Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Gửi em ở cuối sông Hồng
Huyền Quang Thiền sư EmptyFri Feb 17, 2023 8:01 am by Vân Nhi

» Tôi đi học
Huyền Quang Thiền sư EmptySat Sep 07, 2019 4:23 pm by Vân Nhi

» Trần Hưng Đạo
Huyền Quang Thiền sư EmptyWed Jun 06, 2018 4:53 pm by Vân Nhi

» Huyền Chi
Huyền Quang Thiền sư EmptyMon Jun 04, 2018 4:35 pm by Vân Nhi

» Guitar đường phố: đỉnh của đỉnh
Huyền Quang Thiền sư EmptyTue May 29, 2018 7:45 am by Vân Nhi

» Quan Âm Thị Kính
Huyền Quang Thiền sư EmptyFri May 25, 2018 2:02 pm by Vân Nhi

» Thanh Tịnh
Huyền Quang Thiền sư EmptyMon May 21, 2018 3:25 pm by Vân Nhi

» Thuyền viễn xứ
Huyền Quang Thiền sư EmptyThu May 03, 2018 2:19 pm by Vân Nhi

» Xuân Tâm
Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Jul 06, 2017 1:49 pm by Vân Nhi

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Most Viewed Topics
Lý Bạch
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Khuyến
Bùi Giáng
Vũ Hoàng Chương
Đoạn Trường Tân Thanh
Đại Nam Quốc Sử diễn ca
Chế Lan Viên
Trần Tế Xương
Quách Tấn
Keywords
Thiên trinh trường nguyễn Liên thảm Trọng nhân Luật miền Đường những phan thầy Chỉnh công Khuyến dũng Xương nhất Pháp Lược xuân quách Trần đoạn

 

 Huyền Quang Thiền sư

Go down 
Tác giảThông điệp
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 9:16 am

Huyền Quang Thiền sư
(1254-1334)

- Tổ thứ 3, phái Trúc Lâm -

Huyền Quang Thiền sư Duchuyenquang

Đệ Tam Tổ Huyền Quang Tôn Giả Lý Đạo Tái
(Tượng chùa Côn Sơn)
Huyền Quang Thiền sư (玄光禪師) tên thật là Lý Đạo Tái (李道載), người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang. Nay là làng Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Thân phụ là Huệ Tổ dòng dõi quan liêu, nhưng đến đời ông thì không thích công danh, chỉ ưa ngao du sơn thủy. Tuy có công dẹp giặc Chiêm Thành, mà ông không nhận chức quan. Thân mẫu họ Lê là người hiền đức.

Thuở nhỏ Sư dung nhan kỳ lạ, ý chí xa vời, cha mẹ mến yêu dạy các học thuật. Sư học một biết mười, biện tài hiển Thánh. Niên hiệu Bảo Phù thứ hai (1274), đời vua Trần Thánh Tông, Sư thi đỗ Tiến sĩ (Trạng nguyên), lúc ấy được 21 tuổi. Cha mẹ tuy đã định hôn cho Sư, nhưng chưa cưới. Sau khi thi đậu, nhà vua gả công chúa cho, Sư vẫn từ chối.

Sư được bổ làm quan ở Hàn lâm viện và phụng mạng tiếp đón sứ Trung Hoa. Văn chương ngôn ngữ của Sư vượt hơn sứ Trung Hoa, khiến họ phải nể phục.

Một hôm, Sư theo vua Anh Tông đến chùa Vĩnh Nghiêm ở huyện Phụng Nhãn nghe Thiền sư Pháp Loa giảng kinh, Sư chợt tỉnh ngộ duyên trước, khen ngợi quí mến, tự than: “Làm quan được lên đảo Bồng, đắc đạo thì đến Phổ Đà, đảo trên nhân gian là bậc tiên, cảnh giới Tây thiên là cõi Phật. Sự giàu sang phú quí như lá vàng mùa thu, mây trắng mùa hạ, đâu nên mến luyến?”

Sư mấy phen dâng biểu xin từ chức để xuất gia tu hành. Chính nhà vua rất mến trọng Phật giáo, nên sau cùng mới cho. Đến niên hiệu Hưng Long thứ mười ba (1305), Sư xuất gia thọ giới tại chùa Vĩnh Nghiêm, theo làm thị giả Điều Ngự, được pháp hiệu là Huyền Quang.

Niên hiệu Hưng Long thứ mười bảy (1309), Sư theo hầu Pháp Loa y theo lời phó chúc của Điều Ngự. Năm Đại Khánh thứ 4 (1317), Sư được Pháp Loa truyền y của Điều Ngự và tâm kệ. Sư vâng lệnh trụ trì chùa Vân Yên trên núi Yên Tử. Do Sư đa văn bác học, tinh thâm đạo lý, nên học đồ bốn phương nghe danh tụ hội về tham vấn thường xuyên không dưới ngàn người.

Sư thường phụng chiếu đi giảng kinh dạy các nơi và tuyển Chư Phẩm Kinh, Công Văn v.v... Những khoa giáo trong nhà thiền mỗi mỗi đều phải qua tay Sư cả.

Sau khi Pháp Loa tịch (1330), Sư kế thừa làm Tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm nhưng vì tuổi đã cao nên Sư giao phó trách nhiệm lại cho Quốc sư An Tâm.

Sư đến trụ trì Thanh Mai Sơn sáu năm, sau dời sang Côn Sơn giáo hóa. Ngày 23 tháng 1 năm Giáp Tuất (1334), Sư viên tịch, thọ 80 tuổi. Vua Trần Minh Tông sắc thụy là Trúc Lâm Thiền Sư Đệ Tam Đại, đặc phong Từ Pháp Huyền Quang Tôn Giả.

Tác phẩm:
Hiện còn 24 bài thơ, trong số đó có bài Xuân nhật tức sự gần đây được xác minh là thơ thiền đời Tống, một bài phú nôm, Sách vở cũ cho biết ông còn có các tác phẩm Chư phẩm kính, Công văn tập, thư từ tiếp sứ và tập thơ Ngọc tiên tập nhưng nay đều đã thất lạc.

Một số sách còn chép ông chính là tác giả câu thơ nôm cảm khái về nhân tình thái thế khá chua chát sau đây:

Khó khăn thì chẳng ai nhìn
Đến khi đỗ trạng, tám nghìn nhân duyên.


Nguồn: internet

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 9:37 am

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 10:00 am

Ai phù lỗ

Bản chữ Hán

哀俘虜

刳血書成欲寄音,
孤飛寒雁塞雲深。
幾家愁對今霄月,
兩處茫然一種心。
Phiên âm Hán Việt

Ai phù lỗ

Khóa huyết thư thành dục ký âm,
Cô phi hàn nhạn tái vân thâm.
Kỷ gia sầu đối kim tiêu nguyệt,
Lưỡng xứ mang nhiên nhất chủng tâm.
Dịch nghĩa

Thương tên giặc bị bắt

Chích máu viết thư muốn gửi lời,
Cánh nhạn lạnh lùng bay xuyên vào đám mây ngoài quan ải.
Bao nhiêu nhà buồn ngắm bóng trăng đêm nay?
Đôi nơi xa cách nhưng tấm lòng nhớ thương vẫn chỉ là một.


Các bản dịch thơ

Thương tên giặc bị bắt

Chích máu thành thơ mượn gửi lời
Lẻ loi nhạn lạnh, ải mù khơi
Đêm nay mấy kẻ sầu trăng nhỉ?
Xa cách, nhưng lòng chỉ một thôi.

Bản dịch: Huệ Chi


Chích máu thành thư muốn gửi đưa,
Rẽ mây biên tái, nhạn bơ vơ.
Mấy nhà buồn ngắm trăng đêm vắng,
Xa cách lòng chung một đợi chờ.

Bản dịch: Hoàng Trung Thông


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Tên giặc bị bắt dẫn đi, Ngài thấy xót xa mới làm bài thơ này.

Chích máu thành thư muốn gởi lời. Chích máu viết thành lá thư muốn gởi đi, nhưng:

Lẻ loi nhạn lạnh ải mù khơi. Chim nhạn lẻ loi lại gặp mùa lạnh nó không bay, nên không gởi thơ được. Thường ngày xưa người ta hay dùng nhạn đưa thơ nên gọi là tin nhạn, tức là thơ cột trong chân chim nhạn, nó bay đến nơi rồi đáp xuống trao thơ. Nhưng nay gặp mùa đông lạnh nó không bay mà chỗ quan ải lại xa xôi mù mịt.

Đêm nay mấy kẻ sầu trăng nhỉ? Cùng là mặt trăng mà đêm nay có bao nhiêu người buồn, bao nhiêu người nhớ. Khi một người con trong gia đình đi đánh giặc bị bắt, cha mẹ ở nhà nghe tin thì xót xa làm sao. Tuy trời trong trăng sáng nhưng càng nhìn cảnh càng đau lòng, nên mới đặt câu hỏi đêm nay mấy kẻ sầu trăng nhỉ?

Xa cách nhưng lòng chỉ một thôi. Chữ xa cách là dịch chữ lưỡng xứ, tức là hai nơi, nước bắt được giặc và nước của người giặc. Hai nơi cách xa nhau nhưng thật tình nỗi đau lòng cũng là một thôi. Ý Ngài muốn nói người ở nơi này, người ở nơi kia nhưng tâm trạng cũng là giống nhau.


Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 10:05 am

Chu trung

Bản chữ Hán

舟中

一葉扁舟湖海客,
撐出葦行風搣搣。
微茫四顧晚潮生,
江水連天一鷗白。
Phiên âm Hán Việt

Chu trung

Nhất diệp biển chu hồ hải khách,
Xanh xuất vi hành phong thích thích.
Vi mang tứ cố vãn triều sinh,
Giang thủy liên thiên nhất âu bạch.
Dịch nghĩa

Trong thuyền

Một lá thuyền con, một khách hải hồ,
Chèo khỏi rặng lau, tiếng gió xào xạc.
Bốn bề mịt mù, con nước buổi chiều đương lên,
Một chim âu trắng giữa khoảng nước trời liền nhau.


Các bản dịch thơ

Trong thuyền

Dấu khách giang hồ thuyền một lá,
Hàng lau lách gió chèo thong thả.
Bốn bề trông quạnh ngọn triền lên,
Nước biếc liền trời âu trắng xóa.

Bản dịch: Đinh Văn Chấp
(Tạp chí Nam phong)


Giang hồ tếch một lá thuyền con,
Chèo khỏi hàng lau, gió dập dồn.
Trắng xóa chim âu, trời lẫn nước,
Mịt mù bốn phía ngọn triều tuôn!

Bản dịch: Huệ Chi


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Dấu khách giang hồ thuyền một lá. Một khách giang hồ ngồi trong chiếc thuyền nhỏ bơi đi.

Hàng lau lách gió chèo thong thả, lách gió bên cạnh hàng lau, chèo thuyền thong thả.

Bốn bề trông quạnh ngọn triều lên. Bốn bên đều vắng vẻ chỉ thấy dòng nước lớn đang lên cao.

Nước biếc liền trời âu trắng xóa là dịch câu: Giang thủy liên thiên nhất âu bạch. Câu này rất hay. Giang thủy là nước sông, liên thiên là liền với trời, và một con chim âu trắng bay.

Người thấu triệt lý thiền, nhìn hình ảnh này thấy có một chỗ rất đặc biệt. Chiếc thuyền, bờ lau, con sông, dòng nước, bầu trời và cả con chim âu, tất cả đều hòa nhập vào nhau không ranh giới, không chia cách. Như vậy để thấy rằng muôn sự, muôn vật trong thế gian này đều hòa quyện vào nhau không chia cách, đó là điểm đặc biệt của người tu thiền nhìn ngoại cảnh.


Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 10:19 am

Cúc hoa - kỳ 1

Bản chữ Hán

菊花其一

松聲蔣詡先生徑,
梅景西湖處士家。
義氣不同難苟合,
故圓隨處吐黃花。
Phiên âm Hán Việt

Cúc hoa - kỳ 1

Tùng thanh Tưởng Hủ tiên sinh kính[1],
Mai cảnh Tây Hồ xử sĩ gia[2].
Nghĩa khí bất đồng nan cẩu hợp,
Cố viên tuỳ xứ thổ hoàng hoa.
Dịch nghĩa

Hoa cúc kỳ 1

Tiếng thông reo đầu ngõ ông Tưởng Hủ
Cảnh hoa mai ở nhà xử sĩ Tây Hồ.
Không cùng nghĩa khí, khó lòng hoà hợp tạm bợ được.
Vườn cũ nơi nơi đã nở hoa vàng.


Các bản dịch thơ

Hoa cúc kỳ 1

Đường nhà Tưởng Hủ thông reo gió,
Lều ẩn Tây hồ mai gội sương.
Nghĩa khí khác nhau đành khác cảnh,
Vườn xưa sau trước rộ hoa vàng.


Bản dịch: Lê Hữu Nhiệm

1. Tưởng Hủ là người đời Hán ở đất Đỗ Lăng, làm Thứ sử Vệ Châu thời Ai Đế. Khi Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, Tưởng Hủ cáo quan về nghỉ. Dưới hàng trúc trước nhà (đúng ra đây nói là thông), ông mở ba lối hẹp dành riêng cho hai bạn tri kỷ là Cầu Trọng và Dương Trọng vào chơi nên nói tùng thanh Tưởng Hủ tiên sinh kính. Kính là lối tắt.
2. Tây Hồ xử sĩ là Hàn Thế Trung đời Tống, người Diên An, tự Lương Thần, có nhiều võ công. Trong cuộc kháng chiến chống nước Kim, thấy Tần Cối chủ hòa, triều đình nhu nhược ông bỏ quan, mang rượu cỡi lừa đi ngao du ở Tây Hồ, nên người đời gọi là xử sĩ Tây Hồ.

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 2:21 pm

Cúc hoa - kỳ 2

Bản chữ Hán

菊花其二

大江無夢浣枯腸,
百詠梅花讓好粧。
老去愁秋吟未穩,
詩瓢實為菊花忙。
Phiên âm Hán Việt

Cúc hoa - kỳ 2

Đại giang vô mộng hoán khô tràng,
Bách vịnh mai hoa nhượng hảo trang.
Lão khứ sầu thu ngâm vị ổn,
Thi biều thực vị cúc hoa mang.
Dịch nghĩa

Hoa cúc kỳ 2

Không mơ lấy nước sông lớn rửa tấc lòng khô héo,
Hoa mai từng được trăm bài thơ vịnh kia phải nhường vẻ đẹp
Già rồi lại buồn vì thu, chưa làm thơ được,
Nhưng túi thơ bầu rượu thật vì hoa cúc mà bận rộn.


Các bản dịch thơ

Hoa cúc kỳ 2

Sông lớn nào mong rửa ruột rầu,
Xinh tươi, mai cũng phải nhường câu.
Sầu thu, tuổi tác ngâm chưa được.
Thơ rượu, vì hoa bận đến nhau.

Bản dịch: Huệ Chi


Ngàn sông không đủ thấm lòng già,
Bách vịnh mai hoa vẫn kém xa.
Đầu bạc ngâm hoài vần chưa ổn,
Thấy hoa cúc nở rộn lòng ta.

Bản dịch: Nguyễn Lang


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Những bài thơ này người đọc thấy Ngài chỉ tả cảnh bên ngoài chớ không có đạo lý gì, nhưng với người hiểu đạo, nhất là người thâm nhập được thiền, mới thấy mỗi bài đều nói lên thiền vị của người tu. Ở đây Ngài không dùng những từ trong đạo Phật hay trong nhà thiền mà chỉ mượn hình ảnh cỏ hoa, nhất là hoa mai, có lẽ Ngài thích hoa mai vì hoa mai nở đúng thời tiết lại không sợ mưa gió. Ngài nói rằng muốn tẩy rửa tâm trạng người già làm cho nó tươi lại thì dầu cho nước ngàn sông cũng không thể làm được vì nó đã khô héo rồi. Về hoa mai thì dầu cho ai có tài làm trăm bài vịnh hoa mai cũng không bằng nhìn thấy hoa mai. Câu này có đạo lý gì? Bao nhiêu ngôn ngữ chúng ta tán thán, bàn luận không bao giờ bằng cái hiện tiền chúng ta thấy, đó mới là cái giá trị chân thật. Giá trị chân thật đó là giá trị của đạo, vì thấy hoa mai mà tâm không lăng xăng suy tính thì chính hoa mai đã đủ tất cả đạo lý. Thế nên ngâm đến già mà diễn tả hoa mai cũng không hết được. Tại sao? Vì cái đó nói không được nên tất cả bầu thơ để diễn tả hoa mai cũng chưa được ổn. Thấy hoa cúc nở rộn lòng ta. Thấy hoa cúc nở, muốn diễn tả cho người biết được cái thật của hoa cúc nhưng không tài nào diễn tả được nên trong lòng băn khoăn mãi.

Như vậy những người hiểu đạo nói ngài Huyền Quang đối với cảnh không còn hai. Tại sao? Vì khi thấy tâm mình trùm muôn vật thì tâm và cảnh không hai, nói cảnh tức là nói tâm, thấy cảnh tức là thấy tâm. Thế nên đối với Ngài không cần diễn tả cái gì đạo lý vì từ cảnh đã hiện tiền tất cả cái chân thật của mình rồi.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 2:38 pm

Cúc hoa - kỳ 3

Bản chữ Hán

菊花其三

忘身忘世已都忘,
坐久蕭然一榻涼。
歲晚山中無歷日,
菊花開處即重陽。
Phiên âm Hán Việt

Cúc hoa - kỳ 3

Vong thân, vong thế, dĩ đô vong,
Toạ cửu tiêu nhiên nhất tháp lương.
Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật,
Cúc hoa khai xứ tức trùng dương.
Dịch nghĩa

Hoa cúc kỳ 3

Quên mình, quên đời, đã quên tất cả,
Ngồi lâu trong hiu hắt, mát lạnh cả giường.
Cuối năm ở trong núi không có lịch,
Thấy cúc nở biết rằng đã tiết trùng dương.


Các bản dịch thơ

Hoa cúc kỳ 3

Quên mình, quên hết cuộc tang thương,
Ngồi lặng đìu hiu, mát cả giường.
Năm cuối trong rừng không có lịch,
Thấy hoa cúc nở biết trùng dương.

Bản dịch: Phan Võ
(Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam)


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Bài thơ này có thể Ngài làm lúc ở trên Hoa Yên.

Bẵng quên thân thế chẳng hề vương tức là quên hết cuộc đời của mình, không còn chút gì vương vấn.

Lặng lẽ ngồi lâu lạnh thấu giường. Thường thường ngồi lâu thì ấm giường, vì sao lại lạnh thấu giường? Đây là tâm niệm tu hành được trong sáng. Khi ngồi tâm yên, yên thì lặng lẽ nên dường như lạnh. Cái lặng lẽ đó không phải chỉ ở người mà ảnh hưởng luôn cả sự vật chung quanh. Người tâm an, muôn vật theo đó an, nên nói lặng lẽ ngồi lâu lạnh thấu giường.

Năm hết trong non không sẵn lịch. Cuối năm rồi, nhưng vì trên núi không có lịch nên không biết ngày.

Nhìn xem cúc nở biết trùng dương. Có sách ghi là tiết trùng dương, tiết hay biết cũng đều hợp lý. Nhìn thấy hoa cúc trước sân chùa nở thì biết là tiết trùng dương. Tiết trùng dương là ngày mùng chín tháng chín âm lịch. Như vậy Thiền sư ở núi, buông bỏ tất cả thân thế, cuộc đời, không còn gì bận bịu, không còn một niệm vương vấn. Tâm, thân và cảnh đều tịch tĩnh nên quên hết tháng ngày. Nhưng sở dĩ có nhớ được là do nhìn thấy hoa cúc trước chùa nở nên biết là tiết trùng dương. Còn quí vị có nhớ năm nay ở đây (Trúc Lâm) là năm thứ mấy không? Tại sao phải nhớ? - Để được về thăm quê hương! Đọc bài thơ này chúng ta thấy được tâm hồn của người tu hành ở núi.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 3:17 pm

Cúc hoa - kỳ 4

Bản chữ Hán

菊花其四

年年和露向秋開,
月淡風光愜寸懷。
堪笑不明花妙處,
滿頭隨到插歸來。
Phiên âm Hán Việt

Cúc hoa - kỳ 4

Niên niên hòa lộ hướng thu khai,
Nguyệt đạm phong quang thiếp thốn hoài.
Kham tiếu bất minh hoa diệu xứ,
Mãn đầu tùy đáo sáp quy lai.
Dịch nghĩa

Hoa cúc kỳ 4

Hằng năm cùng với sương móc, vào thu hoa cúc nở,
Trăng thanh gió mát, thỏa thích tấc lòng.
Thật đáng cười kẻ không hiểu vẻ huyền diệu của hoa,
Đến đâu là hái hoa dắt đầy đầu mà về.


Các bản dịch thơ

Hoa cúc kỳ 4

Thu về, móc nhẹ cúc đơm bông,
Gió mát trăng thanh, dịu nỗi lòng.
Vẻ đẹp tinh khôi người chẳng hiểu,
Bẻ về cài tóc, đáng cười không?

Bản dịch: Băng Thanh


Năm năm nở đúng tiết thu qua
Gió dịu trăng thanh ý mặn mà
Cười kẻ không hay hoa huyền diệu
Khi về mái tóc giắt đầy hoa.

Bản dịch: Nguyễn Lang


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Ngài ca ngợi hoa cúc.

Năm năm nở đúng tiết thu qua. Mỗi năm đúng tiết mùa thu thì hoa cúc nở.

Gió dịu trăng thanh ý mặn mà. Lúc đó gió nhè nhẹ thổi, ánh trăng trong, cảnh rất đẹp.

Cười kẻ không hay hoa huyền diệu. Người tu nhìn thấy hoa, thấy cây đều mầu nhiệm. Tại sao? Vì hoa và người tuy hai mà không phải hai. Nó không rời mình và mình cũng không ngoài nó, không tách rời nhau được nên nó huyền diệu. Nhưng có những người không biết sự huyền diệu đó nên:

Khi về mái tóc giắt đầy hoa. Khi đi về trên tóc họ giắt đầy hoa. Sử xưa có ghi câu chuyện: Đời Đường có ông Trân không rõ họ, là một nhà văn, vợ ông rất nghiêm nghị, ba năm không cười một lần. Ông đem chuyện đó than thở với bạn bè, các bạn ông bày cho ông là nhân tiết trùng dương hoa cúc nở, đi chơi núi về nên hái hoa cúc giắt đầy đầu, khi về thấy ngộ nghĩnh chắc bà cười. Ông nghe lời bạn hái hoa giắt đầy đầu, ngày xưa bới tóc nên nhìn đầu ông giống như quả chưng, bà vợ nhìn thấy bật cười. Nhà thơ Đỗ Mục nhân đó làm một bài thơ tuyệt cú trong đó có hai câu:

Trần thế nan phùng khai khẩu tiếu,
Cúc hoa tu tháp mãn đầu qui.


Nghĩa là trên đời này khó gặp mở miệng cười, vậy phải hái hoa cúc giắt đầy đầu trở về.

Ở đây ngài Huyền Quang muốn dẫn chuyện xưa để nói rằng đáng tức cười cho người không biết hoa cúc huyền diệu quí báu, rồi vì nụ cười của bà vợ mà phải hái hoa cúc giắt đầy đầu.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 3:21 pm

Cúc hoa - kỳ 5

Bản chữ Hán

菊花其五

花在中庭人在樓,
焚香獨坐似忘憂。
主人與物渾無競,
花向群方出一頭。
Phiên âm Hán Việt

Cúc hoa - kỳ 5

Hoa tại trung đình nhân tại lâu,
Phần hương độc toạ tự vong ưu.
Chủ nhân dữ vật hồn vô cạnh,
Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu.
Dịch nghĩa

Hoa cúc kỳ 5

Hoa ở dưới sân, người trên lầu,
Một mình thắp hương ngồi tự nhiên quên hết phiền muộn.
Người với hoa hồn nhiên không tranh cạnh,
Trong các loài hoa thì cúc trội hơn một bậc.


Các bản dịch thơ

Hoa cúc kỳ 5

Hoa ở trước sân người trên lầu,
Đốt hương ngồi lặng, bỗng quên sầu.
Hồn nhiên, người vật không tranh cạnh,
So với muôn hoa, cúc đứng đầu.

Bản dịch: Huệ Chi


Người ở trên lầu hoa dưới sân
Vô ưu ngồi ngắm khói trầm xông
Hồn nhiên người với hoa vô biệt
Một đóa hoa vàng chợt nở tung.

Bản dịch: Nguyễn Lang


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Bài kệ này rất là thấm.

Hoa tại trung đình nhân tại lâu là hoa ở giữa sân, người ở trên lầu.

Phần hương độc tọa tự vong ưu. Thắp hương ngồi một mình rồi tự quên hết mọi lo phiền.

Chủ nhân dữ vật hồn vô cạnh. Chủ nhân là người, vật là hoa, hồn vô cạnh là lẫn nhau không có chống đối riêng biệt.

Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu tức là hoa đẹp xinh tươi nở tung một đóa. Đây là một điều tôi cho là rất xuất sắc trong bài thơ này. Chúng ta thấy người và hoa không còn hai, không còn hai là khi nào? Tức là khi chúng ta thắp hương ngồi một mình, không còn một ý niệm lo phiền. Bấy giờ chúng ta mới thấy người và vật hay người và hoa đều lẫn nhau không còn riêng biệt nữa, khi ấy bỗng dưng có một đóa hoa đẹp hiện ra. Nghĩa là khi tâm chúng ta yên lặng trong sáng, thấy mình và vật không còn hai nữa thì lúc đó có một cái mà chúng ta không bao giờ biết, không bao giờ thấy bỗng dưng nó nổ tung ra, phát sáng lên, chúng ta gọi là một cơn đột biến của nội tâm, hay là một thức tỉnh của nội tại. Tóm lại bài này diễn tả khi chúng ta được tâm trạng người cảnh không hai thì lúc đó sẽ thấy được một cái lạ nơi mình hiện ra.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 3:26 pm

Cúc hoa - kỳ 6

Bản chữ Hán

菊花其六

春來黃白各芳菲,
愛艷憐香亦似時。
遍界繁華全墜地,
後彫顏色屬東籬。
Phiên âm Hán Việt

Cúc hoa - kỳ 6

Xuân lai hoàng bạch các phương phi,
Ái diễm liên hương diệc tự thì.
Biến giới phồn hoa toàn truỵ địa,
Hậu điêu nhan sắc thuộc đông ly.
Dịch nghĩa

Hoa cúc kỳ 6

Xuân đến hoa vàng hoa trắng đều ngát thơm,
Đúng thì, vẻ đẹp đáng yêu, hương thơm đáng chuộng đều giống nhau.
Nhưng khi các loài hoa tươi tốt khắp nơi đều đã tàn rụng,
Thì nhan sắc phai nhạt sau cùng là bông hoa ở giậu phía Đông.


Các bản dịch thơ

Hoa cúc kỳ 6

Xuân đến trăm hoa đua sắc thắm,
Một thời hương sắc kém chi nhau.
Vườn thu tàn tạ ngàn hoa rụng,
Riêng cúc đông ly vẫn đượm mầu.

Bản dịch: Băng Thanh


Hoa trắng, hoa vàng, cúc đón xuân,
Thương hương đắm sắc dạ bàn hoàn
Muôn hoa rực rỡ đều tàn cả
Riêng cúc chưa phai với sắc hương.

Bản dịch: Ngô Văn Phú


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Xuân lai hoàng bạch các phương phi là xuân đến trăm hoa đua sắc thắm, lời dịch rất sát.

Ái diễm liên hương diệc tự thì là một thời hương sắc kém chi nhau. Trăm hoa đua nhau nở, đua nhau khoe sắc, không hoa nào kém hoa nào.

Biến giới phồn hoa toàn trụy địa là vườn thu tàn tạ ngàn hoa rụng. Đến mùa thu, các hoa đều rụng hết.

Hậu điêu nhan sắc thuộc đông ly là riêng cúc đông ly vẫn đượm màu. Đông ly là giậu phía đông.

Qua bài này Ngài muốn nói rằng mùa xuân thì trăm hoa đua nở, khoe sắc khoe hương, nhưng đến mùa thu mưa gió lạnh, các hoa đều rụng. Tuy nhiên bên giậu đông hoa cúc vẫn thắm tươi.

Như vậy bài kệ này ý nói là trong khi tất cả sự vật đều bị vô thường chi phối, bao nhiêu hình tướng đều đổi thay, thì có một cái không bao giờ thay đổi, vô thường. Đó là hình ảnh xem như không nói đạo, mà thật đầy đạo lý.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 3:32 pm

Diên Hựu tự

Bản chữ Hán

延祐寺

上方秋夜一鐘闌,
月色如波楓樹丹。
鴟吻倒眠方鏡冷,
塔光雙峙玉尖寒。
萬緣不擾城遮俗,
半點無憂眼放寬。
參透是非平等相,
魔宮佛國好生觀。
Phiên âm Hán Việt

Diên Hựu tự

Thượng phương du dạ nhất chung lan,
Nguyệt sắc như ba phong thụ đan.
Si vẫn đảo miên phương kính lãng,
Tháp quang song trĩ ngọc tiêm hàn.
Vạn duyên bất nhiễu thành già tục,
Bán điểm vô ưu nhãn phóng khoan.
Tham thấu thị phi bình đẳng tướng,
Ma cung Phật quốc hảo sinh quan.
Dịch nghĩa

Hoa cúc kỳ 6

Đêm thu, trên chùa một tiếng chuông đã tàn,
Ánh trăng như sóng, cây phong lá đỏ.
Bóng "xi vẫn" nằm ngủ ngược dưới mặt hồ như tấm gương vuông lạnh giá,
Hai ngọn tháp đứng song song như ngón tay ngọc rét buốt.
Muôn vàn nhân duyên không vương vấn là bức thành che niềm tục,
Không lo lắng chút gì nên tầm mắt mở rộng.
Hiểu thấu ý nghĩa của thuyết phải trái đều như nhau,
Thì xem cung ma có khác gì nước Phật!


Các bản dịch thơ

Chùa Diên Hựu

Đêm thu chùa thoảng tiếng chuông tàn,
Phong đỏ, trăng ngời, sóng nguyệt lan.
In ngược hình chim, gương nước lạnh,
Sẫm đôi bóng tháp, ngón tiên hàn.
Muôn duyên chẳng vướng: xa trần tục,
Một mảy nào lo: rộng nhãn quan.
Thấu hiểu thị phi đều thế cả,
Dầu ma dầu Phật, chốn nào hơn?

Bản dịch: Huệ Chi


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Lời dẫn.

- Diên là kéo dài, Hựu là lành tốt tức là tuổi thọ. Diên Hựu là muốn kéo dài tuổi thọ nên lập chùa này để cầu nguyện. Chùa Diên Hựu cũng tên là chùa Một Cột nhưng tên Diên Hựu là chùa lớn ở trên đất, còn Một Cột là chùa ở dưới hồ. Vua Lý Thái Tông một hôm nằm mộng thấy Bồ-tát Quán Thế Âm đứng trên tòa sen đưa tay muốn dắt nhà vua lên tòa. Nhà vua vừa bước lên, chợt giật mình thức dậy, mới mời các vị tăng đến để bàn điềm mộng. Thiền sư Thiền Tuệ khuyên nhà vua nên cất một ngôi chùa giống như cảnh đã thấy trong mộng. Nhà vua liền ra lịnh cho đào một cái hồ lớn, xây một trụ đá ở giữa hồ, trong trụ đá có mấy cánh để dựng ngôi chùa lên trên. Tháng mười năm Kỷ Dậu tức 1049 vua Lý Thái Tông cho dựng chùa và để tên là chùa Diên Hựu, dùng làm nơi cúng dường trai tăng cầu nguyện cho nhà vua sống lâu. Chùa Một Cột còn mãi tới ngày nay (khoảng tám thế kỷ qua) là ngôi chùa rất xưa, đầy đủ tinh thần dân tộc Việt Nam nên rất được quí trọng. Chùa đã được sửa sang lại mấy lần, nên hiện nay không còn giữ nguyên hình dáng như xưa nữa.

Giảng:

Đêm thu chùa gióng tiếng chuông vang. Đêm mùa thu trong chùa giọng chuông, tiếng vang ra xa.

Sóng gợn ánh trăng, phong lá vàng. Gió thổi mặt hồ gợn sóng, ánh trăng rọi xuống, nhìn thấy sóng gợn ánh trăng. Bên bờ hồ những cây phong lá đã ngả vàng. Hai câu này tả cảnh mùa thu tiếng chuông chùa vang, mặt hồ sóng gợn làm ánh trăng xao động, bên cạnh bờ hồ có những cây phong lá vàng.

Chim ngủ ngược hình gương nước lạnh,
Bóng hai ngôi tháp, chót ngọc hàn.


Hai câu này thật là giàu tưởng tượng. Gương nước lạnh, nước mặt hồ lạnh giống như gương. Chim đậu ngủ trên cây phong khi rọi bóng xuống hồ, nhìn thấy như chim ngủ đảo ngược. Hai ngôi tháp ở hai bên hồ nước trong, rọi bóng xuống hồ, chót ngọc trên ngôi tháp ngâm dưới nước nên lạnh. Chim ngủ ngược, chót tháp lạnh là hai hình ảnh tưởng tượng.

Muôn duyên chẳng rối nào ngăn ngại,
Nửa điểm không phiền mắt rộng thang.


Đây là đến phần đạo lý. Nếu tu hành mà tất cả duyên, tức là cảnh bên ngoài, khi tiếp xúc tâm chúng ta không dính mắc, không rối loạn phiền nhiễu thì nội tâm ta được thảnh thơi nhẹ nhàng, không có chút gì ngăn ngại. Trái lại đối với các duyên bên ngoài nếu chúng ta dính mắc, đương nhiên chúng ta phải bị che mờ, phải phiền não. Thế nên bước đầu của người tu là muôn duyên chẳng rối thì không có gì ngăn ngại. Tôi thường nói tất cả cảnh bên ngoài không có cảnh nào khuấy nhiễu, phá rối sự tu hành của chúng ta. Tỉ dụ như vị trưởng ban hoa chăm sóc ở ngoài viện, nơi đó nhiều người tới lui qua lại, cũng có nhiều hình ảnh nhưng mình chỉ chăm sóc hoa, không bị những hình ảnh chung quanh làm rối loạn thì có trở ngại gì không? Trái lại hình ảnh tới, chúng ta quên hoa nhớ ảnh đó là rối. Thế nên nhiều khi chúng ta cứ đổ cho ngoại cảnh làm chướng mình, nhưng không ngờ vì mình còn nhiều nhựa sống quá nên dính với cảnh rồi thấy có trở ngại.

Nửa điểm không phiền mắt rộng thang, là không còn nửa điểm để phiền thì con mắt thênh thang, không có gì ngăn trở.

Tóm lại chỉ có hai điều: thứ nhất là muôn duyên không dính, thứ hai là nửa điểm không phiền, được như thế thì con người tự do, tự tại. Đó là hai việc tu của chúng ta.

Tham tột thị phi tướng bình đẳng. Tham là tra cứu, tìm kiếm đi sâu vào trong đạo lý. Khi chúng ta tham cứu tột cùng thì thấy tướng thị phi tức là phải quấy đều bình đẳng như nhau. Nếu chưa bình đẳng là tham chưa tột. Nếu tham tột thì thấy tướng phải tướng quấy đều hư dối không thật tức là bình đẳng. Khi ấy:

Cung ma, cõi Phật đẹp ngang hàng. Cung ma, cõi Phật đều đẹp như nhau. Chúng ta hiện nay sợ cung ma và mến cõi Phật. Như trong kinh diễn tả cõi đức Phật Di-đà nào là thất trùng la võng, thất trùng hàng thọ v.v… đẹp làm sao, nên ai cũng mơ ước. Còn nghe nói cung ma thì bị bỏ trong vạc dầu sôi, bị bắt trèo lên cây kiếm v.v… rất khổ sở, nên ai cũng sợ. Như vậy chúng ta sợ cung ma, thích cõi Phật vì chưa thấy tột tướng thị phi là bình đẳng. Nếu thấy tột thì cung ma cõi Phật đều đẹp như nhau không khác. Đó là để chỉ cho thấy khi mê thì cung ma là khổ, cõi Phật là vui, khi ngộ rồi thì cung ma cõi Phật, nơi nào cũng đẹp. Nói gần nhất là vì mê nên khi được khen thì chúng ta vui, bị chê thì chúng ta buồn, đó là tâm trạng của người mê. Trái lại nếu tỉnh ngộ rồi chúng ta thấy rõ lời khen lời chê chỉ là giả dối tạm bợ không thật, thì không có gì đáng mừng cũng không có gì đáng buồn, đó là thấy được tướng bình đẳng. Thấy tướng bình đẳng thì cung ma cõi Phật cũng bình đẳng, vì cũng đều là giả tướng không thật, chỉ cái không kẹt thị phi, cái đó mới thật. Còn thị phi là còn có cung ma cõi Phật, mà thị phi đã là giả thì cung ma cõi Phật cũng là tướng giả, nên cũng như nhau. Như vậy quí vị mới hiểu rõ tinh thần tu hành.

Trong những bài trước Ngài diễn tả cảnh nhiều hơn, đến bài này Ngài vừa tả cảnh vừa chỉ cho chúng ta cách tu hành rất rõ ràng, đó là tinh thần người đi trước nhắc nhở kẻ đi sau.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 3:37 pm

Đề Đạm Thủy tự

Bản chữ Hán

題潢水寺

潢水亭邊野草多,
空山雨霽夕陽斜。
因過輦路投禪室,
擁梵敲鐘揀落花。
Phiên âm Hán Việt

Đề Đạm Thủy tự

Đạm Thủy đình biên dã thảo đa,
Không sơn vũ tễ tịch dương tà.
Nhân qua liễn lộ đầu thiền thất,
Ủng phạn xao chung giản lạc hoa.
Dịch nghĩa

Đề chùa Đạm Thủy

Bên đình Đạm thủy nhiều cỏ nội,
Núi quang, mưa tạnh, bóng chiều chênh chếch.
Nhân qua con đường vua đi mà vào am thiền,
Giúp nhà chùa thỉnh chuông và nhặt hoa rơi.


Các bản dịch thơ

Đề chùa Đạm Thủy

Bên đình Đạm Thủy cỏ đua tươi,
Mưa tạnh non quang, bóng ngả dài.
Tiện lối xe vua vào vãng Phật,
Thỉnh chuông, giúp sãi nhặt hoa rơi.


Bản dịch: Huệ Chi


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Đây là bài thơ viết về chùa Đạm Thủy. Cảnh rất đẹp, chùa Đạm Thủy có nhiều hoa cỏ tươi tốt, qua một cơn mưa tạnh, nhìn thấy ngọn núi sáng và bóng chiều đã xế. Tiện đường đi ngang, xe vua ghé vào chùa lễ Phật, nhưng ông thầy đi đâu vắng, có lẽ ông đang đi lượm hoa ở ngoài, nên quan hộ giá phải đánh chuông giùm cho vua lạy: Thỉnh chuông, giúp sãi nhặt hoa rơi.

Đây là diễn tả cảnh chùa vắng vẻ yên tĩnh, vua đến không gặp thầy, không gặp điệu, chỉ trong đoàn tùy tùng đánh chuông lễ Phật.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 3:41 pm

Đề Động Hiên đàn việt giả sơn

Bản chữ Hán

題洞軒檀越假山

花木寅緣種作山,
籠煙罩月落花寒。
從茲念慮都無俗,
贏得清風一枕安。
Phiên âm Hán Việt

Đề Động Hiên đàn việt giả sơn

Hoa mộc di duyên chủng tác sơn,
Lung yên trạo nguyệt, lạc hoa hàn.
Tùng tư niệm lự đô vô tục,
Doanh đắc thanh phong nhất chẩm an.
Dịch nghĩa

Đề núi non bộ của thí chủ ở Động Hiên

Trồng hoa và cây quấn quýt làm thành núi non bộ,
Khói tỏa trăng lồng, hoa rơi lạnh lẽo.
Từ nay những mối suy nghĩ không còn vương tục lụy,
Giành được giấc ngủ êm đềm trước luồng gió trong mát.


Các bản dịch thơ

Đề núi non bộ của thí chủ ở Động Hiên

Quanh quất cây leo, núi chất chồng,
Hoa rơi lạnh giữa khói trăng lồng.
Từ nay niệm tục thôi vương vấn,
Chiếc gối an nhàn trước gió trong.


Bản dịch: Huệ Chi

Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Ngài đến thăm nhà của một đàn việt, thấy trước nhà có hòn non bộ, cảm hứng Ngài làm bài thơ này. Trong bài thơ, hai câu đầu hoàn toàn tả cảnh.

Quanh quất cây leo, núi chất chồng, những hòn đá chồng lên thành từng ngọn núi nhỏ trên hòn non bộ, lại có cây, có dây leo chung quanh.

Hoa rơi lạnh giữa khói trăng lồng. Trên hòn non bộ có những thứ hoa rơi rụng giữa khói có trăng lồng bóng. Đến tâm tư:

Từ nay niệm tục thôi vương vấn là dịch câu tùng tư niệm lự đô vô tục. Tục là thế tục, nghĩa là từ nay những niệm vương vấn với thế tục không còn nữa.

Chiếc gối an nhàn trước gió trong là dịch câu doanh đắc thanh phong nhất chẩm an.

Như vậy tuy có ngọn núi, có hoa, có dây leo, có trăng, có gió, nhưng nếu ngọn núi chỉ là ngọn núi thì không có giá trị gì đối với sự tu hành. Giá trị tu hành chính là chỗ khi nhìn ngọn núi, dầu là giả sơn, chúng ta vẫn hướng đến chỗ tâm an tịnh, còn bận bịu những niệm trần tục và nghĩ đến trên ngọn núi cao, gió mát, nằm ngủ một giấc thật ngon.

Tóm lại ý nghĩa của bài thơ là tâm tư của người tu được ở trên núi nằm yên ngủ, mọi niệm lự trần tục đều dứt sạch.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 3:47 pm

Ðịa lô tức sự

Bản chữ Hán

地爐即事

煨餘榾柮色焚香,
口答山童問短章。
手把吹商和采蘀,
徒教人笑老僧忙。
Phiên âm Hán Việt

Ðịa lô tức sự

Ổi dư cốt đột tuyệt phần hương,
Khẩu đáp sơn đồng vấn đoản chương.
Thủ bả suy thương hòa thái thác,
Đồ giao nhân tiếu lão tăng mang.
Dịch nghĩa

Trước bếp lò tức cảnh

Củi đã tàn, cũng chẳng thấp hương,
Miệng trả lời chú bé hỏi về những chương sách ngắn.
Tay cầm ống thổi, tay nhặt mo nang,
Luống để người ta cười vị sư già này bận bịu.


Các bản dịch thơ

Trước bếp lò tức cảnh

Củi tàn, thôi chẳng thắp thêm hương,
Miệng đáp gia đồng hỏi mấy chương.
Bận bịu cho ai cười chế lão,
Liền tay ống thổi vời mo nang.

Bản dịch: Huệ Chi


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Củi hết lò còn vương khói nhẹ, đây là hình ảnh một lò hương tàn. Ngài diễn tả lúc ở núi có một vài chú đệ tử con con, mùa đông lạnh thầy trò hơ lửa bên lò sưởi, lửa tàn rồi chỉ còn một chút khói nhẹ. Độc phần hương là còn một chút hơi thơm nhè nhẹ. Tựa bài là lò sưởi nhưng có sách dịch là bát hương, các cây hương tàn rồi cong lại gọi là cốt đốt.

Sơn đồng hỏi nghĩa một chương kinh, những đệ tử nhỏ học kinh có vài đoạn chưa hiểu, đem ra hỏi, thầy dạy, đó là bổn phận của vị thầy.

Tay cầm dùi mõ, tay nâng sáo. Một tay cầm dùi gõ mõ tụng kinh, một tay nâng sáo thổi. Tụng kinh thổi sáo là hai hiện tượng khác nhau. Với người thế gian khi tụng kinh thì nghiêm trang không thổi sáo, khi thổi sáo thì không tụng kinh, hay nói cách khác khi tu thì không vui chơi, khi vui chơi thì quên tu. Ngài Huyền Quang thật là một nghệ sĩ, tay cầm mõ, tay nâng sáo.

Thiên hạ cười ta cứ mặc tình. Ai cười mặc tình, Ngài không quan tâm, không bận lòng trước lời phê phán.

Tóm lại qua bài này chúng ta thấy được tư cách một nghệ sĩ nơi ngài Huyền Quang, vừa tu vừa thổi sáo vừa làm thơ, không thiếu phần nào cả.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 3:56 pm

Mai hoa

Bản chữ Hán

梅花

欲向蒼蒼問所從,
凜然孤峙雪山中。
折來不為遮青眼,
願借春思慰病翁。
Phiên âm Hán Việt

Mai hoa

Dục hướng thương thương vấn sở tòng,
Lẫm nhiên cô trĩ tuyết sơn trung.
Chiết lai bất vị già thanh nhãn,
Nguyện tá xuân tư ủy bệnh ông.
Dịch nghĩa

Hoa mai

Muốn ngẩng nhìn trời xanh hỏi hoa mai từ đâu tới,
Lẫm liệt đứng sừng sững một mình trong núi tuyết.
Bẻ về không phải để che mắt những người tinh đời,
Chỉ muốn mượn tứ xuân an ủi ông già ốm yếu.


Các bản dịch thơ

Hoa mai

Toan tới trời xanh hỏi đến đâu?
Ngọn non trơ trọi tuyết phau phau.
Bẻ về không phải vì che mắt,
Muốn mượn xuân này đỡ lão đau.

Bản dịch: Trần Tuấn Khải


Muốn hỏi trời xanh: hoa tự đâu,
Một mình gội tuyết chốn non sâu.
Bẻ về, đâu muốn lừa tri kỷ,
Chỉ mượn tình hoa giải bệnh sầu.

Bản dịch: Băng Thanh


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Trong bài này Ngài diễn tả hoa mai nở vào cuối đông đầu xuân.

Muốn hỏi trời xanh hoa tự đâu. Từ đâu mà có hoa này?

Một mình gội tuyết chốn non sâu. Mùa đông ở trong rừng núi, hoa mai vẫn nở rực, không sợ sương tuyết.

Bẻ về đâu muốn lừa tri kỷ. Chữ tri kỷ dịch chữ thanh nhãn nghĩa là mắt xanh. Trong sách Nho thường dùng chữ thanh nhãn, mắt xanh để chỉ người trí thức, nhìn thấu được sự vật. Bẻ hoa mai về không phải vì muốn lừa người trí thức.

Chỉ mượn tình hoa giải bệnh sầu. Chỉ đem hoa về chưng cho đẹp, làm cho người bớt buồn thôi.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 4:16 pm

Ngọ thụy

Bản chữ Hán

午睡

雨過溪山淨,
楓林一夢涼。
反光塵世介,
開眼醉茫茫。
Phiên âm Hán Việt

Ngọ thụy

Vũ quá khê sơn tịnh,
Phong lâm nhất mộng lương.
Phản quan trần thế giới,
Khai nhãn túy mang mang.
Dịch nghĩa

Ngủ trưa

Sau mưa, khe và núi đều sạch làu,
Một giấc mộng mát mẻ trong rừng phong.
Ngoảnh nhìn lại cõi đời bụi bặm,
Mở mắt, mà dường như say choáng váng.


Các bản dịch thơ

Ngủ trưa

Mưa tạnh, núi khe sạch,
Rừng phong một giấc mơ.
Ngoảnh nhìn đời bụi bặm,
Mở mắt dường say sưa.

Bản dịch: Đỗ Văn Hỷ


Sau mưa núi lặng khe trong,
Êm đềm một giấc rừng phong lặng tờ.
Ngoảnh nhìn thế giới bụi mờ,
Mở to đôi mắt mà ngờ như say.

Bản dịch: Băng Thanh


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Qua bốn câu trên chúng ta thấy đạo lý như thế nào?

Vũ quá khê sơn tịnh. Khi đám mưa qua rồi núi được sạch, bụi bặm tuôn xuống hết nên mưa tạnh khe núi sạch.

Phong lâm nhất mộng lương, trong rừng phong ngủ một giấc thật ngon, khi mở mắt:

Phản quan trần thế giới, nhìn lại cuộc đời bụi bặm này.

Khai nhãn túy mang mang, mở mắt dường ngủ say! Sao lạ vậy? Người đời cho nhắm mắt là ngủ, là mê, mở mắt là thức, là tỉnh, nhưng trong cõi trần này, người đời mở mắt mà vẫn mê. Thí dụ như ở đời những gì hữu ích cho mọi người thì người ta làm là phải, nhưng có những việc vô ích hại mình, hại người mà người ta vẫn thích làm, vậy là mê hay tỉnh? Trong khi làm họ vẫn mở mắt, như vậy có phải mở mắt dường ngủ say không? Gần nhất như người tu chúng ta luôn luôn khẳng định trong lòng là không để sáu trần lôi cuốn. Khi nào chúng ta làm đúng, đó là tỉnh, còn khi nào làm khác điều khẳng định, đó là mê.

Như trong lúc quí vị mở mắt đi lại nói năng đàng hoàng mà có khi nhớ tránh lục trần, có khi lại quên, tuy mở mắt mà xông vào lục trần, đó là mở mắt dường ngủ say! Như vậy không phải chỉ trong khi ngủ mới say, mới mê, mà chính trong lúc mở mắt chúng ta vẫn say vẫn mê, nên việc không đáng làm mà vẫn làm!



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 4:27 pm

Nhân sự đề Cứu Lan tự

Bản chữ Hán

因事題究蘭寺

德薄常慚繼祖燈,
空教寒拾起冤憎。
爭如逐伴歸山去,
疊嶂重山萬萬層。
Phiên âm Hán Việt

Nhân sự đề Cứu Lan tự

Đức bạc thường tàm kế Tổ đăng,
Không giao Hàn Thập khởi oan tăng;
Tranh như trục bạn quy sơn khứ,
Điệp chương trùng san vạn vạn tằng.
Dịch nghĩa

Nhân có việc đề ờ chùa Cứu Lan

Thường thẹn mình đức mỏng mà được nối ngọn đèn Tổ,
Luống để cho Hàn Sơn và Thập Đắc phải sinh niềm oán giận.
Chi bằng theo bạn về núi,
Sống giữa muôn vạn tầng núi non trùng điệp.


Các bản dịch thơ

Nhân có việc đề ờ chùa Cứu Lan

Đức mỏng, thẹn thùng đèn tổ nối
Luống cho Hán, Thập nổi hờn căm
Chi bằng theo bạn về non quách,
Núi dựng non che vạn vạn tầng.

Bản dịch: Hoàng Trung Thông


Thẹn mình đức mỏng, nối đen,
Luống cho Hàn, Thập nhiều phen ngậm hờn.
Sao bằng theo bạn " quy sơn ",
Khuất che lớp lớp núi non vạn tầng.

Bản dịch: Huệ Chi


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Bài này nói về tâm tình Ngài sau khi ngài Pháp Loa tịch rồi giao Ngài chịu trách nhiệm điều khiển cả Giáo hội.

Đức mỏng thẹn mình nối Tổ đăng. Đức của mình kém nên hổ thẹn khi được trao cho trách nhiệm nối ngọn đèn Tổ.

Luống cho Hàn, Thập dấy hờn căm, luống làm cho Hàn Sơn, Thập Đắc nổi giận. Tại sao? Tôi thuật sơ lược sự tích Hàn Sơn, Thập Đắc. Đời Đường tại tỉnh Chiết Giang, huyện Thủy Phong, núi Thiên Thai, ở phía tây cách bốn mươi cây số có cái hang tối tại núi Hàn Nham, có một người không biết danh tánh tự xưng là Hàn Sơn, hoặc Hàn Sơn tử hoặc Bần tử. Ngài thường đi đến chùa Quốc Thanh, trong chùa có vị tăng tên là Thập Đắc coi về việc dọn bàn cơm cho chư Tăng. Hai người kết bạn thân với nhau, Thập Đắc mót những thức ăn dư của chúng để vào trong thúng, Hàn Sơn đến thì hai vị cõng nhau đi chơi, ăn những thức ăn thừa đó. Thích sử Thai Châu là Lư Khâu Dận được Hòa thượng Phong Can giới thiệu hai vị Bồ-tát Văn-thù, Phổ Hiền là Hàn Sơn và Thập Đắc, nên đến chùa Quốc Thanh để lễ bái. Khi Lư Khâu Dận đến chùa Quốc Thanh hỏi, người ta mới dẫn hai ngài Hàn Sơn Thập Đắc ra, Lư Khâu Dận lễ bái, hai vị liền nói “giặc, giặc!” rồi cõng nhau chạy mất.

Lại một sách khác ghi hơi khác một chút. Nguyên Thiền sư Phong Can có một cái thất trong khu chùa Quốc Thanh, ông thường ngao du nơi này nơi kia, có khi cỡi cọp đi về. Một hôm khi đi dạo ông gặp một đứa bé bị bỏ rơi ngoài đường, ông lượm đem về gởi chùa Quốc Thanh nuôi và đặt tên là Thập Đắc (Thập là lượm, Đắc là được). Đứa bé lần lần lớn lên, lo việc săn sóc chơm cháo cho chư Tăng và lượm những thức ăn thừa của chư Tăng gom lại ăn. Gặp Hàn Sơn, hai người kết bạn với nhau, khi cõng nhau chạy, khi kinh hành, khi nhìn trời mây chửi mắng om sòm, ăn thì ăn thức ăn thừa, mặc thì mặc y phục rách rưới, nên chư Tăng trong chùa cũng bực bội, cho hai vị là điên. Khi Hòa thượng Phong Can tịch, ông Lư Khâu Dận được bổ nhậm về đó. Ông đau nặng, thuốc thang điều trị không khỏi, một đêm ông nằm mộng thấy Hòa thượng Phong Can chỉ cho phương thuốc, ông dùng thuốc đó trị thì lành bệnh. Sau khi lành bệnh, ông cầu nguyện ngài Phong Can chỉ cho ông các vị Bồ-tát để ông đảnh lễ đền ơn. Ngài Phong Can bảo: Trong chùa Quốc Thanh có hai vị Hàn Sơn là Bồ-tát Văn-thù, Thập Đắc là Bồ-tát Phổ Hiền, hãy đến đó đảnh lễ. Khi ông tìm đến đảnh lễ hai ngài, thì hai ngài cõng nhau chạy vào núi.

Trong bài dẫn: Hàn Thập khởi oan tăng, là e Hàn Sơn Thập Đắc bực bội vì hai vị đều không ưa thích danh lợi, thế mà nay Ngài lãnh trách nhiệm này tức là kẹt trong danh lợi, e hai vị giận mình.

Chi bằng theo bạn về non quách là về núi ở luôn cho xong.

Núi chất chập chùng muôn vạn tầng.

Tóm lại đây là bài kệ tâm tình của ngài Huyền Quang khi Ngài tự thấy không đủ sức gánh vác việc lớn. Lúc ngài Pháp Loa tịch, ngài Huyền Quang đã bảy mươi bảy tuổi. Thấy mình quá già, không làm được việc gì nên Ngài trao trách nhiệm cho những người nhỏ, rồi trở về núi yên tu.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 4:37 pm

Phiếm chu

Bản chữ Hán

泛舟

小艇乘風泛渺汒,
山青水綠又秋光。
數聲漁笛蘆花外,
月落波心江滿霜。
Phiên âm Hán Việt

Phiếm chu

Tiểu đĩnh thừa phong phiếm diểu mang,
Sơn thanh thủy lục hựu thu quang.
Sổ thanh ngư địch lô hoa ngoại,
Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sương.
Dịch nghĩa

Chơi thuyền

Chiếc thuyền con lướt gió lênh đênh trên dòng sông bát ngát,
Non xanh, nước biếc, lại thêm ánh sáng mùa thu.
Vài tiếng sáo làng chài ngoài khóm hoa lau,
Trăng rơi đáy sóng, mặt sông đầy sương.


Các bản dịch thơ

Chơi thuyền


Lướt gió thuyền con ruổi tít mù,
Non xanh nước biếc, ánh trời thu.
Khuất lau sáo thổi vài ba tiếng,
Sương phủ, trăng chìm dưới sóng sâu.

Bản dịch: Huệ Chi


Cưỡi thuyền lướt gió sóng mênh mông,
Non nước trời thu một sắc trong.
Tiếng sáo thuyền câu ngoài bến sậy,
Trăng rơi đáy nước móc đầy sông...

Bản dịch: Đinh Văn Chấp


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Bài này có nói đạo lý hay toàn là cảnh chơi thuyền?

Lướt gió thuyền con ruổi tít mù, một chiếc thuyền con đi xa tít trong dòng sông rộng mênh mông.

Non xanh nước biếc ánh trời thu, nào là non xanh nước biếc, nào là ánh sáng trời thu… Hai câu này toàn là tả cảnh.

Khuất lau sáo thổi vài ba tiếng, là ngoài đám hoa lau có vài tiếng sáo thổi.

Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sương là sương phủ trăng chìm dưới sóng sâu.

Như vậy chúng ta thấy con thuyền vô tình, non nước vô tình, ánh mặt trời cũng vô tình, nhưng trong cảnh vô tình đó, ngoài khóm hoa lau lại trỗi lên tiếng sáo, khi ấy sương phủ, trăng lặn dưới lòng sông. Tất cả là một cảnh im vắng bao phủ bởi một bầu trời trong trẻo lặng lẽ, chợt có mấy tiếng sáo vang lên, đó là để nói rằng trong cảnh tịch tĩnh có cái động chớ không phải hoàn toàn im lặng. Chúng ta thấy những bài thơ của ngài Điều Ngự cũng có nói điều này, nghĩa là tả cảnh núi sông yên vắng, rồi cuối cùng có tiếng chim hót… Nghĩa là trong chỗ tịch tĩnh vẫn còn có một cái động, đó là cái động giác, cái động của người thức tỉnh.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 4:41 pm

Quá Vạn Kiếp

Bản chữ Hán

過萬劫

諒州人物水流東,
百歲光陰撚指中。
回首故山凝望處,
數行歸雁帖晴空。
Phiên âm Hán Việt

Quá Vạn Kiếp

Lạng Châu nhân vật thủy lưu đông,
Bách tuế quang âm nhiển chỉ trung.
Hồi thủ cố sơn ngưng vọng xứ,
Sổ hàng qui nhạn thiếp tình không.
Dịch nghĩa

Qua Vạn Kiếp

Nhân vật đất Lạng- châu như nước chảy về đông,
Trăm năm bóng quang âm chỉ trong nháy mắt.
Ngoảnh lại non xưa, nhìn đăm đắm,
Vài hàng chim nhạn về Bắc in bóng giữa trời quang.


Các bản dịch thơ

Qua Vạn Kiếp


Về đông, nước chảy, người châu Lạng,
Ngày tháng, trăm năm một thoáng nhanh.
Núi cũ, ngoảnh đầu đăm đắm ngóng,
Nhạn về in bóng giữa tầng xanh.


Bản dịch: Hoàng Trung Thông - Băng Thanh


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Đền Vạn Kiếp là nơi xảy ra chiến trận, bao nhiêu người đánh giết nhau...

Về đông nước chảy, người châu Lạng. Châu Lạng là Lạng Sơn. Lạng Sơn ở trên vùng cao nguyên, nước trên núi tuôn chảy xuống biển ở phía đông, vì thế nói dòng nước chảy về đông.

Ngày tháng trăm năm một thoáng nhanh, nguyên văn chữ Hán là Bách tuế quang âm nhiển chỉ trung, trăm năm dường như búng ngón tay, tức chỉ thời gian trôi nhanh.

Núi cũ ngoảnh đầu đăm đắm ngóng, là dịch câu Hồi thủ cố sơn ngưng vọng xứ.

Nhạn về in bóng giữa tầng xanh là dịch câu Sổ hàng qui nhạn thiếp tình không. Sổ hàng qui nhạn là mấy hàng chim nhạn bay trở về.

Đây là Ngài diễn tả cảnh ở Vạn Kiếp, cạnh dòng sông nước trôi về biển. Nhớ lại những chuyện cả trăm năm về trước dường như một chớp thoáng qua, nhìn ngắm ngọn núi thấy bầy chim nhạn bay trên từng hư không. Như vậy để thấy tất cả tâm tình người ôn lại những sự đã qua thì chỉ là một cái rỗng, không có gì thật, qua rồi là mất.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyThu Oct 25, 2012 4:47 pm

Sơn vũ

Bản chữ Hán

山宇

秋風午夜拂簷椏,
山宇蕭然枕綠蘿。
已矣成禪心一片,
蛩聲唧唧為誰多。
Phiên âm Hán Việt

Sơn vũ

Thu phong ngọ dạ phất thiềm nha,
Sơn vũ tiêu nhiên chẩm lục la,
Dĩ hĩ thành thiền tâm nhất phiến,
Cung thanh tức tức vị thùy đa!
Dịch nghĩa

Nhà trong núi

Đêm khuya gió thu sịch động bức rèm,
Nhà núi đìu hiệu gối vào lùm dây leo xanh biếc.
Thôi rồi, lòng ta đã hoàn toàn yên tĩnh,
Tiếng dế vì ai vẫn rầu rĩ mãi.


Các bản dịch thơ

Nhà trong núi


Gió thu khuya khoắt thoảng hiên ngoài,
Quạnh quẽ nhà non lấp ruối gai.
Thôi đã theo thiền lòng lặng tắt,
Nỉ non tiếng dế vẫn vì ai?

Bản dịch: Huệ Chi


Gió thu ban tối thổi hiên tây
Nhà núi đìu hiu tựa đám cây
Tấc dạ tu hành từ những thuở
Dế kêu rầu rĩ bởi ai đây?

Bản dịch: Phan Võ

Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Vũ là chùa, sơn vũ là chùa núi. Bài này vừa tả cảnh vừa nói thiền.

Thu phong ngọ dạ phất thiềm nha. Thiềm nha là ngoài hiên. Gió thu đêm vắng thổi hiên ngoài.

Sơn vũ tiêu nhiên chẩm lục la là trên chùa núi tất cả đều im lìm, nằm gối đầu trên cỏ may.

Dĩ hỉ thành thiền tâm nhất phiến tức là ở trên chùa núi, nằm gối đầu trên cỏ, mà đã thành thiền, tâm một mảnh. Một mảnh đây là một khối, nghĩa là tâm không còn một tướng riêng biệt nào nên nói là một khối (nhất phiến).

Cung thanh tức tức vị thùy đa. Gối đầu trên cỏ mà thiền, tâm đã thành một khối, khi ấy nghe tiếng dế gáy rè rè một bên, là nó đang gọi ai? Ở đây cho thấy rõ khi tất cả chúng ta tu, tâm đã lóng lặng không còn một niệm thứ hai, đó gọi là một khối thì mọi cảnh chung quanh dù đẹp dù xấu, dù động dù tịnh cũng không có nghĩa lý gì đối với mình. Nếu là thi sĩ, nằm ở bãi cỏ nghe dế gáy rè rè thì nói dế ngâm sầu v.v…, vì tâm họ hay nghĩ suy nên nghe tiếng gì họ cũng suy nghĩ. Còn nếu tâm mình một khối rồi thì dế gáy là vì ai? Mặc nó mặc mình, không dính dáng gì với nhau, không có gì phải rung động, phải suy nghĩ. Đó là điểm đặc biệt của người tu.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyFri Oct 26, 2012 7:45 am

Tặng sĩ đồ tử đệ

Bản chữ Hán

贈仕途子弟

富貴浮雲遲未到,
光陰流水急相催。
何如小隱林泉下,
一榻松風茶一杯。
Phiên âm Hán Việt

Tặng sĩ đồ tử đệ

Phú quí phù vân trì vị đáo,
Quang âm lưu thuỷ cấp tương thôi.
Hà như tiểu ẩn lâm tuyền hạ,
Nhất tháp tùng phong, trà nhất bôi.
Dịch nghĩa

Tặng những con em trên đường sĩ hoạn

Giàu sang như mây nổi, chậm chạp chưa đến,
Quang âm như nước chảy, hối hả giục nhau qua.
Sao bằng về ẩn nơi rừng suối,
Một sập gió thông, một chén trà.


Các bản dịch thơ

Tặng những con em trên đường sĩ hoạn


Giàu sang đến chậm như mây nổi,
Năm tháng trôi vèo tựa nước sa.
Rừng suối chi bằng về ẩn quách,
Gió thông một sập, chén đầy trà.

Bản dịch: Huệ Chi


Giàu sang mây nổi đến dần dà,
Ngày tháng trôi nhanh chẳng đợi mà.
Chi bằng tiểu ẩn nơi rừng suối,
Một giường gió mát, một chung trà.

Bản dịch: HT. Thích Thanh Từ


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Giàu sang mây nổi đến dần dà, phú quí công danh giống như mây nổi, hợp rồi tan, không có gì bền lâu vững chắc. Thế mà sự giàu sang đến rất chậm, lại khó tìm.

Ngày tháng trôi nhanh chẳng đợi mà. Nhưng tháng ngày lại trôi nhanh, nó không chờ đợi ai cả. Thời gian không đợi mà muốn thỏa mãn sự giàu sang thì thỏa mãn được không? Đó là hai điều để chỉ bao nhiêu danh vọng tài sắc trong cuộc đời chỉ là tạm bợ, mà người đời đuổi theo giành giật, trong khi đó năm tháng trôi qua nhanh mà không nhớ.

Chi bằng tiểu ẩn nơi rừng suối. Theo nhà nho, tiểu ẩn là về ẩn ở nơi vắng vẻ, còn đại ẩn là ẩn ở giữa thành thị. Về ẩn nơi rừng núi làm gì?

Một giường gió mát, một chung trà. Thật đẹp làm sao! Ngồi trên giường gió thổi mát rồi uống một chung trà là đủ. Cuộc đời thanh đạm và an lành làm sao! Đuổi theo đám mây nổi làm chi cho khổ. Đó là lời Ngài nhắc nhở những người còn hiếu danh hiếu lợi.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyFri Oct 26, 2012 7:50 am

Tảo thu

Bản chữ Hán

早秋

夜氣分涼入畫屏,
蕭蕭庭樹報秋聲。
竹堂忘適香初燼,
一一叢枝網月明。
Phiên âm Hán Việt

Tảo thu

Dạ khí phân lương nhập họa bình,
Tiêu tiêu đình thụ báo thu thanh.
Trúc đường vong thích hương sơ tẫn,
Nhất nhất tùng chi võng nguyệt minh.
Dịch nghĩa

Thu sớm

Khí đêm chia hơi mát vào bức rèm vẽ,
Cây trước sân xào xạc báo tiếng thu.
Dưới mái tranh quên bẵng hương vừa tắt,
Mấy khóm cây cành giăng lưới vầng trăng sáng.


Các bản dịch thơ

Thu sớm


Hơi mát đêm thâu lọt tới mành,
Cây sân xào xạc báo thu thanh.
Bên lều quên bẵng hương vừa tắt,
Lưới bủa vầng trăng, mấy khóm cành.


Bản dịch: Nguyễn Đổng Chi


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Hơi mát đêm thâu lọt tới mành. Hơi lạnh của đêm thu thổi vào tận bên tấm sáo của chiếc lều.

Cây sân xào xạc báo thu thanh. Gió thổi cây trước sân nghe xào xạc, đó là tiếng báo hiệu mùa thu trở về.

Bên lều quên bẵng hương vừa tắt. Nằm bên lều quên bẵng cây hương thắp trên bàn Phật tắt từ bao giờ. Nhìn ra ngoài trời:

Lưới bủa vầng trăng mấy khóm cành. Các cành lá xao động, ánh sáng trăng rọi qua giống như lưới phủ ánh trăng. Nguyên văn chữ Hán rất hay: Nhất nhất tùng chi võng nguyệt minh, các cành cây đan vào nhau làm cho ánh trăng rọi xuống giống như xuyên qua những mắt lưới.

Qua bài thơ trên, chúng ta thấy lối tả cảnh của Ngài thật tuyệt diệu, ngoài ra Ngài có nói đạo lý gì không? Bên lều quên bẵng hương vừa tắt, bên cạnh thất, người nằm lặng lẽ quên tất cả, mặc cảnh chung quanh thay đổi, cho đến cây hương tàn lụn cũng không hay. Như vậy gió mát lọt tới mành, tiếng xào xạc báo mùa thu tới, ông tăng nằm bên lều quên cả hương tàn, ánh trăng rọi xuống những cành cây như phủ lưới, các hành động này dường như có hành động nhưng người và cảnh đều vô tâm. Đó là điểm đặc biệt, giữa người và cảnh không còn riêng rẽ cách biệt mà đều đồng một trạng thái vô tâm.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyFri Oct 26, 2012 8:14 am

Thạch thất

Bản chữ Hán

石室

半間石室和雲住,
一領毳衣經歲寒。
僧在禪床經在案,
爐殘榾柮入三竿。
Phiên âm Hán Việt

Thạch thất

Bán gian thạch thất hoà vân trụ,
Nhất lĩnh xối y kinh tuế hàn.
Tăng tại thiền sàng kinh tại án,
Lô tàn cốt đột nhật tam can.
Dịch nghĩa

Nhà đá

Nửa gian nhà đá, ở lẫn cùng mây,
Một tấm áo lông, trải hết mùa đông rét buốt.
Sư ở trên giường thiền, kinh ở trên án,
Lò tàn, củi lụi, mặt trời lên đã ba cây sào.


Các bản dịch thơ

Nhà đá


Nửa gian nhà đá, bạn cùng mây,
Tấm áo lông thô, lạnh tháng ngày.
Sư khểnh giường thiền, kinh trước án.
Lò tàn, than lụi, sáng nào hay.


Bản dịch: Huệ Chi


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Ở đây (Trúc Lâm) mai kia tôi sẽ đổi thành mộc thất, bán gian mộc thất hòa vân trụ phải không?

Nhất lĩnh thuế y kinh tuế hàn là một chiếc áo lông trải qua những năm tháng lạnh. Ngài thì áo lông, chúng ta thì áo len.

Tăng tại thiền sàng kinh tại án, tăng đang ngồi trên giường thiền, quyển kinh ở trên bàn.

Lô tàn cốt đột nhật tam can là lò hương đốt đã tàn lụn, mặt trời lên đã ba sào. Tam can là ba sào.

Quí vị thấy bài thơ này đạo lý ở điểm nào?

Hai câu đầu diễn tả cảnh thất ở trên núi cao lạnh lẽo. Hai câu sau diễn tả tăng ngồi trên giường thiền, kinh để trên bàn không ai mở ra. Kinh trên án, tăng ngồi thiền, lò hương tàn, mặt trời lên, bốn thứ không dính gì nhau, tất cả đều ở trong tĩnh lặng. Như vậy cả thất mang một bầu không khí tịch tĩnh, an tịnh vô cùng. Vậy khi quí vị vào thất phải nhớ như thế, thứ nào ở chỗ ấy, đừng có lộn xộn. Đừng ngồi thiền một lát rồi nhìn xem nhang tàn chưa để biết mình ngồi hết giờ chưa, rồi nhìn bên ngoài xem mặt trời lên chưa để xả thiền. Còn Ngài thì mặt trời lên mặc mặt trời, nhang tàn mặc nhang, kinh mặc kinh, ngồi thiền cứ lặng lẽ. Đó là tâm trạng rất thanh tĩnh của người tu.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyFri Oct 26, 2012 8:19 am

Thứ Bảo Khánh tự bích gian đề

Bản chữ Hán

次寶慶寺壁間題

荒草殘煙野思多,
南樓北館夕陽斜。
春無主惜詩無料,
愁絕東風幾樹花。
Phiên âm Hán Việt

Thứ Bảo Khánh tự bích gian đề

Hoang thảo tàn yên dã tứ đa,
Nam lâu Bắc quán tịch dương tà.
Xuân vô chủ tích thi vô liệu,
Sầu tuyệt đông phong kỷ thụ hoa.
Dịch nghĩa

Họa bài thơ đề trên vách chùa Bảo Khánh

Cỏ hoang khói nhạt, tứ quê chan chứa,
Lầu Nam quán Bắc dưới bóng chiều tà.
Tiếc thay cảnh xuân không có chủ, thơ không có nguồn thơ,
Mấy cây hoa buồn bã trước gió xuân.


Các bản dịch thơ

Họa bài thơ đề trên vách chùa Bảo Khánh

Khói nhạt đồng hoang quê lắm vẻ,
Lầu Nam quán Bắc, xế vừng hồng.
Thơ không thi liệu, xuân không chủ,
Mấy cội hoa sầu nhớ gió Đông.


Bản dịch: Nguyễn Đổng Chi
(Việt Nam cổ văn học sử, tập II)


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Vì là bài họa nên không mang tính cách đặc biệt của Ngài. Ngài cảm hứng họa lại bài thơ cũ đề trên vách, nên ý nghĩa chỉ là nói lên cảnh đồng quê nào lầu nam, nào quán bắc và vầng mặt trời. Đứng về thơ thì không có thi liệu tức là không có tài liệu làm thơ, nói về mùa xuân thì mùa xuân không có chủ, chỉ có mấy cội hoa buồn nhớ gió đông.


Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyFri Oct 26, 2012 8:31 am

Trú miên

Bản chữ Hán

晝眠

祖父田園任自鋤,
千青盤屈繞吾盧。
木犀窗外千鳩寂,
一枕清風晝夢餘。
Phiên âm Hán Việt

Trú miên

Tổ phụ điền viên nhậm tự sừ,
Thiên thanh bàn khuất nhiễu ngô lư.
Mộc tê song ngoại thiên cưu tịch,
Nhất chẩm thanh phong trú mộng dư.
Dịch nghĩa

Ngủ ngày

Ruộng vườn của cha ông, mặc sức tự cày cấy,
Ngàn cây xanh quanh co, vấn vít quanh nhà ta.
Trên cây quế ngoài cửa sổ, ngàn con chim cưu vắng tiếng,
Một chiếc gối trong gió mát, giấc mộng ban ngày chưa tàn.


Các bản dịch thơ

Ngủ ngày

Vườn tược cha ông mặc sức cày,
Quanh nhà xanh nượp mấy ngàn cây.
Ngoài song, cành quê chim cưu vắng,
Gió mát, triền miên giấc ngủ ngày.


Bản dịch: Kiều Thu Hoạch
(Tạp chí văn học)


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Ngủ ngày là ngủ trưa nhưng trong bài ngủ ngày chắc là giờ nào ngủ cũng được chớ không phải là giờ trưa. Đọc bài thơ này nhiều người có vẻ bằng lòng lắm. Nhưng quí vị nên hiểu:

Vườn tược cha ông mặc sức cày, đó là vườn nào? Thường chúng ta nghĩ là vườn của gia đình, của tổ tiên để lại cho con cháu. Nhưng vườn tược cha ông là chỉ cho tất cả chúng ta sẵn có cái tâm địa tàng, cái kho tâm địa. Trong kho đất tâm đó đủ các thứ cây cỏ mọc chằng chịt. Nay chúng ta phải làm sao? Ráng cày và lượm sạch cỏ để trồng các loại cây tốt có hoa quả hữu ích. Như vậy ai cũng có một thửa vườn, mỗi người phải ráng chăm sóc, cày bừa trồng trọt cho tốt.

Quanh nhà xanh nượp mấy ngàn cây. Vì khéo trồng nên chung quanh nhà cây lên xanh mượt.

Ngoài song, cành quế chim cưu vắng. Ngoài cửa sổ, chim cưu không đến đậu trên cành quế.

Gió mát, triền miên giấc ngủ ngày. Thật đẹp làm sao! Vườn tược quanh nhà dọn dẹp sạch, cây trồng lên xanh mượt, không có chim kêu, chỉ có gió mát nên nằm ngủ một giấc thật ngon, không biết lúc đó là sáng hay trưa hay chiều.

Quí vị có được ngủ một giấc ngon như thế này không? Khi nào vườn tược của mình sạch gai góc, cỏ dại, chỉ là một vườn cây hữu ích xanh mướt, không có chim chóc côn trùng phá hại, lúc đó gặp cơn gió mát thì tha hồ ngủ. Trái lại nếu vườn của ai còn gai góc thì phải nỗ lực cuốc cày, nhổ bỏ cho sạch chớ không có quyền ngủ.

Bài này dạy chúng ta tu, kiểm lại xem vườn của mình còn gai góc một vài bụi hay đầy cả vườn? Phải ráng dọn sạch gai góc, khi nào vườn sạch, lại trồng các cây từ bi, trí tuệ xanh mượt, khi đó gặp cơn gió mát thì ngủ chớ không còn gì phải làm. Bài này rất là thích thú!



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyFri Oct 26, 2012 9:14 am

Vịnh Vân Yên tự phú

Bản chữ Hán

Huyền Quang Thiền sư Vinhvanyen

Huyền Quang Thiền sư Vinhvanyen2

Các bản dịch thơ

Phú vịnh chùa Vân Yên

Buông niềm trần tục;
Náu tới Vân Yên.
Chim thuỵ dõi tiếng ca chim thuỵ;
Gió tiên đua đòi bước thần tiên.
Bầu đủng đỉnh dang hoà thế giới;
Hài thong thả dạo khắp sơn xuyên.
Đất phúc địa nhận xem luống kể, kể bao nhiêu dư trăm phúc địa;
Trời Thiền thiên thập thu thửa lạ, lạ hơn ba mươi sáu Thiền thiên.

Thấy đây:
Đất tựa vàng liền;
Cảnh bằng ngọc đúc.
Mây năm thức che phủ đền Nghiêu;
Núi nghìn tầng quanh co đường Thục.
La đá tầng thang dốc, một hòn ướm vịn một hòn;
Nước suối chảy làn sâu, đòi khúc những dò đòi khúc.
Cỏ chiều gió lướt, dợm vui vui;
Non tạnh mưa dầm, màu thúc thúc.
Ngàn cây phơi cánh phượng, vườn thượng uyển đoá tốt rờn rờn;
Hang nước tuới hàm rồng, nhả ly châu hột săn mục mục.
Nhựa đông hổ phách, sáng khắp rừng thông;
Da điểm đồi mồi, gióng hoà vườn trúc.
Gác vẽ tiếng bồ lao thốc, gió vật đoành đoành;
Đền ngọc phiến bối diệp che, mưa tuôn túc túc.
Cảnh tốt hoà lành;
Đồ tựa vẽ tranh.
Chỉn ấy trời thiêng mẽ khéo;
Nhìn chi vua Bụt tu hành.
Hồ sen trương tán lục;
Suối trúc bấm đàn tranh.
Ngự sử mai hai hàng chầu rạp;
Trượng phu tùng mấy chạnh phò quanh.
Phỉ thuý sắp hai hàng loan phượng;
Tử vi bày liệt vị công khanh.
Chim óc bạn cắn hoa nâng cúng;
Vượn bồng con kề cửa nghe kinh.
Nương am vắng Bụt hiện từ bi, gió hiu hiu, mấy nhè nhẹ;
Kề song thưa thầy ngồi thiền định, trăng vằng vặc, núi xanh xanh.

Huống chi,
Vân thuỷ bằng lòng;
Yên hà phải thú.
Vui thay cảnh khác cảnh hoàng kim;
Trọng thay đường hơn đường cẩm tú.
Phân ân ái, am Não am Long;
Dứt nhân duyên, nàng Nường nàng Mụ.
Mặc cà sa nằm trướng giấy, màng chi châu đầy lẫm, ngọc đầy rương;
Quên ngọc thực bỏ hương giao, cắp nạnh cà một vò, tương một hũ.
Chốt tiết dương tiếng nhạc dõi truyền;
Voi la đá tính từ chẳng đố.
Xem phong cảnh hơn cảnh Bà Roi;
Phóng tay cầu chưng cầu Thằng Ngụ.
Bao nhiêu phong nguyệt, vào cõi vô tâm;
Chơi dấu nước non, dưỡng đời thánh thọ.

Ta nay:
Ngồi đỉnh Vân Tiêu;
Cuỡi chơi Cánh Diều.
Coi đông sơn tựa hòn kim lục;
Xem đông hải tựa miệng con ngao.
Nức đài lan nghĩ hương đan quế;
Nghe Hằng Nga thiết khúc tiêu thiều.
Quán thất bảo vẽ bao Bụt hiện;
Áo lục thù tiếng gió tiên phiêu.
Thầy tu trước đã nên Phật quả;
Tiểu tu sau còn vị tỳ-kheo.

Thấy đây:
Hồ thiên lẻ tẻ;
Xem lâu có nhẹ.
Tuy rằng học đạo hư vô;
Ngậm ngụt hỏi thiền ngôn nghĩ.
Mê một tấm lòng xét chẳng cùng;
Chác tấc bóng nghìn vàng còn rẻ.
Hẹn đến lâm tuyền làm bạn, ? ? ? ?;
Bảo rằng ? ? ? ?, ? ? ừ hễ.
Đua khoái lạc, chân bước lăm chăm;
Nhuốm phồn hoa, đầu đà bạc tỷ.
Chẳng những vượn hạc thốt thề;
Lại phải cỏ hoa cười thỉ.

Từ đến đây!
Non nước đã quen;
Người từng mấy phen.
Đầu khách dễ nên biến bạc;
Mặt non hãy một xanh đen.
Hồ nước giá lụa là lọc nước;
Cửa tráu cây phên trúc cài theo.
Đàn khúc nhạc tiếng không tiêu đính;
Vỗ tay ca cách lễ tạ liền.

Lạ những ôi!
Tây Trúc dường nào;
Nam châu có mấy.
Non Linh Thứu ai đem về đây;
Cảnh Phi Lai mặt đà thấy đấy;
Vào chưng cõi thánh thênh thênh;
Thoát rẽ lòng phàm phây phấy.
Bao nhiêu phong nguyệt, thề thốt chẳng cùng;
Hễ cảnh giang sơn, ai nhìn thấy đấy.
Từ trước nhẫn sau;
Thấy sao chép vậy.

Kệ rằng:
Rũ không thay thảy ánh phồn hoa,
Lấy chốn thiền lâm làm cửa nhà.
Khuya sớm sáng choang đèn bát-nhã,
Hôm mai rửa sạch nước ma-ha.
Lòng thiền vặc vặc trăng soi giọi,
Thế sự hiu hiu gió thổi qua.
Cốc được tính ta nên Bụt thực,
Ngại chi non nước cảnh đường xa.


Bản dịch: Huệ Chi


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Vịnh Vân Yên tự phú là bài phú vịnh về chùa Vân Yên.

Chùa Vân Yên hiện nay đề là Hoa Yên, đời Trần để là Vân Yên. Vân là mây, yên là khói, vì chùa ở lưng chừng núi cao, khói mây mù mịt, nên các ngài để là Vân Yên tự. Nhưng đến thế kỷ mười lăm, một vị vua nhà Lê lên viếng cảnh, gặp mùa xuân hoa nở rộ quá đẹp mới đổi Vân Yên thành Hoa Yên (hoa và khói). Mãi đến nay khi lên viếng chùa, chúng ta cũng thấy đề là Hoa Yên tự.

Buông niềm trần tục;
Náu tới Vân Yên.
Chim thụy dõi tiếng ca chim thụy,
Gió tiên đưa đôi bước thần tiên.


Buông niềm trần tục, buông là bỏ, bỏ hết lòng trần tục. Náu là ở ẩn. Náu tới Vân Yên là ở trên chùa Vân Yên. Nghĩa là người muốn ở chùa Vân Yên trước buông hết lòng trần tục, sau mới lên ẩn ở chùa Vân Yên.

Chim thụy dõi tiếng ca chim thụy, gió tiên đưa đôi bước thần tiên. Thụy là lành, dõi là theo. Chim lành theo tiếng chim lành, loại chim hiền lành hót thì các con chim lành khác hót theo. Gió thổi người mát mẻ gọi đó là gió tiên, người ta từng bước từng bước theo ngọn gió mát đi lên gọi là gió tiên đưa đôi bước thần tiên. Hai câu này chỉ cảnh có chim hót hiền lành, có gió mát thổi lúc người đi lên.

Bầu đủng đỉnh giang hòa thế giới,
Hài thong thả dạo khắp sơn xuyên.


Thường những người đi du ngoạn thuở xưa hay mang theo bầu nước, bầu đủng đỉnh là bầu nước đủng đỉnh. Giang là ca hát. Mang bầu nước vừa đi vừa ca hát tiếng vang cả thế giới. Hài thong thả dạo khắp sơn xuyên. Hài là đôi giày, thong thả dạo khắp núi sông. Hai câu này diễn tả người đi dạo nơi chùa Hoa Yên phải mang theo bầu nước, do có chim ca, có gió tiên thổi nên vui thích vừa qua suối, leo núi… vừa hát vang.

Đất phúc địa nhận xem luống kể, kể bao nhiêu dư trăm phúc địa;
Trời thiền thiên thập thu thửa lạ, lạ hơn ba mươi sáu Thiền thiên.
Đất phúc địa, đất ở chùa Hoa Yên là đất phước.
Nhận xem luống kể, nhìn xem hết sức là nhiều, tính không hết.


Kể bao nhiêu dư trăm phúc địa, những cảnh đẹp, những khu đất tốt gom lại thì hơn cả trăm cảnh tốt đẹp. Trời Thiền thiên thập thu thửa lạ là cõi trời Thiền thiên nếu thu nhập thì xem thấy cảnh rất là kỳ đặc; lạ hơn ba mươi sáu Thiền thiên, nhưng cảnh ở Hoa Yên còn đẹp hơn cảnh ba mươi sáu cõi trời. Như vậy Ngài tán thán cảnh chùa Hoa Yên là nơi rất nhiều phúc địa. Nếu so sánh với các cõi trời thì các cõi trời cũng không hơn.

Thấy đây:
Đất tựa vàng liền;
Cảnh bằng ngọc đúc.
Đất giống như vàng liên tiếp nhau, cảnh giống như ngọc đúc tạo nên.
Mây năm thức che phủ đền Nghiêu;
Núi nghìn tầng quanh co đường Thục.
Mây năm màu che phủ như đền vua Nghiêu. Núi cả nghìn tầng quanh co giống như đường đất Thục.
La đá tầng thang dốc, một hòn ướm vịn một hòn;
Nước suối chảy làn sâu, đòi khúc những dò đòi khúc.


La đá là đá tảng. La đá tầng thang dốc là từng bậc từng bậc thang lót bằng đá tảng, nên một hòn ướm vịn một hòn, bước qua hòn đá này thì phải vịn hòn đá khác mà leo lên. Nước suối chảy làn sâu, dưới có những làn nước suối chảy sâu; đòi khúc những dò đòi khúc, qua khúc này rồi dò khúc kia, phải đi tám, chín khúc suối mới đến nơi. Đây là diễn tả đường đi lên, thang bằng những bậc đá lót từng tảng, suối thì nhiều khúc quanh co phải dò mới qua được.

Cỏ chiều gió lướt, dợn vui vui;
Non tạnh mưa dầm, màu thúc thúc.


Buổi chiều gió thổi lướt cỏ xanh như dợn sóng, nhìn thấy vui vui. Khi mưa dầm tạnh rồi núi một màu tươi sáng. Đó là diễn tả vẻ đẹp của núi khi mưa tạnh.

Ngàn cây phơi cánh phượng, vườn thượng uyển đóa tốt rờn rờn,
Hang nước tưới hàm rồng, nhả ly châu hột săn mục mục.


Ngàn cây phơi cánh phượng, những bờ cây trải ra giống như chim phượng phơi cánh. Vườn thượng uyển đóa tốt rờn rờn, những đóa hoa tốt, cành lá xanh rờn như trong vườn thượng uyển. Hang nước tưới hàm rồng, hang do nước ở trên nhỏ xuống như tưới hàm rồng. Nhả ly châu hột săn mục mục, săn là nhiều, mục mục tức là từng giọt từng giọt miệng rồng phun ra những hạt châu đẹp. Hai câu này diễn tả những bờ cây đẹp đẽ giống như vườn thượng uyển; nước trong hang chảy xuống các nhũ đá như tưới miệng rồng, từ đó từng giọt nước rơi xuống như miệng rồng nhả ra những hạt ly châu.

Nhựa đông hổ phách, sáng khắp rừng thông;
Da điểm đồi mồi, giống hòa vườn trúc.


Nhựa đông hổ phách, rừng thông trên Yên Tử giống như rừng thông của chúng ta, khi thông bị chặt hoặc bị nẻ ra nhựa, nhựa đọng lại như những hạt hổ phách, sáng khắp rừng thông là sáng rực cả rừng. Da điểm đồi mồi, giống hòa vườn trúc, trong vườn trúc, da trúc có những đốm như điểm đồi mồi. Đây là tả rừng thông tươm nhựa giống như hổ phách, vườn trúc da có từng đốm như trổ đồi mồi.

Gác vẽ tiếng bồ lao thốc, gió vật đoành đoành;
Đền ngọc phiến bối diệp che, mưa tuôn túc túc.


Gác vẽ tiếng bồ lao thốc. Trên chuông ở chùa thường chạm hình con bồ lao, dùi chuông chạm hình cá kình. Tục truyền thuở xưa có một cái đảo ngoài biển, mỗi khi cá kình nổi lên thì nước dâng tràn vào trên đảo, dân chúng hoảng sợ. Trên đảo có con bồ lao bốn chân, khi thấy cá kình nổi lên, nó rống một tiếng, cá kình hoảng sợ lặn xuống, nước cũng rút theo. Thế nên nhờ con bồ lao hét, cá kình lặn, tai họa của dân ở đảo mới qua, nên người ta dùng hình cá kình làm dùi gióng vào chuông, tiếng vang ra giống tiếng bồ lao hét để đem lại sự bình an cho mọi người. Bồ lao thốc là bồ lao rống. Gió vật đoành đoành, gió thổi nghe đùng đùng. Đền ngọc phiến bối diệp che, đền ngọc có những lá bối che; mưa tuôn túc túc, mưa rơi độp độp.

Cảnh tốt và lành;
Đồ tựa vẽ tranh.


Cảnh vừa tốt vừa lành giống như bức tranh trong bản đồ.

Chỉn ấy trời thiêng mẽ khéo;
Nhèn chi vua Bụt tu hành.


Chỉn ấy trời thiêng mẽ khéo, chỉn ấy có thể hiện nay nói chỉ thế, mẽ khéo là khoe bày vẻ đẹp. Chỉ vì trời thiêng khoe bày vẻ đẹp. Nhèn chi vua Bụt tu hành. Nhèn chi, ở thôn quê miền Nam nói hèn chi. Hèn chi vua Phật đi tu ở đây. Vì cảnh rất đẹp nên vua Phật mới đến đây tu.

Hồ sen trương tán lục;
Suối trúc bấm đàn tranh.


Lá sen lớn giống như cái tán, cái lọng. Trong hồ những cọng sen đưa lá rộng tròn lên giống như giương tán màu xanh. Suối trúc bấm đàn tranh, trên đám trúc có dòng suối nhỏ đổ xuống nghe như tiếng đàn tranh.

Ngự sử mai hai hàng chầu rập;
Trượng phu tùng mấy chạnh phò quanh.


Ngự sử là chức quan trong triều, rập là cúi đầu. Hai hàng mai giống như các quan ngự sử cúi đầu chầu vua. Trượng phu tùng mấy chạnh phò quanh. Mấy chạnh là mấy cành, phò quanh là hầu chung quanh. Cây tùng như trượng phu đứng hầu chung quanh.

Phỉ thúy sắp hai hàng loan phượng;
Tử vi bày liệt vị công khanh.


Hai hàng cây phỉ thúy giống như chim loan chim phượng. Những bụi tử vi bày la liệt như lớp công khanh ở trước đền vua.

Chim óc bạn cắn hoa nâng cúng;
Vượn bồng con về cửa nghe kinh.


Chữ óc là gọi. Chim gọi bạn tha hoa dâng cúng, vượn bồng con về trước cửa nghe kinh.

Nương am vắng Bụt hiện từ bi, gió hiu hiu mây nhè nhẹ;
Kề song thưa thầy ngồi thiền định, trăng vặc vặc núi xanh xanh.


Đẹp làm sao! Nương am vắng Bụt hiện từ bi. Đức Phật ngồi trong am vắng nhìn với vẻ rất từ bi, bên ngoài gió hiu hiu, mây nhè nhẹ. Kề song thưa thầy ngồi thiền định. Thầy ngồi thiền định bên cạnh cửa sổ, ngoài thì trăng vằng vặc, núi xanh xanh. Đây là diễn tả vua đi tu trên núi, cảnh chung quanh tương tự như cảnh triều đình.

Huống chi,
Vân thủy bằng lòng;
Yên hà phải thú.


Huống chi nơi đây mây nước làm vừa lòng người, khói mây làm người thích thú.

Vui thay cảnh khác cảnh hoàng kim;
Trọng thay đường hơn đường cẩm tú.


Cảnh hoàng kim là cảnh vàng ròng. Cảnh này vui khác cảnh hoàng kim. Đường cẩm tú là đường gấm đẹp. Đường đi thích hơn đường cẩm tú.

Phân ân ái, am Não am Long;
Dứt nhân duyên, làng Nường làng Mụ.


Khi nhà vua đi tu, lên đến đây cắt lìa ân ái không cho phi tần cung nữ đi theo. Các bà phi không chịu về, cất am ở đó tu để tên là am Não am Long. Vì dứt nhân duyên, các bà phi không theo được nữa, mới cất nhà ở tu chung quanh chân núi nên gọi đây là làng Nường, kia là làng Mụ.

Mặc cà-sa nằm trướng giấy, màng chi châu đầy lẫm, ngọc đầy rương;
Quên ngọc thực bỏ hương giao, cắp nạnh cà một vò, tương một hũ.

Mặc cà-sa nằm trướng giấy, nhà vua khi đi tu mặc áo cà-sa, nằm trướng bằng giấy; màng chi châu đầy lẫm, ngọc đầy rương, ở triều đình châu ngọc đầy lẫm đầy rương nhưng không màng. Quên ngọc thực bỏ hương giao, cắp nạnh cà một vò, tương một hũ. Ngọc thực là thức ăn quí, hương giao là rượu thơm, cắp nạnh là bồng bế, là mang. Nghĩa là tất cả những thức ăn ngon, những rượu quí bỏ lại, chỉ mang theo một vò cà, một hũ tương. Ngài diễn tả rất khéo, vua ở triều đình châu ngọc đầy dẫy nhưng không màng, lại đi tu mặc cà-sa, nằm trướng giấy. Thức ăn ngon, rượu thơm quí đều bỏ lại, vào chùa chỉ mang theo một vò cà (cà pháo), một hũ tương.

Chặp tiết dương tiếng nhạc dõi truyền;
Voi la đá tính từ chẳng đố.


Chặp tiết dương là dịp tiết dương, vào mùa xuân, dịp tết; tiếng nhạc dõi truyền là tiếng nhạc truyền đi xa. Voi la đá tính từ chẳng đố, voi đá tính hiền lành, không chống lại với các con vật khác.

Xem phong cảnh hơn cảnh Bà Roi;
Phóng tay cầu chưng cầu Thằng Ngụ.


Xem phong cảnh này còn hơn cảnh Bà Roi, một cảnh đẹp ở vùng Yên Tử. Phóng tay cầu là buông tay cầu. Chưng cầu Thằng Ngụ là cũng như cái cầu của Thằng Ngụ, cũng thuộc vùng Yên Tử.

Bao nhiêu phong nguyệt, vào cõi vô tâm;
Chơi dấu nước non, dưỡng đời thánh thọ.


Bao nhiêu phong nguyệt vào cõi vô tâm, bao nhiêu trăng gió đẹp đẽ trong cảnh này đều vào chỗ lòng không còn vướng bận. Dấu là yêu dấu, chơi dấu là chơi thích thú nước non, dưỡng đời thánh thọ, là dưỡng tuổi thọ. Nghĩa là đến đây dù có cảnh đẹp, lòng nhà vua cũng không vướng bận, Ngài chơi thích thú với nước non để cho tuổi thọ được tăng lên.

Đoạn trên diễn tả nhà vua đi tu, đến đây Ngài nói về Ngài:

Ta nay:
Ngồi đỉnh Vân Tiêu;
Cỡi chơi Cánh Diều.


Hiện nay Ngài cũng ngồi chơi trên đỉnh Vân Tiêu, trên ngọn Cánh Diều. Cánh Diều là một ngọn trên dãy Yên Tử.

Coi đông sơn tựa hòn kim lục;
Xem đông hải tựa miệng con ngao.


Trên chót núi nhìn xuống thấy ngọn đông sơn giống hòn kim lục, biển phía đông nhỏ như miệng con ngao.

Nức đài lan nghĩ hương đan quế;
Nghe Hằng Nga thiết khúc tiêu thiều.


Hoa lan nở thơm nức mũi nghĩ như mùi hương hoa quế. Ngồi trên cao nhìn trăng, nghe tiếng gió thổi tưởng như Hằng Nga đang khảy khúc tiêu thiều, một khúc nhạc hay.

Quán thất bảo vẽ bao Bụt hiện;
Áo lục thù tiếng gió tiên phiêu.


Quán thất bảo là quán bằng bảy báu, nơi trọ của những người tu, không phải của những vị tiên, vẽ bao Bụt hiện, nơi đó đã vẽ hình bao nhiêu đức Phật. Áo lục thù tiếng gió tiên phiêu. Hai mươi mốt thù là một lượng, sáu thù khoảng một phần tư lượng nên áo lục thù rất nhẹ, gió tiên thổi bay phất phơ.

Thầy tu trước đã lên Phật quả;
Tiểu tu sau còn vị Tỳ-kheo.


Ngồi trên núi thấy cảnh vật như thế, Ngài nhớ lại thầy mình tu trước, đã ngộ đạo lên Phật quả nên gọi là vua Phật, còn mình là tiểu, là đệ tử tu sau nên còn ở vị Tỳ-kheo.

Thấy đây:
Hồ thiên lẻ lẻ;
Xem lâu có nhẹ.


Nhìn nơi đây, hồ thiên lẻ lẻ, xem lâu thấy nhẹ nhàng.

Tuy rằng học đạo hư vô;
Ngậm ngụt hỏi thiền ngôn nghĩ.


Ngậm ngụt là lời nói còn ấp úng chưa ra lời. Tỉ dụ như đến thầy muốn thưa điều gì, nhưng còn ấp úng gọi là ngậm ngụt. Ngôn là nói, nghĩ là suy nghĩ. Tuy học đạo hư vô nghĩa là rỗng không, nhưng muốn hỏi thiền mà trong lòng còn suy nghĩ mở miệng nói không ra lời.

Mê một tấm lòng xét chẳng cùng;
Chác tấc bóng nghìn vàng còn rẻ.


Một tấm lòng mê thì xét không đến cùng tận. Chác là đổi chác. Đem tấc bóng đổi một nghìn vàng cũng còn rẻ. Tấc bóng là khoảng nửa tiếng đồng hồ, đổi một nghìn lượng vàng cũng không đổi, thế mà người tu chúng ta nhiều khi thả hồn phiêu phưởng cả giờ không tỉnh, thật là giết bao nhiêu tấc bóng của mình. Vì vậy chúng ta phải nhớ: Đổi một tấc bóng nghìn vàng còn rẻ.

Hai câu tiếp theo bị thiếu mấy chữ nên không rõ nghĩa.
Hẹn đến lâm tuyền làm bạn o o o o
Bảo rằng o o o o, o o ừ hễ.
Hai câu này thông qua.
Đua khoái lạc, chân bước lăm chăm,
Nhuốm phồn hoa, đầu đà bạc tỷ.


Đua khoái lạc chân bước lăm chăm, nếu tu mà thích đua theo khoái lạc, chân bước lăm chăm, tức là bước đi nhanh nhẹn, thì nhuốm phồn hoa, đầu đà bạc tỷ. Tỷ là chút ít, nhuốm là dính. Dính theo phồn hoa, nhìn lại đầu đã có một ít tóc bạc. Ngài cảnh tỉnh chúng ta: Nếu đuổi theo khoái lạc, tiến mãi không dừng, dính với phồn hoa, khi nhìn lại tuổi già đã đến rồi.

Chẳng những vượn hạc thốt thề;
Lại phải cỏ hoa cười thỉ.


Tu mà có tâm mê đuổi theo trần tục, không những con vượn con hạc phải thề thốt để nhắc mình mà loài cỏ hoa cũng cười thỉ, tức là cười thầm.

Tóm lại đoạn này nói nếu người tu còn mê muội thì tâm tạo không biết bao nhiêu thứ việc, không thức tỉnh rằng mình phải quí từng tấc bóng, đừng đuổi theo việc bên ngoài. Nếu mải đua theo khoái lạc, dính mắc với phồn hoa, khi nhìn lại đầu đã bạc mà mình vẫn chưa tỉnh, thì chẳng những các con hạc kêu vang nhắc nhở mà đám cỏ hoa cũng cười thầm. Tu không ra gì thì phải hổ thẹn với tất cả chim chóc cỏ cây.

Từ đến đây!
Non nước đà quen;
Người từng mấy phen.


Ngài đi tới đây quen với non nước và đã mấy phen lên xuống.

Đầu khách dễ nên biến bạc;
Mặt non hãy một xanh đen.


Người khách mấy phen lên xuống núi này, đầu nay biến thành bạc, nhưng núi vẫn còn xanh. Những hình ảnh này rất đẹp, nhắc chúng ta: Đã mấy phen lên núi, nhìn lại đầu đã bạc trắng núi vẫn còn xanh.

Hồ nước giá lựa là lọc nước;
Cửa tráu cây phên trúc cài then.


Không cần phải lọc nước, đã có sẵn hồ nước lạnh rồi. Cửa tráu tức là cửa rào bằng những tấm phên tre làm then cài.

Đàn khúc nhạc tiếng khong tiêu đính.
Vỗ tay ca cách lễ lạ liền.


Có hai từ ngữ tìm nghĩa không được là tiêu đính và cách lễ, nhưng chúng ta cũng có thể hiểu đại khái những câu này. Khong là khen. Nghĩa là đàn những khúc nhạc được tiếng khen tiêu đính. Vỗ tay ca, tiếng hát của mình làm cho mọi người đều thích thú, đó là tiếng hay tiếng lạ. Đây là Ngài nói về nếp sống của Ngài khi đến Yên Tử

Lạ những ôi!
Tây Trúc dường nào;
Nam châu có mấy.


Cảnh này lạ làm sao, Tây Trúc cũng không hơn, Nam châu không có mấy nơi bì được.

Non Linh Thứu ai đem về đây;
Cảnh Phi Lai mặt đà thấy đấy.


Ngài so sánh núi Yên Tử giống như núi Linh Thứu từ Ấn Độ ai đem về đây. Núi Linh Thứu ở Ấn Độ, phía đông bắc thành Vương Xá nước Ma-kiệt-đà, nơi Phật thuyết kinh Pháp Hoa và các kinh Đại thừa, dưới thung lũng là thành Vương Xá. Thuở xưa nước Ma-kiệt-đà rất tin kính Phật nên cúng dường Phật ngọn núi, Ngài lên đó thuyết pháp, hiện nay nơi đó còn nền thất của Phật và nền thất của ngài A-nan. Cảnh Phi Lai mặt đà thấy đấy là cảnh núi Phi Lai ở đây thấy rõ ràng. Phi Lai ở phía đông núi Linh Ẩn thuộc Hàng Châu Trung Quốc. Đời Tấn có nhà sư Ấn Độ tên là Tuệ Lý (dịch ra tiếng Trung Hoa) lên núi này, nói núi này giống một ngọn núi nhỏ ở giữa dãy Linh Thứu, không biết bay đến đây từ bao giờ, nên gọi là Phi Lai (phi là bay, lai là đến). Chùa Linh Ẩn nằm trên núi Linh Ẩn, đó là vùng đẹp nhất, trong núi người ta đục hình tượng Phật, nên khách du lịch lên núi Linh Ẩn viếng cả ngày cũng chưa hết cảnh.

Hai câu này nói rằng núi Linh Thứu, cảnh Phi Lai so với núi Yên Tử cũng không hơn.

Vào chưng cõi thánh thênh thênh;
Thoát rẽ lòng phàm phây phấy.


Chưng là nơi, thênh thênh là không bờ mé. Người vào được cõi thánh rồi, lòng thấy thênh thang không có bờ mé. Thoát rẽ lòng phàm là thoát khỏi lòng phàm, phây phấy là phơi phới. Người thoát được lòng phàm sẽ thấy nhẹ nhàng phơi phới.

Bao nhiêu phong nguyệt, thề thốt chẳng cùng;
Hễ cảnh giang sơn, ai nhìn thấy đấy.


Người lên đến núi thấy cảnh trời nước, gió trăng, thì thề thốt không biết bao nhiêu lời. Hễ cảnh giang sơn, ai nhìn thấy đấy, nhưng cảnh núi sông này có ai thấy được thực trạng của nó.

Từ trước nhẫn sau;
Thấy sao chép vậy.


Từ trước đến nay Ngài ở núi Yên Tử thấy sao chép vậy, không thêm gì cả.

Kệ rằng:
Rũ không thay thảy ánh phồn hoa,
Lấy chốn thiền lâm làm cửa nhà.
Khuya sớm sáng choang đèn bát-nhã,
Hôm mai rửa sạch nước ma-ha.
Lòng thiền vằng vặc trăng soi giại,
Thế sự hiu hiu gió thổi qua.
Cốc được tính ta nên Bụt thực,
Ngại chi non nước cảnh đường xa.


Bài kết thúc rất là đẹp.

Rũ không thay thảy ánh phồn hoa là buông hết không còn vướng bận chuyện phồn hoa thị thành.

Lấy chốn thiền lâm làm cửa nhà, vào chốn rừng thiền lấy đó làm nhà cửa.

Khuya sớm sáng choang đèn bát-nhã,
Hôm mai rửa sạch nước ma-ha.


Hôm sớm được sáng rỡ bằng ngọn đèn bát-nhã; ngày nay, ngày mai rửa sạch tất cả bụi trần bằng nước ma-ha. Ma-ha là tên của bát-nhã (Ma-ha bát-nhã ba-la-mật đa). Nghĩa là thắp sáng ngọn đèn bát-nhã nơi mình, rồi mượn nước bát-nhã rửa sạch tất cả bụi trần.

Lòng thiền vằng vặc trăng soi giại,
Thế sự hiu hiu gió thổi qua.


Lòng thiền sáng vằng vặc như mặt trăng rọi lên chái nhà. Việc đời hiu hiu như gió thổi qua mất, không dính với mình. Giả sử chúng ta đang ở trên non tu hành bình an thanh tịnh, bất thần có người về quê thăm nhà lên báo tin cha mẹ mình bệnh, hoặc gặp những chuyện không vui, thế sự đưa tới, chúng ta sẽ ra sao? Lòng mình xao xuyến bất an! Còn ở đây Ngài nói thế sự hiu hiu gió thổi qua, việc đời giống như gió thổi nhè nhẹ qua, không có gì phải bận bịu, phải rối lòng.

Cốc được tính ta nên Bụt thực,
Ngại chi non nước cảnh đường xa.


Cốc là biết. Biết được tính ta là Phật thật thì không ngại, không sợ sệt đường xa hiểm trở, cứ tìm đến tận nơi tận chốn mà tu cho đạt được kết quả. Như vậy bài kệ kết thúc rất đầy đủ tinh thần chỉ dạy chúng ta tu thế nào để đạt được kết quả tốt.

Nhân đây chúng tôi giải thích lý do vì sao ngài Huyền Quang khiến cho dòng Trúc Lâm đến đây xem như chấm dứt. Nhiều người thắc mắc tại sao hệ phái Trúc Lâm sau đời ngài Huyền Quang không còn thấy tăm hơi gì nữa. Theo cái nhìn của riêng tôi có những lý do làm phái thiền Trúc Lâm mất dạng sớm.

- Lý do thứ nhất là Thiền sư Huyền Quang được ngài Pháp Loa trao tâm kệ và y bát để nhận trách nhiệm làm Tổ thứ ba của hệ phái Trúc Lâm, lúc Ngài đã bảy mươi bảy tuổi. Một con người đến tuổi đó là đã mệt mỏi rồi, không còn thích làm việc nữa.

Trong bài kệ “Đề Chùa Cứu Lan”, Ngài nói mình không xứng đáng tiếp nối dòng Tổ, thôi thì bỏ về núi quách cho rồi. Đó là tâm trạng của Ngài khi lãnh một trách nhiệm quá lớn mà tuổi đã già, không còn sức để làm nữa nên ngao ngán muốn giao lại cho người khác để về núi ẩn tu. Lại Ngài là thi sĩ, là nghệ sĩ, nên tâm hồn thích được tự do phóng khoáng, không thích bị ràng buộc, thì làm sao gánh vác được việc tổ chức lớn lao của hệ phái Trúc Lâm?

- Lý do thứ hai là vì thời đó vua Trần Nhân Tông đi tu nên ở thế gian người ta rất quí người tu, không ai dám chạm đến chư Tăng. Vua còn đi tu thì còn trách ai được nữa, nên khi gặp cảnh khó khổ ai cũng thích vào chùa tu cho khỏe, chớ không phải tu để thành Phật. Vì thế thời đó có rất nhiều người đi tu. Sử ghi năm 1344 do mất mùa đói thiếu nên có sáu ngàn một trăm hai mươi chín người đi tu. Như vậy người tu không phải là hảo tâm xuất gia, không phải quyết chí cầu thành Phật, mà tu để lánh nạn đói thiếu nên ở trong chùa trở thành lôi thôi và suy sụp, đó cũng là duyên cớ để những nhà nho chỉ trích.

- Lý do thứ ba là thời ấy đang có sự tranh chấp ý thức hệ giữa Phật và Nho. Đời Trần đã mở khoa thi cho các nhà nho nên cuối đời Trần, các nhà nho đã giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình. Phật giáo lúc đó lại đang xuống thấp, muốn cho nho gia càng được trọng dụng, các nhà nho phải chỉ trích, vạch cho nhà vua và triều đình thấy những lỗi lầm, những điều xấu tệ của người theo Phật để không còn tin Phật nữa, đó là lý do khiến Phật giáo càng xuống mạnh hơn.

- Lý do thứ tư, giáo hội thời đó là giáo hội của triều đình. Vua làm Tổ lãnh đạo, dưới vua là ngài Pháp Loa, được triều đình cúng ruộng đất; công chúa và các hoàng thân đi tu theo Ngài. Như vậy giáo hội xuất phát từ trong triều đình. Nhưng qua các đời Trần Anh Tông, Trần Minh Tông… đến đời Trần Nghệ Tông trở về sau, triều đình suy yếu dần, nhà vua mất quyền, khi chuyển qua nhà Hồ thì Phật giáo hết chỗ tựa, nên ngang đó không còn có mặt ở triều đình nữa. Hết nhà Hồ đến lệ thuộc nhà Minh, rồi đến nhà Lê, tất cả những công thần của nhà Trần, nhà Hồ không thích, nhà Minh không chịu, nhà Lê lại càng không ưa. Như vậy cả ba triều đại đều không thích những người thân với nhà Trần, nên những vị tăng được ủy quyền để lo cho giáo hội Trúc Lâm thời đó đương nhiên phải ẩn trong rừng núi hoặc đổi tên họ chớ không dám lộ mặt. Đã đi ẩn thì đâu còn ai mà ghi người nối tiếp hệ Trúc Lâm. Thế là vì ảnh hưởng chính trị nên chư Tăng thời đó tuy vẫn còn nhưng không ai dám tự xưng là kế thừa hệ Trúc Lâm, thành ra hệ Trúc Lâm xem như mất.

Lại thêm một điều nữa là sau này vào đời Lê, người viết sử là các nhà nho vốn không có cảm tình với Phật giáo, nên những việc hay của đạo Phật nhưng không liên hệ tới triều đình, các nhà viết sử không ghi. Vì thế từ cuối đời Trần đến đời Hồ, thời Minh thuộc, đời Lê tuy cũng có nhiều việc rất hay trong Phật pháp nhưng không được ghi lại nên thời gian đó xem như không có sự liên hệ trước sau. Một bằng chứng cụ thể là từ xưa đến nay, đọc sử, tôi không thấy câu chuyện vua Lê Hy Tông đuổi Tăng Ni về núi, sau được ngài Tông Viễn đến dùng phương tiện dâng ngọc đánh thức vua Lê. Khi thức tỉnh, nhà vua hối hận lỗi trước, xem ngài Tông Viễn như một Quốc sư và nhà vua phát tâm quì để tượng Phật trên lưng sám hối. Hình ảnh tại chùa Hòe Nhai vẫn còn mà sử không ghi, do đó chúng ta thấy những gì làm giảm giá trị nhà vua thì không được ghi lại. Thế nên sử sách thời Lê đối với Phật giáo rất là thiếu, chúng ta thấy như hệ Trúc Lâm Yên Tử ngang đó là dứt, nhưng thật ra không phải. Sau đây là danh hiệu hai mươi ba vị Tổ truyền thừa Yên Tử từ Hiện Quang Tổ sư đến Vô Phiền Đại sư, trong sách Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Tập Lục (quyển hai) của Phúc Điền Hòa thượng đính bản:

1. Hiện Quang Tổ sư là vị Tổ đầu tiên ở Trúc Lâm.
2. Viên Chứng Quốc sư.
3. Đại Đăng Quốc sư.
4. Tiêu Dao Tổ sư là Tổ thứ tư, Ngài không phải là người Trung Hoa, nhưng trong bài tựa của Thiền sư Huệ Nguyên ghi Ngài là người Trung Hoa, đó là sai.
5. Huệ Tuệ Tổ sư.
6. Nhân Tông Tổ sư (như vậy Sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông là vị thứ sáu).
7. Pháp Loa Tổ sư.
8. Huyền Quang Tổ sư (ngài Huyền Quang là vị thứ tám trong hệ đó).
9. An Tâm Quốc sư.
10. Phù Vân tức hiệu là Tĩnh Lự Quốc sư.
11. Vô Trước Quốc sư.
12. Quốc Nhất Quốc sư.
13. Viên Minh Tổ sư.
14. Đạo Huệ Tổ sư.
15. Viên Ngộ Tổ sư.
16. Tổng Trì Tổ sư.
17. Khuê Thám Quốc sư.
18. Sơn Đằng Quốc sư.
19. Hương Sơn Đại sư.
20. Trí Dũng Quốc sư.
21. Tuệ Quang Tổ sư.
22. Chân Trú Tổ sư.
23. Vô Phiền Đại sư.

Như vậy sau ngài Huyền Quang tức là đời thứ tám, còn mười lăm đời nữa chớ không phải là dứt, nhưng sở dĩ chúng ta không thấy ghi là vì lúc đó các Ngài ẩn hết, không xuất đầu lộ diện và không nói rõ là truyền thừa hệ nào.

Tóm lại vì ngài Huyền Quang đã già nên Ngài vội vã truyền cho ngài An Tâm, ngài An Tâm là người đứng ra đảm nhận trách nhiệm, nhưng vì thời Trần đã suy, các Ngài kế thừa dòng Trúc Lâm ẩn tránh và sự ghi chép lại mất mát khiến cho ngày nay chúng ta không thấy được sự truyền thừa liên tục rõ ràng trong sử sách.

Học qua các Thiền sư đời Trần chúng ta thấy có hai nét rất quan trọng về ngài Trúc Lâm Đại Đầu-đà. Ngài là một con người mẫu mực, lúc ở triều đình là một ông vua xứng đáng trong việc trị dân, khi đi tu quả thật là một ông thầy đầy đủ đức tính làm cho Phật pháp được rạng rỡ. Dưới Ngài, ngài Pháp Loa cũng là người vừa nhiệt tình, vừa mẫu mực nên sự truyền bá được rộng lớn đông đảo. Nhưng đến ngài Huyền Quang thì do nghệ sĩ tính của Ngài và việc giáo hóa của Ngài dường như không được kể đủ, nên việc giảng kinh hay là tham vấn, chúng ta không thấy ghi lại, chỉ thấy những bài thơ. Thế nên chúng ta biết ở trong đạo, nếu người tu có đủ quyết tâm, nhiệt tình và có đủ hạnh kiểm làm mẫu mực cho chúng thì mở mang rộng. Còn nếu một nhà sư mà mang tư cách nghệ sĩ tính, cứ truyền bá theo sở thích, tay cầm dùi mõ tay cầm sáo thì sự truyền bá không được rộng, không được nhiều, đó là điều cụ thể. Thế nên tôi mong dưới tôi tất cả Tăng Ni đều là những người quyết tâm tu, nhiệt tình lo cho đạo và luôn luôn là người mẫu mực, bớt tính nghệ sĩ một chút; nếu không, hẳn sự lo cho đạo không bền lâu. Đó là kinh nghiệm để nhắc nhở toàn chúng.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyFri Oct 26, 2012 9:42 am

Xuân nhật tức sự

Bản chữ Hán

春日即事

二八佳人刺繡持,
紫荊花下轉黃鸝。
可憐無限傷春意,
盡在停針不語時。
Phiên âm Hán Việt

Xuân nhật tức sự [1]

Nhị bát giai nhân thích tú trì,
Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly.
Khả liên vô hạn thương xuân ý,
Tận tại đình châm bất ngữ thì.
Dịch nghĩa

Tức cảnh ngày xuân

Người đẹp tuổi vừa đôi tám, ngồi thêu gấm chậm rãi,
Dưới lùm hoa tử kính đang nở, líu lo tiếng chim oanh vàng.
Thương biết bao nhiêu cái ý thương xuân của nàng,
Cùng dồn lại ở một giây phút, đứng kim và im phắc.


Các bản dịch thơ

Tức cảnh ngày xuân

Lỏng tay thêu gấm, gái yêu kiều,
Hoa rợp, oanh vàng lảnh lót kêu.
Bao nỗi thương xuân, thương biết mấy,
Là khi không nói, chợt dừng thêu.


Bản dịch: Huệ Chi


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Bài thơ này bị nhiều người phê bình là một Thiền sư lại làm bài thơ quá dồi dào tình cảm.

Nhị bát giai nhân thích tú trì. Nhị bát là hai lần tám tức là mười sáu. Cô gái đẹp mười sáu tuổi ngồi thêu nên nói thêu gấm thưa tay dáng mỹ nhân.

Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly. Hoàng ly là chim oanh. Tử kinh là hoa tử kinh. Líu lo oanh hót khóm hoa gần. Một mỹ nhân đang thêu gấm, ngoài kia chim hoàng oanh hót dưới một khóm hoa tử kinh nở. Thật cảnh đẹp làm sao!

Khả liên vô hạn thương xuân ý. Đáng thương vô hạn, thương xuân ý. Rất là thương, thương ý xuân, thương ở điểm nào?

Tận tại đình châm bất ngữ thì: Chỉ tại dừng kim chẳng mở lời. Người đọc thấy Ngài thương cô gái đang thêu quá. Nhưng không ngờ câu cuối: Chỉ ở chỗ dừng kim không còn thêu và không nói. Thương rất là thương chỗ đó. Nghĩa là sao? Chúng ta nhớ Ni sư Diệu Nhân có bài thơ:

Mê chi cầu Phật,
Hoặc chi cầu thiền,
Thiền Phật bất cầu,
Uổng khẩu vô ngôn.


Nghĩa là khi Thiền Phật không còn cầu nữa thì “uổng khẩu vô ngôn” là không còn lời nói, tức là đến chỗ cứu kính.

Bài thơ trên, về sau, khi tra khảo lại có người nói rằng nó giống bài thơ của một Thiền sư đời Tống ở Trung Hoa. Nhưng trong nhà thiền chúng ta có điểm đặc biệt là của ai cũng mặc, khi mình dùng thì thành của mình nên nói mỗi lần nhắc lại là mỗi lần mới. Thế nên khi Ngài dùng lại bài thơ là tâm trạng của Ngài, chớ không phải của người xưa nữa. Tâm trạng này như thế nào? Ngài diễn tả người đẹp, cảnh đẹp và lòng mình thương dạt dào, nhưng thương là thương điểm nào? Thương chỗ dừng kim, thương chỗ không mở lời. Trong kinh Nam Tông có giảng Niết-bàn là không đan dệt. Chúng ta cứ đan dệt nghiệp càng ngày càng dầy. Còn Niết-bàn là dừng hết sự đan dệt tức là dừng nghiệp. Nói dừng kim tức là dừng sự đan dệt, mà dừng đan dệt tức là Niết-bàn. Còn nghiệp thì còn sanh tử, hết nghiệp thì vô sanh, nên Niết-bàn có nghĩa là vô sanh, đó là chỗ ước mơ của người tu. Người tu phải đạt đến chỗ không còn nghiệp sanh tử, đến chứng quả vô sanh, tức Niết-bàn. Thế nên thích nhất, quí nhất là chỗ không còn đan dệt, tức là dừng kim. Và cứu kính của thiền là chỗ không mở lời vì ngôn ngữ đều nằm trong đối đãi sanh diệt, mà đến chỗ cứu kính là không còn sanh diệt đối đãi nên không còn lời. Đó là hai điểm thích nhất của người tu, chớ không phải thích mỹ nhân, thích hoa hay thích chim hoàng oanh. Chính là thích chỗ dừng kim, không còn đan dệt nghiệp, thích chỗ không lời, chỗ cứu kính không còn đối đãi.



1. Bài thơ này, về sau, khi tra khảo lại có người nói rằng nó giống bài thơ của một Thiền sư đời Tống ở Trung Hoa.
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyFri Oct 26, 2012 9:55 am

Yên Tử sơn am cư

Bản chữ Hán

安子山庵居

庵逼青霄冷,
門開雲上層。
已竿龍洞日,
猶尺虎溪冰。
抱拙無餘策,
扶衰有瘦藤。
竹林多宿鳥,
過半伴閒僧。
Phiên âm Hán Việt

Yên Tử sơn am cư

Am bức thanh tiêu lãnh,
Môn khai vân thượng tằng.
Dĩ can Long Động nhật,
Do xích Hổ Khê băng.
Bão chuyết vô dư sách,
Phù suy hữu sấu đằng.
Trúc lâm đa túc điểu,
Quá ngọ bán nhàn tăng.
Dịch nghĩa

Ở am núi Yên Tử

Cao sát trời xanh, am thiền mát lạnh,
Cửa mở trên tầng mây.
Trước Long Động mặt trời đã một cây sào,
Dưới Hổ Khê băng còn dầy một thước.
Giữ thói vụng về không có mưu chước gì,
Đỡ tấm thân già yếu đã có chiếc gậy mây khẳng kheo.
Rừng trúc nhiều chim đậu,
Quá nửa làm bạn với nhà sư thanh nhàn.


Các bản dịch thơ

Ở am núi Yên Tử

Am sát trời xanh lạnh,
Cửa mở trên tầng mây.
Động Rồng trời sáng bạch,
Khe Hổ lớp băng dầy.
Vụng dại mưu nào có,
Già nua gậy một cây.
Rừng tre chim chóc lắm,
Quá nửa bạn cùng thầy.


Bản dịch: Đỗ Văn Hỷ


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Đoạn đầu diễn tả am trên núi Yên Tử.

Cao ngất am lạnh lẽo, vì núi Yên Tử trên ngọn có tuyết phủ nên rất lạnh.

Cửa mở tận từng mây. Am như hiện ra tận trên mây, vì mây luôn luôn ấp núi.

Mặt trời soi Long Động. Mặt trời lên soi sáng Long Động, một động trên Yên Tử.

Tuyết dầy che Hổ Khê, Hổ Khê cũng là một cái khe ở núi Yên Tử.

Vụng về không mưu lược, người tu vụng về không có mưu lược gì cả.

Nương gậy đỡ thân gầy. Già rồi khi đi nhờ cây gậy đỡ tấm thân gầy.

Trúc Lâm nhiều chim ngủ, tối nào chim cũng bay về ngủ rất đông đảo.

Quá nửa bạn với thầy, hơn phân nửa số chim đều là bạn với thầy. Hai câu này thật là vui. Chẳng những cỏ cây không có riêng biệt với người mà cả chim chóc cũng không hai, không khác, đều là thân thích. Thế thì người tu đến khi tâm và cảnh vật đều không hai, đó là đến chỗ tâm rất thanh tĩnh, an lành.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư EmptyFri Oct 26, 2012 10:03 am

Truyền thuyết về Sư Huyền Quang

1. Chuyện Sư ra đời

Nhà Sư ở phía nam chùa Ngọc Hoàng. Một hôm thầy trụ trì chùa Ngọc Hoàng là Thiền sư Huệ Nghĩa, tối tụng kinh trên chùa xong, xuống phòng ngồi trên ghế trường kỷ, chợt ngủ quên mộng thấy trên chùa đèn đuốc sáng trưng, chư Phật tụ hội đông vầy, Kim Cang Long Thần chật nứt, Phật chỉ tôn giả A-nan bảo: “Ngươi thác sanh làm pháp khí cõi Đông.” Chợt có ông đạo gõ cửa, Ông chợt tỉnh giấc, làm bài kệ viết trong vách chùa:

Người mà vì đạo chớ tìm đâu
Phật vốn tâm mình, tâm Phật sâu
Mộng thấy điềm lành là ảnh hưởng
Đời này ắt gặp bạn tâm đầu.


(Nhân chi vị đạo khởi tha tầm
Tâm tức Phật hề Phật tức tâm
Tuệ địch kiết tường vi ảnh hưởng
Thử sanh tất kiến hảo tri âm.)

Năm ấy Lê Thị sinh Huyền Quang.

2. Phép thử của Vua Trần Anh Tông

Theo sách Tam tổ thực lục, Vua Trần Anh Tông lúc ấy là một vị vua trẻ tuổi, mới đăng quang chưa lâu. Nghe triều thần có kẻ dèm pha Huyền Quang còn trẻ như thế, chắc gì đã là một vị chân tu, lại đứng đầu các hàng tăng ni, phật tử, e rằng thiên hạ sẽ sinh ra dị nghị. Thế là, một hôm, vua nói với các đại thần: "Người ta sinh ra ở đời, cõng khí âm mà ôm khí dương, ăn của ngon, yêu sắc đẹp, người nào có tình dục ấy. Người ta vì dốc lòng học đạo mà phải ức chế, nhưng chỉ ức chế một phần tình dục ấy mà thôi. Nay xét lão tăng Huyền Quang sinh ra sắc sắc - không không, yên lặng như nước không sóng, trong sáng như gương không bụi, như vậy là sự ấy ức chế được tình dục hay không có tình dục".

Lưỡng quốc trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi tâu: "Hoạ hổ, hoạ bì nan hoạ cốt, tri nhân, tri diện, bất tri tâm (tức là vẽ hổ vẽ da khó vẽ được xương; biết người biết mặt không biết được lòng dạ). Bệ hạ hãy sai người thử xem thì mới biết thực, hư".

Nhà vua liền tiến hành kế mỹ nhân làm lung lạc Huyền Quang. Và khi đó, cung nhân có sắc đẹp quyến rũ cùng tài văn thơ là Điểm Bích được chọn. Vua Trần Anh Tông chỉ dụ cho Điểm Bích phải lấy được ít nhất một nén vàng trong số vàng nhà vua đã tặng Huyền Quang, để làm bằng chứng.

Lấy được vàng... vì làm phúc

Điểm Bích vâng lệnh nhà vua đi Yên Tử tìm gặp sư Huyền Quang. Theo Truyền thuyết Việt Nam, hôm ấy, vào buổi chiều tà, Huyền Quang đang ngồi đọc kinh tại thiền trai, thì bỗng chú tiểu vào trình trước nhà sư một người con gái có vẻ mặt hoảng hốt và xống áo tơi tả. Đó chính là cung nhân của vua Trần Anh Tông - đã khóc sướt mướt, kể lại sự tình, rồi xin nhà chùa cho nghỉ qua đêm.

Huyền Quang vốn lòng độ lượng, chẳng nỡ chối từ. Vả lại, trời đã tối, xung quanh lại vắng vẻ, cô gái biết đi đâu bây giờ. Thiền sư bèn bảo chú tiểu sắp sếp cho cô gái một chỗ nghỉ ở gian bếp bên cạnh thiền trai.

Đêm ấy, như thường lệ, Thiền sư Huyền Quang vẫn ngồi đọc kinh niệm Phật, mãi tới khuya mà chưa đi ngủ. Ở bên ngoài thiền trai, có tiếng cô gái rên rỉ. Tiếng rên rỉ mỗi lúc mỗi to khiến Huyền Quang phải bỏ quyển kinh xuống lắng nghe, rồi đi sang gian trái, đánh thức chú tiểu dậy, nói đi hỏi cô gái xem sự thể thế nào. Cô gái nói rằng mình sợ ma và kẻ cướp bất thình lình lẻn đến, nên không ngủ được. Chú tiểu vào báo. Bất đắc dĩ, Huyền Quang phải nói chú tiểu cho cô gái vào phòng khách nghỉ tạm.

Chừng lúc lâu sau, khi chú tiểu đã về gian trái ngủ lại và Thiền sư Huyền Quang cũng thôi không đọc kinh, chuẩn bị đi nằm, thì ở gian khách lại vẳng ra lời cầu cứu khẩn thiết của người con gái. Cực chẳng đã, Huyền Quang lại phải thắp nến và bước ra khỏi trai phòng. Vừa mở cửa, qua ánh nến le lói, Huyền Quang thấy ngay người con gái ăn mặc lả lơi, nên nhà sư quay mặt đi, lùi lại trai phòng. Cũng lúc ấy, cô gái (tức Điểm Bích) bật dậy, chạy vào theo. Huyền Quang nghiêm nét mặt lại, hỏi: "A di đà Phật! Nàng là ai? Tại sao đêm hôm dám đường đột vào đây để quấy rối kẻ tu hành? Nếu không mau mau cải tà quy chính, ta sẽ hô hoán lên, chú tiểu sẽ cầm lá dắt tay ra khỏi đây ngay bây giờ".

Thấy không thể lung lạc được Thiền sư, Điểm Bích đã kín đáo sửa lại trang phục và đổi ngay sang thái độ khác. Nàng ta vội vàng quỳ xuống rồi khóc lóc như mưa, vừa khóc vừa bịa hẳn ra một câu chuyện như thật. Điểm Bích kể rằng cha nàng làm quan ở một huyện vùng duyên hải. Màu tháng năm vừa qua cha nàng đi thu thuế được ba ngàn quan, cho lính tải về kinh, nhưng dọc đường bị bọn cướp đón đường cướp sạch. Quan trên thương tình cho cha nàng khuất lại đến cuối năm. Hiện nay, gia đình nàng đã bán hết tư trang điền sảng nhưng mới bù được một nửa, còn lại một nửa, nay phải chia ra mỗi người mỗi nơi đi quyên góp cho đủ.

Huyền Quang nghe chuyện, trầm ngâm suy nghĩ rồi nói: "Thôi nàng đừng khóc nữa. Ngày mai ta sẽ tiến triều, tâu lại với nhà vua, xin nhà vua tha tội cho cha nàng".

Không ngờ câu chuyện lại xoay như thế, Điểm Bích vội vàng khóc to thêm lên, rồi vừa lạy vừa xin: "Bạch hòa thượng! Bạch hòa thượng! Xin Hòa thượng chớ vội lên kinh. Chỉ sợ đến tai Hoàng thượng thì chẳng những việc không thành mà có khi còn liên lụy đến cả quan trên của cha thiếp nữa. Thiếp chỉ xin Hòa thượng rủ lòng thương, cho cha thiếp ít tiền bạc để lo tiếp công việc mà thôi ạ".

Huyền Quang chợt nhớ có 10 nén vàng nhà vua cho chưa biết để làm gì, bèn lấy rồi đưa cả cho Điểm Bích.

Nhận được vàng, Điểm Bích vội vã quay về triều và giao vàng cho Vua Trần Anh Tông. Để nhà vua tin, Điểm Bích đọc lên một bài thơ nói là của Huyền Quang đã làm tặng mình trước khi phá giới. Nguyên bài thơ đó như sau:

Vằng vặc trăng mai ánh nước
Hiu hiu gió trúc ngâm sênh
Người vừa tươi tốt, cảnh vừa lạ
Mâu Thích ca nào chẳng hữu tình.


Vua nghe xong bực mình thốt lên: "Nếu việc ấy có thực thì ta đã đạt được mưu kế giăng lưới bắt chim. Nếu việc ấy không có thì Huyền Quang cũng không tránh khỏi sự nghi ngờ".

Nhà vua liền sai mở hội Vô Già ở phía Tây đô thành và sai sứ đi Yên Tử mời Huyền Quang về làm án pháp. Huyền Quang tới, thấy bầy biện vàng lụa, các món mặn, liền biết mình đã bị thử thách. Nhà sư thở dài, lên xuống đàn ba lần rồi bái vọng ra mười phương, khấn: "A di đà Phật! Xin Trời, Phật chứng giám, phù hộ độ trì. Kẻ đệ tử này có điều gì bất chính, xin chư Phật cho đày xuống âm ty địa ngục, còn nếu không, thì xin cho lụa vàng bay đi và những cỗ mặn kia hóa thành cỗ chay tất cả". Ngay lúc ấy, một đám mây đen xuất hiện, gió nổi lên, các tạp vật bay đi hết, chỉ còn lại đèn nhang và đồ cúng chay.

Vua thấy Huyền Quang đạo pháp thấu đến trời đất liền vái tạ lỗi, đồng thời giáng Điểm Bích làm nô tỳ, quét chùa Cảnh Linh trong cung.


Nguồn: internet

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Huyền Quang Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Huyền Quang Thiền sư   Huyền Quang Thiền sư Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Huyền Quang Thiền sư
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trí Huyền Thiền sư
» Định Hương Trưởng lão
» Quang Dũng
» Trần Quang Khải
» Đại Xả Thiền sư

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thơ Tuyển Việt Nam :: Thời Lý - Trần - Hồ (1009-1427)-
Chuyển đến