Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Gửi em ở cuối sông Hồng
Minh Trí Thiền sư EmptyFri Feb 17, 2023 8:01 am by Vân Nhi

» Tôi đi học
Minh Trí Thiền sư EmptySat Sep 07, 2019 4:23 pm by Vân Nhi

» Trần Hưng Đạo
Minh Trí Thiền sư EmptyWed Jun 06, 2018 4:53 pm by Vân Nhi

» Huyền Chi
Minh Trí Thiền sư EmptyMon Jun 04, 2018 4:35 pm by Vân Nhi

» Guitar đường phố: đỉnh của đỉnh
Minh Trí Thiền sư EmptyTue May 29, 2018 7:45 am by Vân Nhi

» Quan Âm Thị Kính
Minh Trí Thiền sư EmptyFri May 25, 2018 2:02 pm by Vân Nhi

» Thanh Tịnh
Minh Trí Thiền sư EmptyMon May 21, 2018 3:25 pm by Vân Nhi

» Thuyền viễn xứ
Minh Trí Thiền sư EmptyThu May 03, 2018 2:19 pm by Vân Nhi

» Xuân Tâm
Minh Trí Thiền sư EmptyThu Jul 06, 2017 1:49 pm by Vân Nhi

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Most Viewed Topics
Lý Bạch
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Khuyến
Bùi Giáng
Vũ Hoàng Chương
Đoạn Trường Tân Thanh
Đại Nam Quốc Sử diễn ca
Chế Lan Viên
Trần Tế Xương
Quách Tấn
Keywords
Luật Chỉnh thảm miền trường nhất Liên thầy trinh Trần Trọng quách công Pháp Thiên nhân dũng xuân đoạn Xương Khuyến nguyễn Lược phan những Đường

 

 Minh Trí Thiền sư

Go down 
Tác giảThông điệp
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Minh Trí Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Minh Trí Thiền sư   Minh Trí Thiền sư EmptyWed Sep 26, 2012 1:55 pm

Minh Trí Thiền sư
(? - 1196)
Minh Trí Thiền sư Thien10
Minh Trí Thiền sư (明智禪師) tên thật là Tô Thiền Trí (蘇禪智), Ông người làng Phù Cầm, nay thuộc xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Ông vốn thông minh, đọc nhiều sách vở. Đến tuổi 20, gặp Đạo Huệ thượng sĩ bèn bỏ tục xuất gia.

Sau một thời gian tu tập với thiền sư Đạo Huệ, ông hiểu được yếu chỉ của đạo, và hiểu được ý chỉ của các bộ kinh Viên Giác, Nhân Vương, Pháp Hoa và sách Truyền Đăng. Do chuyên cần tu trì và giảng dạy đồ chúng không biết mệt mỏi, nên được ban hiệu là Minh Trí.

Về sau thiền sư Minh Trí đến trụ trì chùa Phúc Thánh ở hương Điển Lãnh (nay thuộc Bắc Ninh), tăng chúng theo học rất đông. Ở đây có giai thoại rằng:

"Một hôm thiền sư Minh Trí đang cắt cỏ, có vị tăng khoanh tay đến đứng bên cạnh. Sư ném chiếc liềm đến trước mặt vị tăng làm đứt một bụi cỏ. Vị tăng hỏi:
- Cổ nhân dạy Hòa thượng chỉ cắt được một cái đó sao?
Thiền sư cầm chiếc liềm đưa lên, vị tăng nhận lấy rồi vung tay làm một động tác như cắt cỏ. Thiền Sư nói:
- Còn nhớ câu nói sau của ông không? Ông chỉ cắt được cái đấy, mà không cắt được cái kia sao?
Vị tăng ngẫm nghĩ, rồi bỏ đi.
Thiền sư Minh Trí kể lại cho tăng đồ nghe chuyện ấy. Một vị tăng đứng cạnh nói:
- Người nói là Văn Thù (Văn Thù Sư Lợi, là đệ tử của Phật Thích Ca), kẻ im lặng là Duy Ma (là một trưởng lão giàu có, thông hiểu Phật pháp).
Thiền sư nói:
- Không nói không im lặng, chẳng phải là ông sao?
Vị tăng ấy nhận là phải. Sư hỏi:
- Sao không hiện pháp thần thông?
Vị tăng đáp:
- Đệ tử không từ chối. Nhưng hiện pháp thần thông chỉ sợ hòa thượng thu vào trong đạo.
Thiền sư nói:
- Thế là ông chưa phải đã có con mắt ở ngoài giáo điển.
Rồi Sư đọc cho vị tăng ấy nghe một bài kệ."


Đến năm 1196 đời vua Lý Cao Tông, sau khi nói kệ cho đồ chúng nghe, thiền sư Minh Trí lặng lẽ qua đời.

Tác phẩm: Sư để lại 2 bài kệ:

Nguồn: internet

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Minh Trí Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Minh Trí Thiền sư   Minh Trí Thiền sư EmptyWed Sep 26, 2012 2:06 pm

Hy di

Bản chữ Hán

希夷

教外可別傳,
希夷祖佛淵。
若人欲辨的,
陽焰覓求煙。
Phiên âm Hán Việt

Hy di

Giáo ngoại khả biệt truyền,
Hy di tổ phật uyên.
Nhược nhân dục biện đích,
Dương diệm mịch cầu yên.
Dịch nghĩa

Hy di

Giáo ngoại chỉ có thể truyền theo cách riêng,
Hy dy là bắt nguồn từ cõi Thiền.
Nếu người ta muốn phân tích về nó,
(Thì có khác chi) tìm tia khói ở trong bóng nắng.


Các bản dịch thơ

Hy di

Truyền riêng ngoài giáo lý,
Vi diệu ấy nguồn Thiền.
Nếu ai muốn phân biệt,
Tìm khói trong ảo huyền.

Bản dịch: Đỗ Văn Hỷ


Giáo ngoại nên biệt truyền,
Lâu xa Tổ Phật riêng.
Nếu người muốn phân biệt,
Ánh nắng tìm khói mây.

Bản dịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ

Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

“Giáo ngoại khả biệt truyền, hy di Tổ Phật uyên”. Giáo ngoại nên biệt truyền, lâu xa Tổ Phật riêng . “Hy di” nghĩa là lâu xa, cũng có nghĩa là nhiệm mầu. Tức là lý giáo ngoại biệt truyền của Phật Tổ rất là nhiệm mầu rất là sâu xa.

“Nhược nhân mục biện đích, dương diệm mích cầu yên”. Nếu người muốn biện rõ, ánh nắng tìm khói mây. Giáo ngoại biệt truyền là chỗ sâu xa vi diệu. Người muốn tìm thấy nó chẳng khác nào giữa trưa nắng mà tìm khói mây. Tại sao ? Vì thể chân thật do chư Phật chư Tổ truyền riêng không phải lời dạy thông thường trong kinh điển. Chúng ta phải lưu ý từ ngữ giáo ngoại và biệt truyền, giáo ngoại là ngoài giáo lý, biệt truyền là truyền riêng. Như chúng ta biết lời Phật dạy được ghi lại trong kinh để chúng sanh nương theo tu hành, giáo lý ấy tất là sâu xa mầu nhiệm, ở đây nói ngoài giáo lý truyền riêng là truyền cái gì ? Vậy Tổ có cái gì riêng đặc biệt chăng?

Người học thiền ai cũng biết câu chuyện “niêm hoa vi tiếu”. Trong nhà thiền thường nhắc đến giai thoại Phật ở trong hội Linh Sơn, đưa cành hoa sen lên nhìn khắp đại chúng. Cả hội chúng đều im lặng, chỉ riêng ngài Ma ha Ca Diếp nhìn Phật chúm chím cười. Đức Phật bảo: “Ta có chánh pháp nhãn tạng Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, nay phó chúc cho ông, ông khéo giữ gìn và làm hưng thịnh cho đời sau”. Cả hội chúng đông, tại sao đức Phật chỉ phó chúc riêng cho ngài Ma ha Ca Diếp? Như vậy tâm Phật có bất bình đẳng không? Tâm Phật không bất bình đẳng. Chỗ này ai lãnh hội được thì nhận ra, biểu hiện bằng một cử chỉ. Ngài Ma ha Ca Diếp hội biểu hiện bằng một nụ cười, nên phật ấn chứng. Truyền riêng là như vậy.

Ví dụ như hiện giờ tôi giảng cho tăng ni nghe, đến một giai đoạn kinh Phật dạy, hay câu nói của Tổ hàm súc ý nghĩa sâu xa, tôi cảm nhận được chỗ thâm thúy tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần, trong đại chúng vị nào lãnh hội được thì mắt sáng lên, miệng chúm chím cười. Còn người không lãnh hội được thì xao lãng, hoặc nhắm mắt mơ màng ngủ gục. Đối với người lãnh hội được thì thầy gật đầu thông cảm, trò được thầy cảm thông coi như được hiểu rêng, truyền riêng. Những người lờ mờ làm sao cảm thông được với ông thầy? Mới nghe qua chúng ta thất ông thầy dường như bất công, chỉ truyền riêng cho một người. Nhưng sự thật thì ông thầy thuyết pháp cho hội chúng nghe với tâm bình đẳng, không nhắm riêng một người. Như đức Phật đưa cành hoa lên nhìn cả đại chúng chớ không nhìn riêng ngài Ma ha Ca Diếp, nhưng chỉ có ngài Ma ha Ca Diếp hội ý, nhìn lên đức Phật với ánh mắt sáng ngời, miệng cười chúm chím, nên đức Phật ấn chứng. Vậy Phật đâu có tâm riêng tư. Hiểu như thế chúng ta mới thấy việc truyền riêng ngoài giáo lý, có ý nghĩa rất mầu nhiệm sâu xa, là một lẽ đương nhiên không có gì lạ lùng hết. Do đó nên nói muốn tìm hiểu lẽ thật này không khác nào tìm khói trong nắng chang chang, tìm mây vào lúc trời trong sáng. Vì việc truyền riêng này không do biện biệt tìm kiếm mà hiểu được.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Minh Trí Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Minh Trí Thiền sư   Minh Trí Thiền sư EmptyWed Sep 26, 2012 2:11 pm

Tầm hưởng

Bản chữ Hán

尋響

松風水月明,
無影亦無形。
色身這個是,
空空尋響聲。
Phiên âm Hán Việt

Tầm hưởng

Tùng phong thuỷ nguyệt minh,
Vô ảnh diệc vô hình.
Sắc thân giá cá thị,
Không không tầm hưởng thanh.
Dịch nghĩa

Tìm tiếng vọng

Gió giật cành thông, trăng sáng dưới nước,
Không có bóng, cũng không có hình.
Sắc thân cũng như thế,
(Muốn tìm nó như) tìm tiếng vang trong hư không.


Các bản dịch thơ

Tìm tiếng vọng

Gió cành thông, lòng sông trăng sáng,
Bóng cũng không, hình dáng cũng không.
Sắc thân, thân sắc đều không,
Như tìm tiếng dội trong vòng hư vô.

Bản dịch: Nam Trân


Gió tùng trăng nước sáng,
Không bóng cũng không hình.
Sắc tướng chỉ thế ấy,
Trong không tìm tiếng vang.

Bản dịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ

Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

“Tùng phong thủy nguyệt minh, vô ảnh diệc vô hình”. Gió tùng trăng nước sáng, không bóng cũng không hình. Gió thổi cành tùng và bóng trăng sáng ở dưới nước có thật có hình tướng thật không ? Gió thổi thấy cành tùng xao động thì biết có gió, chớ đâu thấy được hình tướng gió ra sao. Thấy bóng trăng ở dưới nước chúng ta có vớt được bóng trăng không ? Có bóng trăng mà không có mặt trăng thật, nên nói “Không bóng cũng không hình”. Chữ ảnh ở đây nghĩa là tướng thì đúng hơn, nhưng vi chữ ảnh phải dịch là bóng. Vậy gió thổi cành tùng, bóng trăng đáy nước, hai cái đó có mà không có tướng thật.

“Sắc tướng giá cá thị, không không tầm huởng thinh”. Sắc tướng chỉ thế ấy, trong không tìm tiếng vang. Sắc tướng của sự vật trên thế gian này chỉ thế ấy, nó như bóng trăng đáy nước, như gió thổi cành tùng, thảy đều là ảo tướng chớ không có thật, Nếu chúng ta muốn tìm cho ra nó chẳng khác nào trong hư không mà tìm tiếng vang. Tiếng vang có nhưng tìm hình tướng thì không ra.

Tóm lại bài kệnày Ngài dạy rằng, mọi hình tướng của các pháp trên thế gian đều không có thật, giống như gió thổi cành tùng, như bóng trăng dưới nước. Muốn tìm ra hình tướng của các pháp thế gian, chẳng khác nào tìm âm vang của tiếng. Ngài nói như vậy là để phá chấp chúng sanh cho tất cả sự tướng là có thật.



Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Minh Trí Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Minh Trí Thiền sư   Minh Trí Thiền sư Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Minh Trí Thiền sư
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đại Xả Thiền sư
» Đại Nam Quốc Sử diễn ca
» Cứu Chỉ Thiền sư
» Trì Bát Thiền sư
» Đạo Huệ Thiền sư

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thơ Tuyển Việt Nam :: Thời Lý - Trần - Hồ (1009-1427)-
Chuyển đến