May 2023 | Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | | | | | Calendar |
|
feeds | |
| | Nguyễn Bỉnh Khiêm | |
| | |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | Tiêu đề: Nguyễn Bỉnh Khiêm Mon Jun 11, 2012 9:00 am | |
| Nguyễn Bỉnh Khiêm(1491–1585) Nguyễn Bỉnh Khiêm (阮秉謙) nguyên có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử. Sinh năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (1491), ở thời kỳ được coi là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Thân phụ của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên, nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt trong đường khoa cử. Thân mẫu của ông là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của quan Tiến sĩ Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan triều Lê Thánh Tông, bà là người phụ nữ có bản lĩnh khác thường, học rộng biết nhiều lại giỏi tướng số, nên muốn chọn một người chồng tài giỏi để sinh ra người con có thể làm nên đế nghiệp sau này, nhưng kén chọn mãi đến khi luống tuổi bà nghe lời cha mới lấy ông Nguyễn Văn Định (người huyện Vĩnh Lại) là người có tướng sinh quý tử. Quê ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng). Nội ngoại đôi bên thuộc hai phủ nhưng bên này bên ấy nhìn rõ cây đa đầu làng, chỉ qua con sông Hàn (Tuyết Giang) nối đôi bờ. Về hành trạng của bà Nhữ Thị Thục, các tài liệu nghiên cứu đến nay vẫn chưa thống nhất về giai đoạn sau khi bà chê ông Nguyễn Văn Định không biết cách dạy con nên đã bỏ về nhà cha mẹ đẻ ở làng An Tử Hạ (bởi với biệt tài lý số của mình, bà Nhữ Thị Thục đã tiên đoán nhà Lê sơ 40 năm sau thời thịnh trị của Lê Thánh Tông sẽ đi vào suy tàn nên bà muốn dạy Nguyễn Văn Đạt học cách làm vua để có thể giành được ngôi vị đế vương về sau, điều này trái với ý muốn của ông Nguyễn Văn Định). Nhiều nguồn sử liệu trước đây khẳng định rằng sau khi bỏ về nhà cha mẹ đẻ, bà đã vượt qua lễ giáo phong kiến mà đi bước nữa để rồi sinh ra Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (người làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, trấn Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây cũ). Nhưng nhiều nghiên cứu hiện nay cho rằng điều này rất khó xảy ra bởi bà Nhữ Thị Thục sinh ra Nguyễn Văn Đạt khi đã luống tuổi (ngoài 20 tuổi) trong khi Phùng Khắc Khoan sinh sau Nguyễn Bỉnh Khiêm (Nguyễn Văn Đạt) tới 37 năm. Một điều nữa là bà Nhữ Thị Thục sau khi qua đời lại được an táng bên nhà cha mẹ đẻ ở làng An Tử Hạ mà không phải tại làng Trung Am bên nhà chồng như quan niệm truyền thống xưa nay. Nguyễn Bỉnh Khiêm được giáo dục từ nhỏ trong một gia đình nội ngoại đều có học vấn uyên thâm. Hầu hết những nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều ghi nhận ảnh hưởng lớn của bên họ ngoại trong việc hình thành nhân cách cũng như tài năng của ông. Trong gia phả của họ Nguyễn (thuộc nhánh hậu duệ người con trai thứ 7 của Nguyễn Bỉnh Khiêm) ở thôn An Tử Hạ còn ghi lại: “Phu nhân hồi An Tử Hạ, ỷ phụ thân giáo dưỡng Đạt nhi tam tuế”, qua đó cho thấy thân mẫu Nhữ Thị Thục và ông ngoại Nhữ Văn Lan có công lớn giáo dưỡng Nguyễn Văn Đạt khi còn nhỏ. Đến tuổi trưởng thành, nghe tiếng Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cất công vào tận xứ Thanh để tầm sư học đạo. Lương Đắc Bằng từng là một đại thần giữ chức Thượng thư dưới triều Lê sơ nhưng sau khi những kế sách nhằm ổn định triều chính do ông đưa ra không được vua Lê cho thi hành, Lương Đắc Bằng đã cáo quan về quê sống đời dạy học (1509). Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên chẳng bao lâu đã trở thành học trò xuất sắc nhất của người thầy họ Lương. Bởi vậy mà trước khi qua đời, Bảng nhãn Lương Đắc Bằng đã trao lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ sách quý về Dịch học (Chu Dịch) là Thái Ất thần kinh đồng thời ủy thác người con trai Lương Hữu Khánh của mình cho Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy dỗ. Lớn lên trong thời đại loạn (giai đoạn triều Lê sơ rơi vào khủng hoảng, suy tàn), không muốn đi lại vết xe cũ của người thầy Lương Đắc Bằng nên từ khi trưởng thành cho đến khi ra ứng thí (1535), suốt hơn 20 năm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bỏ qua tới 9 kỳ đại khoa (trong đó có 6 khoa thi dưới triều Lê sơ). Ngay cả khi nhà Mạc lên thay nhà Lê sơ (1527), xã hội dần đi vào ổn định nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không vội vã ra ứng thí (ông không tham dự 2 khoa thi đầu tiên dưới triều Mạc). Tới năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) thịnh trị vương đạo nhất triều Mạc, ông mới quyết định đi thi và đậu ngay Trạng nguyên. Năm ấy ông đã 45 tuổi. Ngay sau khi đỗ đạt, ông được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư (chuyên việc soạn thảo, sửa chữa các văn thư của triều đình) rồi sau được cử giữ nhiều chức vụ khác nhau như Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ. Nhưng sự qua đời đột ngột của Mạc Thái Tông vào năm Đại Chính thứ 11 khi mới 41 tuổi (1540) đã kết thúc giai đoạn được coi là thịnh trị nhất dưới triều Mạc đồng thời Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng mất đi một chỗ dựa vững chắc cho việc thực hiện những hoài bão trị quốc của mình. Nhân lúc triều chính nhiễu nhương chia bè kết phái do Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) còn ít tuổi lên thay vua cha nhưng chưa đủ năng lực điều hành chính sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ trị tội 18 lộng thần (trong đó có cả con rể của ông là Phạm Dao làm Trấn thủ Sơn Nam) nhưng không được vua chấp thuận. Bởi vậy, năm 1542 ông xin về quê trí sĩ sau 8 năm làm quan tại triều đình. Sau hai năm về trí sĩ, tới năm Giáp Thìn (1544), vua Mạc lại cho người về phong tước Trình Tuyền Hầu cho ông, rồi sau lại thăng ông lên chức Thượng thư bộ Lại , Thái phó, tước Trình Quốc Công. Do vậy mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Một số nhà nghiên cứu tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng nguồn gốc của tên gọi Trình Tuyền (gắn với tước hiệu Trình Tuyền Hầu và Trình Quốc Công của ông) là bắt nguồn từ tên địa danh của làng Trung Am từ trước chứ không phải là bắt nguồn từ họ tên người theo ý hiểu rằng “Nguyễn Bỉnh Khiêm là người hiểu rõ suối nguồn Lý học của họ Trình (tức Trình Di và Trình Hạo) đời Tống bên Trung Quốc”. Gần hai chục năm từ năm 53 tuổi tới 73 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn kinh đô nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc bàn quốc sự, lúc theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn, vua Mạc tôn kính ông như bậc quân sư. Những việc trọng đại nhà vua thường sai sứ giả về hỏi (trong đó có lời khuyên nổi tiếng đã đi vào sử sách: Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế), có khi lại đón ông lên kinh để bàn việc, xong rồi ông lại trở về làng Trung Am. Ngoài 73 tuổi, ông mới chính thức treo ấn từ quan, về quy ẩn nơi quê nhà. Trạng nguyên, Tô Khê hầu Giáp Hải đương thời cũng là một người bạn vong niên của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã làm thơ ca ngợi tài đức cũng như công lao của ông đối với triều Mạc, trong đó có những câu như “Lực phù nhật cốc trụ kình thiên” (năng lực phò vua như cột chống đỡ trời) hay “Tứ triều huân nghiệp nhân trung kiệt” (một tay anh kiệt huân nghiệp trải bốn triều vua). Trong những năm trí sĩ cũng như thời gian quy ẩn tại quê nhà, ông đã cho dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận tiện và mở trường dạy học cạnh sông Tuyết (còn có tên là sông Hàn). Vì vậy mà về sau các môn sinh tôn ông là “Tuyết Giang phu tử”. Học trò của ông có nhiều người hiển đạt sau này như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Trương Thời Cử, Đinh Thời Trung, Hàn Giang cư sĩ Nguyễn Văn Chính (con trai cả của ông)... Nhiều tài liệu văn học sử cho rằng Nguyễn Dữ (tác giả của Truyền kỳ mạn lục) cũng từng là học trò của ông và được ông phụ chính tác phẩm để Truyền kỳ mạn lục trở thành một áng thiên cổ kỳ bút như Vũ Khâm Lân đã ca ngợi. Tuy nhiên cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Dữ chưa từng là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà chỉ là một người sống cùng thời với ông. Vấn đề này đến nay vẫn chưa có quan điểm thống nhất của giới nghiên cứu văn học cũng như lịch sử. Ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu, niên hiệu Đoan Thái nguyên niên (1585), ông tạ thế tại quê nhà ở tuổi 95, đây là tuổi thọ hiếm có đương thời. Trước khi qua đời, ông còn dâng sớ lên vua Mạc: “... Thần tính độ số thấy vận nước nhà đã suy, vận nhà Lê đến hồi tái tạo, ý trời đã định, sức người khó theo. Song nhân giả có thể hồi thiên ý, xin nhà vua hết lòng tu nhân phát chính, lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng, trong sửa sang văn trị, ngoài chuyên cần võ công, may ra giữ được cơ nghiệp tổ tiên, thì thần chết cũng được thỏa lòng”. Bấy giờ vua Mạc Mậu Hợp cử Phụ chính đại thần Ứng vương Mạc Đôn Nhượng cùng văn võ bá quan về lễ tang để tỏ sự trọng thị. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang đã nói lên sự trân trọng rất lớn của triều Mạc với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Triều đình lại sai cấp ruộng tự điền trăm mẫu, đồng thời cấp ba nghìn quan tiền để lập đền thờ ông tại quê nhà, đích thân vua đề chữ lên biển gắn trước đền thờ là “Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng Từ”. Theo bản Phả ký (Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký) do Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân soạn năm 1743, Nguyễn Bỉnh Khiêm có cả thảy ba người vợ và 12 người con, trong đó có 7 người con trai. Cũng giống như cha, hầu hết các con trai của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều theo phò tá nhà Mạc. Bởi vậy sau khi nhà Mạc bị thất thủ dưới tay nhà Lê-Trịnh (1592), con cháu ông đều phải thay tên đổi họ, li tán thập phương. Một chi họ do người con trai cả của ông là Hàn Giang hầu Nguyễn Văn Chính đứng đầu đã di cư về vùng Trường Yên thuộc đất Hoa Lư, Ninh Bình ngày nay và đổi từ họ Nguyễn sang họ Giang nhằm tránh sự trả thù của nhà Lê-Trịnh. Lúc sinh thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cử người con trai thứ 7 (con trai út) dẫn người cháu đội bát hương sang sinh cơ lập nghiệp ở làng An Tử Hạ, xã Kiến Thiết bên quê ngoại để trông coi phần mộ và thờ phụng ông bà ngoại Nhữ Văn Lan cùng thân mẫu Nhữ Thị Thục rồi về sau tạo thành một chi họ Nguyễn hậu duệ của Trạng Trình trên đất Tiên Lãng ngày nay. Tác phẩm:Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác cả thơ chữ Hán lẫn chữ Nôm. Tác phẩm Hán văn có bộ Bạch Vân Am thi tập khoảng 1000 bài nay đã bị thất lạc khá nhiều. Về thơ Nôm ông có bộ Bạch Vân quốc ngữ thi. Thơ của ông chủ yếu vịnh cảnh thiên nhiên, nhân tình thế thái. Ngoài ra trong dân gian còn lưu truyền về Sấm Trạng Trình - một thể loại trong khoa lý số, đoán việc tương lai rất hiệu nghiệm. Giai thoại Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp ở phương Nam với câu ” Hoàng Sơn nhất đái, vạn đại dung thân“ là một trong những câu sấm nổi tiếng được cho là của Trạng Trình. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng để lại nhiều bài văn bia (bi ký) nổi tiếng như: Trung Tân quán bi ký, Thạch khánh ký, Tam giáo tượng bi minh...
| |
|  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | Tiêu đề: Re: Nguyễn Bỉnh Khiêm Mon Jun 11, 2012 10:08 am | |
| Thư Mục I. Bạch Vân quốc ngữ thi tậpA. Hữu đề B. Vô đềII. Bạch Vân gia huấnIII. Sấm Trạng TrìnhIV. Bạch Vân caV. Bạch Vân am thi tậpChú ý: Xem bên mục dịch thơ, VXTĐ sẽ đưa lên bản scan, mong các vị cao nhân hỗ trợ! Sau khi chuyển dịch sẽ đưa về đây.
| |
|  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | Tiêu đề: Re: Nguyễn Bỉnh Khiêm Mon Jun 11, 2012 10:28 am | |
| Lưu ý: Tập thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Kê khảo còn khoảng 170 bài, nhưng có đến vài chục bài trùng với "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi hoặc với "Hồng Đức quốc âm thi tập" của Lê Thánh Tông. Không chia môn loại, đề mục, toàn bộ là thơ thất ngôn Đường luật, có xen những câu lục ngôn (6 chữ). Các bài thơ Nôm trong Bạch Vân quốc ngữ thi phần lớn không có đầu đề, một số bài có đầu đề là do người đời sau đặt.An phậnGiàu cơm thịt, khó cơm rau,
An phận là tiên, lọ phải cầu.
Sớm uống chè thung, hơi ngút ngút.
Hôm kề hiên nguyệt, tỏ làu làu.
Vun thông tưới cúc ba thằng nhỏ,
Ðỏ lửa hâm trà một mụ hầu.
Nguyễn Bỉnh Khiêm
| |
|  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | Tiêu đề: Re: Nguyễn Bỉnh Khiêm Mon Jun 11, 2012 10:35 am | |
| Chưa rõ tên 1Dửng dưng mọi sự gác bên ngoài,
Dầu được, dầu thua, ai mặc ai.
Mùi thế gian nhiều mặn lạt,
Đường danh lợi có chông gai.
Mấy người phú quý hay yên phận?[1]
Hễ kẻ anh hùng những cậy tài[2].
Dầu thấy hậu sinh thì dễ sợ[3],
Sừng kia chẳng mọc, mọc hơn tai.
Nguyễn Bỉnh Khiêm 1. Câu 5 đặt theo cách nghi vấn: Nguyễn Bỉnh Khiêm nói mỉa rằng dễ có mấy kẻ giàu sang chịu yên phận mình, không chen chân vào vòng đua tranh? 2. Tin ở tài mình, chắc rằng mình có tài tất có được dùng. Nhưng cũng vì lẽ quá tin này, mà có thể mắc tai vạ 3. Dầu thấy hậu sinh thì dễ sợ. Câu này lấy ý "hậu sinh khả uý", lời của Khổng Tử, chép trong thiên Tử Hãn, sách Luận ngữ. Câu 7,8 ý nói: phải biết rằng người sinh sau là giỏi và đáng sợ hơn khác nào như cái sừng tuy mọc sau cái tai, nhưng sẽ mọc dài hơn cái tai vậy. | |
|  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | Tiêu đề: Re: Nguyễn Bỉnh Khiêm Mon Jun 11, 2012 10:43 am | |
| Chưa rõ tên 3Nói nên hoang[1] , lại nói rằng thì,
Giàu: trọng, sang: yêu, khó: chẳng vì.
Nhị kết, hoa thơm, ong đến đỗ[2],,
Mỡ bùi, mật ngọt, kiến nào đi?[3],
Thanh tao của có, thanh tao bấy,
Náo nức tay không, náo nức gì?
Mặc rủi, mặc may khi gặp gỡ,
Khen chi, khen miệng, cợt mà chi?
Nguyễn Bỉnh Khiêm 1.Tiếng cổ, nghĩa: nói ba hoa, không hợp lẽ. Ta nay còn nói: huênh hoang. Cả câu ý nói: nói đúng thực sự thì e thiên hạ cho là liều lĩnh, bừa bãi, lại nói này, nói nọ, không hay (sự thực được nêu lên ở câu sau). 2. Câu 3 ý nói: người có tài đức tất được người đời quy phục, tin theo 4. Câu 4 ý nói: có của cho người, thì khi nào kẻ xu nịnh lại bỏ đi? | |
|  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | Tiêu đề: Re: Nguyễn Bỉnh Khiêm Mon Jun 11, 2012 10:50 am | |
| Chưa rõ tên 4 Rất nhân sinh bẩy tám mươi[1],
Làm chi lảo đảo nhọc lòng người.
Bạch Vân am vắng chim kêu muộn,
Kim Tuyến[2] dòng thanh cá mát tươi.
Ưu ái một niềm hằng nhớ chúa,
Công danh hai chữ đã nhường người.
Giầu lẫn khó, yên đòi phận[3],
Rất nhân sinh bẩy tám mươi. | Thanh nhàn dưỡng được tính tự nhiên,
Non nước cùng ta đã có duyên.
Dắng dỏi[4] bên tai cầm suối,
Dập dìu trước mặt tán sen[5].
Xuân về, hoa nở mùi hương nức,
Khách đến, chim mừng dáng mặt quen.
Chốn ấy thanh nhàn được thú,
Lọ là Bồng đảo[6] mới tiên. |
Nguyễn Bỉnh Khiêm 1. Câu này ý nói: tác giả đã đến tuần bảy tám mươi tuổi là vào loại hiếm thấy trong đời. 2. Tức là con sông Tuyết (sông Hàn) chảy qua làng tác giả. Chưa rõ chữ "Kim" ngụ ý gì. 3. Chú thích: Giầu lẫn khó, yên đòi phận.Câu này ý nói: dù giàu có hay nghèo khó cũng yên phận mình mà thôi. 4. Tiếng cổ, nghĩa: vang động. Cầm suối: nước suối chảy, tiếng thánh thót nghe như tiếng gảy đàn. 5. Lá sen tròn, xoè ra như cái tán. 6. Đảo Bồng Lai ở bể Bột Hải, tương truyền nơi ở của tiên. | |
|  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | Tiêu đề: Re: Nguyễn Bỉnh Khiêm Mon Jun 11, 2012 1:37 pm | |
| Của nặng hơn người Ðời này nhân nghĩa tựa vàng mười[1],
Có của thì hơn hết mọi lời.
Trước đến tay không, nào thốt[2] hỏi,
Sau vào gánh nặng[3], lại vui cười.
Anh anh, chú chú, mừng hơn hớn,
Rượu rượu, chè chè[4], thế tả tơi.
Người của, lấy cân ta thử nhắc,
Mới hay rằng của nặng hơn người.
Nguyễn Bỉnh Khiêm 1. Vàng mười: Thứ vàng mười tuổi. Chữ Hán gọi là "thập thành kim", một thứ vàng quý nhất. Câu thơ có nghĩa đen rất mỉa mai: nhân nghĩa tựa vàng, vàng là nhân nghĩa (ý này chuyển xuống câu 2). 2. Thốt. Tiếng cổ, nghĩa: nói năng. Thốt hỏi: ở đây có nghĩa là chào hỏi 3. Ý chỉ của cải nhiều. 4. Rượu chè. | |
|  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | Tiêu đề: Re: Nguyễn Bỉnh Khiêm Mon Jun 11, 2012 1:41 pm | |
| Cương thường tổng quát Trời phú tính ở mình ta,
Đạo cả cương thường[1] năm mấy ba.
Tôi hết ngay[2], chầu chức chúa,
Con hằng thảo[3], kính thờ cha.
Anh em mựa nỡ[4] điều hơn thiệt,
Bầu bạn cho hay nết thực nhà.
Nghĩa vợ chồng xem rất trọng.
Ở đầu phong hóa[5] phép chưng nhà.
Nguyễn Bỉnh Khiêm 1. Cương: là cái giường lưới tức cái dây chính của lưới, từ đó móc các sợi la, mắt lưới, nhà Nho dùng chữ "cương" để chỉ những quan hệ lớn nhất của xã hội phong kiến. Tam cương: vua (là giường của) tôi; cha (là giường của) con; chồng (là giường của) vợ. Ngũ thường: năm đức tính mà người ta hằng phải có: nhân (thương người), lễ (phép tắc trong sự ăn ở), nghĩa (lẽ phải), trí (sự sáng suốt), tín (giữ đúng lời nói). 2. Dịch chữ "trung" 3. Dịch chữ "hiếu". 4. Tiếng cổ, nghĩa: chẳng nên 5. Nhà nho xưa coi tình nghĩa vợ chồng là mối đầu của phong hoá, là cơ sở của xã hội. Truyện Hoa Tiên nói về tình vợ chồng có câu: "Khuê môn cho rệt mối đầu chỉnh phong". | |
|  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | Tiêu đề: Re: Nguyễn Bỉnh Khiêm Mon Jun 11, 2012 1:48 pm | |
| Dĩ hòa vi quý Ở thế, đừng tranh tiếng trượng phu[1],
Làm chi cho có sự đôi co[2].
Đây cậy đây khôn, đây chẳng chịu,
Đấy rằng đấy phải, đấy không thua.
Duật nọ mựa còn đua với bạng[3],
Lươn kia hầu dễ kém chi cò[4]?
Chữ rằng: "Nhân dĩ hoà vi quý[5]",
Vô sự thì hơn, kẻo phải lo.
Nguyễn Bỉnh Khiêm 1. Người đàn ông tài giỏi. Ý câu thơ răn người ta ở đời đừng có tranh hơn thua, tranh lấy cái tiếng tài giỏi. 2. Tranh cãi giằng co nhau về một việc gì 3. Duật nọ mựa còn đua với bạng. Duật: một loài chim nước. Bạng: con trai. Câu này dẫn điển "bạng duật tương tri, ngư ông đắc lợi" trong Chiếu quốc sách: Một hôm, con trai lên bãi cát mở miệng phơi nắng, con cò (duật) đến mổ vào thịt con trai, con trai liền khép vỏ lại, cặp chặt lấy mỏ con cò. Hai con giành nhau mãi, sau bị người chài bắt được cả đôi. 4. Lươn kia hầu dễ kém chi cò. Lươn: thân dài, có thể quấn chặt được thân cò. Cò: mỏ dài, có thể mổ vào thịt lươn. Ý nói mỗi bên đều có sở trường để đối địch với nhau. 5. Nhân dĩ hoà vi quý. Người ta ở đời nên lấy sự hoà hảo với nhau làm điều cốt yếu | |
|  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | Tiêu đề: Re: Nguyễn Bỉnh Khiêm Mon Jun 11, 2012 2:06 pm | |
| Dưỡng thânMới hay phú quý bởi thời vần[1],
Tu niệm ngang tàng thú dưỡng thân[2].
Hứng ý, miệng ngâm câu quốc ngữ,
Giải phiền, tay chuốc chén quỳnh xuân[3].
Đường hoa chào khách, mặt nhìn mặt,
Ngõ hạnh[4] đưa người chân ngại chân.
Dẫu có ai than, thì sẽ nhủ[5],
"Thái bình thiên tử, thái bình dân[6]". | Chữ "vị" là biếng nói năng,
Há rằng chẳng biết sự nên chăng.
Nhá rau lại tiếc mùi canh ngọt,
Nếm ếch còn thèm có giống măng.
Vuốt mặt còn chừa qua mũi nọ,
Rút dây lại nệ[7] động rừng chăng?
Dầu ai nghị luận điều lành dữ,
Chữ "vị" là vì biếng nói năng. |
Nguyễn Bỉnh Khiêm 1. Câu này ý nói: do số mệnh xoay vần mà được phú quý hay không, chứ cố gắng tìm kiếm cũng chẳng được. Bản in trong "Việt thi" của Trần Trọng Kim không có chữ "hay". 2. Tu niệm ngang tàng thú dưỡng thân. Câu này ý nói: nên tự mình nhắc nhở mình luôn luôn giữ cho bền vững, không để cho nhụt kém cái thú dưỡng thân. Dưỡng thân: theo nghĩa triết học, là giữ cho bền khí chất không để cho khí chất thay đổi theo ngoại cảnh mà sinh ra dục vọng. 3. Chén rượu ngon. Quỳnh tên một thứ ngọc quý. Xuân: ở đây là danh từ dùng trang sức cho lời nói (mỹ từ pháp). 4. Ngõ hạnh. Cũng như "ngõ mận", "cửa mận", danh từ chỉ nơi quyền quý, xem thêm chú thích bài 22 trên 5. tiếng cổ, nghĩa: bảo cho... 6. "Thái bình thiên tử, thái bình dân". Câu này ý nói: mong ước được sống trong cảnh thái bình, cả vua và dân đều chung hưởng hạnh phúc. 7. Sợ. Câu này tác giả nói thoát ý câu tục ngữ "Rút dây lại sợ động rừng". | |
|  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | Tiêu đề: Re: Nguyễn Bỉnh Khiêm Mon Jun 11, 2012 2:10 pm | |
| Giới dĩ phú lăng bần (Răn người cậy giàu mà coi thường người nghèo)Kẻ khó thường làm ích kẻ giàu,
Ở thì phải ngẫm, biết nhường nhau.
Bán kia, chẳng nỡ mua cho rẻ,
Vay nọ, xin đừng lấy lãi đau.
Bớt nỗi sai đời làm độc khổ[1],
Thôi thì đã trả hãy cơ cầu[2].
Nặng lòng nhân nghĩa hay thương khó,
Giàu ấy hầu toan mới được lâu[3].
Nguyễn Bỉnh Khiêm 1. Bớt nỗi sai đời làm độc khổ, Ngày trước, những nhà giàu chuyên môn làm nghề cho vay lấy lãi, gọi là "chủ nợ", người nghèo khó đi vay, gọi là "con nợ". Nếu đến hẹn mà con nợ chưa trả, thì chủ nợ có quyền cho bọn tay sai đến nhà con nợ thúc giục trả nợ, thì chúng giở đủ mánh khoé độc ác, nào giết gà, đánh chó để ăn, lên giường thờ ông bà ông vải của người ta để ngủ, v.v... Khi chúng ra về, con nợ còn phải có tiền hoặc phẩm vật gì tiễn chúng thì mới xong xuôi. 2. Hãy cơ cầu: hãy còn cơ cầu (ác nghiệt). Ý nói khi con nợ đã trả đủ gốc và lãi rồi, chủ nợ hãy còn yêu sách phải tạ ơn nải chuối, buồng cau, hoặc con gà, quả gạo nếp, thủ lợn. 3. Nặng lòng nhân nghĩa hay thương khó, Giàu ấy hầu toan mới được lâu. Câu 7, 8 ý tác giả khuyên người đời khi đã giàu có rồi, muốn được bền thì phải có lòng nhân nghĩa đối xử với mọi người, đặc biệt là phải thương kẻ nghèo hèn đói khổ. Rõ ràng lời khuyên vẫn bao hàm cái ý chấp nhận trật tự phong kiến, có kẻ giàu người nghèo, vì tác giả không vượt nổi ra ngoài ý thức hệ phong kiến. | |
|  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | Tiêu đề: Re: Nguyễn Bỉnh Khiêm Mon Jun 11, 2012 2:15 pm | |
| Giới sắc(Răn người ham sắc đẹp) Cẩn[1] cho hay, chẳng phải chơi,
Sắc xem dường sóng, dễ xiêu người[2].
Lửa rơm nếu chửa ngăn lòng tục,
Giường mối đâu còn biết lẽ trời[3].
Có chồng con bao xiết nỗi,
Hay bùa thuốc ấy thói đời[4].
Kham hiền[5], luận ác "dâm vi thủ[6]",
Cẩn cho hay, chẳng phải chơi.
Nguyễn Bỉnh Khiêm 1. Giữ gìn, đề phòng cho chu đáo, không sơ suất. 2. Người xưa thường hay dùng hình ảnh này. Một câu thơ cổ: "Sắc bất ba đào, dị nịch nhân" (Sắc chẳng có sóng, mà dễ khiến làm đắm người). Lý Diên -Niên (Đường) cũng có câu: "Nhất tiếu khuynh nhân thành, tái tiếu khuynh nhân quốc" (Người đẹp cười lần thứ nhất làm nghiêng thành người, cười lần thứ hai làm nghiêng nước người). 3. Câu 3, 4 ý nói: khi gần sắc đẹp, nếu chẳng giữ mình, để cho lòng tục lôi kéo đến chỗ "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" và lúc đó, sẽ quên hết lẽ trời và đạo đức con người. 4. Người xưa tin rằng để làm cho người khác say mê, người ta có thể dùng "bùa thuốc". 5. Đáng khen là hiền. 6. Theo quan điểm Nho giáo luận về mọi tội ác, định rõ dâm ô là đứng đầu. Người xưa có câu: "Bách ác, dâm vi thủ; vạn thiện, hiếu vi tiên" (Trăm điều ác, dâm là đầu; vạn điều lành, hiếu đứng trước). | |
|  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | Tiêu đề: Re: Nguyễn Bỉnh Khiêm Mon Jun 11, 2012 2:19 pm | |
| Giới sùng Phật vô ích (Răn người sùng bái Phật vô ích)Suy lý cho cùng Phật ấy ta,
Lọ là chung bóng đạo Di Đà?
Hiền lành, hãy giữ bề tu kỷ[1],
Dối trá, đừng nghe đứa xuất gia[2].
Dễ chúng đúc chuông[3] nhân đã lạ,
Đặt điều phá ngục[4] thói ru mà.
Chẳng tin, Lương Vũ[5] còn bia cũ,
Tra[6], mà lại biết thực chẳng ngoa.
Nguyễn Bỉnh Khiêm 1. Sửa mình. 2. Bỏ nhà đi tu 3. Đúc chuông. Nhà tu hành đạo Phật thường đem tờ phả khuyến đi khuyên giáo thập phương, lấy tiền của để đúc chuông, hoặc tô tượng Phật. Họ cho đấy là việc "công đức". 4. Theo thuyết của nhà tu hành đạo Phật, thì dưới âm phủ có 18 địa ngục, ở địa ngục có quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa hành tội chúng sinh, vì thế nên phải lập đàn làm chay nhằm phá ngục để siêu độ chúng sinh. 5. Tức Vũ Đế (502-540) Nhà Lương, thời Nam Bắc Triều. Vũ Đế rất ham mê Phật giáo. Về sau bị Hầu Cảnh vây đánh, 7 ngày không có gì ăn, phải chết đói. 6. Tức tìm tòi, tra cứu. Câu này ý nói: nghiên cứu đến nơi đến chốn, thì biết chuyện Vũ Đế sùng Phật mà bị chết đói không phải sai ngoa, từ đó đủ biết mộ đạo Phật nào có ích gì? | |
|  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | Tiêu đề: Re: Nguyễn Bỉnh Khiêm Mon Jun 11, 2012 2:40 pm | |
| Giới tham (Răn người có lòng tham)Tượng trời[1] âu đã quá đồng cân,
Định cho ai, ắt có phần.
Muốn vô nhai[2], khôn lẽ được,
Ơn phi phận[3], khá đều phân.
Đủ no hay vậy, xin thong thả,
Sạo sục[4] làm chi, luống nhọc nhằn!
Nếu tham hơn thì phải thiệt,
Hãy ghi lời ấy để mà răn.
Nguyễn Bỉnh Khiêm 1. Chỉ đồng tiền (được đúc tròn theo tượng trời). Câu này ý nói: đồng tiền được đúc theo tượng trời, ắt cũng cân bằng, không thiên lệnh. 2. Ý nói trong bụng quá tham, không biết thế nào là bờ bến 3. Ơn huệ vốn không phải phần mình đáng được hưởng 4. Tiếng cổ, nghĩa: nôn nóng, bồn chồn | |
|  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | Tiêu đề: Re: Nguyễn Bỉnh Khiêm Mon Jun 11, 2012 2:46 pm | |
| Khuyến đãi bằng hữu (Khuyên đối xử với bạn)Làm người dầu dã bạn cùng ai,
Chữ "tín" tua thìn chẳng chút sai[1].
Đừng có nồng chi rồi lại lạt,
Nếu mà thắm lắm ắt liền phai[2].
Chợ hàng, miễn nhớ tuồng chơi họp[3],
Rượu bạc, xin thôi sức ép nài.
Sắc ắt sơ[4] hằng cần đấy,
Yêu nhau nghĩa ấy mới bền dai.
Nguyễn Bỉnh Khiêm 1. Câu 2 ý nói: chơi với bạn nên giữ chữ "tín" cho trọn vẹn, chớ đơn sai. Tín là giữ đúng lời hứa, lời hẹn với bạn, khiến bạn có thể tin cậy. 2. Trong quan hệ bè bạn, người xưa thường nhắc câu: "Quân tử chi giao đạm nhược thủy" (tình bạn bè của người quân tử thanh đạm như nước). Ca dao cổ cũng có câu: "Xin ai đừng thắm, chớ phai, thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu". 3. Câu 5 ý nói: làm bạn với nhau, đừng rủ rê nhau ăn uống nay chợ mai hàng, bê tha, mất tư cách. 4. Viết thoát ý lời của Khổng Tử: "Bằng hữu, sắc tư sơ hi" ý nói đối với bầu bạn, nếu mình can ngăn luôn luôn (sắc) tất sẽ bị bạn xa lánh (sơ) - (Luận ngữ). | |
|  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | Tiêu đề: Re: Nguyễn Bỉnh Khiêm Mon Jun 11, 2012 3:37 pm | |
| Nhân tình thế thái bài (?) (Thế gian biến cải)Thế gian biến cải vũng nên doi[1],
Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi.
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử[2],
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
Xưa nay đều trọng người chân thực,
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi[3].
Ở thế[4] mới hay người bạc ác,
Giàu thì tìm đến, khó tìm đi.
Bản khác có một số từ thay đổi và ghi tựa là: Thói đời:
Thế gian biến đổi vũng nên đồi
Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi
Còn bạc, còn tiền còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu hết ông tôi
Xưa nay đều trọng người chân thực
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi
Ở thế mới hay người bạc ác
Giàu thì tìm đến khó tìm lui.
Nguyễn Bỉnh Khiêm 1. Ý nói ở nhân gian thường có sự thay đổi ghê gớm cũng ví như sông sẽ thành núi, vũng sẽ thành doi cát. Có bản chép là "đồi". 2. Đệ tử: chỉ học trò, đầy tớ 3. Hoặc đãi buôi, có nghĩa: nói tử tế ở cửa miệng, không thành thực 4. Ở đời. | |
|  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | Tiêu đề: Re: Nguyễn Bỉnh Khiêm Mon Jun 11, 2012 4:10 pm | |
| Nhân tình thế thái - bài 38 (Cảnh nhàn)Một mai một cuốc một cần câu,
Thơ thẩn dù ai[1] vui thú nào.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao.[2]
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao.
Rượu đến gốc cây ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.[3]
Nguyễn Bỉnh Khiêm 1. Mặc cho ai, mặc cho ta. Tiếng ai là tiếng tác giả tự nói mình. 2. Bao hàm ý hơi mỉa mai. Nói "dại" nhưng thực ra tự cho là "khôn", và ngược lại. Giá: thứ rau bằng mầm của hột đậu xanh ngâm ủ, mọc lên. Thơ ca dân gian có câu: "Đậu ngâm nên giá, đãi đằng nhau chi". 3. Tác giả ý dẫn điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hoè, rồi mơ thấy mình ở nước Hoè An, được công danh phú quý rất mực vinh hiển... Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hoá ra đó là một giấc mộng, thấy dưới cành hoè phía Nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Câu chuyện nói lên quan niệm của người xưa cho cuộc đời toàn là chuyện hư ảo, hão huyền. Phú quý chỉ là một giấc chiêm bao. | |
|  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Vân Nhi Đại Ca


Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
 | |  | | Sponsored content
 | Tiêu đề: Re: Nguyễn Bỉnh Khiêm  | |
| |
|  | | | Nguyễn Bỉnh Khiêm | |
|
Similar topics |  |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |