Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Gửi em ở cuối sông Hồng
Phan Bội Châu EmptyFri Feb 17, 2023 8:01 am by Vân Nhi

» Tôi đi học
Phan Bội Châu EmptySat Sep 07, 2019 4:23 pm by Vân Nhi

» Trần Hưng Đạo
Phan Bội Châu EmptyWed Jun 06, 2018 4:53 pm by Vân Nhi

» Huyền Chi
Phan Bội Châu EmptyMon Jun 04, 2018 4:35 pm by Vân Nhi

» Guitar đường phố: đỉnh của đỉnh
Phan Bội Châu EmptyTue May 29, 2018 7:45 am by Vân Nhi

» Quan Âm Thị Kính
Phan Bội Châu EmptyFri May 25, 2018 2:02 pm by Vân Nhi

» Thanh Tịnh
Phan Bội Châu EmptyMon May 21, 2018 3:25 pm by Vân Nhi

» Thuyền viễn xứ
Phan Bội Châu EmptyThu May 03, 2018 2:19 pm by Vân Nhi

» Xuân Tâm
Phan Bội Châu EmptyThu Jul 06, 2017 1:49 pm by Vân Nhi

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Most Viewed Topics
Lý Bạch
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Khuyến
Bùi Giáng
Vũ Hoàng Chương
Đoạn Trường Tân Thanh
Đại Nam Quốc Sử diễn ca
Chế Lan Viên
Trần Tế Xương
Quách Tấn
Keywords
những nguyễn Trọng Pháp Liên Luật Chỉnh Lược đoạn quách trinh Trần Xương miền nhất phan Thiên thầy Đường xuân nhân công trường Khuyến dũng thảm

 

 Phan Bội Châu

Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptySat Nov 05, 2011 8:46 am

Phan Bội Châu
(1867 - 1940)

Phan Bội Châu Phanbo10

Vài nét về tác giả:

Phan Bội Châu sinh vào tháng Chạp năm Ðinh Mão, tức là năm Tự Ðức thứ 20 (1867), cha mẹ đặt tên là Phan Văn San. Về sau, vì sợ phạm húy với Hoàng tử Vĩnh San, tức vua Duy Tân, con thứ của vua Thành Thái, nên đổi lại là Phan Bội Châu. Bội Châu có nghĩa là đeo ngọc.

Sinh trưởng trong một gia đình lễ giáo, thân phụ ông là Phan Văn Phổ, một nhà nho chân chính rất trọng chữ thanh cần. Thân mẫu ông là bà Nguyễn Thị Nhàn, một nữ sĩ được tiếng là người đức hạnh.

Phan Bội Châu quê ở xã Ðông Liệt, tỉnh Nghệ An. Năm lên 3 tuổi, ông phải theo cha mẹ về ở nơi quê của nội tổ ở làng Ðan Nhiệm, tổng Xuân Liễm, huyện Nam Ðàn, tỉnh Nghệ An.

Từ thuở bé, Phan Bội Châu đã được hấp thụ một nền giáo dục rất chặt chẽ nhờ vào sự đảm đang nuôi nấng, dạy dổ của mẫu thân, nhưng phần lớn cũng nhờ vào sự nghiêm khắc của thân phụ, lúc bấy giờ làm nghề dạy học.

Phan Bội Châu rất mực thông minh. Năm lên 6 tuổi được cho đi học, chỉ trong ba ngày, ông học hết cuốn Tam Tự Kinh. Lên bảy tuổi học đến sách Luận ngữ, ông đã mô phỏng để làm cuốn Phan tiên sinh luận ngữ, có ý mỉa mai chúng bạn nên bị phụ thân quở phạt. Năm 1874, ở Nghệ An có phong trào Văn Thân, dù chỉ mới là một đứa bé lên tám, Phan Bội Châu cũng muốn noi gương của Trần Quốc Toản xưa đã giúp Hưng Ðạo Vương để đại phá quân Nguyên ở Bến Chương Dương nêu cao lá cờ phá cường tặc báo hoàng ân nên ông đã tụ tập bọn trẻ con lại để tập trận giả bằng những súng đạn do chính ông làm ra.

Năm 1885, hưởng ứng phong trào Cần Vương, Phan Bội Châu tổ chức Sĩ-tử Cần Vương đội. Nhưng nhận thấy rằng công cuộc Cần Vương chỉ có thể đem lại kết quả tốt đẹp khi nào người lãnh đạo là một nhân vật có chân khoa bảng xuất thân, nhất là phải có danh vọng, ông phải đành quay về với lối học cử nghiệp.

Dù rất thông minh và hay chữ, Phan Bội châu thi Hương bao nhiêu lần vẫn trượt. Sở dĩ có chuyện lạ như thế vì :

* Lối văn khoa cử không thích hợp với người đã có sẵn một tinh thần cách mạng. Do đó, Phan Bội Châu không chịu ép mình trong khuôn khổ của trường quy.

* Nhà nghèo, ông thường làm bài mướn để lấy tiền tại trường thị Ðã có lần vì phạm húy, ông bị bôi tên trong danh sách thí sinh trọn đời. Về sau, nhờ sự vận động của quan Tế-Tửu Trường Quốc Tử Giám là Khiêu Năng Tĩnh, thầy học của ông, ông được đi thi lại. Khóa thi Hương năm Canh Tý (1900), ông thi đỗ Thủ Khoa tại trường thi Nghệ An lúc bấy giờ ông đã 33 tuổi.

Năm 1901, ông có thi Hội nhưng không đỗ, ông cũng chẳng màng đến công danh nữa. Con đường cử nghiệp đối với ông chỉ là phương tiện giúp cho ông mưu đồ việc lớn, chớ chí khí của nhà cách mạng lão thành Phan Bội Châu đâu đã chịu gởi nơi trường khoa danh.

Tiếng tăm hay chữ và mảnh bằng Giải nguyên đã giúp Phan Bội Châu có uy tín trong việc lãnh đạo công cuộc khởi nghĩa Cần Vương. Ông bắt đầu hoạt động mạnh trong nước.

Sau khi Phan Ðình Phùng mất, phong trào Cần Vương xuống dần và cơ hồ tan rã, Phan Bội Châu đã nối chí nhà lãnh đạo tiền bối. Phan Bội Châu đứng ra kêu gọi dân chúng ở miền Thượng du khởi nghĩa.

Nhận thấy con đường cử nghiệp làm cho dân tộc đi đến chỗ yếu hèn, Phan Bội Châu kêu gọi canh tân. Ðể khích động lòng ái quốc của nhóm sĩ phu và nhân dân trong nước, ông đã viết ra tập Lưu cầu huyết lệ tâm thư. Ông đã vào Nam ra Bắc để liên lạc với những nhà ái quốc trong nước để vận động cho cuộc cách mạng có kết quả.

Lúc bấy giờ, những người cùng chí hướng với Phan Bội Châu ở miền Trung như Ðặng Nguyên Cản, Ðặng Thái Thân, Trần Quý Cáp, Ngô Ðức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Nguyễn Cần, ở miền Bắc có Nguyễn Thượng Hiền, Lê Ðại, Nguyễn Quyên, Lương Văn Can, ở miền Nam có Nguyễn Thần Hiến, Trần Chánh Chiếu. Phan Bội Châu cũng đã lên tận Yên Thế xin gặp Hoàng Hoa Thám. Ðể cho công cuộc Cần Vương được thống nhất, ông bàn với ông Tiểu La Nguyễn Văn Thành đồng tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể lên làm Hội Chủ.

Nhận thấy còn phải có sự viện trợ của ngoại bang trong việc cách mạng kháng Pháp, ông bàn với các bạn cho ông được xuất dương.

Năm 1905, Phan Bội Châu xuống tàu, giả làm thương khách qua Tàu rồi sau đó sang Nhật.

Sau khi xuống tàu sang Hương Cảng rồi đến Nhật, Phan Bội Châu đến gặp Lương Khải Siêu, người lãnh đạo công cuộc duy tân của Trung Hoa và sau cuộc chính biến phải lưu vong sang Nhật. Tại đây, Lương Khải Siêu giới thiệu Phan Bội Châu với những vị chính khách Nhật như Bá tước Ðại Ôi và Khuyển Dương Nghị. Hai vị này khuyên ông nên về nước mời Kỳ Ngoại Hầu sang Nhật. Sau đó ít lâu, ông lại sang Nhật.

Năm 1906, Kỳ Ngọai Hầu Cường Ðể và nhiều du học sinh sang Nhật. Phan Bội Châu lại xin cho các du học sinh vào học ở Chấn Võ Học Hiệu và Ðồng Vạn Thư Viện. Cũng trong năm ấy, ông Phan Chu Trinh sang Hương Cảng và qua Nhật. Hai nhà cách mạng cùng họ Phan đã gặp nhau và luận bàn quốc sự. Dù Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu có bất đồng ý kiến, nhưng cả hai đều rất quý mến nhau.

Cuối năm 1906, Phan Bội Châu lại về nước một lần nữa để dọ đường hầu để chở khí giới về cho Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế.

Năm 1907, Phan Bội Châu lại trở sang Nhật. Sau khi ký thương ước với Pháp xong (năm 1908) chính phủ Nhật đã ra lệnh trục xuất những nhà cách mạng Việt Nam ra khỏi lãnh thổ. Phan Bội Châu và các đồng chí phải trở lại Trung Hoa hoạt động.

Năm 1912, do theo lời yêu cầu của các bạn, Phan Bội Châu qua Xiêm (Thái Lan) một thời gian. Cũng trong năm này, cuộc cách mệnh Tân Hợi của Trung Hoa thành công. Từ Xiêm, ông trở lại Trung Hoa, lập ra Việt Nam Quang Phục Hội chủ trương theo chính thể dân chủ.

Năm 1912, Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, Phan Bội Châu được đốc quản tại Thượng Hải là Trần Kỳ Mỹ và đô đốc Quảng Tây là Hồ Hán Dân giúp đỡ về tài chánh và tinh thần. Trong thời gian này, Phan Bội Châu giữ chức quyền Tổng lý Việt-Nam-Quang-Phục Hội.

Năm 1913, nhân việc ném bom ở Thái Bình HàNoi Hotel, Hội đồng Ðề Hình của thực dân Pháp xử tất cả 14 án chém, Phan Bội Châu và Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể đứng đầu sổ.

Quân lính ở tỉnh thành Quảng Ðông gây biến, Long Tế Quang đem binh đến dẹp và nhậm chức đô đốc Quảng Ðông. Vì ăn của lót của thực dân Pháp, Long Tế Quang bắt Phan Bội Châu giam vào ngục. Chính trong thời gian bi giam giữ, ông đã viết ra tập Ngục Trung Thư Cuộc thương thuyết của Pháp và Long Tế Quang chưa xong thì chiến cuộc Âu châu bùng nổ (1914-1918), Long tế Quang bị hạ, đảng cách mạng Trung Hoa cứu Phan Bội Châu ra khỏi ngục Quảng Châu.

Năm 1914, Phan Bội Châu lập tại Quảng Châu một cơ quan lấy tên là Tâm Tâm Xã dùng làm nơi liên lạc với những đồng chí và dự định viết sách gởi về nước để giục lòng yêu nước của đồng bào và tuyên truyền tinh thần dân nước.

Trong tháng ba năm ấy, được biết tin toàn quyền Merlin sang công cán bên Nhựt, Phan Bội Châu liền triệu tập các đồng chí quyết đón đường hạ sát Merlin. Phạm Hồng Thái được chọn thì hành việc này. Quả bom ở Sa-Ðiện nổ, tuy không giết được Merlin nhưng đã thức tỉnh được sự say ngủ của đồng bào trong nước và gây một tiếng vang khắp thế giới đều biết.

Năm 1925, nghe theo lời Lý Thụy và Lâm Ðức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức Toàn thế giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc nhưng sau đó Lý Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để :

1. Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện hoạt động.

2. Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong việc tuyên truyền tinh thần ái quốc trong quốc dân.

Thế là Phan Bội Châu bị bắt tại Thượng Hải, bị giải về Hương Cảng rồi về Hải Phòng, sau cùng bị giam tại nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội. Ðể tránh việc làm cho dư luận quá xôn xao về tin Phan Bội Châu bị bắt, thực dân Pháp gắn cho ông cái tên tù quốc phạm là Trần Văn Ðức.

Hội Ðồng Ðề Hình nhóm xử ngày 25 tháng 11 năm 1925 dưới sự chủ tọa của viên giám đốc Brida, Ðốc lý Hà nội là Dupuy và đại úy Bollie làm phụ thẩm, Boyer làm bồi thẩm và Arnoux Patrick làm lục sự. Hội Ðồng Ðề Hình cử luật sư Bona ở Hànoi và luật sư Larre ở Hải Phòng biện hộ cho Phan Bội Châu.

Trước những lời lẽ buộc tội gắt gao của Hội Ðồng Ðề Hình, Phan Bội Châu ung dung và chẫm rãi đối đáp một cách rõ ràng khúc chiết. Ðể bênh vực cho hành động hợp lý và quang minh chính đại của mình.

Sau khi hay tin Phan Bội Châu bi án tử hình, phong trào vận động ân xá cho ông nổi lên rầm rộ. Hội Thanh Niên Việt Nam in ra bốn ngàn lá đơn gởi đến các cơ quan chính phủ Pháp, các sứ thần liệt quốc ở Ba Lê, các tổ chức quốc tế yêu cầu can thiệp. Việt kiều ở Pháp họp đại hội bênh vực Phan Bội Châu, gởi điện tín kháng nghị hoặc yêu cầu tới những cơ quan có liên hệ đến vụ án Phan Bội Châụ

Trước sự công phẩn của quốc dân, ngày 24/12/1925, Toàn quyền Varenne, sau khi đề nghị về Pháp, quyết định xin ân xá cho nhà chí sĩ yêu nước. Sau khi được ân xá, Toàn quyền Varenne đưa Phan Bội Châu về an trí ở miền sông Hương núi Ngự (Huế) gọi là để di dưởng tuổi già nhưng kỳ thật chúng định giam lỏng ông.

Tuy nhiên, tấm lòng thiết tha yêu nước của ông không vì thế mà chịu lu mờ. Ông đã âm thầm nhận lãnh chức Cố vấn của Việt-Nam-Quốc Dân Ðảng. Ðã có lần V.N.Q.D.DD định âm mưu đem ông trốn thoát ra ngoại quốc nhưng không thành vì không sao thoát được sự dòm ngó của thực dân Pháp.

Năm 1940, khi phái bộ Nhật tiến vào Ðông Dương thì cũng chính là lúc thời cuộc đã chuyển sang giai đoạn mới cho cuộc Cách mạng dân tộc. Tiếc thay, trong giờ phút nghiêm trọng của lịch sử này, nhà cách mạng lão thành Phan Bội Châu đã lìa bỏ cõi đời theo tiền nhân về bên kia thế giới, lưu lại cho hậu thế một tấm gương sáng và nổi niềm thương nhớ không nguôi.

Trước giờ sắp lâm chung, ông đã cố gắng lấy hết hơi tàn và góp nhặt thần trí, đọc lên một bài khẩu chiếm có những lời lẽ thống thiết như sau :

Nay đang lúc tử thần chờ trước của
Có vài lời ghi nhớ về sau
Chúc phường hậu tử tiến mau.


Phan Bội Châu mất vào ngày 29/10/1940.


Nguồn internet

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptySun Nov 06, 2011 11:41 am

Thư Mục

Chơi Xuân
Xuất dương lưu biệt
Hải ngoại huyết thư
- Phần I

- Phần II. a
- Phần II. b
Bài văn tế cụ Thái Xuyên Trần Quý Cáp
Ái chủng
Ái quần
Ái quốc
An Mai quân
Khát nước
Khốc Chân tướng quân
Sống
Chết
Ru em
Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông
Thơ viết trong tù
Bài ca chúc tết thanh niên
Con đò trên sông
Văn tế Phan Châu Trinh
Họa bài thơ Vịnh bức địa đồ rách của Tản Đà
Người lượm phân
Bán mình
Năm hết tết đến
Tặng thanh niên
Tượng vôi đứng trước cửa đền sập
Bài thơ tặng một cô gánh nước
Giang hồ mãn địa nhất ngư ông
Buổi rạng đông
Cười mình
Vô đề (1929)
Đề cảnh xưa thành Thăng Long
Khuê phụ thu hoài
Phu quét đường
Phu xe than trời mưa
Nói chuyện với muỗi
Thác lời Nguyễn Thái Học cùng chị em cô Giang, Bắc
- Bài 1: Cô khóc cậu

- Bài 2: Hồn cậu trả lời
- Bài 3: Chị khóc em khi em chết theo người yêu
Thuyền đêm tức cảnh
Tết (1931)
Gọi trà
Ngày mồng 5 tháng 5
Than nhà quê
Họa Chùa Hoang
Họa Gái ở chùa
Họa Thức Khuya
Hoa sen
Đêm thu cảm tác
Đêm trăng lên núi Ngự Bình
Trận mưa thình lình
Tu hú đẻ nhờ
Vịnh cái trống
Cây cờ
Tuyệt cú
Đêm trăng hỏi bóng
Đầu mùa hè
Can anh
Nhàn ngâm
Nhớ nhà
Nhà nông than bão lụt
Đêm mưa thương người bán bánh rao
Đêm ngồi một mình
Gửi bạn
Đêm gần sáng
Đọc tập thơ Cao Bá Quát
Sau trận bão Quy Nhơn
Thiên vấn phú
Uống rượu thiếu đồ nhắm
Vào thành
Thuyền đêm trời lụt tứ tuyệt
Sắp xuất dương
Đồng hồ báo thức
Gà gáy sáng
Xem gương trong lúc bệnh
Mừng Tết (1935)
Xã hội bé con
Vô đề
Tết cu li
Tết nhà văn
Tết công thương
Tết thợ thuyền
Tết thầy tu
Tết nhà giàu
Đá tự thuật
Hỡi con chim cu kia ơi
Năm mới 1936
Phan Bội Châu khóc cháu
Ngồi dưới cây tùng tức cảnh
Bệnh trung cảm tác
Bệnh hạ huyết lại phát, có bạn gái cho tiền uống thuốc
Tình tự với rượu
Trách trời hạn
Trông mưa
Đêm mưa vịnh chơi
Đậu thuyền dưới chùa Thiên Mụ, đụng trời mưa
Nói chuyện với cây cừa bên thuyền
Đề cây hoàng mai ở trước bia cô Ấu Triệu
Tạ ơn người bạn gái cho cái bao đầu
Tự trào
Vịnh hoa hàm tiếu
Tặng cô gái bé bơi xuồng
Mừng Đông Dương tạp chí
Khóc báo Dân
Bánh mì
Một mình ngồi thuyền
Ngồi thuyền đụng trời mưa trách trời
Than thở một mình tính không ngủ được
Tiêu khiển ngâm
Tạ lỗi cô men
Ngâm trong khi ốm
Gởi phường hậu tử
. . . . . . . . . . . . . . . .



Được sửa bởi Vân Nhi ngày Sun Nov 13, 2011 2:25 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptySun Nov 06, 2011 2:17 pm

Chơi Xuân


Quân bất kiến Nam, Xuân[1] tự cổ đa danh sĩ
Đã chơi xuân đừng quản nghĩ chi chi:
Khi ngâm nga, xáo lộn cổ kim đi,
Tùa[2] tám cõi thu về trong một túi.

Thơ rằng:
Nước non Hồng Lạc còn đây mãi,
Mặt mũi anh hùng há chịu ri![3]
Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi,
Sinh thời thế phải xoay nên thời thế,
Phùng xuân hội, may ra ừ cũng dễ,
Nắm địa cầu vừa một tí con con!
Đạp toang hai cánh càn khôn,
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà!
Hai vai gánh vác sơn hà,
Đã chơi, chơi nốt, ố chà chà xuân!


Phan Bội Châu
--- 1905 ---

1. Huyện Nam Đàn, xã Xuân Liễu (quê Phan Bội Châu). Ý cả câu: "Anh chẳng thấy đất Nam, Xuân, từ xưa vốn nhiều danh sĩ".
2. Tùa: vơ.
3. Ri: thế này.

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptySun Nov 06, 2011 2:45 pm

Xuất dương lưu biệt


Nguyên văn chữ Hán:

出洋留別

生為男子要希奇,
肯許乾坤自轉移。
於百年中須有我,
起千載後更無誰。
江山死矣生圖汭,
賢聖遼然誦亦癡。
願逐長風東海去,
千重白浪一齊飛。

Phiên âm Hán Việt:

Sinh vi nam tử yếu hi kì,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di!
Ưu bách niên trung, tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu, cánh vô thùy?
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi!

Phan Bội Châu
--- 1905 ---

Dịch nghĩa:

Đã sinh làm kẻ nam nhi thì cũng phải mong có điều lạ,
Há lại để trời đất tự chuyển vần lấy sao!
Giữa khoảng trăm năm này, phải có ta chứ,
Chẳng nhẽ ngàn năm sau lại không có ai (để lại tên tuổi) ư?
Non sông đã chết, sống chỉ nhục,
Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi!
Mong đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông,
Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên.


Dịch thơ:

Khác thường bay nhảy mới là trai,
Chẳng chịu vần xoay mặc ý trời!
Trong cuộc trăm năm đành có tớ,
Rồi sau muôn thuở há không ai?
Non sông đã mất, mình khôn sống,
Hiền thánh đâu còn, học cũng hoài.
Ðông hải xông pha nương cánh gió.
Nghìn làn sóng bạc múa ngoài khơi.


Bản dịch của Đào Trinh Nhất
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptySun Nov 13, 2011 8:30 am

Hải ngoại huyết thư

Phần I

Người nước ta lạ là rất lạ,
Nông nỗi này nghĩ đã biết chưa?
Hay còn mê mẩn mơ hồ?
Hay còn hớn hở như trò chuyện chơi?
Này những kẻ hạnh tai, lạc hoạ[1]
Rặt là người tuấn nhã thông minh,
Ai ơi, xin chớ cậy mình,
Ngu mà ngu thế, thật rành là ngu!
Này những kẻ vong thù nhẫn sỉ,[2]
Rặt là người phú quý vinh hoa,
Ai ơi, xin chớ khoe ta,
Nhục mà nhục thế, thật là nhục thay!
Bởi trong nước người hay muốn lạ,
Đạo dung thường có giữ được đâu!
Sợ rồi chẳng được bao lâu,
Tôi xin kể hết mấy như sau điều:
Một là nó trăm chiều toan bác,[3]
Nghĩ kế nào diệt được giống ta.
Hai là ta cứ lần là,
Giống vàng ta hẳn rồi ra còn gì!
Suy các thức thổ nghi vật sản,
Trong nước mình vạn vạn thức hay.
Đến như trăm thức đồ Tây,
Xem không một thức nào tay thợ mình.
Thợ đã vụng, đồ đành xấu xí,
Nó có tham, tham vị hoá tài [4].
Huống năm mươi triệu con người,
Của đâu nó để cho người ăn không?
Âu là nó phải dùng chước nó,
Mượn dao găm giết bỏ giống ta.
Cứ trong lẽ ấy suy ra:
Một là dương bác[5], hai là âm toan[6].
Nghĩa âm toan trước bàn cho tỏ.
Vốn nó tham vì của nước mình;
Ví ngay, vét sạch sành sanh,
Kế cùng, ta phải liều mình không thôi.
Năm mươi triệu há ngồi chịu chết?
Cũng có phen kịch liệt một lần,
Sao bằng nó lấy dần dần,
Mỗi năm mỗi thuế, mỗi phần một tăng.
Người chịu thuế nai lưng cố đóng,
Của lâu ngày hết rỗng trơ trơ,
Kìa như thuế chợ, thuế đò,
Thuế đinh, thuế thổ, thuế chồng mà đi...
Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt,
Rút chặt dần như thắt chỉ se,
Miền kẻ chợ, phía nhà quê,
Của đi có lối, của về thì không!
Ví như giống hồ trùng cổ hoặc[7]
Làm cho người mặt quắt, thịt rơi.
Ví như giống rắn nuốt voi,
Máu kia đã hết, thịt rồi cũng tan!
Ấy cái nghĩa "âm toan" là thế,
Người giống mình hồ dễ còn đâu?
Sợ rồi chẳng được bao lâu,
Của ăn cũng hết, còn đâu giống người?
Nay lại kể đến bài "dương bác":
Nó thấy mình xơ xác khó khăn,
Trong một nước, tám chín phần,
Người làm đã ít, người ăn rất nhiều.
Nó lại nghĩ bày mưu hiểm quyệt,
Mượn người làm đành mất của thuê.
Đường đi lính, lối làm xe.
Xô vào một đám, sơn khê nghìn trùng.
Việc đông bắc nay công mai dịch,
Khi lấp sông, xẻ lạch, đào hào.
Người ta chẳng biết khuyên nhau.
Tham tiền nên phải đem đầu chết oan.
Vừa dạo nọ Thái Nguyên, Yên Bái.
Xương chật đường, máu nổi đầy sông.
Mình bao nhiêu nỗi khốn cùng,
Nó càng mát ruột, cam lòng bấy nhiêu!
Kể như thế trăm chiều thảm thiết,
Còn gì là giống Việt Nam ta!
Làm cho tàn hại nước nhà,
Điều "dương bác" ấy thật là hiểm sâu.
Nó nuôi mình, như trâu, như chó,
Nó coi mình như cỏ, như rơm.
Trâu nuôi béo, cỏ coi rờm
Cỏ moi rễ cỏ, trâu làm thịt trâu,
Kìa xem nước đông châu Nhật Bản,
Tàu với xe đưa đón hành nhân,
Đãi nhau tử tế muôn phần,
Khi ngồi, khi đứng, chỗ ăn, chỗ nằm,
Lúc đau yếu nom thăm đi lại,
Lấy đạo người mà đãi giống người.
Pháp kia nó vốn khác loài,
Kìa xem nó đãi những người nước ta.
Xe đi lẫn một toa uế xú,
Tàu ngồi riêng một xó ti-ô;
Dãi dầu ngày nắng, đêm mưa,
Ốm đau nó cũng thờ ơ mặc mình.
Đã như thế trăm vành khinh rẻ,
Lại ra uy cậy thế cường quyền:
Quên trình vé, chậm đưa tiền,
Chân đà đá gót, tay liền phất roi.
Suy một việc đãi người như thế,
Nhục nhằn này có lẽ nào quên?
Vì ta một nỗi ngu hèn,
Gặp tay hung ác có tuyền được không?
Lại bảo nó có lòng tín dụng,
Có lẽ nào giết giống nước ta,...
Ấy là ta chẳng nghĩ ra,
Người ta khác giống, sao mà nó tin?
Suy các thức thương quyền kỹ xảo,
Khắp mọi bề dương pháo hải quân,
Có tin nó đã dạy dần,
Dạy thì chẳng dạy, có phần nào tin?
Trường quốc học đặt tên Pháp Việt,
Dạy người Nam đủ biết tiếng Tây.
Đến như trăm thứ nghề hay,
Binh, cơ, điện, hoá không thầy dạy khôn!
Lối nông học hãy còn ngơ ngẩn,
Việc công trường thờ thẫn biết chi.
Trăm nghề Pháp học tinh vi,
Người mình mình cứ ngu si mặc mình.
Mình như thế dại đành là dại,
Nó mong cho ngu lại càng ngu,
Cứ trong bụng nó mà dò,
Bảo rằng "tín dụng" thực cho là nhầm.
Chừng trong khoảng mười năm trở lại,
Rồi đến câu “khất cái vô môn”[8]
Người càng yếu, của càng mòn,
Bấy giờ mới biết là ơn "tin dùng"!
Còn một lũ trong vòng quan lại,
Mượn người làm, nghĩa phải chi công.
Ấy là nó vẫn căm lòng,
Đường chưa thuộc, nói chưa thông, lẽ nào!
Một năm kể biết bao lương phí,
Lấy Nam nhân lại trị Nam nhân.
Seo[9] mạch nước, róc xương dân,
Quăng cho một lũ chó săn, chim mồi.
Khi nó đã thuộc nơi phong thổ,
Mỏ nó khai, người nó nó dùng.
Thương ôi! Cái lũ làm công,
Cơm thừa, canh cặn, thôi xong, còn gì!
Quạt mùa thu[10], rồng khi thôi bái,[11]
So người mình giá trị còn hơn,
Đem thân ở chốn doanh hoàn,
Người mình thôi chắc có toàn được vay?
Thịt bác tước[12] lâu ngày mòn mỏi,
Của tham tàn đầy túi kinh doanh.
Pháp kia nó tính đã sành,
Cái điều diệt chủng thôi đành chẳng sai!
Nay còn lúc giống người chưa hết,
Chữ tự cường nên biết khuyên nhau.
Cũng người trong cõi năm châu,
Nó che tiếng nó, mình lo sự mình.
Nghĩa “bảo hộ” rành rành hai chữ,
Lẽ dám đâu làm cỏ nước nhà?
May còn được lúc bấy giờ,
Hơi tàn còn thở, sức thừa còn đua.
Mượn thanh thế lân la ngoại quốc,
Đem anh hùng chống vác giang sơn.
Cát lâu đắp cũng nên cồn,
Đá lâu lấp biển ta còn giống ta.
Song ta vẫn còn là ngu dại,
Nay lần lữa tháng trải ngày qua,
Bâng khuâng luống những thẫn thờ.
Đã hồn hay ngủ, lại ma hay lười!
Sự toan bác một mai đến nỗi,
Thôi bây giờ biết hối được sao?
Từ nhà thế tộc quan cao,
Từ người thân sĩ, phú hào, bình dân.
Khắp đến kẻ hành nhân tẩu tốt,
Cả giáo đồ khắp suốt mọi nơi,
Đội trời, đạp đất ở đời,
Sinh ra Nam quốc là người trượng phu.
Ai cũng bụng phục thù, báo quốc,
Thấy giống người nước khác ai ưa?
Cớ sao ngày tháng lần lừa,
Rụt rè như thể đợi chờ, ngóng mong?
Nước đến chân, sâu nông cũng lội,
Việc đương đầu, bể núi cũng qua.
Kìa xem gương chuyện ngày xưa:
Chiêm Thành, Lâm Ấp, bây giờ còn ai?
Ấy diệt chủng có hai đường ấy,
Người giống mình chắc cậy còn chăng?
Còn ta thì cũng may rằng,
Ví như hết cả, cũng đừng trách ai.
Qua bao dặm ngàn khơi, bể rộng,
Hại bao phen tàu, súng, binh, lương.
Công trình từ lúc mới sang,
Được hăm bảy vạn dặm trường nước ta;
Năm mươi triệu ngồi trơ ăn hại,
Nó lẽ đâu để mãi giống mình?
Vườn kia để cỏ sao đành?
Lợn kia nuôi béo thịt dành để chi?
Nó dẫu dại, quyết thì không thế,
Mình có khôn, phải nghĩ mà suy.
Trời sinh ta có tội gì,
Sao cho gọi được hồn về nước ta!


Người dịch Lê Đại


1. sống sung sướng, vui vẻ với tai vạ của người khác.
2. Vong thù nhẫn sĩ: quên thù chịu nhục.
3. bóc lột đến ráo riết.
4. tham vì tiền vì của của ta
5. bóc lột ra mặt
6. bóp nặn ngấm ngầm.
7. Giống yêu quái ám ảnh người ta làm cho tâm hồn người ta đến mê mẩn
8. không biết đi ăn mày cửa nhà ai
9. bào nạo
10. mùa thu đến trời lạnh người ta không dùng quạt nữa
11. rồng bằng giấy mã để cúng tế, khi lễ bái xong rồi, thì đốt rồng đi.
12. bóc lột.

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptySun Nov 13, 2011 9:06 am

Hải ngoại huyết thư

Phần II.a

Lời huyết lệ gởi về trong nước,
Kể tháng ngày chưa được bao lâu,
Nhác trông phong cảnh Thần châu [1]
Gió mây phẳng lặng dạ sầu ngẩn ngơ...
Hồn cố quốc vẩn vơ vơ vẩn,
Khôn tìm đường dò nhắn hỏi han.
Bâng khuâng đỉnh núi chân ngàn,
Khói tuôn khí uất, sóng cuồn trận đau.
Nghĩ nông nỗi đồng bào thêm ngán,
Tưởng thân mình dám quản một hai.
Tiện đây thưa cật mấy lời,
Lại xin tỏ giãi cùng người quốc nhân:
May người nước lâu dần hối ngộ,
Đem lời này khuyên nhủ cùng nhau:
Nước ta mất bởi vì đâu?
Tôi xin kể hết mấy điều tệ nhân[2]:
Một là vua sự dân chẳng biết,
Hai là quan chẳng thiết gì dân,
Ba là dân chỉ biết dân,
Mặc quân với quốc, mặc thần với ai.
Nghìn, muôn, ức, triệu người chung góp,
Gây dựng nên cơ nghiệp nước nhà,
Người dân ta, của dân ta,
Dân là dân nước, nước là nước dân.
Trên chín bệ ngôi thần tự chủ.
May thừa cơ giấc ngủ li long [3],
Giang sơn mặc sức vẫy vừng,
Muôn người luồn cúi cho vòng phúc, uy.
Đem lịch sử suy đi xét lại:
Ai vì dân hưng lợi, trừ tai?
Chuyện đâu chuyện có lạ đời:
Mùa hè mưa tuyết, ban ngày mọc sao!
Tòa y viện, thuốc nào chẳng có!
Dân ốm đau, hề chớ hỏi han!
Cơm ngự thiện, bữa nghìn quan,
Ngoài ra dân đói, dân hàn mặc dân.
Hỏi đến kẻ phùng quân du mị[4]
Hỏi đến người kiều mỹ cung phi,
Còn dân khốn khổ trăm bề,
Cầm như tai mắt chẳng nghe thấy nào!
Chắc lũ dại đen đầu không biết,
Cậy quyền trên lấy thịt đè người.
Thuế dân, dân nộp xác rồi,
Tiền kho, thóc đụn, sẵn ngồi ăn không!
Suốt một lũ trong vòng cung khuyết,
Của ăn chơi cao huyết[5] muôn người.
Tội oan có thấu đến trời,
Trời sa nước mắt bể trôi ngược dòng.
Khi giặc đến người trong phản trước,
Đem của dân vạch chước hòa thân.
Dần lâu các tỉnh mất dần,
Mười phần thổ địa, nhân dân còn gì!
Nào có nghĩ “dân duy bang bản”[6],
Của muôn dân là vốn nước nhà.
Kìa xem Nhật Bản người ta,
Vua dân như thể một nhà kính yêu.
Chữ bình đẳng đặt đầu chính phủ,
Bấy lâu nay dân chủ cộng hòa.
Nghĩ như nông nỗi nước ta,
Đến giờ mới mất cũng là trời thương.
Vua như thế, nói càng thêm bực,
Họa[7] nhân thần có chắc một hai;
Nhờ tay xoay núi vá trời,
Dòng dây, xây đá tính bài vị nguy?
Chẳng may lại gặp hồi truân bĩ:
Rặt những đồng xu mị phùng nghinh,[8]
Hại dân để lợi lấy mình
Coi dân hờ hững như hình chẳng can.
Ngày mong mỏi vài con ấm tử,
Tối vui chơi mấy đứa hầu non.
Trang hoàng gác tía lầu son,
Đã hao mạch nước lại mòn xương dân.
Sực đến lúc phong trần biến cố,
Thôi bấy giờ mộ Á, triêu Âu[9]
Trời nghiêng, đất lở mặc dầu,
Cốt thân phú quí là đầu sự lo.
Bài thiện sách sao cho khéo lạy,[10]
Cửa cường quyền nhờ cậy kêu van.
Nay đắc tội, mai cảm ơn,
Cái thân thôi thế là toàn một thân.
Dân mặc dân, chẳng dân thì chớ,
Cứ của mình, mình giữ khư khư!
Nỗi niềm tưởng đến bao giờ,
Mây tuôn tẻ ngắt, mù sa tối dầm!
Lũ sống sót còn năm mươi triệu,
Thịt dầu sao, chắc liệu toàn không?
Vì đâu nước khốn dân cùng,
Hỡi ai sướng miệng, cam lòng hay chưa?
Có như thế, có thừa vô ích,
Vua với quan, thôi trách làm chi!
Trách vì một nỗi dân kia,
Số người trong nước lại thì phần hơn.
Để đến nỗi nên cơn cớ thế,
Trách dân mình có lẽ trách ai!
Tôi xin kính chúc lâu dài,
Khóc than xin kể mấy lời trước sau.
Nay thử đứng trên đầu đỉnh núi,
Cõi đông nam ngoảnh lại mà trông:
Sông xứ bắc, bể phương đông,
Nếu không dân, cũng là không có gì!
Khoảng khoáng dã rậm rì cây cỏ,
Vùng sơn lâm sài, hổ, hồ, li.
Chiêm Thành, Lâm Ấp chi chi,
Nước non chẳng có, có gì nước Nam?
Kể như thế, ai làm nên nước?
Giang sơn này khai thác từ xưa:
Công trình kể tự bao giờ,
Nghìn năm quanh vẫn nước nhà tổ tiên.
Ta là lũ cháu con một họ,
Nước dân ta là của gia tài.
Chữ rằng "Tổ nghiệp lưu lai"
Của ta ta giữ, chắc ai giữ cùng!
Chẳng may lúc thành long, xã lở,[11]
Một hai điều trách cứ vua tôi.
Còn năm mươi triệu con người,
Chỉ quanh quanh đám lợi tài không xong!
Hỏi đến nước còn không, không biết,
Gọi đến tên Nam Việt, không thưa!
Gia tài tổ nghiệp mình xưa,
Tay đem quyền chủ mà đưa cho người!
Chắc đã có người cai quản hộ,
Cơ nghiệp mình, mình bỏ không coi.
Hỏi xem khắp cả gầm trời,
Coi ai quái gở lạ đời thế không?
Thử giương mắt mà trông sự thế:
Cơn phong lôi, sóng bể rập rình.
Bấy lâu trời những bất bình,
Phen này cuộc ấy hẳn đành trời xoay!
Năm mươi triệu số người trong nước,
Ai chẳng là chú bác, anh em?
Lòng nào ghét bỏ cho cam,
Yêu nhau thì phải tính làm sao đây?
Đừng như trước đã hay rằng dại,
Đến bây giờ trách tại dân ta.
Nhưng mà dại mãi ru mà,
Người ta há phải ngù ngờ mãi ru?
Quyền quân chủ trên đầu ức chế,
Trải nghìn năm dân trí còn gì!
Mà xem gương truyện xưa kia,
Kể công hùng vũ, ai bì được đâu!
Nọ thuở trước đánh Tàu mấy lớp.
Cõi trời Nam cơ nghiệp mở mang.
Sông Đằng lớp sóng Trần vương,
Núi Lam rẽ khói mở đường nhà Lê.
Quang Trung đế từ khi độc lập,
Khí anh hùng đầy lấp giang sơn.
Lòng trời mở rộng nước non,
Ta nay may vẫn hãy còn nước ta.
Song chước ấy nghĩ ra chẳng khó,
Trong vòng trời riêng có một câu.
Thử ngồi suy trước nghĩ sau,
Cốt rằng người nước cùng nhau một lòng.
Bởi lúc trước, của chung chẳng giữ,
Đến bây giờ, sức chửa làm xong,
Sao cho cái sức cho cùng,
Sức cùng là bởi cái lòng cùng nhau.
Năm mươi triệu đồng bào đua sức,
Năm mươi nghìn giống khác được bao!
Cùng nhau bên ít, bên nhiều,
Lọ làm gươm sắc, súng kêu mới là...
Cốt trong nước người ta một bụng,
Nghìn muôn người cùng giống một người.
Phòng khi sưu thuế đến nơi,
Bảo nhau không đóng, nó đòi được chăng?
Gọi đến lính, không thằng nào chịu,
Bắt một người, ta kéo muôn người.
Bấy giờ có lẽ giết ai?
Hẳn thôi, nó cũng chịu lui nước mình.
Việc gì phải bài binh dụng kế,
Cứ thi gan, kiện lý cho già:
Của nhà ta, phải trả ta,
Dẫu tham muốn nuốt, ắt là chẳng trôi!
Song trong nước mỗi người một khác,
Vốn cùng nhau xung khắc bất hòa.
Những là ta lại hại ta,
Những thân dị chủng mà xa đồng bào.
Quắc đã diệt, Ngu sao còn vẹn?[12]
Vạ đồng căn[13] lửa bén dây dưa!
Người ta ai chẳng biết lo,
Cùng nhau sao vẫn thờ ơ cái lòng!
Nỗi ngu dại nói không kể xiết,
Lại ngờ nhau, chẳng biết tin nhau;
Coi nhau như thể quân thù,
Thù mong nhau hại, ghét cầu nhau hư.
Bụng có hợp thì nhà mới hợp,
Lòng đã tan thì nước cũng tan!
Bằng nay tay mỏi chân chồn,
Còn hơi còn thở may còn sống lâu.
Nếu chẳng biết bảo nhau nghĩa ấy,
Tổ tông mình chắc cậy nhờ ai!
Thương ôi trăm sự tại người,
Chữ "đồng" ai dám ngăn rời chữ "tâm".
Thôi chẳng kể sự trăm năm trước,
Xin từ đây cả nước một niềm:
Người kiếm củi, kẻ đun cơm,
Này em xẻ gỗ, này anh đắp đường.
Việc dầu nặng, chia mang cũng nổi,
Xúm tay vào, kéo lại non sông.
Làm cho sáng rõ tổ tông,
Tôi xin kể hết cách dùng như sau...
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptySun Nov 13, 2011 1:54 pm

Hải ngoại huyết thư

Phần II.b

Nào là kẻ phú hào trong nước,
Nào là người quan tước thế gia.
Nào là sĩ tịch[14] bây giờ.
Nào là lính tập, nào là Gia tô.
Nào những kẻ côn đồ, nghịch tử,
Nào những người nhi nữ, anh si[ 15]
Bếp, bồi, thông, kí chi chi,
Cừu gia tử đệ nào thì những ai?
Ấy kể bậc số người trong nước,
Còn người đi du học mọi nơi
Người trong cho đến người ngoài
Chữ "tâm" cốt phải ai ai cũng "đồng".
Vùng trời đất núi sông nung đúc,
Lũ anh hùng không lúc nào không.
Giang sơn há chẳng vẫy vùng.
Bởi chưng thế bức, lực cùng[16] lẽ nao?
Lấy thóc đâu mà cầu Công Cẩn[17],
Lấy vàng đâu mà vận Tử Phòng?[18]
Anh hùng lại giúp anh hùng,
Xin riêng một chiếu đãi ông phú hào.
Hiện trong nước kẻ giàu cũng có,
Còn khư khư ngồi giữ gia tài.
Huống chi những lũ dông dài.
Sướng mình, còn nghĩ đến ai bao giờ?
Cuộc tán tụ ngẫm cơ tạo hóa,
Sự bất bình vạ gió tai bay.
Sao bằng gặp được lúc này,
Đem lòng phổ tế ra tay anh hùng?
Khơi bốn bể, nuôi rồng thành vũ[19]
Đeo nghìn vàng tậu ngựa truy phong.
Người giúp của, kẻ giúp công,
Xin ai hào phú, trước cùng bụng cho.
Cũng có kẻ hàn Nho, toan Hán,[20]
Việc nước nhà, bụng vẫn không quên,
Bởi chưng phúc bạc, phận hèn,
Mắt xanh ai biết bạn hiền là ai?
Túi hào kiệt một tay xơ xác,
Chân giang hồ giữa bước long đong,
Lấy ai vận dụng cho cùng?
Phải người lỗi lạc lại trong con nhà.
Họp chí sĩ liệu cơ thành bại,
Máu anh hùng đợi hội vân lôi[21]
Đem thân đại biểu cho người,
Dựng nền độc lập, xướng bài tự do,
Nghĩa thần tử trước cho phải đạo,
Công phục thù sau báo tổ tiên,
Con nhà dòng dõi bậc hiền,
Đồng tâm chữ ấy nên biên vào lòng.
Song những kẻ ngoài vòng rất dễ,
Người trong vòng có lẽ khó hơn.
Sao cho vững dạ bền gan,
Kìa xem Y Doãn khi còn Hạ vương[22]
Hán Chu Bột khi còn sự Lã[23]
Tâm sự này ai tỏ cho ai?
Mới hay trung trí đại tài,
Khư khư tiểu tiết nhất thời mà chi!
Xin những kẻ đừng vì quyền thế,
Đừng chê câu "nhẫn sỉ, sự thù".
Chắc đâu cái lũ bạch nô,
Mà trong bọn ấy Y, Chu có người?
Sự phản gián nay ngồi nghĩ mẹo,
Mai thừa cơ đảo giáo[24], gieo gươm.
Giang sơn nay lại trời Nam,
Đỉnh chung khắc để tiếng thơm lâu dài.
Sức ai cố nâng mây, dẹp gió,
Lòng tôi mong đốt lửa, châm hương.
Khuyên ai những kẻ đường đường,
"Đồng tâm" chữ ấy nên càng khuyên nhau.
Kìa những kẻ lưng đeo súng đạn,
Dưới cường quyền theo bọn Pháp binh,
Mũ vàng lẫn với khố xanh,
Ấy là rặt lũ tập binh nước mình.
Mặt nam tử tranh vanh trong nước,
Vì thần tiền phải bước chân ra,
Có đâu ta lại giết ta,
Cũng là một gốc mọc ra nỡ nào!
Tưởng những lúc đương đầu, giáp trận,
Bụng không đành, mắt cũng không đang.
Há vì tháng mấy đồng lương,
Mà quên làng nước, họ hàng hay sao?
Nay gặp hội đồng bào phấn khởi,
Hội phong vân là buổi lập công.
Bây giờ lòng mới tỏ lòng,
Quyết đem bụng nước giúp cùng người Nam.
Vả trông thấy anh em làng mạc,
Bởi xưa nay xơ xác vì đâu?
Nhọc nhằn theo trót bấy lâu,
Oán sâu quyết báo, thù sâu quyết đền.
Phút một chốc làm nên công lớn,
Cứu cho ta mấy vạn đồng bào.
Này rồi ra mới biết nhau,
Chỉ xem một phút trên đầu ngọn gươm.
Đâu có lẽ chịu cam cả nước,
Mắc lừa câu "lấy bạc nhử người"!
Thôi thôi ta chẳng dại rồi,
Tập binh ta cũng là người họ ta.
Tính sự thế nay vừa gặp hội.
Việc kíp rồi phải liệu mau mau.
Cùng nhau mấy vạn đồng bào,
Quyết đem tính mệnh mà liều một phen.
Cho người dưới hoàng tuyền mừng bụng,
Chớ để quân bạch chủng cười mình.
Tôi xin các bạn tập binh,
Cùng nhau một bụng như anh em nhà.
Còn một lũ gọi Gia Tô giáo,
Dẫu cùng ta là đạo bất đồng,
Nhưng cùng đất nước cùng chung,
Quyết không có lẽ nào không vì mình.
Chớ thấy khác mà sinh hình tích[25],
Để cho rằng cừu địch Nam nhân.
Chữ rằng "Đồng loại tương thân",
Giáo dân xem với lương dân khác gì!
Ngộ gặp lúc gian nguy tận khổ,
Nên cùng nhau cứu đỡ vẻ thay.
Nào ai có vị gì Tây,
Mà coi người đạo ra ngay người thù.
Chẳng qua vị giáo đồ, giáo chủ,
Đạo Gia Tô cũng đạo cứu dân.
Thấy quân tàn ngược bất nhân,
Dẫu cùng một giáo nhưng thân nỗi gì!
Dẫu cho có bụng vì người Pháp,
Nên lấy điều thảm thiết nói ra.
Bởi vì ta lại với ta,
Lẽ đâu lương giáo toan mà hại nhau?
Suy một bụng đồng bào tương ái,
Người cùng người ai dại gì đâu?
Đã là đồng chủng, đồng cừu,
Yêu nhau thì quyết cứu nhau phen này!
Này đua sức, ra tay tạo phúc,
Cứu cho ta địa ngục thoát vòng.
Phúc mình mà cũng phúc chung,
Khuyên ai đi đạo một lòng khăng khăng.
Kìa những kẻ khe rừng, góc bể,
Cũng là người mạnh sĩ tài năng.
Xưa nay quen thói hung hăng,
Súng con trong túi, dao lưng bên mình.
Cậy hào khí tung hoành vũ trụ,
Tự xưng mình là lũ du côn.
Họp nhau mấy bọn con con,
Ơn đền oán trả, há còn sợ ai!
Coi sinh tử như chơi chẳng nghĩ,
Khí đương hùng, ai kẻ dám tranh?
Tôi xin trăm lạy các anh,
Mấy lời khuyên nhủ đinh ninh sau này.
Thói sài hổ khi này đắc chí,
Đem tư hiềm, tiểu khí mà chi?
Gẫm xem nào có hay gì!
Mà thương đồng loại nữa thì làm sao?
Đường sá để má đào ô huyết,
Rượu chè quen sinh nết tự do.
Tổn gì đến lũ quân thù,
Mà coi tính mệnh trượng phu làm thường!
Ngươi Kinh Kha cùng chàng Nhiếp Chính,
Ấy vì ai vong mệnh phục thù?
Anh hùng tiếng để nghìn thu,
Sử xanh còn chữ "trượng phu" lưu truyền.
Chết như thế cũng nên cái chết,
Chết vô danh, người ghét ai thương?
Anh em ta phải tính đường,
Này xem sự thế Tây dương với mình.
Đã phu dịch trăm vành ức chế,
Lại thuế sưu lắm vẻ lấy tiền...
Vậy thì giết nó cũng nên,
Còn thằng vị nó mà quên quốc thù,
Rước voi đến giày mồ ông vải,
Cõng hổ về làm hại người nhà,
Thế thời quyết hẳn không tha,
Gián đồ, mật thất, là ta tính liền!
May sự được vạn tuyền cũng thỏa,
Chẳng may ra trơ ngỡ cũng đành.
Trước làm cho nó thất kinh,
Sau là để tiếng cao danh muôn đời.
Lẽ vinh, sỉ có hai đường ấy,
Anh em ta đã nghĩ cho chưa?
Gió tanh xông mũi khó ưa,
Gươm sao cắp nách mà ngơ cho đành?
Hòn máu uất chất quanh đầy ruột,
Anh em ơi xin tuốt gươm ra!
Có trời, có đất, có ta,
Đồng tâm như thế mới là đồng tâm!
Nào nữ kiệt nước Nam đâu tá?
Trải xưa nay chuyện lạ bao giờ!
Tự ngày nội thuộc khi xưa,
Họ Trưng hai ả là vua anh hùng.
Việc nữ tướng xem trong sử lược,
Bùi Thị Xuân[26] thuở trước đem quân.
Cùng phường cân quắc thoa quần,
Mày râu lắm kẻ chịu phần kém thua.
Kể lực ấy bây giờ ít có,
Nào là ai anh vũ nữ tài?
Hỏi ra họa có một vài;
Mẹ ông Bá Bích là người Hưng Nguyên,[27]
Huyện Thanh Chương nay còn chép để:
Ông Tú Quang có mẹ rất hiền.[28]
Ngoài ra quên họ quên tên,
Lấy đâu thanh sử mà biên từng người?
Nào là kẻ tán tài, cấp sĩ,
Nào là người kính nghĩa khuyến phu,
Giang sơn làm nổi cơ đồ,
Ấy là bậc nữ trượng phu nước mình.
Sóng hoàn hải mông mênh mặt đất,
Dòng nữ lưu quanh quất năm châu.
Kìa khi Nga Nhật đánh nhau,
Có người nhi nữ mà mưu anh hùng.
Vẻ chi phấn[29] vốn dòng Nhật Bản,
Mượn yên hoa kết bạn người Nga.
Bất tình sự ấy ai ngờ,
Thừa cơ lấy được đồ thư [30] đem về.
Nga thua Nhật bởi vì mưu lộ,
Nhật được Nga nhờ có nữ công.
Đàn bà thế giới anh hùng,
Chị em ta phải cùng lòng khuyên nhau
Cây đã lớn, cớ sao lại đổ?
Bởi ở trong cũng có nội trùng,
Huống chi giặc lớn thế cùng,
Vốn xưa nay cũng nội công có người.
Bằng nay biết lấy ai phản gián?
Phải có tay thủ đoạn anh hùng.
Quyết nhờ bậc ấy mới xong,
Nước ta há phải là không có người?
Nào là kẻ bếp bồi có chí,
Nào là ai thông, kí có lòng.
Bấy lâu theo việc làm công,
Vì tiền há phải có lòng vì ai?
Vì y thực theo nòi giống khác,
Dẫu ấm no, tiếng ác rửa sao?
Sao bằng ta vị đồng bào,
Công danh cũng có, lẽ nào kém ai?
Tôi xin nghĩ vì người hoạch kế:
Người một nơi, bụng để một nơi.
Trước là ích lợi cho người,
Sau là vận nước phúc trời về sau.
Khuyên ai cứ bảo nhau nghĩa ấy,
Cơ hội này trông thấy chẳng xa.
Bếp, bồi, thông, kí đâu ta?
Có lòng như thế mới ra đồng bào.
Chàng Dự Nhượng[31] nấp đâu chẳng thấy,
Gã Phù Sai[32] đứng đấy là ai?
Ngẫm xem từ trước mấy người,
Phụ huynh ta ấy là người làm sao?
Bởi sự thế vì đâu đến thế?
Nghĩa phục thù chép để một bên.
"Đồng tâm" chữ ấy chớ quên,
Cừu gia tử đệ nên khuyên nhau cùng.
Ấy kể số người trong một nước,
Trong mười phần đã được chín phần.
Lại nên tính hết xa gần,
Thử xem sự thế cường lân thế nào?
Đương trong cuộc thắng ưu, bại liệt,
Có ra ngoài mới biết văn minh.
Nếu khư khư chỉ biết mình,
Cùng người đua sức, hẳn vành mình thua!
Đi với ở mưu mô chưa vững,
Trong với ngoài hô ứng chưa thông,
Đường tây cách trở lối đông,
Kẻ sào, người lái, vẫn không hợp lòng!
Trước chẳng biết vun trồng tân hóa [33]
Sau mong gì kết quả duy tân?
Nào người du học ngoại lân,
Mười phần phải có một phần mới xong.
Khuyên ai cứ ra công, gắng chí,
Dẫu đào non, tát bể cũng nên,
Tinh thành tấc dạ như in,
Đá vàng cũng rút một tên bắn nhằm.
Nào cha mẹ, anh em, chú bác,
Dẫu trong ngoài ai khác gì ai?
Người trong phải có người ngoài,
Đồng tâm há phải những người ở trong?
Nếu cả nước đồng lòng như thế,
Việc gì coi cũng dễ như không.
Không việc gì việc không xong,
Nếu không xong, quyết là không có trời.
Có lẽ nào mặt trời mọc tối?
Có lẽ nào nửa buổi mọc sao?
Núi kia có lẽ không cao?
Bể kia há có lẽ nào không sâu?
Dẫu gươm sắc kề đầu có hỏi,
Bấy nhiêu lời quyết nói không sai.
Vậy mà tưởng vậy mà thôi,
Nhưng ta còn ngại cho người nước ta.
Người nước ta sinh ra còn dại,
Non sông này tuổi hãy còn thơ.
Hãy còn ngơ ngẩn ngẩn ngơ,
Chính không có phủ, giáo chưa ra trường. [34]
Bụng ví có phú cường cũng dễ,
Lòng đà không, nô lệ không oan.
Ví người hai nước không quen,
Gặp cơn sóng gió cùng thuyền cứu nhau.
Biết như thế không cầu mà hợp,
Chẳng biết ra, dẫu hợp mà tan.
Ví như gà nhốt cùng đàn,
Cá nuôi cùng chậu có toàn được đâu!
Người mình lắm bao nhiêu càng dại,
Lợi đến đâu bâu lại như ruồi.
Người ngoài coi bẳng (bằng) như trời,
Người mình coi vẫn như gai cạnh mình.
Cũng biết nghĩa lạc vinh, ô nhục,[ 35]
Cũng biết đường xu phúc, tị tai. [36]
Cớ sao ai cũng như ai,
Điều hay bảo đến tận nơi, không làm?
Bởi cái tội chịu cam ngu nhát,
Đã ngờ nhau lại ghét nhau cùng.
Bảo rằng cũng một cái lòng,
Rùa bay, rắn nhảy, quyết không được nào!
Ngồi nghĩ đến càng đau cả ruột,
Ai ngăn dòng, chống cột [37] là ai?
Ấy ai đua sức gắng tài,
Rẽ mây, phẩy gió, quét trời cho quang?
Ngoài muôn dặm mơ màng chiếc bóng,
Khách bồ đào[38] giấc mộng tha hương.
Trông về một giải Nam Bang,
Nghìn năm nước cũ tìm phương hồn về.
Nào là kẻ khôi kì danh sĩ,
Nào là người tuấn vĩ cao nhân.
Ấy ai nhẹ miệng lanh chân
Cùng tôi giúp một vài phần là ai?
Trách [39] thế đạo hai vai nặng gánh,
Sức vãn hồi, bút mạnh hơn binh.
Kìa xem luật nước văn minh,
Báo, thư [40], ai có cấm mình tự do?
Xin những bậc sĩ phu trong nước,
Có chữ rằng "đạo giác tư dân". [41]
Đem lòng nghĩ đến quốc dân,
Lựa dần khuyên nhủ nhau dần từ đây.
Miệng diễn thuyết, dao này chém quỷ,
Lưỡi hùng đàm, gương ấy soi yêu.
Mình không, cắp súng đeo dao,
Nhưng không nó có làm sao được mình.
Đem những chuyện nhiệt thành ái quốc,
Bảo một người tỉnh được một người.
Dần lâu từ một đến mười,
Trăm, nghìn, vạn, ức ai ai tỉnh dần.
Ai cũng biết hợp quần là thế,
Khắp bọn này, bọn ấy hợp nhau.
Gió lanh thì sấm cũng mau,
Chữ tâm một phút đâu đâu cũng đồng,
Cờ độc lập xa trông phấp phới,
Kéo nhau ra đòi lại nước nhà.
Của nhà ta, trả chủ ta,
Muốn toan cố chấp ắt là chẳng xong.
Cơ sự ấy nói không kể xiết.
Bút truyền thần khôn vẽ cảnh vui,
Hạ đăng[42] sáng khắp mọi nơi,
Bóng sao thấp thoáng, vẻ trời long lanh.
Đài kỉ niệm tranh vanh trong nước,
Đèn hoan nghênh kẻ rước người đưa.
Nào người Dụ Cát, Lư Thoa [43]
Nay vừa gặp hội xin ta gắng lòng!


Người dịch Lê Đại


1. đất nước thiêng liêng
2. nguyên nhân các việc tệ hại
3. nhân lúc rồng ngủ, đến ăn trộm hạt ngọc
4. dò ý vua để nịnh hót
5. mỡ và huyết
6. dân chính là cỗi gốc của nước (theo Kinh Thư)
7. hoạ chăng, hoạ là
8. đón theo chiều ý của vua mà nịnh hót
9. tối theo Á, sớm theo Âu
10 sự khéo lạy là thượng sách hơn cả
11. Thành quách tan vỡ, xã tắc ngả nghiêng, nghĩa là nước nhà bị giặc phá.
12. Quắc và Ngu là những nước nhỏ đời Xuân Thu. Ngu cho vua nước Tấn mượn đường để đi đánh nước Quắc. Khi đã diệt Quắc rồi, Tấn liền quay về diệt nốt nước Ngu.
13. Cùng nhau một gốc mà tàn hại nhau, như củi cây đậu nấu hạt đậu (thơ Tào Thực)
14. Người thuộc về lớp sĩ phu
15. hạng phụ nữ trẻ trung ngây thơ
16. Tình thế áp bách, sức lực cùng quẫn.
17. Chu Du (thời Tam Quốc)
18. Trương Lương (thời Hán Sở)
19. Nuôi rồng để làm mưa
20. Kẻ nghèo khó, cùng quẫn.
21. Mây bay, sấm dậy: Thời cơ hành động của người anh hùng.
22. Y Doãn giúp Thành Thang khi còn chúa Kiệt nhà Hà.
23. Khi Lã Hậu cướp ngôi nhà Hán, Chu Bột tuy giả vờ xu phụ, nhưng kỳ thực vẫn mưu việc khôi phục nhà Hán.
24. Quay mũi giáo trở lại, đánh với quân thù mình vừa xu phụ
25. Ngờ vực nhau vì bề ngoài. Câu này có người đọc là: Chớ thấy khác mà sinh hiềm khích.
26. Nữ võ tướng Tây Sơn
27. Bà cụ đã cúng nhiều tiền để giúp phong trào Cần Vương và phong trào Đông Du.
28. Ông Tú Quang trong phong trào Cần Vương, bà mẹ bị bắt và bị tra tấn nhưng nhất định không khai.
29. phấn sáp.
30. Văn kiện bí mật.
31. Thích khách người nước Tấn đời Chiến Quốc.
32. Vua nước Ngô, ra vào không quên mối thù Việt Câu Tiễn giết cha, bèn cố chí diệt Việt bắt Câu Tiễn.
33. Văn hóa mới, tinh thần mới.
34. Về chính trị thì mình không có chính phủ của mình, về giáo dục thì trường học không ra trường học.
35. Vui thích sự vẻ vang, chán ghét sự sỉ nhục.
36. Đến với hạnh phúc, tránh xa tai vạ.
37. Cột đá đứng vững giữa dòng nước.
38. Người phải trốn tránh đi làm việc nước.
39. Trách nhiệm cáng đáng việc đời.
40. Báo chí và sách vở
41. Đem đạo nghĩa mà đánh thức dân chúng.
42. Đèn thắp trong buổi lễ ăn mừng.
43. Học giả Nhật Bản Fukuga Wa Yukichi và nhà tư tưởng Pháp J.Ruxô.

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptySun Nov 13, 2011 2:01 pm

Bài văn tế cụ Thái Xuyên Trần Quý Cáp

Chúng ta có sinh ra làm người dân mất nước mới biết rằng:
Hiền nhân quân tử là phạm vào cấm vật của nhà cầm quyền,
Triết học chân lí là can vào tội điều của nhà pháp luật.
Nếu chúng ta không là dân vong quốc, làm gì mà biết được việc như thế!
5Đau đớn thay! Một người bạn tinh thần của chúng ta là ông Thái Xuyên:
Năm Mậu Thân đời Thành Thái bị chính phủ bảo hộ nước Pháp vô cớ khép cho ông cái án "Mạc tu hữu" [1] xử ông bằng luật trảm quyết!
Ngày rằm tháng Năm đem ông ra giết ở Diêm Khánh, lúc đó toàn quốc nhân sĩ ai cũng biết là oan.
Nhưng mà có oan gì đâu!
Hễ người đã làm dân vong quốc, đã nấp nép dưới chánh phủ cường quyền thời cái sự vô cớ đắc tử hình là tầm thường lắm.
Ông Thái Xuyên!
Sinh bình thờ cha mẹ hết sức hiếu, ở với anh hết sức dễ, ở với làng nước, bạn bè hết sức trung tín.
Làm thầy dạy học trò thời hết nghĩa vụ làm thầy.
Đọc sách thánh hiền, một lời nói, một việc làm, tất hết sức theo khuôn nẩy mực.
Nhớ khi ông ra tới trường chém, dao đã kề cổ, còn thung dung xin với người giám trảm cho đặt án đốt hương, áo mão nghiêm trang, bái tạ quốc dân ngũ bái, rồi khẳng khái tựu hình, sắc mặt in như khi nhóm trò giảng sách!
Chao ôi! Thảm thiết! Mà cũng tráng liệt thay!
Chúng ta đọc sách cũ Đông phương, thấy luật "yêu ngôn" của Tần Thủy Hoàng, luật "phúc phỉ" của Hán Võ Đế, thường nghĩ rằng: nghiêm hình oan ngục của đời quân chủ chuyên chế thiệt không ai độc hơn.
Ai dè làm dân bảo hộ của nước dân chủ tự do mà oan thảm lại ghê gớm hơn nữa!
Nếu một người đạo đức, phẩm hạnh, học vấn văn chương như ông Thái Xuyên ta, mà sinh ở đời Tần Thủy Hoàng, chắc còn làm được Phục Sinh, Thân Công,[2] ở đời Hán Võ Đế còn làm được Cấp Âm, Đổng Trọng Thư, có đâu đến nỗi làm một chí sĩ mất đầu, phải rơi máu dưới lưỡi dao vô đạo;
Ôi, Thái Xuyên!
Ôi, Thái Xuyên!
Oan thảm cho ông! Đành oan thảm cho ông! Mà nhất là oan thảm cho đồng bào ta vậy.
Từ xưa tới nay, nhà chính trị thường nói rằng pháp luật là vì người có tội mới đặt ra.
Nhưng chẳng qua nhà cường quyền đụng nhà cường quyền thời mới nói thế; nếu dân nhược tiểu mà đụng nhà cường quyền thì chớ nhận như thế là lầm to vậy.
Nghĩ như ông Thái Xuyên mà bị kết án xử tử thời tội gì? Chỉ vì là trung hiếu thiên tính.
Hay là tội ông giảng học mới? Thời học mới từ Âu châu truyền qua, cớ gì cấm người nước ta không được giảng?
Hay là tội ông giảng bài công lí? Thời công lí là một lẽ rất phổ thông, cớ gì cấm người nước ta không được kể?
Hoặc giả vì lúc đó dân Quảng Nam có việc xin xâu mà ông bị hiềm nghi phiến động hay sao?
Thời lại không phải, bởi vì lúc đó ông còn làm thầy dạy học ở Khánh Hòa, ông chưa về Quảng Nam bao giờ. Chắc cái việc xin xâu ông hoàn toàn không biết tới.
Thế mà đột nhiên đắc tử hình!
Thế thời ông bị giết vì tội gì? Chỉ vì một tội: chính vì tội ông là người mất nước!
Pháp luật mà chi! Đạo lí mà chi! Chúng ta nhắc đến lịch sử ông Thái Xuyên, chúng ta khóc ông Thái Xuyên, càng khóc dự bị cho hai mươi lăm triệu đồng bào nữa vậy.
Hỡi ôi! Than ôi!
Gươm vô đạo chẳng từ ai, mạng thánh hiền mà đành như vậy!
Trời chí công sao nỡ thế!
Gương nhật tinh há lẽ mờ chăng?
Suối đỏ kia ai thăm viếng! Huyết Trành Hằng biếc nhuộm non xanh!
Giống vàng chắc chưa diệt đâu! Hồn Tinh Vệ thế điền biển bạc!
Mấy lời bạn cũ,
Tấc dạ thần soi!

Phan Bội Châu


1. Mạc tu hữu: chẳng cần phải có.
2. Phục sinh, Thân Công: là hai người đã đọc thầm cho nhau viết lại những kinh truyện bị nhà Tần đốt.

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptySun Nov 13, 2011 2:10 pm

Ái chủng


Lòng ta, ta phải yêu nhau,
Đem lời ái chủng mấy câu dặn lòng.
Năm ngàn vạn [1], họ đồng tông,
Da vàng máu đỏ con dòng Hùng vương.
Bốn ngàn năm, cõi Viêm phương,
Đua khôn Hoa Hán, mở đường văn minh.
Tài anh kiệt, nối đời sinh,
Phá Nguyên mấy lớp, đánh Minh mấy lần.
Mở mang Chân-lạp, Chiêm-thành,
Trời Nam lừng lẫy, dòng thần ở Nam.
Ngán thay giống tốt nòi sang,
Bởi đâu sa sút mà mang tiếng hèn?
Xưa sao đứng chủ cầm quyền,
Rày sao nhẫn nhục, chịu hèn làm tôi?
Người Tây như thánh như trời,
Người Nam đầy đọa dưới nơi a tì.
Giang sơn thẹn với tu mi,
Đá kia cũng nát, sóng kia cũng nhàu.
Nào anh, nào chị em đâu?
Họ hàng ta phải bảo nhau thế nào...
Cùng nhau chung giọt máu đào,
Giống thần miinh ấy là đâu bây giờ?
Giống hèn ta phải nên lo,
Giống khôn khi đã ra trò thì thôi (?).
Giống ta nay chẳng dại rồi,
Chân tay cật dạ muôn người cùng nhau.
Muốn cho nòi giống thịnh giàu,
Về đi hơp bụng mà mưu chấn hoàng [2].
Mưu sao kéo lại giống vàng,
Uống say máu giặc, ăn tương (?) thịt thù.
Mấy cau ái chủng reo hò,
Chữ đồng tâm ấy phải cho một lòng.


Phan Bội Châu
(1910)


1. Phan Bội Châu quan niệm dân số Việt Nam hồi ấy là 50 triêu.
2. Ý nói làm cho giống
vàng hưng thịnh.
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptySun Nov 13, 2011 2:16 pm

Ái quần

Trời sinh ra một giống ta,
Non sông riêng một nước nhà Việt Nam.
Kể năm hơn bốn nghìn năm,
Ông cha một họ, anh em một nhà.
Giống vàng riêng một mầu da,
Đen răng, dài tóc ai mà khác ai?
Chỉ vì tan tác từng người,
Phen này đến nỗi lạc loài, xót xa.
Ai ơi! Nghĩ lại kẻo mà,
Kìa gương giống đỏ có xa đâu nào:
Chữ rằng: "Đồng chủng, đồng bào",
Anh em liệu tính làm sao bây giờ?
Sao cho nội ngoại tương phù [1],
Ba mươi sáu tỉnh cũng như một nhà.
Sao cho Nam Bắc hiệp hòa,
Hơn hai mươi triệu [2] mà ra một người.
Chớ cậy thế, chớ tham tài,
Bỏ điều lợi nhỏ, tính bài lợi chung.
Chớ ganh khí, chớ khoe công,
Dứt tình ghen ghét, bỏ lòng xai nghi [3].
Ai ơi, xin sửa mình đi,
Công tư đức ấy hai bề vẹn hai.
Những điều nát nước, tan loài,
Rước voi, cõng rắn thì thôi xin chừa.
May ra trời có chuyển cơ,
Anh em ta được như xưa sum vầy.
Họ hàng đông đủ cánh vây,
Chen vai ưu thắng, ra tay cạnh tồn.
Thể đoàn như đá chẳng mòn,
Như thành chẳng lở, như non chẳng dời.
Đừng như đàn quạ giữa trời,
Gặp cơn mưa gió vội rời nhau ra.
Có đàn thì mới có ta,
Đàn là rất trọng, ta là rất khinh.
Dù khi sóng gió bất bình,
Lợi đàn thì dẫu thiệt mình cũng cam.
Làm cho cố kết nghìn năm,
Mới hay rằng bọn người Nam anh hùng.
Làm cho nổi tiếng Lạc Hồng,
Vẻ vang dòng dõi con Rồng, cháu Tiên.
Nước nhà cơ nghiệp vẹn tuyền,
Chúng ta, ta giữ lợi quyền của ta.
Mấy câu thuận miệng ngâm nga,
Ai ơi xin nhớ bài ca hợp đoàn!


Phan Bội Châu
(1910)


1. Ý nói trong ngoài tin nhau
2. Thống kê dân số lúc đó sai biệt: 20, 30, 45, 50 triệu.
3. Ngờ vực.
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptySun Nov 13, 2011 2:20 pm

Ái quốc

Nay ta hát một thiên ái quốc,
Yêu gì hơn yêu nước nhà ta!
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà,
Ông cha để lại cho ta lọ vàng.
Trải mấy lớp tiền vương dựng mở,
Bốn ngàn năm giãi gió dầm mưa
Biết bao công của người xưa,
Gang sông, tấc núi, dạ dưa, ruột tằm.
Hào Đại Hải âm thầm trước mặt,
Dải Cửu Long quanh quất miền Tây.
Một tòa san sát xinh thay,
Bên kia Vân, Quảng, bên này Côn Lôn!
Vẻ gấm vóc nước non thêm đẹp.
Rắp những mong cơ nghiệp dài lâu.
Giống khôn há phải đàn trâu,
Giang sơn nỡ để người đâu vẫy vùng!
Hai mươi triệu dân cùng, của hết,
Bốn mươi năm nước mất, quyền không.
Thương ôi! Công nghiệp tổ tông,
Nước tanh máu đỏ, non chồng thịt cao!
Non nước ấy biết bao máu mủ,
Nỡ nào đem nuôi lũ sài lang?
Cờ ba sắc xứ Đông Dương,
Trông càng thêm nhục, nói càng thêm đau!
Nhục vì nước, mà đau người trước,
Nông nỗi này, non nước cũng oan.
Hồn ơi! Về với giang sơn,
Muôn người muôn tiếng hát ran câu này:
"Hợp muôn sức ra tay quang phục,
Quyết có phen rửa nhục báo thù..."
Mấy câu ái quốc reo hò.
Chữ đồng tâm ấy phải cho một lòng.

Phan Bội Châu
(1910)

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptySun Nov 13, 2011 2:34 pm

An Mai quân


Nguyên tác chữ Hán:

安枚君

漂蓬我輩各他鄉,
辛苦天君分外常。
性命幾迴頻死地,
鬚眉三度入齡堂。
驚人事業天陶鑄,
不世風雲帝主張。
賈使前圖盡夷坦,
英雄豪傑也容常。

Phiên âm Hán Việt

An Mai quân

Phiêu bồng ngã bối các tha hương
Tân khổ thiên quân phận ngoại thường
Tính mạng kỷ hồi tần tử địa
Tu mi tam độ nhập linh đường
Kinh nhân sự nghiệp thiên đào chú
Bất thế phong vân đế chủ trương
Giả sử tiền đồ tận di thản
Anh hùng hào kiệt giã dung thường.

Dịch thơ:

An ủi Mai Lão Bạng

Bơ vơ đất khách bác cùng tôi:
Riêng bác cay chua nếm đủ mùi.
Tính mạng bao phen gần chết hụt.
Mày râu ba lượt bị giam rồi!
Trời toan đại dụng nên rèn chí,
Chúa giúp thành công tất có hồi
Nếu phải đường đời bằng phẳng hết,
Anh hùng hào kiệt có hơn ai.


Người dịch: Đào Trinh Nhất

Bài thơ này Phan Bội Châu làm trong nhà ngục Quảng Đông để an ủi linh mục Mai Lão Bạng (theo lời của Phan Bội Châu trong Ngục trung thư).
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 7:34 am

Khát nước

Vì cớ đâu mà khát nước hoài?
Trà đâu? Ta hãy uống mà chơi!
Không Tàu thì Huế tha hồ thú,
Pha tục và tiên, đục bỏ đời.
Ấm lạnh tình đời năm bảy chén,
Lạt nồng mùi thế một vài hơi.
Trà ơi! Còn nước là vinh hạnh,
Cháy lưỡi khô môi, thảm những mùi.

Phan Bội Châu

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 7:36 am

Khốc Chân tướng quân


Phiên âm Hán Việt:

Dị chủng sài lang mãn địa tinh,
Độc tương chích thủ dữ cừu tranh.
Trấp niên thương kiếm sơn hà khí,
Bách chiến phong vân phụ tử binh.
Quốc thế dĩ trầm, quân thượng phấn,
Tướng đầu vị đoạn tặc do kinh.
Anh hùng bản sắc chung năng hiện,
Vạn lí thời văn hổ khiếu thanh.

Phan Bội Châu

Dịch thơ:

Khóc Chân tướng quân

Sói lang giống khác tanh lợm đất,
Đấu với quân thù: cánh tay đơn.
Gươm mấy chục năm, hồn sông núi,
Gió mấy trăm trận, lính cha con.
Nước dù chìm đắm, lòng chẳng nhụt,
Đầu vẫn chưa rơi, giặc kinh hồn.
Đến chót mới hay người hào kiệt,
Thẳm xa tiếng hổ vọng nước non.

Người dịch: Kiều Văn

Chân tướng quân: tức Hoàng Hoa Thám hay gọi là Đề Thám.
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 7:37 am

Sống

Sống tủi làm chi đứng chật trời
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến
Sống chịu ngu si để chúng cười
Sống tưởng công danh, không tưởng nước
Sống lo phú quý, chẳng lo đời
Sống mà như thế đừng nên sống
Sống tủi làm chi đứng chật trời.


Phan Bội Châu

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 7:39 am

Chết

Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.


Phan Bội Châu

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 7:41 am

Ru em

Ru hời, ru hỡi, ru hời
Nín đi em hỡi chị ngồi chị ru
Nước ta từ dựng cơ đồ
Bốn ngàn năm lẻ địa đồ còn kia.
Rừng vàng bể bạc thiếu gì
Non sông đất nước cũng thì người ta
Mà thử ngẫm: Xiêm La, Nhật Bản
Một vót lên cùng bạn liệt cường
Nước mình thua kém trăm đường
Sống hay chết dở mơ màng điếc câm
Nghĩ lắm lúc âm thầm chị giận
Không chủ quyền nên mất tự do
Cơ đồ tiên tổ để cho
Chỉ vì con cháu không lo giữ gìn
Nay đến nỗi không quyền tự trị
Tám mươi năm sỉ nhục lắm ai ơi
Ru hời, ru hỡi, ru hời
Mong em khôn lớn lên người
Ơn nhà nợ nước em thời lo toan
Lo toan đem lại giang san
Ðừng tham sống cái nhân tuần như ai.


Phan Bội Châu

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 7:43 am

Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù
Đã khách không nhà trong bốn bể
Lại người có tội giữa năm châu
Dang tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu


Phan Bội Châu

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 7:46 am

Thơ viết trong tù

Nếu chết xong đi cái cũng hay,
Còn ta ta lại tính cho mày.
Trời đâu có ngục chôn thần thánh?
Đất há không đường ruổi gió mây?
Tát cạn bể Đông chèo tấc lưỡi,
Mở quang ngàn Bắc vẫy đôi tay.
Anh em ai nấy xin thêm gắng,
Công nghiệp ngàn thu há một ngày!


Phan Bội Châu
Núi Quan Âm, Quảng Châu - 1914

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 7:49 am

Bài ca chúc tết thanh niên


Dậy! Dậy! Dậy!
Bên án một tiếng gà vừa gáy,
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng.
Xuân ơi xuân, xuân có biết hay chăng?
Buồn cùng sông, thẹn cùng núi, tủi cùng trăng.
Hai mươi năm lẻ [1] đã từng chua với xót,
Trời đất may còn thân sống sót,
Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh.
Thưa các cô, các chị, lại các anh:
Đời đã mới, người càng nên đổi mới.
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội,
Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn.
Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan
Dây thành bại quyết ghe [2] phen liên hiệp lại.
Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi,
Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần.
Đừng ham chơi, đừng ham mặc, ham ăn,
Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa.
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ,
Mới thế này là mới hỡi chư quân! [3]
Chữ rằng: Nhật nhật tân, hựu nhật tân...[4]


Phan Bội Châu
--- 1926 ---

1. Số năm Phan Bội Châu bôn ba hoạt động ở nước ngoài (1905-1925).
2. Ghe: nhiều.
3. Các ngươi.
4. Ngày một mới, ngày một mới, lại ngày một mới.

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 8:09 am

Con đò trên sông

Cái kiếp sinh ra ở giữa vời
Quản bao vào lộng lại ra khơi.
Tha hồ giông tố liều cho nước,
Chẳng quản công lao cốt vớt người.
Hào hiệp giang hồ đều bạn cũ,
Trung trinh tiết tháo có trời soi.
Thế gian ai nấy tri ấm đó,
Không nước thôi thời hết ngược xuôi.


Phan Bội Châu
--- 1926 ---

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 8:16 am

Văn tế Phan Châu Trinh


Than ôi!
Tuồng thiên diễn mưa Âu gió Mĩ, cuộc nọ kém thua hơn được, ngó non sông nên nhớ bậc tiên tri;
Dấu địa linh con Lạc cháu Hồng, người sao trước có sau không, kinh sấm sét dễ đau lòng hậu bối.
Vẫn biết tinh thần di tạo hóa, sống là còn mà thác cũng như còn;
Chỉ vì thời thế khuất anh hùng, xưa đã rủi mà nay càng thêm rủi.
Lấy ai đây nối gót nghìn thu,
Vậy ta phải kêu người chín suối.

Nhớ tiên sinh xưa:
Tú dục Nam châu;
Linh chung Đà hải [1]
Nghiệp thừa gia cung kiếm cũng pha đường;
Nền tác thánh thi thư từng thuộc lối.
Gan to tày bể, sức xông pha nào kể ức muôn người;
Mắt sáng hơn đèn, tài linh lợi từ khi năm bảy tuổi.
Vận nước gặp cơn dâu bể, đeo vai thân sĩ, còn lòng đâu áo mũ xênh xang;
Thói nhà chăm nghiệp bút nghiên, giấu mặt hào hùng, thì tạm cũng khoa trường theo đuổi.

Song le:
Khí vẫn tranh vanh, chí càng viễn đại.

Tài Mã Ni đang chứa sức hô hào;
Tuồng Lỗ Dịch quyết ra tay đào thải [2].
Đội tiên phong đâu tá, gió duy tân từ Đông Hải thổi vào;
Gương ngoại quốc kia là, sóng cách mạng bởi Âu châu dồn tới.
Dọc ngang trời đất, rực vẻ văn minh.
Tức tối nước nhà, cam đường hủ bại.
Cá chậu chim lồng vơ vẩn thế, áng công danh thôi vất lối tầm thường;
Rồng mây cọp gió lạ lùng chi, miền thanh khí thử hô người trung ngoại.
Cậy tân học dặn dò đường tự chủ, Lư Thoa, Mạnh Đức so sánh người xưa;[3]
Mượn Đông du thăm hỏi bạn đồng tâm, Hương Cảng, Hoành Tân, lỏi len đường mới.
Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cường quyền trông gió cũng gai ghê;
Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ khêu đèn thêm rạng chói.

Phỏng khiến:
Trình độ dân ta cao;
Trí thức dân ta giỏi.
Khí dân ta ngày một dồi dào;
Sức dân ta ngày càng cứng cỏi.
Một tiếng xướng có muôn tiếng họa, thần tự do nên đủng đỉnh về đây;
Bạn người Việt với thầy người Tây, ma chuyên chế dám dùng dằng ở mãi.

Nào hay:
Trời đã éo le,
Người càng quỉ quái.
Chứa chan máu quốc, nước vẩn vơ hồn;
Xao xác tiếng gà, trời mờ mịt tối.
Trường nô lệ chung quanh là rắn rết, văn cứu thời khen khéo gây oan;
Ổ dã man ngan ngát những hùm bao, miệng ái quốc hóa nên buộc tội.
Thành Hà Nội ùn ùn mây ác độc, nào kẻ lánh mình, nào người chống thế, chữ âm mưu tô vẽ đủ trăm đường;
Đảo Côn Lôn rực rực lửa oan cừu, thấy người yêu nước, thấy kẻ thương dân, tơ xướng loạn dệt thêu ra một mối.
Sương đơn gió kép, giữa hội mịt mù;
Mưa dập sóng dồn, xót ông chìm nổi.
Thân Dậu Tuất bấy nhiêu năm tân khổ, khi đào cây, khi lượm đá, giữa bể trần gió bụi vẫn thung dung;
Đặng Hoàng Ngô ba bốn bác hàn huyên, khi uống rượu, khi ngâm thơ, ngoài cửa ngục lầm than mà khảng khái. [4]
Hồi đen may cũng lần lừa;
Lòng đỏ vẫn còn hăng hái.
Quay đầu lại giả ơn tù đảo, tấm thân già còn nặng gánh giang sơn;
Bước chân đi tìm bạn Âu châu, đôi tay trắng quyết phất cờ xã hội.
Án tái phạm vì lời thông Đức, dạ sắt vàng thêm thử lại thêm bền;
Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm sét chẳng kinh cùng chẳng hãi.
Gương vĩ nhân treo những bao giờ;
Hồn cố quốc mới về năm ngoái.
Trước mặt nào ai hớn hở, thấy ngựa xe luống ngẩn ngơ chiều;
Bên tai những tiếng kêu van, nghe sưu thuế càng ngao ngán nỗi.
Dưới miệng cọp gửi đàn con đỏ, phúc trùng lai thêm bận dạ tha hương;
Trên quyền người đeo giống da vàng, lòng cảm tử quyết lùa quân hậu đội.
Ước những chuông đều trống nhịp, khắp ba kì cho vang tiếng reo hò;
Mới là anh trước em sau, dắt một lũ để đồng bào gắng gỏi.
Khéo vô tình trời chẳng chiều người;
Nên bất hạnh mừng mà hóa tủi.
Tiệc hoan nghênh mới đó, não nùng rượu chửa phai mùi;
Hội truy điệu gần đây, thấp thoáng hương đà bén khói.

Anh em ta:
Đất rẽ đôi đường;
Tình chung một khối.
Gánh tồn vong ai cũng nặng nề;
Nghĩa chung thủy lòng càng bối rối.
Sóng gió một con thuyền chung chạ, mái chèo đương lúc cheo leo;
Mây mù muôn dặm đất xa khơi, dấu ngựa nhờ ai rong ruổi.
Ngại ngùng thay người ngọc mù sa;
Ngao ngắn nhẽ giọt châu mưa xối.

Thương ôi!
Bể bạc còn trơ;
Trời xanh khó hỏi.
Nghìn vàng khôn chuộc được anh hào;
Tấc dạ dám thề cùng sông núi.
Trước đã giỏi mà sau thêm giỏi nữa, dấu cộng hòa xin rán sức theo đòi;
Thác còn thiêng thời sống phải thiêng hơn, thang độc lập quyết ra tay vin vói.
Lời này ông xét cho chăng?
Lòng ấy đã trời soi dọi!

Phan Bội Châu
--- 1926 ---


1. Nguyên hai câu nghĩa là: Vẻ tốt đẹp cõi Nam (Quảng Nam); khí thiêng liêng bể Đà (Đà Nẵng) hun đúc lại.
2. Mã Ni: Mã Chi Ni (Mazzini) cùng với Gia Lý Ba Đích (Garibaldi) là hai nhà ái quốc có công lớn trong việc thống nhất nước Ý hồi thế kỷ XIX. Lỗ Dịch: Louis XVI, tên vua cuối cùng của nền quân chủ chuyên chế Pháp bị cách mạng tư sản Pháp xử tử năm 1793.
3. Lư Thoa (Rousseau) - nhà văn và nhà tư tưởng tiến bộ Pháp thế kỷ XVIII. Mạnh Đức (Mạnh Đức Tư Cưu - Montesquieu), nhà văn và nhà tư tưởng Pháp thế kỷ XVIII.
4. Thân, Dậu, Tuất: 1908, 1909, 1910. Đặng, Hoàng, Ngô: Đặng Nguyên Cẩn, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế.

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 8:19 am

Họa bài thơ Vịnh bức địa đồ rách của Tản Đà

I

Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi,
Ta bồi cho chúng chị em coi.
Giận cho con cái đà hư thế,
Nhớ đến ông cha dám bỏ hoài.
Còn núi, còn sông nhìn vẫn rõ,
Có hồ, có giấy dễ như chơi,
Vì chưng hồ giấy ta chưa có
Đành chịu ngồi trông rách tả tơi.

II

Hóa rách ra lành thế mới hay
Trời giăng giấy khắp, đất hồ đầy,
Non sông sẵn vóc thêu hoa gấm,
Gan óc ghe phen trổ gió mây.
Trắng úa, hồng tươi tùy thợ ý,
Bột rền, keo dẻo cốt thầy tay.
Người đà mới mới ta nên mới,
Bồi vá mà chi, kéo khuấy rầy.


Phan Bội Châu
--- 1927 ---

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 8:28 am

Người lượm phân

Việc này khó nhất ở trần gian,
Ta gánh làm chơi chẳng khó khăn.
Báu quý ngọc trời bôi cội lúa,
Yêu vì hương nước, dưỡng chồi lan.
Ruột người đủ món vơ nhào sạch,
Màu đất ra tay rắc rải chan.
Thả cuốc buông cào trông bốn bể,
Ai làm lúa tốt cả nhân gian?


Phan Bội Châu
--- 1927 ---

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 8:30 am

Bán mình

Muốn bán mình đi, bán với ai?
Ai mua ta cũng thử rao chơi.
Thân vừa đúng mực hơn năm thước,
Tuổi hãy còn son ngoại sáu mươi.
Miệng tựa chuông đồng vang dậy đất,
Râu ria sao chổi quét ngang trời.
Nếu có ai hỏi: nghề chi rứa?
Tôi đã cồng khua mõ gióng hoài!


Phan Bội Châu
--- 1928 ---

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 8:33 am

Năm hết tết đến


Cờ thế sự tốt đương toan giục
Chốc ba trăm sáu chục lại năm ngày.
Xa chưa ra, mã chưa tới, pháo chưa bay,
Thoắt ngoài cửa trông vào, đông đã đến!
Đau vạn sự hoa tàn nguyệt khuyết,
Mừng tân cơ đông hết lại xuân về!
Bâng khuâng chuông sớm đêm khuya,
Mai đưa tin gió, hạnh chia mối tình.
Trót duyên nợ ba sinh đành phải trả.
Tuổi càng cao, vai càng nở, lưng càng tỏ.
Da chưa mồi, đầu chưa bạc, tai chưa điếc, mắt chưa mù.
Nợ non nước phải tính sao cho xong xả.
Nhất thiết chúng sinh đô thị ngã
Bách chư khổ thống nhẫn khang nhân[1]
Đã đày thân xuống giữa cõi trần,
Dầu chẳng phật cũng xả thân vì đại chúng.
Ai pháo nổ, ai nêu cao, ai hương dân hoa cúng?
Tấc son mình e cũng thấu thần minh,
Xuân xanh với bạn đầu xanh,
Mới thời mới mãi cho mình mới theo.
Ước ao người muốn, trời chiều.


Phan Bội Châu
--- 1928 ---

1. Chúng sinh đều là ta; trăm sự thống khổ càng làm người ta cứng cỏi.
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 8:35 am

Tặng thanh niên


Duyên nợ mặn mà non nước cũ,

Tình cờ gặp gỡ tháng ngày xuân...

Còn trời, còn đất, còn đây đấy,

Ai nấy chia nhau gánh một phần.


Phan Bội Châu
--- 1928 ---

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 8:37 am

Tượng vôi đứng trước cửa đền sập


Khéo khéo làm chi đứng mãi đây?
Râu mày, áo mão lại cân đai.
Thành xiên đất lở đành trương mắt,
Kẻ vái người van cứ điếc tai!
Xôi thịt quanh năm gào lễ cúng,
Cửa nhà trăm vạ mặc thây ai!
Thần quyền mạt vận, hay chăng nhỉ?
Mưa gió tan tành một đống vôi!


Phan Bội Châu
--- 1928 ---

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 8:49 am

Bài thơ tặng một cô gánh nước


Vì nỗi thương người, phải nhọc mình,
Hai vai một gánh nặng đôi bình.
Sóng vơi giếng cạn, lòng đầy mãi,
Nắng dãi mưa dầm, gót chạy lanh.
Rưới cỏ thêm màu cho đất trắng,
Làm mưa chia sức với trời xanh.
Nhà nhà có nước là vui vẻ,
Chẳng quản công trình, chẳng kể danh.


Phan Bội Châu
--- 1929 ---

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 8:52 am

Giang hồ mãn địa nhất ngư ông

I

Núi đó ai đây bể đó ai?
Giang hồ đầy đất một cha chài.
Mênh mông nước bạc trời mù tít,
Đủng đỉnh thuyền câu lão sống dai.
Trước mắt đã làm cơ tạo hóa
Trong tay chi sót ngòn cò trai?
Từng phen ghềnh thác, từng giông tố?
Nhắm cuộc năm châu tủm tỉm cười.

II

Tai nón kia kìa đó biết ai?
Giang hồ đầy đất một cha chài.
Nhà trên mặt nước mênh mông biển,
Chài giữa lòng sông ngất ngưởng trời.
Đã kiếp trong đời mong gánh vạn,
Phải gan đầu gió vững phân mười.
Rày mai kiếm cách câu cho thú
Bắt lũ kình nghê nhốt lại chơi.


Phan Bội Châu
--- 1929 ---

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 8:54 am

Buổi rạng đông


Vui vẻ gì hơn buổi rạng đông,
Chim kêu gà gáy giục vừng hồng.
Mây khoe sắc đẹp trên đầu núi,
Nguyệt chiếu giương bờ dưới đáy sông.
Đánh thức bà con còi mục tử,
Rủ ranh phường bạn tiếng ngư ông.
Người đời hăm hở lo công việc,
Mê ngủ còn ai tỉnh dậy trông!


Phan Bội Châu
--- 1929 ---

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 8:57 am

Cười mình


Không ngồi, không đứng, cũng không đi,
Cũng giống điên, mà cũng giống si.
Bịt cả đổi tai nghe bể rống,
Nhắm liền hai mắt, thấy trời xoay.
Đương quên mặc áo toan ra chạy,
Trót mới xâu giày, chốc cởi ngay.
Lũ bé thấy ông, nghi bệnh rượu,
Hóa ra nghiện nước, vậy mà say.


Phan Bội Châu
--- 1929 ---

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 9:00 am

Vô đề


Chán khóc ai rồi lại khóc mình,
Dở cười dở nói, dở làm thinh,
Lung tung sóng bể, à đa sự,
Lấp ló trăng đêm, ủa hữu tình!
Cương ngựa, ách trâu, cười một giống,
Tiếng gà, máu quốc, khách năm canh.
Ngán cho kìa chiếc thuyền con cỏn
Chở nổi bao nhiêu khối bất bình!


Phan Bội Châu
--- 1929 ---

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 9:02 am

Đề cảnh xưa thành Thăng Long


Một đỉnh non cao với một tôi,
Hỏi non non đứng đã bao hồi?
Nổi chìm kim cổ xem mây lượn,
Ấm lạnh xuân thu sẵn đá bồi.
Hồn nước, thề mình son một tấm,
Tuồng đời thây kẻ bạc đôi người.
Ngại ngùng gió bắc kinh đàn nhạn,
Có nhớ nam chăng, nhạn nhạn ôi!


Phan Bội Châu

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 9:10 am

Khuê phụ thu hoài


Ngô một lá thình lình khiếp gió,
Giật mình nghe trận tố chiều hôm;
Trăm dâu đổ cả đầu tằm
Ngậm ngùi thân thế, ăn nằm sao yên?
Tài bồ liễu đã hèn lại vụng,
Bạn chị em may cũng theo đòi;
Lần hồi năm tháng đưa thoi,
Trẻ trung mới đó, chốc ngoài ba mươi.
Nhịp hát múa tư bề gió sấm,
Gái không chồng thôi dám bi ai?
Cơ đồ đã bán cho trời,
Liều thân muốn chuộc một vài về tay.
Từng có lúc dắt bầy kéo bạn,
Chê đường xa không vốn buông chày;
Lạ lùng mấy thuở xưa nay,
Đôi bàn tay trắng vạch mây đấm trời!
Cũng có lúc qua vời vượt núi,
Nặng hai vai một túi quan hà;
Dãi đầu gió táp mưa sa,
Biết nhau một mảnh trăng tà với em.
Cũng có lúc ruột tằm khô ráo
Khúc vò tơ dần héo quặn đau.
Những là rày ước mai ao,
Vóc thừa mây tía gấm thêu ráng hồng.
May anh chị sẵn lòng tương ái,
Mà con chồng vừa lại nên con;
Hò nhau chung gánh bể non,
Muôn cay nghìn đắng tấc son một niềm.
Đau nông nỗi vì em khờ dại,
Gặp trận buôn thế giới phi thường;
Ngón buông, người đủ trăm đường,
Mà mình hờ hững trễ tràng ra chi!
Từng nhiều lúc vân vi than thở,
Đã dở cười lại dở khóc thêm;
Bóng ai thấp thoáng trước rèm?
Hồn ai lai láng cạnh nằm đêm thu?
Ngồi ngẫm nghĩ mấy câu chuyện cổ,
Nghề bán buôn chợ búa phen này;
Học khôn học khéo cho hay,
Trải phen thất bại là ngày thành công.
Quẹt nước mắt hỡi chồng chồng hỡi,
Thiêng liêng thời thứ tội cho em;
Gớm ghê máu chảy ruột mềm
Thế anh chị với thân em lâu dài.


Phan Bội Châu
--- 1929 ---

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 9:17 am

Phu quét đường


Ngan ngát chông gai gớm mọi đường,
Thương người ta phải quét cho quang,
Đồ dơ cậy sức tay liều lĩnh
Tưới bụi nhờ ơn nước sẵn sàng.
Dọc đất ngang trời, sao chổi múa,
Chống mưa cản gió, dặm mây trường.
Miễn cho thiên hạ không gai mắt,
Khó khẳng từ đâu, sướng chẳng màng.


Phan Bội Châu
--- 1929 ---

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 9:21 am

Phu xe than trời mưa

I

Gió dập mưa dồn dợn tứ tung.
Trời ôi sao nỡ hiếp thằng cùng?
Bùn lầy choán cả trăm đường ngả,
Tơi nón đành riêng một núi sông.
Nuôi xác kìa ai thêm nặng thịt,
Gò lưng khiến tớ quá đau lòng.
Cha trời con cũng con chung cả,
Tuồng bất bình kia có chán không?


II

Lụt mưa chi mãi hỡi cha trời,
Cướp nón chưa rồi dựt cả tơi.
Chở xác ghê cho thần thánh thịt,
Khuống chân thương nỗi ngựa trâu người.
Đường nguyên chung chạ không cao thấp,
Lẽ phải xô bồ có một hai.
Khó nhọc mặc lòng săn (lẹ) bước tới
Sẵn còn đôi cánh với đôi vai.


Phan Bội Châu

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 9:28 am

Nói chuyện với muỗi


Giữa đêm thu trời yên gió lặng,
Một mình nằm cố lắng tai nghe...
Lắng nghe dì Muỗi vo ve,
Bên màn dậy hỏi tí te mấy lời:

- Hỏi dì Muỗi sao lười biếng thế?
Thiếu chi nghề kiếm kế nuôi thân,
Mà đi hút máu nhân dân,
Hại người đang buổi mê man cho đành?
Sao chẳng quản hôi tanh nhơ nhuốc,
Bị chê bai có được ích gì?
Vả chăng, ăn xổi ở thì,
Những nghề hèn mạt sao dì lại ưa?
Giờ trở đi nên chừa thói cũ
Noi theo đường sáng sủa làm ăn,
Mấy lời khuyên nhủ ân cần,
Nên chăng xin hãy phân trần cùng nhau...

Muỗi ngẫm nghĩ hồi lâu đáp lại:
- Thời buổi này trái, phải sá chi?
Chúng tôi là vật vô tri,
Hễ mình no bụng, biết gì đến ai?
Kìa thử hỏi loài người ta đó,
Lũ tham quan nào có thương ai?
Chỉ đi bóc lột của người,
Làm nên giàu có một đời sướng thân.
Nào có tưởng đến dân đói khổ,
Tiếng chê cười gác bỏ ngoài tai!
Huống chi khác giống khác loài?


Phan Bội Châu
--- 1930 ---

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 9:55 am

Thác lời Nguyễn Thái Học cùng chị em cô Giang, Bắc

Bài 1:

Cô khóc cậu

Thình lình một tiếng sét ngang lưng,
Nuốt nghẹn, tình tơ xiết nói năng!
Mây mịt mờ xanh, trời vẫn hắc,
Giọt chan chứa đỏ, bẽ khôn bằng.
Thân vàng đành cậu liều theo cát,
Dạ tuyết thôi em gửi với trăng.
May nữa duyên sau còn gặp gỡ,
Suối vàng cười nụ, có ngày chăng?


Phan Bội Châu
--- 1930 ---

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu EmptyMon Nov 14, 2011 9:57 am

Thác lời Nguyễn Thái Học cùng chị em cô Giang, Bắc

Bài 2:

Hồn cậu trả lời

I

Gặp mình, mình lại thẹn cùng mình,
Ai khiến em mà vội gặp anh?
Vẫn nghĩ hữu chung ví hữu thủy,
Thôi thề đồng tử chẳng đồng sinh.
Trăm năm cuộc bụi, dâu hay bể,
Một tấm lòng son, sắt với đinh.
Gió dữ mưa cuồng, thây kệ nó,
Dắt nhau ta tới tận thiên đình.

II

Dắt nhau ta tới tận thiên đình
Quyết dẹp cho yên sóng bất bình.
Mặt nước em còn hồng giọt máu,
Nợ đời anh chửa trắng tay tanh.
Trăm năm thề với trời riêng đội,
Bảy thước âu là mẹ chẳng sinh ,
Mình hỡi! Mình đừng buồn bã quá,
Hồn còn mạnh khoẻ, phách còn linh!


Phan Bội Châu
--- 1930 ---

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Phan Bội Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Bội Châu   Phan Bội Châu Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Phan Bội Châu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3  Next
 Similar topics
-
» Phan Văn Trị
» Phan Khôi
» Phan Chu Trinh
» Đại Nam Quốc Sử diễn ca
» Hàn Mặc Tử trong riêng tư

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thơ Tuyển Việt Nam :: Nhà Tây Sơn - Cận đại (1778 - 1930)-
Chuyển đến