Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Gửi em ở cuối sông Hồng
Khuông Việt Thiền sư EmptyFri Feb 17, 2023 8:01 am by Vân Nhi

» Tôi đi học
Khuông Việt Thiền sư EmptySat Sep 07, 2019 4:23 pm by Vân Nhi

» Trần Hưng Đạo
Khuông Việt Thiền sư EmptyWed Jun 06, 2018 4:53 pm by Vân Nhi

» Huyền Chi
Khuông Việt Thiền sư EmptyMon Jun 04, 2018 4:35 pm by Vân Nhi

» Guitar đường phố: đỉnh của đỉnh
Khuông Việt Thiền sư EmptyTue May 29, 2018 7:45 am by Vân Nhi

» Quan Âm Thị Kính
Khuông Việt Thiền sư EmptyFri May 25, 2018 2:02 pm by Vân Nhi

» Thanh Tịnh
Khuông Việt Thiền sư EmptyMon May 21, 2018 3:25 pm by Vân Nhi

» Thuyền viễn xứ
Khuông Việt Thiền sư EmptyThu May 03, 2018 2:19 pm by Vân Nhi

» Xuân Tâm
Khuông Việt Thiền sư EmptyThu Jul 06, 2017 1:49 pm by Vân Nhi

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Most Viewed Topics
Lý Bạch
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Khuyến
Vũ Hoàng Chương
Bùi Giáng
Đoạn Trường Tân Thanh
Chế Lan Viên
Đại Nam Quốc Sử diễn ca
Trần Tế Xương
Quách Tấn
Keywords
nhân Xương Pháp dũng Liên trinh Đường thầy thảm miền những xuân Khuyến Thiên quách Lược Trần Luật phan Trọng Chỉnh nhất nguyễn trường đoạn công

 

 Khuông Việt Thiền sư

Go down 
Tác giảThông điệp
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Khuông Việt Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Khuông Việt Thiền sư   Khuông Việt Thiền sư EmptyFri Oct 12, 2012 4:46 pm

Khuông Việt Thiền sư
(933-1011)

Khuông Việt Thiền sư Khuongvietthiensu

Khuông Việt Thiền sư (匡越禪師) có tên tục là Ngô Chân Lưu (吳真流) - là cháu đích tôn của vua Ngô Quyền (thiền sư là con trai cả của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, và là anh của sứ quân Ngô Xương Xí). Có thuyết nói thiền sư sinh năm 930 tại làng Cát Lợi, phủ Thường Lạc, nay là xã Phục Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đó là thời kỳ đất nước loạn lạc, chính thể chưa yên sau khi vua Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán (938) giành độc lập. Sau khi vua Ngô Quyền mất, lẽ ra cha của thiền sư là Ngô Xương Ngập nối ngôi nhưng bị Dương Tam Kha cướp ngôi. Gia đình thiền sư phải chạy loạn vào xứ Thanh...

Thiền sư Khuông Việt là một đại trí thức mở nước. Tư tưởng và học vấn uyên thâm của đại sư được hình thành và phát triển trên cơ sở của việc học tập Nho giáo sau đó là Phật giáo. Thời kỳ lịch sử cuối thế kỷ X và đầu thế kỷ XI ở nước ta, việc học chưa có điều kiện phát triển. Hầu hết các trí thức đều xuất thân chủ yếu từ các nhà chùa. Sau khi học Nho, Ngô Chân Lưu xuất gia tại chùa Phật Đà. Năm 20 tuổi, thiền sư cùng trụ trì chùa Phật Đà đến chùa Khai Quốc (trước ngoài đê sông Hồng, nay là chùa Trấn Quốc) cầu pháp, thụ đại giới với Thiền sư Vân Phong. Sau đó, thiền sư được truyền tâm ấn, trở thành vị tổ đời thứ tư dòng thiền Vô Ngôn Thông (dòng thiền vào nước ta năm 820, phát triển rực rỡ nhất vào thời Lý và là tiền thân của phái thiền Trúc Lâm - Yên Tử thời Trần sau này).

Thiền sư Khuông Việt là người xây dựng chùa Non Nước ở núi Vệ Linh (núi Sóc) sau một lần được Tỳ Sa Môn Thiên Vương báo mộng. Năm 969, vua Đinh Tiên Hoàng mời ngài về kinh (Hoa Lư) vấn thiền. Thấy thiền sư quả thực thông tuệ, vua đã phong cho chức Tăng Thống và ban hiệu Khuông Việt (khuông phò nước Việt). Những buổi thiết triều, ngài đều được dự bàn việc nước. Triều đại thay đổi, vua Lê Đại Hành nắm quyền, thiền sư Khuông Việt, thiền sư Pháp Thuận vẫn là những trụ cột trí thức của triều đình.

Vua Lê Đại Hành đã phong chức Quốc sư cho Khuông Việt. Tại kinh đô Hoa Lư, Quốc sư Khuông Việt vừa phụ trách việc tôn giáo vừa là cố vấn của vua. Quốc sư đã đóng góp nhiều kế sách về tổ chức kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Giành thắng lợi trên chiến trường, Quốc sư Khuông Việt chủ trương hòa bình với nhà Tống, năm 986, ông và sư Đỗ Pháp Thuận phụng mệnh vua tiếp Lý Giác là sứ của nhà Tống. Sử sách còn ghi lại bài thơ “Vương lang quy” – một tác phẩm văn học ngoại giao xuất sắc đầu tiên của dân tộc do Quốc sư viết tặng Lý Giác lúc lên đường trở về nước.

Khi vua Lê Ngọa Triều băng hà, Quốc sư Khuông Việt cùng thiền sư Vạn Hạnh đã ủng hộ tích cực và tôn phò Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, thế vận nước ngày một hưng thịnh, Quốc sư Khuông Việt đã dời bỏ triều đình về chùa mở trường đào tạo tăng tài, tức là đào tạo trí thức cho đất nước. Người học trò nổi tiếng của Quốc sư là Thiền sư Đa Bảo - người có vai trò rất lớn đối với triều đình vua Lý Thái Tổ. Ngày 15/2 năm Thuận Thiên thứ 2 (1011), khi sắp cáo tịch, sư dạy Đa Bảo kệ rằng: “Trong cây vốn có lửa; Có lửa, lửa mới bừng; Nếu bảo cây không lửa; Cọ xát do đâu bùng”...

Quốc sư Khuông Việt qua đời ngày 22/3/1011 (âm lịch), thọ 82 tuổi.

Trải ba triều Đinh, Lê, Lý, với tầm kiến văn sâu sắc, uyên thâm đạo pháp, bằng uy tín và vị thế to lớn, Quốc sư Khuông Việt đã làm cho nước Đại Việt ngày một ổn định và hưng vượng. Tri ân thiền sư, ngày nay nhiều địa phương đã lấy pháp danh của thiền sư đặt tên đường, tên trường, tên tạp chí, thậm chí không chỉ trong nước ta mà ở Pháp (Paris) và Na Uy cũng có chùa mang danh của thiền sư.

Tác phẩm hiện còn khúc ca: Vương lang quy, 2 câu thơ, và một bài kệ ứng khẩu lúc sắp mất.

Nguồn: internet

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Khuông Việt Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khuông Việt Thiền sư   Khuông Việt Thiền sư EmptyMon Oct 15, 2012 8:22 am

Nguyên hỏa

Bản chữ Hán

元火

木中元有火,
元火復還生。
若謂木無火,
鑽燧何由萌
Phiên âm Hán Việt

Nguyên hỏa

Mộc trung nguyên hữu hoả,
Nguyên hoả phục hoàn sinh.
Nhược vị mộc vô hoả,
Toàn toại hà do manh?
Dịch nghĩa

Gốc lửa

Trong cây vốn có lửa,
Yếu tố lửa đầu tiên vẫn tái sinh không ngừng.
Nếu nói rằng cây không có lửa,
(Thì khi) dùi cây lấy lửa, lửa từ đâu phát ra?


Các bản dịch thơ

Gốc lửa

Lửa sẵn có trong cây,
Vơi đi, chốc lại đầy,
Ví cây không sẵn lửa,
Xát lửa, sao bùng ngay?


Bản dịch: Huệ Chi - Phạm Tú Châu



Cây xanh sẵn lửa bao đời
Truyền qua bao kiếp đổi dời tái sinh
Nếu không sẵn nhiệt tử sanh
Đem cây cọ xát dễ thành lửa sao?

Bản dịch: Nguyễn Bá Chung

Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

“Mộc trung nguyên hữu hỏa, hữu hỏa, hỏa hoàn sanh”. Lửa vốn có sẵn trong cây, nên khi cọ xát cây thì lửa phát cháy. Trong cây khô chúng ta dùng phương tiện kéo lửa, cọ xát vào thân cây một thời gian, thấy nóng dần rồi bốc khói và sau đó phát lửa. Do trong cây có sẵn lửa nên cọ xát mới phát lửa.

“Nhược vị mộc vô hỏa, toản toại hà do manh”.Nếu trong cây không có lửa, khi cọ xát làm sao phát ra lửa ? Dù cho chúng ta có cọ kéo nghiền nát cả cây cũng không có lửa. Trong cây sẵn có lửa dụ cho mọi người chúng ta ai ai cũng có sẵn tánh Phật. Cọ xát cây lửa phát sanh, dụ cho tu hành được giác ngộ thành Phật. Ý Ngài muốn nói nơi mỗi người chúng ta ai ai cũng sẵn có tánh Phật, nếu khéo ứng dụng lời Phật dạy để tu thì sẽ thành Phật. Và, nếu chúng ta không có sẵn tánh Phật dù cho có tu đến đâu cũng không giác ngộ được. Bài kệ này có hai phần quan trọng chúng ta cần phải biết để vững lòng tin trên đường tu tiến.

1. Đức Phật do tu mà được giác ngộ thành Phật. Nếu không có sẵn tánh Phật dù cho Ngài thiền định bao lâu tánh Phật của Ngài cũng không hiển lộ. Do có sẵn tánh Phật, Ngài thiền định tâm thanh tịnh tánh Phật hiện tiền gọi là thành Phật. Như vậy, Ngài là một con người có sẵn tánh Phật, khéo tu nên được giác ngộ thành Phật. Chúng ta cũng là một con người cũng có sẵn tánh Phật, nếu chúng ta khéo ứng dụng lời Ngài dạy để tu, thì cũng được giác ngộ thành phật như Ngài. Sở dĩ chúng ta ngày nay tu mà không thành Phật là vì chúng ta không khéo tu. Cũng giống như cây khô người ta cọ ra lửa, mình cũng theo phương pháp cọ của người ta, cọ cây khô của mình cho ra lửa để xài, nhưng vì cọ sơ sơ nên không có lửa. Biết rõ điều này chúng ta không mặc cảm chỉ có Phật mới tu tah2nh Phật, còn chúng ta không phải Phật dù có tu đến đâu cũng không thành. Phật có tánh Phật Ngài tu thành Phật, chúng ta có tánh Phật nếu tu như Ngài thì cũng thành Phật. Ngôi vị Phật không phải dành riêng cho đức Thích Ca Mâu Ni, mà ai ai cũng có quyền đạt đến quả Phật. Thành Phật hay không thành Phật là do biết biết ứng dụng đúng pháp Phật dạy hay không Nếu thực hành đúng pháp thì tánh Phật hiển lộ thành Phật, nếu không biết ứng dụng, hoặc ứng dụng sai pháp Phật dạy thì tánh Phật không hiển lộ, không thành Phật. Chớ mặc cảm chúng ta tu không thể thành Phật, vì trước khi thành Phật Ngài cũng là con người, từ con người do tu mà Ngài thành Phật. Cũng vậy, mọi người chúng ta nếu khéo tu thì cũng thành Phật như Ngài. Song chúng ta có cái bệnh mặc cảm nữa là, Phật tu nhiều đời nhiều kiếp, còn kiếp chót Ngài tu mới thành Phật, chúng ta tu chưa bao nhiêu làm sao thành Phật được ! Vì chúng ta quá yếu đuối nên mới có những mặc cảm như thế.

2. Đức Phật sinh hoạt y hệt chúng ta. Ngài sanh ra trong một gia đình có cha mẹ lớn lên có vợ con, Ngài cũng hưởng dục lạc như mọi người thế gian. Khi tận mắt nhìn thấy người già, người bệnh, người chết, ngang đây Ngài thức tỉnh đi tu. Ngài cũng là người phàm như chúng ta, nhưng khi thức tỉnh Ngài đi tìm phương pháp để tu hành. Do ứng dụng những phương pháp tu, lần lần Ngài đạt được đạo quả. Lúc chưa thức tỉnh Ngài cũng là phàm phu, khi thức tỉnh rồi, do tu Ngài mới thành Phật. Chúng ta ngày nay cũng là phàm phu, dám cạo bỏ râu tóc vào chùa, sống phạm hạnh theo quy củ của Thiền môn là đã có tỉnh rồi. Tuy có tỉnh, nhưng chưa khéo tu, tu chưa đúng mức, tu lai rai nên chưa thành Phật. Thái tử Sĩ-đạt-ta sau khi dứt khoát rời bỏ hoàng cung vào rừng tu, tâm không do dự luyến tiếc cảnh đời, chỉ một bản hoài là phải tu cho sáng đạo, nên khi tu Ngài quyết tâm vì đạo quên thân. Chúng ta ngày nay xuất gia vào chùa, thỉnh thoảng nghe ở nhà có chuyện vui buồn là xin phép về để dự, để sắp đặt... Đó là duyên ngoài chưa dứt khoát cắt đứt, còn duyên trong tức là hạ thủ công phu cũng chưa quyết liệt, chưa dám quên ăn quên ngủ, chưa dám xem thường thân mạng. Xưa Phật ngồi Thiền một mình suốt ngày đêm, đâu có ai giám Thiền. Ngày nay chúng ta ngồi Thiền có người giám Thiền giúp đỡ, thế mà vẫn ngủ gà ngủ gật, có khi xả Thiền sớm đi ra. Đó là chúng ta chưa đúng mức. Xưa đức Phật tu có một thời gian ngắn là thành đạo. Ngày nay chúng ta tu khá lâu, nhiều người tu hơn mười năm, hai mươi năm... vẫn chưa đạt được kết quả, và nếu có kết quả thì cũng giới hạn. Đó là tại công phu chua đúng mức, chớ không phải chúng ta không có khả năng thành Phật.

Tóm lại bài kệ này Ngài dạy người tu, xuất gia cũng như tại gia, ai cũng có tánh Phật và ai cũng có khả năng thành Phật như nhau, không ai kém ai. Nếu thực hành đúng như lời Phật dạy thì có kết quả như Ngài, nếu thực hành chưa đúng mức thì kết quả kém hơn. Đó là do công phu chưa viên mãn, không phải quả Phật chỉ dành cho Phật, còn phàm phu thì không có phần. Hiểu như vậy thì trên đường tu vững lòng tin, tự tin nơi mình có tánh Phật tu đúng pháp sẽ thành Phật không nghi.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Khuông Việt Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khuông Việt Thiền sư   Khuông Việt Thiền sư EmptyMon Oct 15, 2012 8:38 am

Thủy chung

Bản chữ Hán

始终

始终无物妙虚空

会得真如体自同。
Phiên âm Hán Việt

Thủy chung

Thuỷ chung vô vật diệu hư không,

Hội đắc chân như thể tự đồng.
Dịch nghĩa

Thủy chung

Không có cái gì là "thuỷ" và "chung" chỉ, "hư không" mới là thần diệu,

Nếu hiểu được chân như thì (vạn vật) sẽ tự đồng nhất với tâm thể (của mình).



Các bản dịch thơ

Thủy chung

Sau trước có gì đâu!

Hư không mới nhiệm mầu.

Chân như, bằng hiểu được,

Tâm thể, cũng như nhau.


Bản dịch: Huệ Chi


Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Khuông Việt Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khuông Việt Thiền sư   Khuông Việt Thiền sư EmptyMon Oct 15, 2012 8:48 am

Vương lang quy [1]

Bản chữ Hán

王郎歸

祥光風好錦帆張,
神僊復帝鄉。
千重萬里涉滄浪,
九天歸路長。
人情慘切對離觴,
攀戀星星郎。
願將深意為南強,
分明報我皇。
Phiên âm Hán Việt

Vương lang quy

Tường quang phong hảo cẩm phàm trương,
Dao vọng thần tiên phục đế hương.
Vạn trùng sơn thuỷ thiệp thương lang,
Cửu thiên quy lộ trường.
Tình thảm thiết,
Đối ly trường.
Phan luyến sứ tinh lang;
Nguyện tương thâm ý vị biên cương,
Phân minh tấu ngã hoàng.
Dịch nghĩa

Chàng Vương trở về

Hây hây làn gió trong ánh sáng tốt lành, giương cách buồm gấm,
Xa ngóng vị thần tiên trở lại chốn đế hương.
Non nước muôn trùng, vượt làn bể xanh,
Đường về phương trời xa thăm thẳm.
Tình thảm thiết,
Đối chén rượu ly biệt.
Vin xe sứ giả lòng quyến luyến;
Xin đem cái ý sâu xa vì cõi biên cương này,
Tâu thật minh bạch với hoàng đế chúng ta.



Các bản dịch thơ

Chàng Vương trở về

Gió xuân đầm ấm cánh buồm giương,
Ngóng vị thần tiên lại đế hương.
Non nước nghìn trùng vượt đại dương,
Trời xa bao dặm trường!
Tình thảm thiết,
Chén đưa đường.
Vin xe sứ giả vấn vương!
Dám xin tâu rõ cùng thánh thượng:
Lưu ý chốn biên cương.


Bản dịch: Trần Thanh Mại
(Giai thoại van học Việt Nam)



1. Bài "Vương lang quy" được cho là sáng tác theo lệnh của vua Lê Ðại Hành trong dịp tiễn sứ thần nhà Tống là Lý Giác về nước năm 987. Bài này còn có một số dị bản khác.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Khuông Việt Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khuông Việt Thiền sư   Khuông Việt Thiền sư Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Khuông Việt Thiền sư
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thơ Tuyển Việt Nam :: Thời Lý - Trần - Hồ (1009-1427)-
Chuyển đến