Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Gửi em ở cuối sông Hồng
Đạo Hạnh Thiền sư        EmptyFri Feb 17, 2023 8:01 am by Vân Nhi

» Tôi đi học
Đạo Hạnh Thiền sư        EmptySat Sep 07, 2019 4:23 pm by Vân Nhi

» Trần Hưng Đạo
Đạo Hạnh Thiền sư        EmptyWed Jun 06, 2018 4:53 pm by Vân Nhi

» Huyền Chi
Đạo Hạnh Thiền sư        EmptyMon Jun 04, 2018 4:35 pm by Vân Nhi

» Guitar đường phố: đỉnh của đỉnh
Đạo Hạnh Thiền sư        EmptyTue May 29, 2018 7:45 am by Vân Nhi

» Quan Âm Thị Kính
Đạo Hạnh Thiền sư        EmptyFri May 25, 2018 2:02 pm by Vân Nhi

» Thanh Tịnh
Đạo Hạnh Thiền sư        EmptyMon May 21, 2018 3:25 pm by Vân Nhi

» Thuyền viễn xứ
Đạo Hạnh Thiền sư        EmptyThu May 03, 2018 2:19 pm by Vân Nhi

» Xuân Tâm
Đạo Hạnh Thiền sư        EmptyThu Jul 06, 2017 1:49 pm by Vân Nhi

November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar
Most Viewed Topics
Lý Bạch
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Vũ Hoàng Chương
Chế Lan Viên
Bùi Giáng
Nguyễn Khuyến
Đại Nam Quốc Sử diễn ca
Đoạn Trường Tân Thanh
Trần Tế Xương
Quách Tấn
Keywords
thầy phan nhau những nhất thảm Lược trường Trọng Pháp Chỉnh Trần nhân Luật Đường công Xương xuân Liên Khuyến nguyễn dũng đoạn khuất miền Phong

 

 Đạo Hạnh Thiền sư

Go down 
Tác giảThông điệp
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Đạo Hạnh Thiền sư        Empty
Bài gửiTiêu đề: Đạo Hạnh Thiền sư    Đạo Hạnh Thiền sư        EmptySat Jun 02, 2012 4:05 pm

Ðạo Hạnh Thiền Sư
(? - 1117)

Từ Lộ là con ông Từ Vinh giữ chức Tăng quan đô án triều Lý. Sinh năm nào và quê quán ở đâu chưa rõ, trú quán ở hương Yên Lãng (tục gọi làng Láng).[1]

Theo Thiền uyển tập anh, ông là nhà sư thuộc thế hệ thứ mười hai, dòng thiền Nam phương, nhưng qua sử sách, phương pháp tu hành lại gần với phái Mật Tông[2]. Tu ở chùa Thiên Phúc[3], trên núi Phật Tích, châu Quốc Oai.Cho đến nay, ta chưa biết hành trạng đích thực của Từ Ðạo Hạnh thế nào, nhưng theo Thiền uyển tập anh thì ông từng kết bạn với hai nhà sư Giác Hải[4], Minh Không và cả ba người đã tìm đường sang ấn Ðộ để học đạo Phật. Có thể nói đây là một trong những nhân vật mà giữa truyền thuyết và sự thực, khó phân định ranh giới cho minh bạch.

Ông mất vào nãm Ðinh Dậu, niên hiệu Hội Tường Ðại Khánh thứ tám (1117).

Truyền thuyết lưu rằng, sau khi Từ Đạo Hạnh chết, ông đầu thai thành con của Sùng Hiền Hầu - em trai của vua Lý Nhân Tông. Vị vua này không có con nên đã nhường ngôi cho con của Sùng Hiền Hầu, người con này chính là Từ Đạo Hạnh đầu thai, trở thành vua Lý Thần Tông.

Tại Hà Nội có chùa Láng được xây dựng đời vua Lý Anh Tông (con của Lý Thần Tông). Chùa thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông.

Tác phẩm: hiện còn 4 bài thơ chữ Hán và 1 bài Giáo trò


Nguồn: internet


1. Làng Láng: đời Lý không rõ thuộc huyện nào; đời Trần thuộc huyện Từ Liêm, phủ Ðông Ðô, lộ Ðại La Thành. Nay là phường Láng Hạ và Láng Thượng, quận Ðống Ða, Hà Nội.
2. Mật tông: còn có tên là Chân ngôn tông, một tông phái của đạo Phật, chuyên lấy việc kết ấn, niệm thần chú làm phương pháp chủ yếu. Tông phái này xuất hiện muộn nhất ở ấn Ðộ, và vào Trung Quốc từ đời Ðường (618 - 906).
- Chùa Thiên Phúc: tức là chùa Thầy ngày nay. Núi Phật Tích nói ở đây cũng gọi là núi Bồ Ðà Lạc, tức là Sài Sơn; không rõ đời Lý thuộc châu, huyện nào; đời Lê thuộc huyện Ninh Sơn (sau đổi là Yên Sơn), phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Nay thuộc huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.
-Giác Hải: Nguyễn Giác Hải, họ Nguyễn, tương truyền là người chữa khỏi bệnh hóa hổ của Lý Thần Tông (1128 - 1137).
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Đạo Hạnh Thiền sư        Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đạo Hạnh Thiền sư    Đạo Hạnh Thiền sư        EmptySat Jun 02, 2012 4:14 pm

Hữu không

Bản chữ Hán

有空

作有塵沙有,
為空一切空。
有空如水月,
勿著有空空。
Phiên âm Hán Việt

Hữu không

Tạc hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu, không như thuỷ nguyệt,
Vật trước hữu không không.
Dịch nghĩa

Có và không

Bảo là "có" thì từ hạt cát, mảy bụi đều có,
Cho là "không" thì hết thảy đều là không.
"Có" với "không" như ánh trăng dưới nước,
Đừng có bám hẳn vào cái "có", [và cũng] đừng cho cái "không" là không.


Các bản dịch thơ

Có và không

Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không.
Vừng trăng vằng vặc in sông,
Chắc chi có có, không không mơ màng.

Bản dịch: Huyền Quang


Có thì muôn sự có,
Không thì tất cả không.
Có không trăng đáy nước,
Đừng mắc có cùng không.

Bản dịch: Hòa Thượng Thích Thanh Từ
(Thiền Sư Việt Nam)

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Đạo Hạnh Thiền sư        Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đạo Hạnh Thiền sư    Đạo Hạnh Thiền sư        EmptySun Jun 03, 2012 8:10 am

Thất châu

Bản chữ Hán

失珠

日月出岩頭,
人人盡失珠。
富人有駒子,
步行不騎駒。
Phiên âm Hán Việt

Thất châu

Nhật nguyệt xuất nham đầu,
Nhân nhân tận thất châu.
Phú nhân hữu câu tử,
Bộ hành bất kỵ câu.
Dịch nghĩa

Mất hạt châu

Mặt trời rồi mặt trăng kế nhau mọc ở đầu núi,
[Trên cõi đời này], người nào người ấy đều đánh mất hạt ngọc của mình.
Như anh nhà giàu có con ngựa quý,
Lại đi bộ mà không cưỡi ngựa.


Các bản dịch thơ

Mất hạt châu

Nhật nguyệt ló non đoài,
Người người mất hạt trai.
Như nhà giàu có ngựa,
Bỏ ngựa đi chân hoài.

Bản dịch: Đỗ Văn Hỷ


Nhật nguyệt tại non đầu
Người người tự mất châu.
Kẻ giàu sẵn ngựa mạnh,
Bộ hành chẳng ngồi xe.

Bản dịch: Hòa Thượng Thích Thanh Từ
(Thiền Sư Việt Nam)

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Đạo Hạnh Thiền sư        Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đạo Hạnh Thiền sư    Đạo Hạnh Thiền sư        EmptySun Jun 03, 2012 8:16 am

Thị tịch cáo đại chúng

Bản chữ Hán

偈示寂

秋來不報雁來歸,
冷笑人間暫發悲。
為報門人休戀著,
古師幾度作今師。.
Phiên âm Hán Việt

Thị tịch cáo đại chúng

Thu lai bất báo nhạn lai quy,
Lãnh tiếu nhân gian tạm phát bi.
Vị báo môn nhân hưu luyến trước,
Cổ sư kỉ độ tác kim sư.
Dịch nghĩa

Sắp mất bảo mọi người

Mùa thu về không báo tin cho chim nhạn cùng về,
Đáng cười người đời cứ nảy sinh buồn thương [trước cái chết].
Khuyên các môn đồ chớ có vì ta mà quyến luyến,
Thầy xưa đã bao nhiêu lần hoá thân làm thầy nay.


Các bản dịch thơ

Sắp mất bảo mọi người

Thu về chẳng báo nhạn theo bay,
Cười nhạt người đời uổng xót vay.
Thôi hỡi môn đồ đừng quyến luyến,
Thầy xưa mấy lượt hoá thầy nay.


Bản dịch: Ngô Tất Tố
(Văn học đời Lý)

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Đạo Hạnh Thiền sư        Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đạo Hạnh Thiền sư    Đạo Hạnh Thiền sư        EmptySun Jun 03, 2012 8:20 am

Vấn Kiều Trí Huyền

Bản chữ Hán

問喬智玄

久混凡塵未識金,
不知何處是真心。
願乘指的開方便,
了見如如斷苦尋。.
Phiên âm Hán Việt

Vấn Kiều Trí Huyền [1]

Cửu hỗn phàm trần vị thức câm (kim),
Bất tri hà xứ thị chân tâm.
Nguyện thuỳ chỉ đích khai phương tiện,
Liễu kiến như như đoạn khổ tầm.
Dịch nghĩa

Hỏi Kiều Trí Huyền

Lăn lóc nhiều giữa cõi phàm trần mà chưa nhận rõ vàng [thau],
Chẳng biết nơi nào là chân tâm.
Mong người rủ lòng chỉ cho cái đích và mở ra phương tiện,
Để thấy rõ "như như", khỏi phải khổ công tìm kiếm.


Các bản dịch thơ

Hỏi Kiều Trí Huyền

Lăn lóc tìm châu giữa bụi đời,
"Chân tâm" nào đã thấy tăm hơi!
Dám mong chỉ lối, giùm phương tiện,
Nhìn rõ "như như", khổ hận vơi.


Bản dịch: Huệ Chi


Lẫn với bụi đời tự bấy lâu
Chân tâm vàng ngọc biết tìm đâu?
Cúi xin rộng mở bày phương tiện
Thấy được chân như sạch khổ sầu.


Bản dịch: Nguyễn Lang
(Việt Nam Phật Giáo Sử Luận tập 1)

1. Kiều Trí Huyền tức Trí Huyền thiền sư.
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Đạo Hạnh Thiền sư        Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đạo Hạnh Thiền sư    Đạo Hạnh Thiền sư        EmptySun Jun 03, 2012 8:25 am

Giáo trò


Trình làng trình chạ,[1]

Thượng hạ Tây Đông.

Tư cảnh hòa trung,[2]

Nghe tôi giáo trống.

Trướng không phong động,

Cũng bởi trống tôi.[3]

Làng đã vào ngồi,

Tôi xin diễn tích.



Đạo Hạnh Thiền sư

1. Chạ: tiếng nôm cổ, chỉ một cộng đồng sinh hoạt thời xưa, có thể tương đương hay bé hơn một làng.
2. Tư cảnh hòa trung: đây là một câu chữ Hán, ý tiếp liền với câu sau, đại lược là: trong sự hòa hợp của khung cảnh này xin hãy nghe tiếng trống giáo trò của tôi.
3. Hai câu 5 và 6 ý nói sức mạnh thôi thúc của tiếng trống trò làm cho không khí buổi diễn sôi nổi, làm cho khán giả bị thu hút và như có một làn gió cuốn tung cả màn trướng lên.

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Đạo Hạnh Thiền sư        Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đạo Hạnh Thiền sư    Đạo Hạnh Thiền sư        Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Đạo Hạnh Thiền sư
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thơ Tuyển Việt Nam :: Thời Lý - Trần - Hồ (1009-1427)-
Chuyển đến