đến Thất tình nhưng theo Hoàng Đế nội kinh thì chỉ có Ngũ chí (tức ngũ tình). Chí (tình) ở Can là Nộ, ở Tâm là Hỷ, ở Tỳ là Tư, Ở Phế là Ưu, ở Thận là Khủng. Khi còn ở Ngũ tạng gọi là Chí, khi phát ra khỏi con người gọi là Tình. Nó luôn luôn xuất nhập từ thân người nên gọi là rước đưa.
    5. Nam vị: Chua, cay, mặn, đắng, ngọt.
    6. Lục tặc. Theo Kinh Lăng Nghiêm: "Màu sắc, âm thanh, mùi vị ở da gây lòng ham muốn" (Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) cùng làm mồi cho giặc lôi cuốn người ta suy nghĩ và hành động sai quấy. Tự cướp của báu ở nhà cho nên kẻ có đạo, mắt không trông màu, tai không nghe tiếng, mũi không ngửi hương, miệng không nếm mùi, thân lìa đồ mềm trơn, ý chẳng nghĩ càn là để tránh sáu giặc (lục tặc).
    7. Bì nang: da thịt con người. chỉ khoái cảm.
    8. Tôn cân: các đường gân chính chỉ dương vật. Ngoài nguy hiểm của làn da, nếu con người quá lợi dụng khoái lạc của dương vật có khi nó rù quến đến sư sãi cũng bỏ tu về với thế tục.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyWed Jul 04, 2012 1:47 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    1. NHÂN XU
    Lục tặc


    Tiều rằng: Lục Tặc làm sao?
    210. Xin phân sáu ấy, âm hao cho rành.

    Ngư rằng: Tai mắt nhiều tinh,
    Tai tham tiếng nhạc, mắt giành sắc xinh.
    Mũi thời tham vị hương hinh,
    Miệng thời tham béo, ngọt, thanh, rượu, trà;
    215. Vóc thời muốn bận sô sa;
    Bụng thời muốn ở cửa nhà thếp son.
    Cho hay Lục Tặc ấy còn,
    Khiến con người tục lần mòn hư thân.

    Tiều rằng: Nghe tiếng ngọc phân,
    220. Chạnh lòng muốn tách cõi trần chơi mây.
    Phải chi gặp Đạo Dẫn đây,
    Ta xin theo dấu, tìm thầy Nhân Sư.

    Ngư rằng: Phược nguyện đem đi,
    Anh về sắm sửa lễ nghi sẵn sàng.
    225. Vả nay vừa tiết xuân quang,
    Hẹn năm ngày nhóm hành trang cho rồi.

    Thê Triền từ tạ, chân lui,
    Về nhà thấy vợ ngùi ngùi đau rên,
    Nhờ ơn nhạc mẫu ở bên,
    230. Dặn dò gửi vợ, lại lên họ Bào.



    Chú thích:
    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyWed Jul 04, 2012 1:56 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    1. NHÂN XU
    Ngư, Tiều tìm đạo


    Thứ này hai họ nghĩa giao,
    Sắm đồ hành lý những bao, những hồ.
    Bao thời đựng cá tôm khô,
    Hồ thời đựng rượu, trường đồ thẳng xông.

    235. Trải qua bờ liễu, non tùng,
    Trời hiu hiu thổi gió đông đưa mình.
    Mặt nhìn trong tiết Thanh minh,
    U Yên đất cũ, cảnh tình trêu ngươi.
    Trăm hoa nửa khóc nửa cười,
    240. Như tuồng xiêu lạc gặp người cố hương.
    Cỏ cây gie nhánh đón đường,
    Như tuồng níu hỏi Đông hoàng[1] ở đâu?
    Bên non đá cụm cúi đầu,
    Như tuồng oan khúc, lạy cầu cứu sinh.
    245. Líu lo chim nói trên cành,
    Như tuồng kể mách tình hình dân đau.
    Gió tre hiu hắt theo sau,
    Như tuồng xúi dục đi mau tìm thầy.
    Dưới non suối chảy kêu ngầy,
    250. Như tuồng nhắn hỏi sự này bởi ai?

    Hai người nhìn thấy than dài,
    Cho hay non nước nhiều loài trông xuân.
    Ngày xuân mà cảnh chẳng xuân,
    Mưa sầu gió thảm biết chừng nào thanh!



    Chú thích:
    1. Đông hoàng: Chủ mùa Xuân, chúa xuân
    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyWed Jul 04, 2012 2:18 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    1. NHÂN XU
    Gặp Đạo Dẫn


    255. Mảng xem cảnh cũ thương tình,
    Nào hay lạc nẻo lộ trình ải xưa.
    Cùng nhau ngơ ngẩn ngày trưa,
    Lại may gặp bạn cỡi lừa ngâm thơ.
    Hai người dừng gót đứng chờ,
    260. Lắng nghe du sĩ lời thơ ngâm rằng:

    Đạo Dẫn ngâm thi rằng:
    Trời đông sùi sụt gió mưa tây,
    Đau ốm lòng dân cậy có thầy.
    Phương cũ vua tôi gìn trước mắt,
    Mạng nay già trẽ gửi trong tay.
    Trận đồ tám quẻ còn non nước,
    Binh pháp năm mùi sẵn cỏ cây.
    Hỡi bạn Y lâm ai muốn hỏi,
    Đò xưa bến cũ có ta đây.


    Ngâm rồi thoạt thấy Tiều, Ngư,
    Vội vàng Đạo Dẫn trụy lư[1] cười ngầm.
    Chào rằng: này kẻ tri âm!
    Ngày nay lại đến Y lâm cầu gì ?
    265. Ngư rằng: Đem bạn cố tri,
    Đồng lòng tìm đến Nhân Sư học hành.

    Dẫn rằng: Hai chữ "phù sinh"
    Người non, kẻ nước, phận đành tiều, ngư.
    Bấy lâu sao chẳng tầm sư,
    270. Đến nay lại có công dư học nghề?

    Tiều rằng: Thời vận bất tề,[2]
    Thêm lầm thầy thuốc làm bê việc nhà.
    Ngư rằng: Ta nghĩ giận ta,
    Bởi thương con vợ mới ra hết tiền.

    275. Dẫn rằng: Trong cõi trần duyên,
    Hay người chưa trả rồi tiền nợ vay.
    Người xưa ba chuyến gãy tay,[3]
    Tức mình học thuốc, mới hay làm thầy.

    Tiều rằng: đã đến chốn này,
    Chí lăm ra sức vén mây xem trời.
    Tiên sinh trước biết nhiều nơi,
    Xin thương người mọn vẽ vời nẻo đi.

    Dẫn rằng: Mấy cụm rừng Y,
    Đều noi đường cái Hiên Kỳ trổ ra.
    285. Một ngày suối chảy một xa
    Rốt dòng lại có chính tà khác nhau.

    Ngư rằng: Cách trở bấy lâu,
    Đường đi ngày trước lạc đâu khôn tầm.

    Dẫn rằng: Đây thật Y lâm,
    290. Nhân Xu ải khỏi, nào lầm chớ e!

    Ngư rằng: Dặm cũ vắng hoe,
    Mình tuy có thấy, không nghe biết gì.

    Dẫn rằng: Đó chớ vội đi,
    Ngày nay chưa gặp Tôn Sư ở nhà .
    295. Đến am Bảo Dưỡng theo ta,
    Nghỉ chơi vài bữa, rồi qua Đan Kỳ.

    Ngư, Tiều theo Đạo Dẫn đi,
    Ở am Bảo Dưỡng một khi vui vầy.
    Ba người kết bạn đông tây,
    300. Chuyện trò sách thuốc, lối này hỏi nhau.



    Chú thích:
    1. Trụy lư: Tích Trần Đoàn nghe tin Triệu Khuông Dẫn lên làm vua, đang ngồi trên lưng lừa cười ngất đến té xuống đất miệng còn nói :"Thiên hạ từ nay yên rồi".
    2. Bất tề: Không thành, không như ý. Thời vận bất tề: Thời vận không như ý.
    3. Tam chiết quãng tri lương y (3 lần gãy tay mới biết thầy thuốc giỏi).

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyWed Jul 04, 2012 2:26 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    1. NHÂN XU
    Kinh lạc


    Ngư rằng: Trước ải Nhân Xu,
    Mười hai kinh lạc, cạn sâu chưa tường.

    Dẫn rằng: Ba âm, ba dương,
    Ba ba số bội, chia đường hai bên.
    305. Tay chân tả hữu hai bên,
    Âm dương đều sáu, dưới trên buộc ràng.

    Thập nhị kinh lạc ca (Bài ca về mười hai kinh lạc)
    Dịch nghĩa:

    Kinh Thủ Thái dương thông với ruột non,
    Kinh Túc Thái dương thông với bọng đái,
    Kinh Thủ Dương minh thông với ruột già,
    Kinh Túc Dương minh thông với dạ dày,
    Kinh Thủ Thiếu dương thông với tam tiêu,
    Kinh Túc Thiếu dương thông với mật,
    Kinh Thủ Thái âm thông với phổi,
    Kinh Túc Thái âm thông với lá lách,
    Kinh Thủ Thiếu âm thông với trái tim,
    Kinh Túc Thiếu âm thông với thận,
    Kinh Thủ Quyết âm thông với màng tim,
    Kinh Túc Quyết âm thông với gan.


    Hựu hữu ca (Lại có bài ca rằng)
    Dịch nghĩa:

    Kinh Thái dương thuộc thủy, ứng với Thìn, Tuất,
    thông với ruột non, bọng đái,
    Kinh Dương minh thuộc kim, ứng với Mão, Dậu,
    thông với ruột già, dạ dày,
    Kinh Thiếu dương thuộc hỏa, ứng với Dần, Thân,
    thông với tam tiêu và mật,
    Kinh Thái âm thuộc thổ, ứng với Sửu, Mùi,
    thông với phổi và lá lách,
    Kinh Thiếu âm thuộc hỏa, ứng với Tý, Ngọ,
    thông với tim và thận,
    Kinh Quyết âm thuộc mộc, ứng với Tỵ, Hợi,
    thông với màng tim và gan.


    Ngư rằng: Kinh lạc là tiêu,
    Chỗ nào khí huyết ít nhiều biết đâu.

    Dẫn rằng: Khí huyết Nhân Xu,
    310. Ta từng coi sách, thấy câu ca rằng:

    Thập nhị kinh lạc khí huyết đa thiểu ca
    (Bài ca về khí huyết nhiều ít của mười hai kinh lạc)
    Dịch nghĩa:

    Nhiều khí, nhiều huyết, anh nên nhớ:
    Kinh Thủ Dương minh tức ruột già, và
    Kinh Túc Dương minh tức dạ dày.
    Ít huyết, nhiều khi, có sáu kinh:
    Tam tiêu, mật, thận, tim, lá lách, và phổi.
    Nhiều huyết, ít khí chia ra bốn kinh:
    Bọng đái, ruột non, màng, tim và gan.


    Ngư rằng: Kinh lạc nhiều đàng,
    Người đau nhiều chứng, biết toan lẽ nào?

    Dẫn rằng: Chớ hỏi thầy cao,
    Bệnh nào thuốc nấy đem vào đường kinh.



    Chú thích:
    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyWed Jul 04, 2012 2:59 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    1. NHÂN XU
    Ngũ tạng


    315. Tiều rằng: Xin hỏi tiên sinh,
    Lệ trong năm tạng[1], ghi hình trạng sao?

    Dẫn rằng: Tổ có lời rao:
    Tạng can thuộc mộc, cây rào mùa xuân.
    Sắc xanh, con mắt là chừng,
    320. Hoa ra giáp móng, dày gân buộc lèo.
    Giấu hồn, đựng máu, tiếng kêu,
    Vị toan, nước mắt, mạch nêu chữ Huyền.
    Quyết âm kinh túc ấy truyền,
    Hợp cùng phủ đảm, ngôi liền ngoài trong.

    325. Tạng tâm thuộc hoả, mạch hồng,
    Mùa hè, sắc đỏ, chừng trong lưỡi này.
    Giấu thần, nuôi máu, ở đây,
    Đắng mùi, tiếng nói, nước vầy buồn hôi.[2]
    Thiếu âm kinh thủ phải rồi,
    330. Hợp cùng ngoại phủ, rằng ngôi tiểu trường.
    Tạng tỳ thuộc thổ sắc vàng,
    Vượng theo tứ quý, đều tàng ý vui.
    Miệng chừng, nước dãi, ngọt mùi,
    Tiếng ca, mạch Hoãn, hay nuôi thịt hình.
    335. Thái âm kinh túc đã đành,
    Hợp cùng phủ vị, ngôi giành trung châu.

    Tạng phế thuộc kim, mạch Phù,
    Vị cay, sắc trắng, mùa thu, phách ròng.
    Giấu hơi, nuôi khắp da, lông,
    340. Mùi chừng, tiếng khóc, nước trong mũi thường.
    Thái âm kinh thủ cho tường,
    Hợp cùng ngoại phủ đại trường ấy thông.

    Tạng thận thuộc thuỷ, mùa đông,
    Sắc đen vị mặn, chi dùng nuôi xương,
    345. Tiếng rên, nước nhỏ hôi ươn,
    Hai tai chừng đó, giữ phương mạch Trầm.
    Phần về kinh Túc Thiếu âm,
    Hợp bàng quang phủ, gìn cầm hoá nguyên.[3]



    Chú thích:
    1. Năm tạng: Tâm, cang, tỳ, phế, thận. Theo Y học cổ truyển: Tạng nói chung chỉ các tổ chức nằm ở khoang bụng và ngực là những tạng có công năng tàng trữ hay gạn lọc, chế tạo ra tinh khí.
    2. Buồn hôi: bồ hôi, mồ hôi.
    3. Hóa nguyên: nguồn sống của con người.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyWed Jul 04, 2012 3:18 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    1. NHÂN XU
    Lục phủ


    Tiều rằng: Nam tạng đã biên,
    350. Kìa như sáu phủ, xin liền nói ra.

    Dẫn rằng: Cái mật người ta,
    Tượng theo xuân mộc, kinh là thiếu dương.
    Đảm ngoài làm phủ cho can,
    Tóm vào muôn mối, việc toan lo lường.
    355. Mấy chiều ruột nhỏ tiểu trường,
    Tượng theo hạ hoả, thái dương kinh cầm.
    Ở ngoài làm phủ cho tâm,
    Nước trôi đem xuống đặng dầm nguồn sinh.

    Vị là kinh Túc Dương minh,
    360. Đựng theo đất chứa, việc mình uống ăn.
    Bao nhiêu nước, xác chứa ngăn,
    Phát ra các chỗ, chịu bằng quan ty.
    Ở ngoài làm phủ cho tỳ,
    Cái bao tử ấy thật ghi công dầy.

    365. Đại trường ruột lớn liền đây,
    Dương minh kinh thủ, tượng vầy thu câm (kim).
    Ngôi theo nhờ phế hơi cầm,
    Vật ăn bã xác xuống hầm phẩn ra.

    Bàng quang thật bọng đái ta,
    370. Tượng theo đông thuỷ, kinh là thái dương.
    Ngôi theo ngoài chốn thận hương,
    Hoá hơi nước xuống, làm đường niệu tân.[1]

    Tam tiêu phủ ấy ba tầng,
    Kiêm trên, giữa, dưới, gọi rằng tam tiêu.[2]
    375. Trên thâu ăn uống, nạp nhiều,
    Giữa chia trong đục, dưới điều gạn ra.
    Làm đường nước xác trải qua,
    Nhờ ba hơi ấy tiêu hoà máu, hơi.
    Trước sau bủa khắp ba hơi,
    380. Thiếu dương kinh thủ thật nơi dinh người.

    Tiều rằng: Kinh lạc mười hai,
    Tạng phủ mười một biết hài[3] thế sao?

    Dẫn rằng: Trước có lời rao:
    Quyết âm kinh thủ, tâm bào lạc nêu.
    385. Tâm bào cùng phủ tam tiêu,
    Trong ngoài hai ấy chia đều âm, dương.
    Muốn làm thầy đặng chữ "lương",[4]
    Bệnh trong tạng phủ phải lường thực hư.
    Rồi đây hỏi lại Nhân Sư,
    390. Xin phân chứng thực, chứng hư cho rành.



    Chú thích:
    1. Đường tiết niệu.
    2. Tam tiêu: Còn gọi là ngoại phủ hay cô phủ, là một phủ trong lục phủ, có tương quan biểu lý với tâm bào, có công năng chuyển hóa thủy dịch toàn thân, là đường đi của nguyên khí, là nơi tiến hành quá trình khí hóa.
    3. Hài: hòa nhau, làm cho ăn khớp với nhau. "Biết hài thế sao": Biết thế nào là hài hòa ăn khớp.
    4. Lương: lành. Lương y là người Thầy thuốc giỏi về chuyên môn và đạo đức.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyWed Jul 04, 2012 3:29 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    1. NHÂN XU
    Ngũ hành


    Ngư rằng: Kìa bến Ngũ Hành,
    Chia ra nẻo khắc, nẻo sinh làm gì?

    Dẫn rằng: Trên, dưới hai nghì,[1]
    Có năm hành ấy, hoa ky (cơ)[1] xây vần.
    395. Mộc, kim, thuỷ, hoả, thổ phân,
    Sinh: phần ấy tốt, khắc: phần ấy hư.
    Muốn cho rõ lẽ nên hư,
    Coi lời sinh khắc tổ sư ca rằng:

    Ngũ hành tương sinh ca
    (Bài ca về ngũ hành tương sinh)
    Dịch nghĩa:

    Mộc sinh hoả chừ, hoả sinh thổ,
    Thổ sinh kim chừ, kim sinh thuỷ,
    Thuỷ sinh mộc chừ, năm mối sinh,
    Trong khoảng trời đất đều tốt lành.


    Ngũ hành tương khắc ca
    (bài ca về ngũ hành tương khắc)
    Dịch nghĩa:

    Mộc khắc thổ chừ, thổ khắc thuỷ,
    Thuỷ khắc hoả chừ, hoả khắc kim,
    Kim khắc mộc chừ, năm mối khắc,
    Trong khoảng trời đất thảy tai ương.


    Ai mà rõ lẽ ngũ hành,
    400. Việc trong trời đất dữ lành trước hay.
    Trên thời mưa móc, gió mây,
    Dưới thời non nước, cỏ cây muôn loài.
    Giữa thời nhà cửa, đền đài,
    Năm hành tóm việc ba tài nhỏ to.
    405. Ví dù tạo hóa mấy lò,
    Hóa công mấy thợ, một pho ngũ hành.
    Muốn coi phép ấy cho tinh,
    Đồ thư Hà Lạc, Dịch kinh rõ bàn.



    Chú thích:
    1. Hai nghì: tức Lưỡng nghi, tức Âm, Dương cũng có nghĩa là Trời, Đất.
    2. Hóa cơ: tạo hóa, máy Trời đất.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyWed Jul 04, 2012 4:01 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    2. VẬN KHÍ
    Chủ vận [1]


    Ngư rằng: Nơi ải Thiên Can,[2]
    410. Có non Ngũ Vận để toan việc gì?
    Chưa hay chủ vận là chi ?
    Lại thêm khách vận, sách ghi rộn ràng?

    Dẫn rằng: Mười chữ thiên can,
    Anh em thứ lớp, rõ ràng chẳng sai.
    415. Anh em một gái, một trai,
    Âm dương chia khác, lâu đài năm phương.

    Giáp, Ất: mộc, ở đông phương,
    Bính, Đinh: hỏa, ở nam phương tỏ tường.
    Mậu, Kỷ: thổ, ở trung ương,
    420. Canh, Tân: kim, ở tây phương ấy thường.
    Nhâm, Quý: thủy, ở bắc phương,
    Đều rằng chủ vận, sử đương việc trời.

    Năm ngôi chủ vận chẳng dời,
    Ngôi nào theo nấy, có lời thơ xưa.

    Chủ vận thi
    (Bài thơ về chủ vận)
    Dịch nghĩa:

    Mộc vận bắt đầu từ tiết Đại hàn;
    Hỏa vận bắt đầu từ ba ngày trước tiết Thanh minh;
    Thổ vận bắt đầu từ ba ngày sau tiết Mang chủng;
    Kim vận bắt đầu từ sáu ngày sau tiết Lập thu ;
    Thủy vận bắt đầu từ chín ngày sau tiết Lập đông;
    Hết vòng rồi trở lại từ đầu, muôn năm vẫn như vậy.



    Chú thích:
    1. Chủ vận: là khí phần của ngũ vận làm nên chủ tuế khí các quý tiết trong một năm. Cả năm chia làm năm bộ mà vận hành, bắt đầu từ mộc vận rồi đến hỏa vận, thổ vận, kim vận cuối cùng là thủy vận. Vận của mỗi bước là chủ 73 ngày linh 5 khắc. Mỗi năm Mộc vận đều bắt đầu từ ngày Đại hàn; năm nào cũng vậy không hề biến đổi.
    2. Thiên can hay còn gọi là Thập can có: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỹ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyWed Jul 04, 2012 4:16 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    2. VẬN KHÍ
    Khách vận [1]


    425. Năm nhà đều có túc duyên,[2]
    Vợ chồng phối hợp, tách miền theo nhau.
    Anh Giáp, chị Kỷ cưới nhau,
    Hóa ra vận thổ, trước sau chẳng lầm.
    Ất, Canh hợp lại hóa câm,
    430. Đinh, Nhâm hợp lại hóa trầm mộc cây.
    Bính, Tân hòa thủy nước đầy,
    Anh Mồ, chị Quý hóa vầy hỏa quang.
    Muốn coi năm hóa tạo đoan.[3]
    Gọi rằng khách vận, này chàng nghe thơ.

    Khách vận thi
    (Bài thơ về khách vận)
    Dịch nghĩa:

    Giáp Kỷ hóa ra thổ, Ất Canh hóa ra Kim,
    Đinh Nhâm hóa ra mộc, tất cả thành rừng,
    Bính tân hóa ra thủy, chảy đi cuồn cuộn,
    Mậu Quý hóa ra hỏa, bốc lên thành ngọn lửa ở phương Nam.


    435. Kể từ năm ấy hóa ra,
    Làm năm vận khách xây mà theo niên.
    Trọn mười hai tháng một niên,
    Noi theo khách vận, thay phiên đi liền.

    Giả như Giáp, Kỷ chi niên,
    440. Hóa ra hành thổ, thật truyền vận sơ.
    Thổ sinh kim ấy vận nhi,
    Kim sinh thủy ấy, lại trì vận ba.
    Thủy sinh mộc, vận thứ tư,
    Mộc sinh hỏa vận, luận từ năm nay.
    445. Mỗi vận bảy mươi hai ngày,
    Lại dư năm khắc, cứ vầy tính qua.
    Lấy năm Giáp, Kỷ suy ra,
    Bao nhiêu năm nữa đều là như đây.



    Chú thích:
    1. Khách vận: tức là lấy trung vận làm sơ vận rồi tính ra các bước khác theo thứ tự của ngũ hành tương sinh tương khắc. Khách vẫn cũng chia ra 5 bước vận hành cũng như chủ vận (Mỗi bước cũng dài 73 ngày linh 5 khắc), vận hành ở trên chủ vận đối lập với chủ vận nên gọi là khách vận. Khách vận khác với chủ vận, thay đổi theo chu kỳ từng năm, 10 năm là một chu kỳ.
    2. Túc duyên: nhân duyên có từ trước.
    3. Năm hóa tạo đoan: đầu mối tạo ra bởi sự chuyên hóa ngũ hành.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyWed Jul 04, 2012 4:24 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    2. VẬN KHÍ
    Thái quá bất cập [1]


    Lại xem vận khách đổi xây,
    450. Thái quá bất cập, lẽ này cho minh.
    Năm Giáp, Bính, Mậu, Nhâm, Canh,
    Thật năm thái quá, đã đành dương phân.
    Năm Đinh, Ất, Kỷ, Quý, Tân,
    Thật năm bất cập, về phần âm can,
    455. Thái quá trước tiết Đại hàn,
    Mười ba ngày chẵn, giao bàn tiên thiên.
    Bất cập sau tiết Đại hàn,
    Mười ba ngày chẵn giao bàn hậu thiên.
    Cho hay trời có hậu, tiên,
    460. Mười can trên dưới, liền liền xây đi



    Chú thích:
    1. Thái quá: tức là vận khí của chủ tuế thịnh vượng, hữu dư. Bất cấp tức là vận khí của chủ tuế yếu ớt, bất túc. Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm năm dương can, đều chủ vận khí hữu dư, đó là thái quá. Ất, Đinh, Kỹ, Tân, Quý, năm âm can, đều chủ vận khí bất túc, đó là bất cập.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyWed Jul 04, 2012 4:38 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    2. VẬN KHÍ
    Chủ khí [1]


    Ngư rằng: Kìa ải Địa Chi,
    Có non Lục Khí, đường đi lộn nhầu.
    Chưa hay chủ khí ở đâu,
    Lại thêm khách khí, để âu việc gì?

    465. Dẫn rằng:Trong ải Địa Chi,
    Có mười hai chữ, thứ đi xây vần.

    Dần, Mão thuộc mộc, mùa xuân,
    Tỵ, Ngọ thuộc hỏa, ở chưng mùa hè.
    Mùa thu Thân, Dậu, kim khoe,
    470. Mùa đông Hợi, Tý, nước be dũng tuyền.
    Thìn, Tuất, Sửu, Mùi : đất liền,
    Vượng theo tứ quý, chở chuyên bốn mùa.

    Vậy nên sáu khí ấn bùa,
    Khí phong thứ nhất, thổi lùa gió xuân,
    475. Thứ hai, khí hỏa lửa phừng,
    Thứ ba, khí thử nóng hừng viêm oai,
    Thứ tư, khí thấp ướt bày,
    Thứ năm, khí táo ráo bay hơi nồng,
    Thứ sáu là khí hàn chung,
    480. Sắp ra thứ lớp, giữ trong bốn mùa.
    Kêu rằng chủ khí bốn mùa,
    Có bài thơ cổ, để tua thuộc lòng.

    Chủ khí thi
    (Bài thơ về chủ khí)
    Dịch nghĩa:

    Khí đầu tiên là khí Quyết âm (phong mộc) bắt đầu từ tiết Đại hàn.
    Khí thứ hai là khí quân hỏa, bắt đầu từ tiết Xuân phân.
    Khí thứ ba là là khí Thiếu dương (tướng hỏa), bắt đầu từ tiết Tiểu mãn.
    Khí thứ tư là khí thái âm (thấp thổ), bắt đầu từ tiết Đại thử.
    Khí thứ năm là khí Dương minh (táo kim), bắt đầu từ tiết Thu phân.
    Khí thứ sáu là khí Thái dương (hàn thủy), bắt đầu từ tiết Tiểu tuyết.


    Sáu hơi chủ khí chẳng dời,
    Năm nào theo nấy, tại trời ở an.
    485. Mỗi năm từ tiết Đại hàn,
    Chính trong ngày ấy giao sang khí đầu.
    Hơi bình chẳng trước, chẳng sau,
    "Tề thiên" hai chữ, sách Tàu rõ biên.
    Kêu rằng "binh khí chi niên",
    490. Cho hay hơi chủ, chính chuyên giữ phòng.



    Chú thích:
    1. Nội dung chủ yếu của lục khí gồm có 3 loại hình: chủ khí, khách khí, khách chủ gia lâm. Phần này nói riêng về chủ khí. Chủ khí tức là địa khí, tức là sáu khí: phong mộc, quân hỏa, tướng hỏa, thấp thổ, táo kim, hàn thủy, chia ra làm chủ Xuân, Hạ, Thu, Đông 24 tiết khí. chủ khí diễn biến theo luật Ngũ hành tương sinh. Quyết âm phong mộc là sơ khí, làm chủ 60 ngày 87 khắc rưỡi trước Xuân phân tính từ tiết Đại hàn trong 12 tháng qua các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập đến ngày trước tiết Xuân phân trong tháng 2. (Bsung sau)

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyThu Jul 05, 2012 8:35 am

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    2. VẬN KHÍ
    Khách khí [1]


    Kể từ sáu cặp đối xung,
    Định ngôi khách khí, xây dòng chia ra.
    Tý đối với Ngọ một toà,
    Làm ngôi quân hỏa, ở nhà Thiếu âm.
    495. Sửu, Mùi cặp đối Thái âm.
    Làm ngôi thấp thổ, thấm dầm năm phương.
    Dần, Thân cặp đối Thiếu dương,
    Làm ngôi tướng hỏa, sử đương việc mình.
    Mão, Dậu cặp đối Dương minh,
    500. Làm ngôi hàn thủy, băng sương trầm trầm.
    Tỵ, Hợi cặp đối Quyết âm,
    Làm ngôi phong mộc, rầm rầm gió cây.

    505. Sáu ngôi khách khí đổi xây,
    Giữ trời giữ đất, từ đây chia miền,
    Giả như Tý, Ngọ chi niên.
    Thật ngôi quân hoả, việc chuyên giữ trời,
    Lấy hai năm ấy làm lời,
    510. Còn mười năm nữa, cũng dời như nhau.

    Khách khí thi
    (Bài thơ về khách khí)

    Phiên âm:

    Tý, Ngọ, thiếu âm: quân hỏa thiên,
    Dương minh, táo kim ứng tại tuyền.
    Sửu, Mùi, thái âm: thấp thổ thượng,
    Thái dương, hàn thủy, vũ liên miên.
    Dần, Thân, thiếu dương, tướng hỏa vượng,
    Quyết âm, phong mộc, địa trung triền.
    Mẹo, Dậu, khước dữ, Tý, Ngọ phản,
    Thìn, Tuất, Tỵ, Hợi đáo giai nhiên.


    Dịch nghĩa:

    Năm Tý, năm Ngọ, khí Thiếu âm quân hỏa giữ trời,
    Còn khí Dương minh táo kim giữ đất.
    Năm Sửu, năm mùi, khí Thái âm thấp thổ giữ trời,
    Còn khí Thái dương hàn thủy giữ đất, mưa liên miên.
    Năm Dần, năm Thân, khí Thiếu dương tướng hỏa giữ trời,
    Còn khí Quyết âm phong mộc truyền ở trong đất
    Năm Mão, năm Dậu thì ngược lại với năm Tý, năm Ngọ,
    Các năm Thìn, Tuất, Tỵ, Hợi, cũng vậy.
    (Thìn Tuất ngược lại với Sửu Mùi ; Tỵ Hợi ngược lại với Dần Thân).



    Chú thích:
    1. Chủ khí thuộc địa khí thì trái lại khách khí thuộc thiên khí. Địa là âm, chu tỉnh, nên lục bộ của chủ khí không thay đổi. Thiên là dương chủ động nên khách khí vận hạnh ở trời, chuyển động không ngừng. Chủ khí chia làm lục bộ, khách khí cũng chia làm lục bộ tức là khí tư thiên và khí tại truyền, trên dưới trái phải tứ nộ giản khí. Thứ tự của khí lục bộ là tam âm trước và tam dương sau. Tam âm lấy quyết âm làm đầu, rồi đến Thiên âm sau đến Thái âm. Tam dương lấy Thiếu dương làm đầu rồi đến Dương minh sau đến Thái dương. Hợp lục khí tam âm 3 Thái âm, 4 Thiếu dương, 5 Dương minh, 6 Thái dương phân bố ở trên dưới trái phải, thay nhau làm khí tư thiên, khí tại tiền, gián khí, lục bộ biến hóa.
    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyFri Jul 06, 2012 3:21 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    2. VẬN KHÍ
    Tư thiên, tư tuyền


    Cho hay quân hỏa giữ trời,
    Táo kim giữ đất, hai nơi cầm quyền.
    Một khí ở trên tư thiên,
    Hai khí tả hữu xen liền theo bên...
    515. Một khí ở dưới tư tuyền,
    Hai khí tả hữu xen liền theo bên.

    Trên dưới sáu khí chia miền,
    Mặt nam, mặt bắc, cầm quyền một niên.
    Giả như Tý, Ngọ chi niên.
    520. Đất xen bên tả, làm truyền khí sơ,
    Trời xen bên hữu, khí nhì,
    Tư thiên, ngôi chính, ấy thì khí ba,
    Trời xen bên tả, tư ra,
    Đất xen bên hữu thật là khí năm,
    525. Tư tuyền làm khí sáu chung,
    Bốn mùa hơi khách thay dòng đổi xây.

    Một khí là sáu mươi ngày,
    Tám mươi bảy khắc nửa rày hữu cơ.[1]
    Ta nêu hơi khách đầu bờ,
    530. Kìa lời yếu quyết xưa thờ rất vui.

    Mỗi niên thoái lại hai ngôi,
    Nhận làm làng khách, cứ xuôi đến liền.

    Loại như ngôi Tý tư thiên,
    Thoái về ngôi Tuất, ấy biên khí đầu.
    535. Hai heo, ba chuột, bốn trâu,
    Năm hùm, sáu thỏ, trọn xâu tư tuyền.

    Lại như ngôi Mão tư thiên,
    Thoái về ngôi Sửu, dấy truyền khí sơ.
    Hai hùm, ba thỏ, bốn rồng,
    540. Năm rắn, sáu ngựa, trọn công tư tuyền.

    Lấy hai năm ấy lệ biên,
    Bao nhiêu năm nữa, cũng truyền có phiên.
    Như năm thấp thổ tư thiên,
    Thời ngôi hàn thủy tư tuyền, là phiên.
    545. Như năm hàn thủy tư thiên,
    Thời ngôi thấp thổ tư tuyền, đôi phiên,
    Như năm tướng hoả tư thiên,
    Thời ngôi phong mộc tư tuyền, đến phiên,
    Như năm phong mộc tư thiên,
    550. Thời ngôi tướng hỏa tư tuyền trọn niên.



    Chú thích:
    1. Sáu mươi ngày, tám mươi bảy khắc: tức 60 ngày 78 khắc rưỡi, "nửa rày hữu cơ" có nghĩa là thêm nửa khắc nữa. Theo cách tính âm lịch một ngày có 100 khắc.
    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyFri Jul 06, 2012 3:25 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    2. VẬN KHÍ
    Chính hóa, đối hóa


    Lại coi khách khí dưới trên,
    Chính hoá, đối hoá, hai bên chẳng đồng.
    Sáu năm chính hóa gốc trồng,
    Ngựa, dê, gà, cọp, heo, rồng lung tung,
    555. Sáu năm đối hóa ngọn duồng,
    Chuột, trâu, khỉ, thỏ, rắn, muông đua giành.
    Chính hóa theo gốc, số sinh,
    Đối hóa theo ngọn, số thành, thực, hư.

    Cho hay chữ "thực", chữ "hư",
    560. Rằng "tiêu", rằng "bản" đều từ ấy ra.[1]
    Sau rồi dở sách y tra,
    Tiềm tâm[2] mới thấy lời ta tỏ bày.



    Chú thích:
    1. Tiêu, Bản: Tiêu là ngọn, hậu quả. Bản là gốc, nguyên nhân. Trong Đông y "Tiêu" chỉ triệu chứng, "Bản" chỉ căn bệnh.
    2. Tiềm tâm: Suy nghĩ sâu xa, cặn kẽ.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyFri Jul 06, 2012 3:34 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    2. VẬN KHÍ
    Chủ khách tương đắc bất hiệp


    Tiều rằng: Trời đất máy xây,
    Năm vận, sáu khí, nghe nay tỏ tường.
    565. Còn e khách, chủ hai đường,
    Theo niên chộn rộn, khó toan rẽ ròi.

    Dẫn rằng: Vận lấy vận coi,
    Khí theo khí xét, có mòi sách biên.

    Giả như Giáp tý chi niên,
    570. Khách vận, khách khí, chia quyền một năm.
    Giáp làm thổ vận mối cầm,
    Tý làm quân hỏa, khí thầm xây đi.
    Khách gia trên chủ, chẳng vì,
    Chủ lòn dưới khách, hóa khi ngưng tà.
    575. Thời trời bởi ấy chẳng hòa,
    Trái theo hơn thiệt[1], mới ra bất tề.
    Mùa xuân hơi ấm chẳng về,
    Lại thêm hơi gió thê thêsup][2][/sup], ớn mình.
    Mùa hè hơi nóng chẳng lành,
    580. Khí âm núp ở, nóng giành ngôi dương.
    Mùa thu chẳng trọn khí lương,
    Dầm dề mưa khổ, đi đường kêu than.
    Mùa đông chẳng vẹn khí hàn,
    Xen hơi nóng rực, giá tan keo hình.
    585. Phong hơn thời đất rêm mình,
    Hỏa hơn thời đất quánh hình sượng câm,
    Thử hơn thời đất nóng hầm,
    Thấp hơn thời đất ướt dầm bùn ô,
    Táo hơn thời đất ráo khô,
    590. Hàn hơn thời đất nứt mô, lở về.
    Nhớ câu: "khí hậu bất tề",
    Nhiều hơi độc ác, đổ về dân đau.
    Cho hay chủ khách sinh nhau,
    Gọi rằng "tương đắc", trước sau hòa lành.
    595. Chỉn e khách khí khắc giành,
    Rằng "không tương đắc", mới sinh bệnh tà.
    Ngũ hành con soán ngôi cha,
    Gọi rằng "bất đáng" mới ra lẽ ngầy.



    Chú thích:
    1. Hơn thiệt: ăn thua.
    2. Thê thê: Lạnh lẽo.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyFri Jul 06, 2012 3:51 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    2. VẬN KHÍ
    Thiên phù


    Tiều rằng: Khí vận biến vầy,
    600. Mấy năm thuận, nghịch, xin thầy chia riêng.

    Dẫn rằng: Y học rõ biên,
    Năm nào vận khắc tư thiên, nghịch tầm,
    Tư thiên sinh vận, thuận tầm,[1]
    Vận đồng với khí, rằng năm thiên phù.
    605. Sáu mươi năm giáp một chu,[2]
    Mười hai năm gọi thiên phù rõ phân.

    Loại như Mậu Tý, Mậu Dần,
    Mậu Thân, Mậu Ngọ, Bính Thần, Tuất chi.[3]
    Cùng năm Kỷ Sửu, Kỷ Vi,[4]
    610. Mão Dậu hai Ất; Hợi, Tỳ[5] hai Đinh,
    Cho hay vận khí đồng tình,[6]
    Mười hai năm ấy thật danh thiên phù.



    Chú thích:
    1. Tư thiên là khách khí, vận là khách vận. Nếu hành của khách vận tương khắc với hành của khách khí là nghịch, nếu tương sinh là thuận.
    2. Theo âm lịch một hoa giáp là 60 năm. Bắt đầu từ Giáp Tý đến Quý Hợi, hết hoa giáp này đến hoa giáp tới cũng bắt đầu từ Giáp Tý.
    3. Thìn: chi Thìn, chi Tuất mà can Bính tức hai năm Bính Thìn và Bính Tuất.
    4. Kỹ Vi: tức Kỹ Vị (Vị còn gọi là Mùi).
    5. Tỳ: tức Tỵ (đọc chệch).
    6. Vận khí đồng tình: hành của khách vận và khách khí mười hai năm kể trên trùng nhau, không sinh cũng không khắc.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyFri Jul 06, 2012 3:57 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    2. VẬN KHÍ
    Tuế hội


    Vận lên ngôi khí ở sau,[1]
    Gọi rằng tuế hội, đếm đầu tám chi.

    615. Loại như Kỷ Sửu, Kỷ Vì,
    Giáp Thìn, Giáp Tuất, thổ vi thổ làm.
    Đinh Mão mộc, Ất Dậu câm (kim),
    Bính Tý, Mậu Ngọ, nước ngâm lửa dầu.



    Chú thích:
    1. Hành của khách vận trùng với hành của ngôi tư thiên, không sinh cũng không khắc.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyFri Jul 06, 2012 4:12 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    2. VẬN KHÍ
    Thái Ất thiên phù


    Thiên phù, tuế hội hợp nhau,
    620. Gọi rằng thái ất thiên phù, bốn chi.
    Loại như Kỷ Sửu, Kỷ Vi,
    Ất Dậu, Mậu Ngọ, hơi[1] đi một bờ.
    Lấy năm coi tháng, ngày, giờ,
    Tháng, ngày, giờ cũng có cờ tư thiên.

    625. Giả như Mậu ngọ ngày kiên (kiến),
    Vận đồng với khí, là duyên thiên phù.

    Cho hay tuế hội, thiên phù,
    Gặp ngày năm ấy, bệnh đau khó lành.
    Ta nay ước nói việc Kinh,[2]
    630. Máy trời lắm chỗ gập ghềnh sâu xa.

    Mười hai năm gọi bất hòa,[3]
    Bởi vận khắc khí, mới ra bất bình.
    Mười hai năm gọi thiên hình,[4]
    Bởi khí khắc vận, đua giành tai nguy.
    635. Vận mà sinh khí, lỗi nghi,
    Gọi rằng tiểu nghịch thị phi nhộn nhàng.
    Khí mà sinh vận thời an,
    Gọi rằng thuận hóa, muôn ngàn cõi vui.[5]



    Chú thích:
    1. Hơi: dịch chữ Khí.
    2. Kinh: tức sách Nội Kinh. Trong tác phẩm này những đọa ghi trích từ Kinh tức sách Nội Kinh.
    3. Những năm mà hành của khách vận khắc hành của khách khí gọi là năm bất hòa.
    4. Những năm mà hành của khách khí khắc hành của khách vận gọi là năm thiên hinh.
    5. Những năm mà hành của khách khí sinh hành của khách vận gọi là năm thuận hòa, gồm 12 năm.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyFri Jul 06, 2012 4:27 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    2. VẬN KHÍ
    Đức phù


    Nhiệm mầu chẳng những vậy thôi,
    640. Can chi còn có hai ngôi đức phù.[1]
    Lại đồng tuế hội, thiên phù.[2]
    Vận đi suy tỵ[3] phải âu xét bàn.
    Nội kinh câu chữ rõ ràng:
    "Cang hại, thừa chế"[4], khuyên chàng gắng coi.
    645. Hữu dư, bất túc rẽ ròi,
    Xuất, nhập, thăng, giáng, hẳn hòi chẳng ngoa.

    Mỗi năm trước vẽ đồ ra,
    Xét so vận khí chính, tà thời hay.
    Như vầy mới phải gọi thầy,
    650. Giúp công hóa dục, nuôi bầy dân đen.
    E người học đạo chẳng chuyên,
    Vào tai ra miệng, luống phiền lòng ta.

    Tiều rằng: Kinh nghĩa kín, xa,
    Một câu "cang hại..." nghe qua chưa tường.

    655. Dẫn rằng: Đây gặp giữa đường,
    Nói phô kinh sách, mang trương khó lòng.
    Muốn cho biết lẽ tinh thông,
    Lần vào cửa đạo, hỏi ông Đan Kỳ.
    Học cho thấy chỗ u vi,
    660. Phép mầu ý nhiệm, rộng suy giúp đời.



    Chú thích:
    1. * Can đức phù: Theo âm lịch mười can chia làm năm cặp ứng với năm hành: Giáp Kỷ thuộc thổ; Ất Canh thuôc kim; Bính Tân thuộc thủy; Đinh Nhâm thuộc mộc; Mậu Quý thuộc hỏa. Những năm mà thiên can của năm hợp với thiên can của ngày đầu năm thành một trong năm cặp nói trên gọi là năm Can đức phù.
    * Chi đức phù: Theo lịch nhà Chu tháng giêng âm lịch là tháng Dần; tháng tư là tháng Tỵ; tháng bảy là tháng Thân; tháng mười là tháng Hợi. Những năm mà hành của Can và Chi trùng với hành của một trong bốn tháng kể trên như Nhâm Dần (Can chi đều thuộc mộc), Canh Thân (can chi đều thuộc kim), Tân Hợi (can chi đều thuộc thủy) gọi là năm Chi đức phù.
    2. Tức đồng tuế hội và đồng thiên phù: theo âm lịch một hoa giáp 60 năm thì có 30 năm gọi là dương niên và 30 năm gọi là âm niên. Các năm gọi là đồng tuế hội và đồng thiên phù là những năm mà hành của khách vận trùng với hành của khí tại tuyền, chỉ khác đồng tuế hội là âm niên còn đồng thiên phù là dương niên.
    3. Suy tỵ: ghen ghét, so bì, kèn cựa lẫn nhau. "Vận đi suy tù" là vận không đồng đều như nhau.
    4. Cang hại thừa chế: Chữ trong sách Tố Vấn, thiên "Lục vi chỉ đại luận". Đông y vận dụng thuyết ngũ hành sinh khắc để nhìn nhận các qui luật vận động của giới tự nhiên, cho rằng mỗi vận khí đều có chỗ ưu chỗ khuyết nên chúng phải bổ sung chế ngự lẫn nhau để giữ được thế quân bình trong tự nhiên.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyMon Jul 09, 2012 2:14 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    3. BẢN THẢO
    660. Phép mầu ý nhiệm, rộng suy giúp đời.
    Ngư rằng: Xin dạy cạn lời,
    Trong rừng Bản thảo nhiều nơi chưa tường.
    Kìa mười hai bộ đan phương,
    Mấy mùi, mấy tính, mở đường từ ai?

    665. Dẫn rằng: Bản thảo nhiều loài,
    Kể ra cho hết chuyện này vả lâu.
    Một bộ kim thạch ở đầu,
    Trăm ba mươi tám giống sưu đá vàng.
    Một bộ thảo thượng giàu sang,
    670. Chín mươi lăm giống, rõ ràng hột hoa.
    Một bộ thảo trung nối ra,
    Chín mươi bảy giống gốc, chà, lá cây.
    Một bộ thảo hạ rộng xây,
    Trăm hai mươi có ba loài củ căn.
    675. Một bộ mộc thụ giăng giăng,
    Một trăm sáu chục bảy, rằng giống cây.
    Một bộ nhân ấy thuốc vầy,
    Có hai chục vị đủ xây cho dùng.
    Một bộ thú vật thuốc sung,
    680. Chín mươi mốt giống mật, lòng, da, xương.
    Một bộ cầm điểu thuốc thường,
    Ba mươi bốn giống, đều đường cánh lông.
    Một bộ trùng ngư thuốc chung,
    Chín mươi chín giống, non sông khắp vời.
    685. Một bộ mễ cốc nuôi đời,
    Ba mươi tám giống, nơi nơi vun trồng.
    Một bộ quả phẩm thanh phong,
    Có bốn mươi giống trái nồng hơi hương.
    Một bộ sơ thái khắp phương,
    690. Sáu mươi hai giống, lá vườn thơm thơ.

    Cộng mười hai bộ toán cho,
    Một nghìn bốn vị, đều lò hóa công.

    Từ xưa có họ Thần Nông,[1]
    Thay trời trị vật, tấm lòng yêu dân.
    695. Trải đi nếm vị khổ tân,
    Một ngày hơn bảy mươi lần trúng thương.
    Thử rồi muôn vật âm dương,
    Dọn làm Bản thảo để phương cứu đời.


    Ngũ vị

    Thuốc tuy nhiều vị, khác hơi,
    700. Chẳng qua sáu tính, ở nơi năm mùi.
    Năm mùi dưới đất nên hình,
    Trên trời cho tính, rộng vinh theo mùa,
    Đắng, cay, ngọt, lạt, mặn, chua,
    Năm mùi hơi giúp, khá tua chia bàn.
    705. Cay thời hay nhóm hay tan,
    Chua hay thâu góp, mặn ăn nhuyễn bền.
    Đắng thời hay dội nóng lên,
    Ngọt hay lơi chậm, lạt nên lọc lường.

    Vị cay, ngọt, lạt thuộc dương,
    710. Vị chua, đắng mặn tỏ tường thuộc âm.
    Có vị dương ở trong âm,
    Âm trong dương, ấy máy cầm nhiệm thay,
    Khác nhau hơi mỏng, hơi dày,
    Hơi trong, hơi đục, chỗ thay chẳng đồng.
    715. Trọn gìn sáu tính linh thông,
    Gọi rằng "thăng, giáng" ấy cùng "ôn, lương",[2]
    Bổ hư, tả thực[3] mọi giường,
    Cho hay tính thuốc nhiều đường sâu xa.
    Xưa chia năm vị ấy ra,
    720. Làm binh sáu cửa, ngăn tà sáu dâm.

    Phong mòn cày gió ầm ầm.
    Có mùi cay mát giữ cầm nửa phong.
    Lửa hừng cửa nhiệt nóng hung.
    Có mùi mặn lạnh, chỗ phòng nhiệt môn.
    725. Đất trong cửa thấp ướt dồn,
    Có mùi cay nóng giữ dồn thấp quan.
    Vàng nằm cửa táo khô khan,
    Có mùi đắng ấm giữ đàng táo hương.
    Nước là cửa lạnh băng sương,
    730. Có mùi cay nóng giữ đường hàn môn.
    Lại thêm sang độc một môn,
    Nhóm mùi thuốc ghẻ, đóng dồn ngoại khoa.



    Chú thích:
    1. Thần Nông: là một vị vua thời thượng cổ theo truyền thuyết Tàu. Tương truyền ông vua này dạy cho người dân trồng lúa nên có hiệu là Thần Nông thị và thường nếm cây cỏ để tìm thuốc trị bệnh, có ngày bị ngộ độc hơn bảy mươi lần. (VXTĐ: Tàu có Sơn thần, Thổ thần, Giang thần ... nhưng không hiểu vì sao ông vua này lại có tên như người phương Nam là cái nôi của việc trồng lúa nước Thần Nông (Không phải Nông Thần), không biết chuyện xưa có phải như chuyện nay khi người TQ gọi Thành Cát Tư Hãn là tổ tiên của ... họ?).
    2. Thăng giáng, ôn lương: Vị thuốc đưa khí lên gọi là thăng, hạ khí xuống gọi là giáng, ôn là vị thuốc có tính ấm, lương là vị thuốc có tính mát.
    3. Bổ hư, tả thực: Hai đường lối căn bản trong việc chữa bệnh của Đông y. Nói chung bổ hư là lối dùng thuốc thiên về bồi dưỡng người bệnh để lập lại sự quân bình của cơ thể. Tả thực là lối dùng thuốc trực tiếp đánh vào bệnh. Trong thực tế hai phép dùng thuốc này được dùng xen kẽ.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyMon Jul 09, 2012 2:39 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    3. BẢN THẢO
    Phản úy


    Phải coi năm vị ấy ra,
    Gọi là uý ố, gọi là phản nhau.
    735. Có mười tám vị phản nhau,
    Lại mười chín vị úy nhau chẳng hiền.
    Sách y xưa có lời biên,
    Phản cùng úy ố nhà truyền lời ca.

    Thập bát phản ca
    (Bài ca về mười tám vị thuốc trái nhau)
    Dịch nghĩa:

    Bản thảo nói rõ mười tám vị thuốc trái nhau:
    Bán hạ, Qua lâu, Bối mẫu, Bạch liễm, Bạch cập đều trái với Ô đầu.
    Hải tảo, Đại kích, Cam toại, Nguyên hoa đều trái với Cam thảo.
    Các loại sâm (Nhân sâm, Huyền sâm, Đan sâm, Khổ sâm...), Tế tân, Bạch thược đều trái với Lê lô.

    (Chữa theo sách Trân Châu Nang
    Lôi Công dược tính phú giải)

    Thập cửu úy ca
    (Bài ca về mười chín vị thuốc sợ nhau)
    Dịch nghĩa:

    Lưu hoàng vốn là tinh tuý của lửa,
    Một khi gặp Phác tiêu liền tranh nhau.
    Thủy ngân chớ để gặp Tỳ sương.
    Lang độc rất sợ Mật đà tăng.
    Ba đậu là vị tính dữ nhất,
    Riêng không thuận tình cùng Khiên ngưu,
    Đinh hương chớ để gặp Uất kim.
    Nha tiêu khó hợp cùng Kinh tam lăng.
    Xuyên ô, Thảo ô không thuận với tê giác.
    Nhân sâm rất sợ Ngũ linh chi.
    Quan quế điều hòa khí lạnh rất hay,
    Nhưng nếu gặp Thạch chi sẽ mất công hiệu.
    Phàm chế thuốc phải xem tính thuận nghịch của các vị.
    Nếu nghịch thì bào chế đừng để lẫn với nhau.

    (Chữa theo sách Trân Châu Nang)



    Chú thích:

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyMon Jul 09, 2012 2:49 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    3. BẢN THẢO
    Phương tể


    Ngư rằng: Xin cạn lời trao,
    740. Lệ xưa dùng thuốc dường nào đặng tinh?

    Dẫn rằng: Gắng sức học hành,
    Rộng xem sách thuốc, gẫm tình dùng phương.
    Nhớ câu đối chứng lập phương,[1]
    Quân, thần, tá, sứ đo lường chớ sai.
    745. Vua tôi hoà hợp theo loài,
    Đừng cho phản uý làm tai hại người.
    Mở ra mấy cửa chỉ ngươi,
    Bảy phương đã sẵn, lại mười tễ dư.
    Phương là đại, tiểu, ngẫu, cơ,
    750. Phức, cùng hoãn, cấp, sờ sờ khá trông.
    Tễ là bổ, tả, tuyên, thông,
    Trọng, khinh, hoạt, sáp, táo cùng thấp thôi.
    Bảy phương, mười tễ biết rồi,
    Mặc trau thang, tán, mặc dồi hoàn, đan.[2]



    Chú thích:
    1. Đối chứng lập phương: theo bệnh mà cho thuốc.
    2. Thuốc sắc với nước gọi là thang, thuốc bột là tán, thuốc viên là hoàn, thuốc tinh luyện là đan. Đan: dạng thuốc có 2 loại, uống trong và dùng ngoài, tuy nhiên vẫn có loại đan dược được bào chế có thể vừa uống vừa dùng ngoài.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyMon Jul 09, 2012 3:46 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    3. BẢN THẢO
    Chế dược


    755. Làm thang, làm tán, làm hoàn,
    Ít nhiều cân lượng dón[1] bàn phân minh.
    Phải coi vị thuốc cho rành,
    Gạn màu thật, giả, xét hình mới, lâu.
    Lại xem bào chế phép mầu,
    760. Khuyên đừng lỗi tính, nào cầu khéo tay.
    Sẵn dùng muối mặn, gừng cay,
    Dấm chua, mật ngọt, rượu say, đồng biền (tiện).[2]
    Coi theo vị thuốc chế liền,
    Hoặc sao, hoặc nướng, hoặc chuyên nấu dầm.
    765. Chớ cho vị độc hại thầm,
    Khiến vào kinh lạc chẳng lầm mới hay.
    Mật ong vào phế là thầy,
    Muối kia vào thận, dấm này vào can.
    Nước gừng vào chỗ tỳ quan,
    770. Rượu cùng nước đái vào đàng tâm kinh.
    Cho hay mấy vị dẫn kinh.
    Muốn nên công hiệu, phải tinh chế dùng.
    Vị nào dùng sống, sạch tinh,
    Vị nào dùng chín tốt hình mới nên.



    Chú thích:
    1. Dón: Rút lại, lấy đại khái, tóm tắt, nói vắn tắt.
    2. Đồng biền: tức đồng tiện (đọc cho vần) là nước tiểu của trẻ con.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyMon Jul 09, 2012 4:02 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    3. BẢN THẢO
    Cấm kỵ


    775. Lại gìn năm cấm chớ quên,
    Răn người uống thuốc cho bền cữ ăn.
    Mặn thời máu chạy làm nhăng,
    Hỡi ôi bệnh huyết chớ ăn mặn mòi.
    Cay thời hơi chạy chẳng thôi,
    780. Hỡi ôi bệnh khí chớ giồi ăn cay.
    Đắng thời hay chạy xương ngay,
    Hỡi ôi cốt bệnh đắng rày chớ ăn.
    Chua thời hay chạy gàn săn,
    Hỡi ôi cân bệnh chớ ăn chua nhiều.
    785. Ngọt thời thịt chạy có chiều,
    Hỡi ôi nhục bệnh chớ nhiều ngọt ăn.

    Thánh xưa cặn kẽ bảo răn,
    Hễ bưng thuốc uống, vật ăn phải dè.
    Vật ăn nhiều món khắt khe,
    790. Miệng thèm chẳng nhịn, thời e hại mình.
    Giả như thuốc có Truật, Linh,
    Thấy mùi tỏi, dấm thật tình chẳng ưa.
    Uống trà thời chớ ăn dưa,
    Hoàng liên, Cát cánh phải chừa thịt heo.
    795. Thường sơn, hành sống chẳng theo,
    Địa hoàng, củ cải, lại chèo nhau ra.
    Thịt trâu, Ngưu tất tránh xa,
    Xương bồ, Bán hạ chẳng hoà thịt dê.
    Vật ăn khắc thuốc bộn bề,
    800. Mỡ, dầu, thịt, cá ê hề... ăn dai.
    Trái cây rau sống nhiều loài,
    Cữ kiêng thời khá, kèo nài thời đau.
    Ta xin dón nói một câu:
    "Bệnh tòng khẩu nhập"[1], phải âu giữ mình.



    Chú thích:
    1. Từ câu: "Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất" (Bệnh tật theo đường miệng mà vào, tai họa theo đường miệng mà ra), ý nói ăn uống không cẫn thận sẽ sinh bệnh, nói bậy bạ thì sinh ra tai họa.
    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyMon Jul 09, 2012 4:28 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    3. BẢN THẢO
    Dụng dược


    805. Phép dùng thuốc muốn cho tinh,
    Hợp theo nước, lửa, sinh, thành số dương.
    Như vầy mới thật tiên phương,[1]
    Mới rằng tâm pháp rộng đường xưa nay,
    Sau rồi coi sách thời hay,
    810. Lời ca thi quyết ta nay truyền lòng:

    Dựng dược tổng quyết
    (Tổng quyết về phép dùng thuốc)
    Dịch nghĩa:

    Các vị làm quân, làm thần phải hòa hợp, không trái nghịch.
    Bảy phương mười tễ đều có phép tắc,
    Hoặc sắc thành thang, viên làm hoàn, tán làm bột, luyện làm đan, liệu mà châm chước.
    Các vị thuốc thực, giả, mới, cũ phải xem xét tỉ mỉ.
    Theo phép tắc mà bào chế, chớ cậy khéo léo,
    Vị chín thì thăng, vị sống thì giáng, phép cũ định rồi.
    Cho uống kịp thời, lại phải biết những điều kiêng kỵ,
    Dùng cho đúng và hợp, không sơ sót, đó là thuốc tiên.

    (Chữa theo sách Y học nhập môn, quyển nhị)

    Chế dược yếu phương
    (Những điều quan trọng trong việc chế thuốc)
    Dịch nghĩa:

    Nguyên hoa vốn lợi thủy, nhưng không sao dấm không thông.
    Đậu xanh vốn giải độc, nhưng để nguyên vỏ không công hiệu,
    Thảo quả chữa đầy bụng, nhưng để vỏ lại sinh tức ngực,
    Hắc sửu để sống lợi thủy, gặp Viễn chí thành có độc,
    Bồ hoàng để sống thông huyết, dùng chín thì bổ huyết.
    Địa du là thuốc cầm huyết, nhưng dùng ngọn thì huyết không cầm.
    Trần bì chuyên chữa khí, nếu để cả màng trắng thì bổ vị.
    Phụ tử là vị cứu dương, nếu dùng sống thì chữa được bệnh phong ngứa.
    Thảo ô chữa phong tê, nhưng dùng sống lại gây bệnh.
    Nhân ngôn đốt qua hãy dùng.
    Các loại đá thì phải nung,
    Ngâm dấm thì mới tán nhỏ được,
    Lề lối phải cho khéo.
    Xuyên khung phải sao bỏ chất dầu, vì dùng sống sinh tê đau.

    (Chữa theo sách Y học nhập môn, quyển nhị)

    Dược hữu cửu trần ca
    (Bài ca về kinh nghiệm dùng chín vị thuốc)
    Dịch nghĩa:

    Trần bì, Bán hạ với Hương nhu,
    Chỉ thực, Chỉ xác, Ngô thù du,
    Kinh giới, Ma hoàng cùng Lang độc,
    Muốn hay, cần phải để cho lâu.




    Chú thích:
    1. Tiên phương: phương thuốc hay.
    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyMon Jul 09, 2012 4:50 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    3. BẢN THẢO
    Tứ thời dụng dược


    Tiều rằng: Xuân, hạ, thu, đông,
    Bốn mùa dùng thuốc chữa thông đạo thường.

    Dẫn rằng: Trời bốn khí thường,
    Xuân ôn hạ nhiệt, thu lương, đông hàn.
    815. Theo mùa dùng thuốc thời an,
    Mùa nào khí nấy, phải toan nhớ giồi.

    Mùa xuân thời khí nóng bồi,
    Hốt trong thang thuốc gia mùi thanh lương.
    Mùa hè thời khí nóng thương,
    820. Hốt trong thang thuốc thêm lương cho nhiều,
    Mùa thu khí mát hiu hiu,
    Gia vào vị ấm mới điều hơi dương.
    Mùa đông khí lạnh thấu xương,
    Gia vào vị nóng ngăn đường tà âm.

    825. Nào lo trị bệnh, thuốc lầm,
    Bốn mùa tay thước[1] đều cầm ở ta.
    Kinh rằng: "Vật phạt thiên hòa,
    Tất tiên tuế khí" ấy là lời ngay.[2]
    Đạo thường giữ vậy thời hay,
    830. Dù nhằm bệnh biến mặc tay dùng quyền.
    Làm thầy há dễ một thiên,[3]
    Lòng hay chế biến cho chuyên mới ròng.

    Tiều rằng: Tinh thuốc bằng thông,
    Cứ theo Bản thảo xây dùng nên chăng?

    835. Dẫn rằng: Bản thảo ó ngằn,
    Coi kinh Tố Vấn[4] bệnh căn mới tường:
    Biết đau bởi khí nào thương,
    Thừa theo tính thuốc, dựng phương ra dùng.
    Hỡi ôi học thuốc dày công,
    840. Còn nhiều phép bí ở ông Đan Kỳ.



    Chú thích:
    1. Tay thước: tức "tay thầy thước thợ", nghĩa như chuẩn mực, quy tắc.
    2. Vật phạt thiên hòa, Tất tiên tuế khí: chữa bệnh chớ trái với thiên hòa, trước hết phải xem khí vận của năm mà cho thuốc.
    3. Một thiên: thiên lệch về một phía.
    4. Tố Vấn: Một bộ phận trong Nội Kinh gồm 24 quyển chia làm 81 thiên.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyTue Jul 10, 2012 2:27 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    4. Y TÔNG
    Nguyên đạo thống


    Ngư rằng: Mối đạo rừng Y,
    Nối qua mở lại, tên gì xin nghe?

    Dẫn rằng: Ta chẳng nói khoe,
    Lớn thay đạo thuốc chống bè hóa công.

    845. Viêm Hoàng là họ Thần Nông,
    Dọn ra Bản thảo, thật công mở đầu.
    Có vua Hoàng Đế ráp sau,
    Cùng ông Kỳ Bá hỏi nhau nạn đời.
    Nội kinh từ ấy nên lời,
    850. Văn trời, lý đất[1], bệnh người đủ biên.
    Nhờ câu "y đạo đại nguyên",[2]
    Một pho Tố Vấn lưu truyền xưa nay.
    Hai mươi bốn quyển rõ bày,
    Trong chia tám chục một rày thiên danh.
    855. Mấy lời đại luận rất tinh.
    Phép màu, ý nhiệm máy linh không cùng.
    Vẽ đường kinh, lạc[3] ngoài trong,
    Xây năm vận khí, cách chồng theo năm,
    Trị ngoài có phép biếm châm,
    860. Trong thời thang dịch sửa cầm mạng dân.

    Từ Hiên, Kỳ thị xuống lần,
    Đời nào cũng có bậc thần thánh ra.
    Như ông Biển Thước[4] nhà ta,
    Tám mươi mốt quyển gọi là Nạn kinh
    865. Như ông Hoàng Phủ[5] tài lành,
    Dọn Kinh Giáp Ất để danh thơm đời,
    Hán, Đường nhẫn xuống nhiều đời,
    Ông Trương Trọng Cảnh[6] mấy người dám tham?
    Coi pho Kim Quỹ Ngọc Hàm[7]
    870. Trong, ngoài, hư, thực, phép làm rộng xa.
    Hà Gian Lưu tử[8] nối ra,
    Bệnh nguyên, yếu chỉ, sách nhà hai pho.
    Đông Viên ông Lý[9] trời cho,
    Mười pho bạt tụy[10], ý dò thẳm sâu.
    875. Đan Khê lại có thầy Chu,[11]
    Nhóm kinh sách thuốc đặng pho đại thành.
    Ấy đều nơi gốc Nội kinh,
    Diễn ra làm sách tinh anh cứu người.
    Y thư kể hết các nơi,
    880. Buồn trâu đầy cột, sách đời biết bao.



    Chú thích:
    1. Văn trời, lý đất: dịch chữ "thiên văn, địa lý".
    2. Y đạo đại nguyên: nguồn lớn của đạo y.
    3. Lạc: các nhánh to nhỏ như mắt lưới do kinh mạch tách ra. Theo nghĩa rộng lạc mạch có thể chi làm 3 loại: 15 lạc, lạc mạch và tôn lạc.
    4. Biển Thước: là một thầy thuốc nổi tiếng của Trung Quốc. Biển Thước tên thật là Tần Hoãn tự Việt Nhân, vốn người châu Mạc, Bột Hải (nay là huyện Nhiệm Khâu, tỉnh Hà Bắc - thời Chiến quốc thuộc nước Triệu). Ông sinh khoảng năm 401 trước Công Nguyên, mất năm 310 trước Công nguyên, thọ hơn 90 tuổi. Thời còn trai trẻ, Tần Việt Nhân vốn là chủ một quán trọ, và sống bằng nghề này. Lúc đó có một lương y biệt danh là Trường Tang Quân thường trọ tại quán của Việt Nhân. Việt Nhân rất kính trọng vị lương y này, nên đã phục vụ rất chu đáo và không lấy tiền. Để đáp lại, Trường Tang Quân nhận Việt Nhân làm học trò và truyền hết sở học cho ông.Khi tay nghề đã thành thạo, Việt Nhân chuyển hẳn sang nghề thầy thuốc này, dần dần trở nên nổi tiếng, được dân chúng nước Triệu tặng cho biệt hiệu "Biển Thước tiên sinh" (tương truyền Biển Thước là một "lang băm" sống vào thời thượng cổ ở Trung Quốc).
    5. Hoàng Phủ: Hoàng Phủ Mật thời niên thiếu lấy tên Tịnh, tự Sĩ An, đến tuổi cao tự hiệu là Huyền Án. Ông sinh năm thứ 20 Kiến An Hậu Hán (năm 215), mất năm thứ 3 (năm 282) Tấn Thái Khang, thọ 68 tuổi, người Triều Na, An Định (nay là Trấn Triều Na Tây Nam huyện Linh Đài, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc) là nhà châm cứu học nổi tiếng của Trung Quốc. Tác phẩm "Châm cứu Giáp Ất kinh" hiện còn lưu truyền.
    6. Trương Trọng Cảnh: người đời Đông Hán (không rõ năm sinh năm mất), ông là tác giả quyển "Thương hàn tạp bệnh luận" một quyển sách rất có giá trị trong "Y học bảo khố" của Trung Quốc.
    7. Kim Quỹ Ngọc Hàm: tức Kim Quỹ Ngọc Hàm Kinh một tên gọi của "Kim Quỹ yếu lược" do Triệu Dĩ Đức soạn gồm 3 quyển. Quyển thượng nói về thương hàn, quyển trung nói về tạp bệnh, quyển hạ chép các phương thuốc. Về sau Châu Dương Tuấn (cuối Minh đầu Thanh) thầy của Diệp Thiên Sĩ nghiên cứu lại mà có "Kim Quỹ Ngọc Hàm Kinh nhị chú".
    8. Hà Gian Lưu tử: tức Lưu Hoàn Tố tự Thủ Chân quê ở Hà Giản, giỏi nghề làm thuốc có soạn các sách "Vận khí yếu chỉ luận", " Tinh yếu tuyên minh luận", "Thương hàn trực cách phương". Lại sợ những thầy thuốc tầm thường đưa ra những thuyết bậy nên soạn thêm bộ "Tố vấn huyền cơ nguyên bệnh thức".
    9. Đông Viên ông Lý: tức Lý Cảo (1180 - 1251), tự Minh Chi, về già hiệu Đông Viên lão nhân, người đời Kim ở Chân Định (nay là Chính Định, Hà Bắc). Lý Cảo là một trong bốn thầy thuốc lớn của đời Kim, Nguyên, cũng là người đặt cơ sở cho học thuyết ‘Tỳ vị’ của Trung y.
    10. Bạt tụy: vượt lên trên khỏi cái bình thường
    11. Chu Đan Khê(1281 - 1358) tên là Chấn Hanh, tự Ngạn Tu, người Vụ Châu, Nghĩa Ô (nay là Triết Giang, Nghĩa Ô). Vì sống ở Đan Khê nên sau này được gọi là ‘ông Đan Khê’. Ông là một trong tứ đại gia, sáng lập phái "tư âm", đời Kim, Nguyên. Ông soạn trên 20 loại, trong đó có "Cách Trí Dư Luận", "Cục Phương phát Huy", "Đan Khê Tâm Pháp" là các sách tiêu biểu.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyWed Jul 11, 2012 3:32 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    4. Y TÔNG
    Học Y tất độc


    Tiều rằng: Sách thuốc chào rào,
    Bọn ta tính học bộ nào cho hay?

    Dẫn rằng: Đạo thuốc xưa nay,
    Hơn trăm bộ sách, đều tay thánh hiền.
    885. Người sau lấy việc công truyền,
    Tới trong có chỗ chú biên lỗi lầm.
    Hỡi ai muốn trọn đạo tâm,
    Xét nguồn, tỏ gốc, rộng tầm trong Kinh.
    Nghĩa là Kinh biết đặng tinh,
    890. Chỗ hay nương lấy ý mình suy ra.
    Lại coi các sách bách gia,
    "Chiết trung"[1] hai chữ, mặc ta học đòi.
    Đạo đời ai dễ giấu mòi?
    Dón nơi đại khái, hẳn hòi chỉ cho.

    895. Trước coi Bản thảo làm đò,[2]
    Sau xem Tố vấn, chín so bệnh tình.
    Muốn sai vị thuốc hành kinh,
    Lôi Công bào chế[3] phép linh để lòng.
    Muốn xây thang dịch cho ròng,
    900. Phép ông Y Doãn[4], tới trong lo lường.
    Bệnh người ngoại cảm nhiều phương,
    Học ông Trọng Cảnh một đường cho chuyên.
    Nội thương học phép Đông Viên,
    Bao nhiêu chứng nhiệt học quyền Hà Gian.
    905. Kìa như tạp bệnh nhộn nhàng,
    Đan Khê phép cũ, khuyên chàng sử đương.
    Mạch kinh đọc sách họ Vương,[5]
    Sự thân đọc sách ông Trương Tử Hòa.[6]
    Hỡi ơi nghề thuốc lắm khoa,
    910. Kể cho hết sách, nói ra bướu thừa.
    Sách nhiều mà lý càng thưa,
    Phương nhiều mà phép so xưa lỗi dòng
    Muốn cho nguồn sạch dòng trong,
    Nêu ngay bóng thẳng, ghi lòng lời ta.



    Chú thích:
    1. Nghĩa như giữ đạo trung, điều chỉnh lại ở mức vừa phải.
    2. Làm đò: làm chuẩn, làm mực.
    3. Lôi Công bào chế: tức sách bào chế dược tính của Lưu Công. Lôi Công tức Lôi Hiệu, một bề tôi của Hoàng Đế giỏi về y dược. Đồng thời "Lôi Công bào chế" còn là tên gọi chung cho cách gia công xử lý dược liệu vốn là hai phương pháp chế thuốc khác nhau. "Bào chích luận" của Lôi Hiệu là tác phẩm giới thiệu về các phương pháp gia công xử lý dược liệu.
    4. Y Doãn (伊尹): là tướng nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Ông có công giúp Thành Thang tiêu diệt nhà Hạ, thành lập nhà Thương và phò nhà Thương ổn định trong thời gian đầu. Về phương diện y học, tương truyền Y Doãn là người phát minh ra lối ngâm và sắc thuốc. Ông còn làm "Thang Dịch Kinh", dạy phép dùng thuốc chữa bệnh.
    5. Tức "Mạch Kinh" của Vương Thúc Hòa sinh tại Sơn Dương, Cao Bình thời Ngụy Tấn (nay là tỉnh Sơn Ðông, Trung Quốc) thời Tam Quốc (vào những năm 220 đến 280, nhưng không ai rõ ngày sinh ngày mất của Vương Thúc Hòa). Vương Thúc Hòa là một danh y cống hiến cho nền Y học Trung Quốc và một số quốc gia có nhiều ảnh hưởng nền văn hóa Ðông Phương rất nhiều, chủ yếu quyển "Mạch Kinh" đến nay ngành Ðông Y Học vẫn xem như cẩm nang nghề nghiệp của mình.
    6. Tức sách "Nho môn sự thân" của Trương Tùng Chính (1156 - 1228). Ông có tên tự là Tử Hòa, hiệu Đái Nhân; đời Kim, người Khảo Thành (Thư Châu), đời nay Lan Khảo Đông (Hà Nam). ông là một trong "tứ đại gia" đời Kim, Nguyên.
    Do vì phép trị bệnh của ông chủ trương "hãn (mồ hôi), thổ (mửa), hạ (hạ xuống)" ba phương pháp chính yếu, nên người đời sau xem ông là nhân vật đại biểu cho "công hạ phái". Quan điểm và tư tưởng học thuật chủ yếu của ông được thấy rõ ở mặt luận bệnh và phép trị bệnh. ông nhận xét rằng nguyên nhân căn bản làm cho con người sinh bệnh là tà khí xâm phạm vào thân thể. ông cho rằng tà khí của trời là: phong (gió) thử (nắng), hỏa (nóng), thấp (ướt), táo (khô), hàn (lạnh); tà khí của đất là: vụ (mù), lộ (móc), vũ (mưa), bạc (mưa đá), băng (giá), nê (bùn); lại thêm tà khí của sự ăn uống là: toan (chua), khổ (đắng), cam (ngọt), tân (cay), hàm (mặn), đạm (lạt). Đồng thời nhận xét rằng các tà khí đó, các nguyên nhân gây bệnh đó, "không phải thân thể con người vốn tự có mà là từ ngoài đi vào, hoặc từ trong sinh ra". Cho nên, một khi đã phát bệnh thì trước hết phải tìm cách đuổi tà ra ngoài, "tà"đi thì "chính" yên. Phép duỗi tà thì dùng ba phép tấn công bệnh của thương hàn luận là: hãn (mồ hôi), thổ (mửa), hạ (làm xuống) làm chủ.
    Lý luận do Trương Tùng Chính độc sáng (tự mình đưa ra) gây chấn động rất lớn trong giới y học đời Kim, Nguyên. Đời ấy và các đời sau, số nguồn phản đối là không ít. Ông đã viết hơn mười loại sách về y học, nội dung nói rõ sự hiểu biết của mình về ba phép "hãn, thổ, hạ" và giới thiệu kinh nghiệm lâm sàng của mấy mươi năm hành nghề. Về sau, các học trò của ông chỉnh lý số sách ấy thành một quyển "Nho môn sự thân".
    Cuối đời, vì không bằng lòng sự thống trị của Kim triều, ông sống ở quê với thái độ tiêu cực của con người ẩn thoát.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyWed Jul 11, 2012 3:57 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    4. Y TÔNG
    Lịch đại thánh hiền


    915. Ngư rằng: Miếu tổ một toà,
    Thờ trong bài vị ấy là bậc chi?

    Dẫn rằng: Trong miếu rừng Y,
    Tổ xưa vốn họ Phục Hy làm đầu.
    Thiên nguyên ngọc sách[1] trước trau,
    920. Mười đời tới Quỷ Du Khu[2] đọc truyền.
    Linh khu, Tố vấn noi biên,
    Nối theo vua thánh, tôi hiền dạy ra.
    Họ tên kể đặng mười ba,
    Đều người thượng cổ y khoa mở dòng.[3]

    925. Nho y bốn chục một ông,
    Đều người kinh sử dày công học hành.
    Theo trong khoa mục là mình,
    Trương, Tôn bọn ấy dõi danh trên đời.
    Minh y chín chục tám người,
    930. Tần, Sào bọn ấy tài tươi sáng lòa.
    Thế y hai chục sáu nhà,
    Lâu, Từ bọn ấy nối cha nghiệp này.
    Đức y mười có tám thầy,
    Từ, Tiền bọn ấy lòng đầy yêu thương.
    935. Tiên y như bọn Trường Tang,
    Có mười chín họ, truyền phang nhiệm màu.

    Tính danh cộng đếm trước sau,
    Hai trăm một chục năm đầu tiên sư.



    Chú thích:
    1. Thiên nguyên ngọc sách: tên sách, truyền là của Phục Hy ghi những điều truyền miệng về y học của ông tổ 10 đời của Quỷ Du Khu. "Tố Vấn" trong "Nội Kinh" thường trích lời trong sách này.
    2. Quỷ Du Khu: bề tôi của Hoàng Đế, hiệu là Đại Hồng. Theo truyền thuyết là một thầy thuốc giỏi thời cổ đại bên Tàu.
    3. Sách "Y học nhập môn" phần "Y học tính thị" có kể ra 13 nhân vật, gọi là "thượng cổ thánh hiền" sống trước thời Tam đại (Hạ, Thương, Chu) có công sáng lập ra ngành y: Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Tựu Thái Quý, Kỳ Bá, Bá Cao, Thiếu Du, Quỷ Du Khu, Du Phủ, Đồng Quân, Lôi Công (Lôi Hiệu), Vu Hàm, Y Doãn.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyWed Jul 11, 2012 4:18 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    4. Y TÔNG
    Châm cứu


    Tiều rằng: Trước họ Phục Hy,
    940. Chưa hay nghề thuốc tên chi mở đàng?

    Dẫn rằng: Người thuở Tam hoàng,[1]
    Có ông Tựu Thải mở mang mối đầu.
    Dạy ông Kỳ Bá học sau,
    Huyệt do kinh lạc, phép mầu cứu châm.

    945. Ngư rằng: Trong phép cứu châm,
    Chẳng chờ thuốc uống mà âm dương hòa.
    Xin lời vàng ngọc nhả ra,
    Sách ông nào bí, vẽ ta học hành.

    Dẫn rằng: Muốn học máy linh,
    950. Coi chừng trời đất trong hình người ta.
    Độ trời giáp một năm qua,
    Ba trăm sáu chục lẻ ra năm ngày,
    Mình người kể khắp chân tay,
    Ba trăm sáu chục năm vài lóng xương.
    955. Đếm theo kinh lạc âm dương,
    Ba trăm sáu chục năm đường huyệt danh,
    Khá coi Hoàng Phủ Châm kinh,
    Cảnh Khôi Cứu pháp cùng Minh Đường đồ
    Huyệt nào sâu cạn phải đo,
    960. Bệnh nào bổ tả phải dò cho thông,
    Nhớ câu "đoạt dược chi công",
    Phép châm cứu ấy chẳng đồng phương thơ (thư).



    Chú thích:
    1. Thưở Tam hoàng: Tam Hoàng là 3 vị vua thời thượng cổ ở Trung Quốc. Về Tam hoàng có nhiều thuyết khác nhau. Các học giả Trung Hoa không nhất trí với nhau về Tam Hoàng cụ thể là ai.
    Theo Sử ký Tư Mã Thiên, ba vị vua là: Thiên Hoàng - 天皇 (trị vì 18.000 năm); Địa Hoàng - 地皇 (trị vì 11.000 năm);Nhân Hoàng - 人皇 (còn gọi là Thái Hoàng - 泰皇) (trị vì 45.600 năm).
    Vận Đẩu Xu (運斗樞) và Nguyên Mệnh Bao (元命苞) cho rằng ba vị là:Phục Hi; Nữ Oa; Thần Nông.
    Các sách Thượng thư đại truyện (尚書大傳) và Bạch hổ thông nghĩa (白虎通義) thay thế Nữ Oa bằng Toại Nhân (燧人), người phát minh ra lửa. Sách Đế vương thế kỉ (帝王世紀) thay thế Nữ Oa bằng Hoàng Đế (皇帝), người được coi là tổ tiên của người Hán.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyWed Jul 11, 2012 4:40 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    4. Y TÔNG
    Ngoại khoa


    Tiều rằng: Ta hãy còn mờ,
    Ngoại khoa phép bí, biết thờ ông chi?

    965. Dẫn rằng: Từ thuở Hiên, Kỳ,
    Có ông Du Phủ[1] khôn bì ngoại phang,
    Bệnh người chẳng dụng thuốc thang,
    Xẻ đầu, mổ bụng, rửa gan, cạo trường,
    Hoa Đà[2] sách cũng khác thường,
    970. Hùng kinh chi cố[3], nhiều phương rất kỳ.
    Cho hay mấy bậc thần y,
    Để kinh sách lại thiếu gì ngoại khoa.
    Đan Khê sau nhóm các nhà,
    Bổ di[4] một bộ ngoại khoa thêm rành.
    975. Khuyên ngươi gắng đọc Nội kinh,
    Sờ sâu, mò kín, tỏ tình ngoài, trong.



    Chú thích:
    1. Du Phủ: bề tôi của Hoàng Đế. Theo "Sử ký Biển Thước thương công liệt truyện", thượng cổ có thầy thuốc là Du Phủ, chữa bệnh không dùng thuốc men, chỉ dùng kim bằng đá chích, lể, lại biết cả phép mổ xẻ, có thể cạo rửa ruột, gan.
    2. Hoa Đà (華佗): tự là Nguyên Hóa (元化) (145-208) là một vị lương y nổi tiếng thời Đông Hán trong lịch sử Trung Hoa, được xem như thần y. Ông được xem là một trong những ông tổ của Đông Y. Hoa Đà được cho là đã biết áp dụng kỹ thuật gây mê bằng một hỗn hợp rượu và thảo dược được gọi là ma phí tán (麻沸散), 1600 năm trước khi người phương Tây biết áp dụng kỹ thuật này trong phẫu thuật.
    Theo tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung thì Tào Tháo khi được Hoa Đà khuyên nên mổ sọ để cạo chất độc đã nghi Hoa Đà muốn giết mình nên tống ông vào ngục và giết chết Hoa Đà. Cũng theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hoa Đà vì cảm kích người gác ngục đã chăm sóc mình khi đang ở trong ngục nên đã truyền sách của mình cho người lính này. Tuy nhiên, do vợ của người lính đó sợ nếu chồng mình theo nghề y sẽ có kết cục bi thảm như Hoa Đà nên đã đốt mất, do đó tất cả sách vở của Hoa Đà về nghề y đã thất truyền. Hoa Đà được cho là người sáng tác ra Ngũ Cầm Hí (五禽戲), tập luyện dựa theo động tác của năm loài vật: hổ, hươu, gấu, khỉ và chim.
    3. Hùng kinh chi cố: một phương pháp dưỡng sinh của Hoa Đà dựa theo động tác của loài gấu.
    4. Bổ di: bổ sung thêm những điều còn thiếu sót.

    Về Đầu Trang Go down
    Vân Nhi
    Đại Ca
    Đại Ca
    Vân Nhi


    Tổng số bài gửi : 5654
    Points : 5977
    Thanks : 35
    Join date : 04/11/2011
    Đến từ : phan thiết

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp EmptyWed Jul 11, 2012 4:50 pm

    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

    Tác giả: Nguyễn Đình Chiều

    Phần II - ĐẠO DẪN

    5. MẠCH
    Tứ chẩn


    Ngư rằng: Kìa bốn lầu song,
    Chưa hay bốn ấy để phòng coi chi?
    Dẫn rằng: Tâm pháp nhà y,
    980. Vọng, văn, vấn, thiết, chữ ghi bốn lầu,
    Vọng là xem sắc người đau,
    Văn là nghe tiếng nói màu thấp cao,
    Vấn là hỏi chứng làm sao,
    Thiết là coi mạch bộ nào thật hư.
    985. Sau rồi thong thả học sư,
    Bốn lời yếu quyết ta chừ đọc cho.

    Quan hình sát sắc
    (Xem hình dáng, xét khí sắc)
    Dịch nghĩa:

    Thứ nhất là xem thần khí, sắc của người bệnh,
    Xem nhuận hay khô, gầy hay béo, dậy cùng nằm thế nào.
    Nhuận thì sống, khô thì chết, béo là thực,
    Gầy là hư yếu, xưa nay vẫn truyền.
    Lom khom là trong lưng đau, nhìn biết ngay.
    Chau mày là nhức đầu, chóng mặt.
    Tay không nhấc lên được là vai và lưng đau.
    Bước đi khó nhọc là đau trong khoảng ống chân,
    Chắp tay đè trước ngực là trong ngực đau,
    Đè trước rốn là đau trong vùng bụng,
    Trở dậy không ngủ được là đờm và nhiệt;
    Thích ngủ là vì lạnh và hư khiến nên,
    Quay mặt vào vách nằm co ro, phần nhiều là vì lạnh.
    Ngửa mặt nằm sóng soải là vì bị nóng nung nấu.
    Mặt, trên người và con mắt có màu vàng là bị bệnh thấp nhiệt.
    Môi xanh, mặt xạm đen cũng là bị lạnh như trên.



    Thính thanh âm
    (Nghe giọng, xét tiếng cười)
    Dịch nghĩa:

    Thứ hai là nghe xem tiếng trong hay đục;
    Xét xem người bệnh nói thật hay nói xàm.
    Tiếng đục biết ngay là bị đờm vướng lấp;
    Tiếng trong, đó là vì bị lạnh ở bên trong,
    Lời nói rõ ràng thì không phải là thực nhiệt;
    Nói bậy và kêu gào thì bệnh nhiệt đã sâu lắm rồi.
    Nói chuyện ma quỷ, lại còn trèo tường, leo mái nhà,
    Đó là ngực bụng có đọng đờm, gọi là bệnh điên.
    Lại có thứ bệnh kéo dài đã lâu ngày,
    Bỗng nhiên mất tiếng, thì mạng ôi thôi!


    Vấn chứng
    (Hỏi chứng lạnh)
    Dịch nghĩa:

    Thử hỏi đầu mình có đau hay không,
    Nóng lạnh không ngớt thì rõ ràng là bệnh ngoại cảm.
    Bàn tay nóng, ăn không biết ngon,
    Đó là nội thương vì ăn uống hay nhọc mệt quá sức.
    Trong lòng bồn chồn lại thêm bị ho,
    Người gầy gò, đó là chứng âm hư hỏa động.
    Trừ ba chứng ấy ra, còn thì các chứng khác,
    Như sốt rét, kiết lỵ đều có tên.
    Từ đầu tới chân phải hỏi cho rõ.
    Chứng bệnh tương tự, cần nghe cho cặn kẽ.


    Tạng phủ định vị
    (xác định vị trí các tạng phủ)
    Dịch nghĩa:

    Tay trái là tim, ruột non, gan, mật, thận;
    Tay phải là phổi, ruột già, lá lách, dạ dày và mệnh môn.
    Tim và ruột non ứng với bộ Thốn tay trái.
    Gan, mật cùng hội về bộ Quan tay trái.
    Mạch thận nguyên ở bộ Xích tay trái.
    Bàng quang là phủ của thận cũng ở đấy.
    Phổi cùng ruột già ứng với bộ Thốn tay phải.
    Lá lách, dạ dày xem ở bộ Quan tay phải.
    Màng tim sóng đôi với tam tiêu, hợp với bộ Xích tay phải.
    Đó là bí quyết cho kẻ mới học nghề y.




    Chú thích:

    Về Đầu Trang Go down
    Sponsored content





    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp   Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Empty

    Về Đầu Trang Go down
     
    Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
    Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3  Next

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
     :: Thơ Tuyển Việt Nam :: Truyện Thơ-
    Chuyển đến