Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
Tiêu đề: Bà Huyện Thanh Quan Thu May 03, 2012 9:37 am
Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848)
Theo Dư địa chí Thừa Thiên Huế, bà Huyện Thanh Quan (婆縣清觀) sinh năm Ất Sửu 1805 - mất năm Mậu Thân 1848, tên thật là Ngô Thị Hinh (các tài liệu trước đây ghi là Nguyễn Thị Hinh), quê làng Nghi Tàm, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Bà thắm duyên với ông Lưu Nguyên Ôn (Lưu Nghi), người làng Nguyệt áng, huyện Thanh Trì, làm Tri huyện Thanh Quan (Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) thời vua Nguyễn, nên bà thường được gọi theo chức vụ của chồng là bà huyện Thanh Quan.
Bà huyện Thanh Quan là một nhà thơ nổi tiếng; thơ bà điêu luyện, chuẩn mực về niêm luật, hàm súc giàu nhạc điệu. Nhờ vậy, thời kỳ bà theo chồng vào làm việc ở Huế, bà được vua Minh Mạng sung vào triều làm Cung Trung giáo tập để dạy công chúa và các cung nhân học. Ở Huế, bà giao thiệp và để lại ấn tượng sâu sắc với nhiều kẻ sĩ. Năm 1847, sau khi chồng mất, bà đưa bốn con nhỏ từ Huế về sống tại quê nội ở làng Nghi Tàm, năm sau thì qua đời, hưởng dương 43 tuổi.
Bà huyện Thanh Quan đã để lại 6 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật, trong đó có Qua đèo Ngang, Thăng Long hoài cổ, Chùa Trấn Bắc, Chiều hôm nhớ nhà... biểu thị lòng yêu mến phong cảnh thiên nhiên và tâm trạng ai hoài trước sự đổi thay của thế sự. Ngoài ra, còn một bài thơ Cảnh Thu hiện chưa rõ là của bà hay của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
Tiêu đề: Re: Bà Huyện Thanh Quan Thu May 03, 2012 9:45 am
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
Tiêu đề: Re: Bà Huyện Thanh Quan Thu May 03, 2012 10:52 am
Song nữ tế tế thái thủy văn (Bài văn của hai chàng rể tế mẹ vợ)
Bài văn tế của Bà Huyện Thanh Quan viết bằng chữ nôm, chép trong Quốc phong ngẫu vịnh, kí hiệu VHv.2248, lưu trữ tại Thư viện Hán Nôm. Bản phiên âm đăng trên Tạp chí Hán Nôm, số 1, 1990.
Trước sàng linh[1] khóc mà than rằng:
Kỳ trăm năm chưa mãn[2], mẹ vội lên cõi Phật chẳng nhìn con,
Ơn chín chữ khôn đền, con tìm khắp dưới trời không thấy mẹ.
Năm mươi năm chưa trọn kiếp phù sinh, chồi liễu bỗng sương giăng nắng xế
Ôi !
Lá rụng ngàn xuân,
Mây lồng đỉnh dãy,
Trên tiên cảnh chợt mách tin, thanh điểu[13] rước cùng đi cho vẹn nghĩa tao khang[14].
Dưới trần hoàn[15] dầu cưu dạ[16] từ ô[17] tìm đâu thấy để đền ơn non bể[18]
Núm đồng nghiêng, dễ cấm tiếng chuông rè,
Chùm quả nặng, khôn nâng cành lá ủ.
Song cũng biết một trai là có, nhưng đà mây bay hạc lánh, thừa điêu[19] phải cậy tôn hàng[20]
Đã hay mười gái cũng là không, khôn biết quả mãn thuyền đầy, tương sự[21] chỉ nhờ tay nữ tế[22].
Rày:
Nhân tiết hạ thiên[23]
Lâm tuần đoan ngọ[24],
Gọi là bát nước điển hương, lòng thành kính dãi bày trong ngu tế[25].
Bà huyện Thanh Quan
Nguồn: http://vi.wikisource.org 1. Sàng linh (linh sàng): giường thờ người chết 2. Câu này ý nói sống chưa đầy trăm tuổi. 3. Chỗ này nguyên văn hình như sót hai chữ. 4. Duyên tác hợp: chỉ việc lấy chồng 5. Rổ tần phồn: rổ bèo, rau. Cả câu ý nói mẹ tần tảo, chăm lo việc nhà, noi gương mẹ dì mình. 6. Chi diệp: Cành và lá, đây chỉ con cháu. 7. Tạ thị: Họ Tạ, một dòng họ lớn ở Trung Quốc thời xưa, có con cháu đông đúc. 8. Nghi gia: ăn ở hòa hợp, có công với nhà chồng. 9. Thù thế: cư xử với đời. 10. Ba kỷ: 1 kỷ là 12 năm, 3 kỷ tức là 36 năm. 11. Giai lão: Vợ chồng sống hòa hợp nhau cho đến già. Cả câu nói khi bà mẹ mới ngoài 36 tuổi thì chồng mất. 12. Buồng hung: phòng ở của người cha. 13. Thanh điểu: con chim xanh, đây chỉ sứ giả của cõi tiên 14. Nghĩa tao khang: nghĩa vợ chồng gắn bó từ thuở còn nghèo khó. 15. Trần hoàn: Cõi trần. 16. Cưu dạ: mang trong lòng 17. Từ ô: Con quạ, một loài chim có hiếu. Đây chỉ người con có hiếu. 18. Ơn non bể: ơn cha mẹ sâu nặng như non như bể. 19. Thừa điêu: Thừa kế việc thờ cúng tổ tiên. 20. Tôn hàng: hàng cháu. 21. Tương sự: đỡ đần công việc 22. Nữ tế: con rể 23. Hạ thiên: trời mùa hạ 24. Đoan Ngọ: ngày mồng 5 tháng 5 âl 25. Ngu tế: một lễ tế trong tang lễ thời xưa.