Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Gửi em ở cuối sông Hồng
Bảo Giám Thiền sư EmptyFri Feb 17, 2023 8:01 am by Vân Nhi

» Tôi đi học
Bảo Giám Thiền sư EmptySat Sep 07, 2019 4:23 pm by Vân Nhi

» Trần Hưng Đạo
Bảo Giám Thiền sư EmptyWed Jun 06, 2018 4:53 pm by Vân Nhi

» Huyền Chi
Bảo Giám Thiền sư EmptyMon Jun 04, 2018 4:35 pm by Vân Nhi

» Guitar đường phố: đỉnh của đỉnh
Bảo Giám Thiền sư EmptyTue May 29, 2018 7:45 am by Vân Nhi

» Quan Âm Thị Kính
Bảo Giám Thiền sư EmptyFri May 25, 2018 2:02 pm by Vân Nhi

» Thanh Tịnh
Bảo Giám Thiền sư EmptyMon May 21, 2018 3:25 pm by Vân Nhi

» Thuyền viễn xứ
Bảo Giám Thiền sư EmptyThu May 03, 2018 2:19 pm by Vân Nhi

» Xuân Tâm
Bảo Giám Thiền sư EmptyThu Jul 06, 2017 1:49 pm by Vân Nhi

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Most Viewed Topics
Lý Bạch
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Khuyến
Bùi Giáng
Vũ Hoàng Chương
Đoạn Trường Tân Thanh
Đại Nam Quốc Sử diễn ca
Chế Lan Viên
Trần Tế Xương
Quách Tấn
Keywords
phan Đường đoạn Thiên Xương trường Khuyến nguyễn Pháp trinh Trọng Liên nhân Lược thảm xuân Luật thầy công Chỉnh những nhất Trần dũng quách miền

 

 Bảo Giám Thiền sư

Go down 
Tác giảThông điệp
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Bảo Giám Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Bảo Giám Thiền sư   Bảo Giám Thiền sư EmptyWed Jun 27, 2012 4:27 pm

Bảo Giám Thiền sư
(?-1173)

Bảo Giám Thiền sư Thien10
Bảo Giám thiền sư (寶鑑禪師) họ Kiều tên Phù ( 喬浮), quê ở làng Trung Thụy. Tánh tình trung thực, giản dị và điềm đạm. Thuở nhỏ học Nho, thông hiểu Thi, Thơ, Lễ, Dịch, chữ viết rất đẹp. Sư làm quan đến chức Cung Hậu Xá Nhân đời Lý Anh Tông.

Năm 30 tuổi, Sư bỏ quan đến chùa Bảo Phước quận Mỹ Lương thọ giáo xuất gia với Thiền sư Đa Vân. Tạng kinh trong chùa nầy, chính tay Sư chép lại. Đến khi Thiền sư Đa Vân tịch, Sư kế tiếp trụ trì chùa này. Đời sống của Sư rất là đạm bạc, suốt năm chỉ mặc áo gai thô sơ, trong mình không dính một sợi tơ. Công việc tu trì thì không bao giờ trễ nải.

Sư thường bảo môn đồ:

- Muốn tiến đến tông thừa của Phật là phải siêng năng, song thành Phật chánh giác phải nhờ trí tuệ. Ví như nhắm bắn cái đích ngoài trăm bước, mũi tên đến được là nhờ sức mạnh, song trúng được đích không phải do sức.

Sư mất ngày 7 tháng Năm năm Quý Tỵ, niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ mười một (tức ngày 18 tháng sáu năm 1173). Trước lúc mất Sư đọc 2 bài kệ cho đệ tử (Xem phần tác phẩm) và Sư lại dạy:

- Tâm ý Như Lai đều không thể được, chỉ nên gọi là Vô lượng trí. Cho nên biết, tâm Như Lai như hư không, là chỗ nương của tất cả, trí tuệ của Như Lai cũng như thế.

Nói xong Sư tịch, môn đồ trà tỳ thu xá-lợi xây tháp thờ.

Tác phẩm: còn 2 bài kệ đọc cho môn đồ trước lúc mất.

Nguồn: internet

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Bảo Giám Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bảo Giám Thiền sư   Bảo Giám Thiền sư EmptyWed Jun 27, 2012 4:44 pm

Cảm hoài kỳ 1

Bản chữ Hán

感懷其一

得成正覺罕憑修,
祗為牢籠智慧懮。
認得摩尼玄妙理,
正如天上顯金烏。
Phiên âm Hán Việt

Cảm hoài kỳ 1

Đắc thành chánh giác hãn bằng tu,
Chỉ vị lao lung, trí tuệ ưu.
Nhận đắc ma ni huyền diệu lý,
Chỉ như thiên thượng hiển kim ô.
Dịch nghĩa

Cảm hoài kỳ 1

Thành được chính giác, ít khi dựa vào tu hành,
Vì tu hành chỉ là giam cầm cái ưu việt của trí tuệ.
[Chỉ cần] nhìn thấy đạo lý huyền diệu của hòn ngọc ma ni,
Thì đúng như mặt trời rực rỡ trên không.


Các bản dịch thơ

Cảm hoài kỳ 1

Mấy ai thành Phật ở tu hành?
Chỉ trói cùm thêm trí óc mình.
Thấu lẽ huyền vi trong ngọc sáng,
Lá vầng dương hiện giữa trời xanh.


Bản dịch: Nguyễn Đổng Chi


Được thành chánh giác ít nhờ tu,
Ấy chỉ nhọc nhằn, trì tuệ ưu,
Nhận đươc ma ni lý huyền diệu,
Ví thể trên không hiện vầng hồng.


Bản dịch: HT. Thích Thanh Từ (?)


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:

“Đắc thành chánh giác hãn bằng tu, chỉ vị lao lung, trí tuệ ưu”. Nghĩa là được thành chánh giác ít nương tựa vào sự tu hành, vì tu hành nhọc nhằn, chỉ có trí tuệ sáng suốt mới là ưu việt. Tại sao thành Phật mà không cần tu hành? Vì cố dụng công tu hành mà không thắp sáng trí tuệ, vẫn cứ mê lầm cố chấp thì càng dụng công càng nhọc nhằn. Chỉ khi nào trí tuệ sáng suốt thì mới giác ngộ. Không phải do dụng công nhiều mà được giác ngộ. Thế mà lâu nay chúng ta cứ hiểu lầm, tu là phải dụng công nhiều mới đắc đạo. Nếu tu như vậy thì Thái Tử tu khổ hạnh sáu năm đã thành Phật rồi, đâu đợi đến lúc bỏ tu khổ hạnh, sống trung dung ăn ngày một bữa, đến gốc cây bồ đề tu thiền định, tâm thanh tịnh trí tuệ sáng mới thành Phật. Phật đâu không từng nói khổ hạnh chỉ làm cho thân xác khô gầy, trí tuệ lu mờ. Như vậy tu khổ hạnh chỉ hành xác nhọc nhằn và tu mà không có trí tuệ thì không bao giờ giác ngộ, nên trong sử Thiền Sư Trung Hoa có kể giai thoại:

Thiền sư Hoài Nhượng thấy đạo nhất hằng ngày ngồi thiền quên cả thời gian, bèn đến hỏi:

- Đại đức ngồi thiền để làm gì?

Đạo nhất thưa:

- Để làm Phật.

Sau đó ngài lấy cục gạch đến bên hòn đá ở trước am Đạo Nhật ngồi mài. Đạo Nhất thấy lạ hỏi:

- Thầy mài gạch để làm gì?

- Mài để làm gương.

- Mài gạch đâu có thể thành gương được?

- Ngồi thiền đâu có thể thành Phật được?

- Vậy phải làm thế nào mới phải?

- Như trâu kéo xe, nếu xe không đi, đánh xe là phải hay đánh trâu là phải?

Đạo Nhất lặng thinh. Ngài hỏi tiếp:

- Ngươi học ngồi thiền hay học ngồi Phật? Nếu học ngồi thiền, thiền không phải ngồi nằm. Nếu học ngồi Phật, Phật không có tướng nhất định, đối pháp không trụ, chẳng nên thủ xả. Ngươi nếu ngồi Phật tức là giết Phật, nếu chấp tướng ngồi chẳng đạt ý kia.

Nếu chúng ta cho rằng dụng công tu nhiều được thành Phật đó là điều lầm lẫn. Vì nếu khi dụng công, chúng ta cố gắng đè nén thể xác thì thể xác thêm nhọc nhằn, chứ không thể giác ngộ. Do tâm thanh tịnh trí tuệ sáng suốt mới được giác ngộ, chứ không phải do đè ép thân xác mà được giác ngộ. Vì thân xác là sắc chất mà sắc chất thì vô tri làm sao giác ngộ? Cũng như con trâu kéo xe, xe thì bị động, con trâu mới chủ động. Nếu xe không đi mà đánh xe tức là đánh cái bị động thì chừng nào xe mới đi? Muốn xe đi thì phải đánh trâu, vì trâu chủ động, trâu bị đánh đau, bước đi thì xe lăn bánh đi theo. Cũng vậy khi dụng công tu chúng ta khéo linh động, để thân xác được an ổn khỏe mạnh, tinh thần sáng suốt mới có kết quả tốt. Nếu tu mà hành xác cho là hơn hết, hay hành xác mới được giác ngộ thì quá lầm lẫn. Bởi vì đạo Phật là đạo giác ngộ, dụng công tu là phương tiện giúp tâm an định, tâm an định thì trí tuệ bừng sáng, không phải dụng công tu để đè ép thân xác gầy ốm xanh xao cho là tu nhiều. Phá cái sai lầm này Ngài nói “hãn bằng tu” là “ít nhờ tu”, nghĩa là thành Phật ít nhờ tu. Và chỉ có trí tuệ sáng mới đưa người tu tới chỗ giác ngộ, nên nói “trí tuệ ưu”.

“Nhận đắc ma ni huyền diệu lý, chỉ như thiên thượng hiển kim ô”. Nghĩa là nhận được lý huyền diệu của hòn ngọc ma ni thì giống như mặt trời hiện rõ trong hư không. Ý hai câu kệ này nói gì? Chữ ma ni dịch là bảo châu như ý, là hòn ngọc như ý, người muốn thế nào thì nó hiện thế ấy. Hòn ngọc ma ni này trong kinh Pháp Hoa đức Phật nói đến nhiều. Câu chuyện hạt châu trong chéo áo, nhưng anh không biết, vẫn tha phương cầu thực khổ sở. Thời gian sau gặp lại được bạn chỉ cho hạt châu, anh lấy ra dùng và trở thành người giàu có. Hạt châu cột trong chéo áo trong kinh Pháp Hoa nói là hạt châu ma ni. Châu ma ni chỉ cho tánh giác sẵn có nơi mỗi người rất mầu nhiệm. Người tu khi nhận ra tánh giác chẳng khác nào bầu trời bị mây che tối tăm, bổng dưng mây tan, mặt trời xuất hiện chiếu sáng khắp cùng.

Bốn câu kệ này dạy, muốn nhận ra tánh giác phải có trí tuệ mới nhận được, chứ không phải dụng công nhọc nhằn mà được. Do đó chúng ta tu phải có cái nhìn chính xác. Tu chủ yếu là phải có trí tuệ, mới nhận ra chân vô thường sanh diệt khổ đau này, có tánh giác vô thường không sanh không diệt. Nhận ra tánh giác thành Phật là mục tiêu cứu cánh mà mọi người tu chúng ta phải hướng đến. Vì mục đích này mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma tuyên bố “Trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật”. Chỉ thẳng nơi tâm người có thể tánh hằng giác bất sanh bất diệt, nhân ra tánh giác là kiến tánh, là nhân thành Phật. Dù tu nhiều đời nhiều kiếp mà trí tuệ không sáng, không kiến tánh thì vẫn là phàm phu đi trong sanh tử.


Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Bảo Giám Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bảo Giám Thiền sư   Bảo Giám Thiền sư EmptyWed Jun 27, 2012 4:50 pm

Cảm hoài kỳ 2

Bản chữ Hán

感懷其二

智者猶如月在天,
光含塵剎照無邊。
若人要識須分別,
嶺上扶疏鎖暮煙。
Phiên âm Hán Việt

Cảm hoài kỳ 2

Trí giả do như nguyệt tại thiên,
Quang hàm trần sát chiếu vô biên.
Nhược nhân yếu thức tu phân biệt,
Lĩnh thượng phù sơ toả mộ yên.
Dịch nghĩa

Cảm hoài kỳ 2

Trí tuệ như trăng soi giữa trời,
Ánh sáng bao phủ trần gian, soi dọi không lệch bên nào.
Nếu người ta muốn nhận thức nó thì chớ nên phân biệt,
[Vì nó cũng chính là] cây cỏ sum suê trên ngọn núi phủ khói chiều.


Các bản dịch thơ

Cảm hoài kỳ 2

Trí tuệ như trăng chiếu khắp trời,
Sáng trùm trần thế, chẳng riêng ai.
Vì người hiểu lẽ không phân biệt,
Núi phủ mây chiều, cây cỏ tươi.


Bản dịch: Đào Phương Bình


Phật tựa vầng trăng ở giữa trời,
Ánh quang bụi cát chiếu nơi nơi.
Nếu ai muốn hiểu nên phân biệt,
Man mác non chiều bóng khói hơi.


Bản dịch: Không rõ tác giả


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:

“Trí giả du như nguyệt chiếu thiên, quang hàm trần sát chiếu vô biên”. Người trí như mặt trăng soi sáng khắp hư không, ánh sáng bao trùm các cõi nước nhiều như bụi, không giới hạn, không ngằn mé, nên nói là vô biên. Trí này không phải là cái suy nghĩ phân biệt, mà là thể chân thật hằng lặng lẽ hằng giác tri có sẵn nơi mỗi người. Hai câu này diễn tả trí tuệ giác ngộ trùm khắp pháp giới, không giới hạn không ngằn mé.

“Nhược thân yếu thức tu phân biệt, lãnh thượng phù sơ toả mộ yên”. Nếu người muốn biết trí tuệ ấy, mà khởi niệm phân biệt nó thế này thế kia, chẳng khác nào buổi chiều mây mù che phủ núi. Nghĩa là mỗi người ai cũng có sẵn trí tuệ sáng suốt thênh thang trùm khắp, nhưng nếu khởi niệm phân biệt muốn biết trí tuệ ấy thì không thể biết không thể thấy, lại thêm mờ tối, giống như trời chiều mây khói che phủ cả núi non mù mịt. Thế nên muốn nhận ra trí tuệ sáng suốt rộng khắp của mình, đừng khởi niệm phân biệt, vì khởi niệm phân biệt thì mờ mịt không nhận được. Người đời cái gì cũng biết cái gì cũng suy nghĩ phân biệt. Phân biệt mà biết, suy nghĩ mà biết thì mê mờ, trí tuệ không hiện. Do đó người tu thiền muốn trí tuệ sáng thì phải lóng lặng vọng niệm cho tâm an định, tâm an định là suy nghĩ phân biệt hết thì trí tuệ sáng suốt bủa khắp.

Tóm lại phần đầu Ngài chỉ cho thấy cái lỗi của người tu là chấp vào công phu, cho rằng công phu nhiều mới đạt đạo. Phần sau Ngài chỉ cho thấy cái lỗi muốn được trí tuệ sáng suốt trùm khắp mà khởi niệm muốn biết và phân biệt nó. Cả hai lỗi này làm ngăn ngại khiến cho trí tuệ không sáng, tánh giác hằng hữu nơi mình không hiện. Muốn tánh giác hiện tiền thì phải lóng lặng tâm suy nghĩ phân biệt.


Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Bảo Giám Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bảo Giám Thiền sư   Bảo Giám Thiền sư Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Bảo Giám Thiền sư
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đạo Huệ Thiền sư
» Đại Xả Thiền sư
» Giác Hải Thiền sư
» Cứu Chỉ Thiền sư
» Trì Bát Thiền sư

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thơ Tuyển Việt Nam :: Thời Lý - Trần - Hồ (1009-1427)-
Chuyển đến