Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Gửi em ở cuối sông Hồng
Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyFri Feb 17, 2023 8:01 am by Vân Nhi

» Tôi đi học
Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptySat Sep 07, 2019 4:23 pm by Vân Nhi

» Trần Hưng Đạo
Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyWed Jun 06, 2018 4:53 pm by Vân Nhi

» Huyền Chi
Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyMon Jun 04, 2018 4:35 pm by Vân Nhi

» Guitar đường phố: đỉnh của đỉnh
Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyTue May 29, 2018 7:45 am by Vân Nhi

» Quan Âm Thị Kính
Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyFri May 25, 2018 2:02 pm by Vân Nhi

» Thanh Tịnh
Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyMon May 21, 2018 3:25 pm by Vân Nhi

» Thuyền viễn xứ
Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyThu May 03, 2018 2:19 pm by Vân Nhi

» Xuân Tâm
Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyThu Jul 06, 2017 1:49 pm by Vân Nhi

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Most Viewed Topics
Lý Bạch
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Khuyến
Bùi Giáng
Vũ Hoàng Chương
Đoạn Trường Tân Thanh
Đại Nam Quốc Sử diễn ca
Chế Lan Viên
Trần Tế Xương
Quách Tấn
Keywords
Liên công Khuyến nhân nguyễn nhất Đường trinh Chỉnh Luật trường Xương dũng Lược Pháp miền phan những Trọng xuân quách Thiên đoạn thầy thảm Trần

 

 Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ

Go down 
Tác giảThông điệp
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptySun Dec 04, 2011 10:32 am

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Nguyenbinh

(1918–1966)
Đề tài này tập trung một số bài viết về Thi sĩ tài hoa Nguyễn Bính. Phần tiếu sử và tác phẩm của thi sĩ xem bên mục Thơ.

Mục Lục

Phần 1: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ

Phần 2: Nguyễn Bính Hành phương Nam

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptySun Dec 04, 2011 10:38 am

Kỳ 1: Chú bé si tình Nguyễn Bính


LTS: Nguyễn Bính là một đỉnh cao riêng biệt trong nền văn học Việt Nam. Bằng những sáng tác độc đáo của mình, ông đã đưa hồn dân tộc vào thi ca Việt Nam hiện đại. Đó chính là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Bính. Về cuộc đời, Nguyễn Bính có nhiều nét rất đặc biệt. Ông là một con người nghệ sĩ hoàn toàn. Có thể nói hiếm có nhà thơ nào có được cuộc sống giang hồ lãng mạn đến tận cùng như Nguyễn Bính.


Với cách giới thiệu đan xen giữa các chi tiết đời thường và đặc điểm tác phẩm, tác giả Trần Đình Thu đã phác họa một chân dung Nguyễn Bính rất sinh động qua cuốn sách Nguyễn Bính - thi sĩ giang hồ. Thanh Niên xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Nguyễn Bính thuở nhỏ tên thật là Nguyễn Trọng Bính. Khi bước chân vào làng văn làng báo, ông lấy tên mình bỏ đi chữ lót thành ra bút danh Nguyễn Bính. Ông tuổi Mậu Ngọ, sinh năm 1918. Quê nội và cũng là nơi sinh của ông là xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, nay là xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Lên ba tháng tuổi, ông mồ côi mẹ. Sau đó, cha ông đi thêm bước nữa. Vì thế về sau khi gia cảnh rơi vào khó khăn thì ba anh em ông được bên ngoại ở thôn Vân Tập cùng xã Đồng Đội với quê nội đón về nuôi.

Nguyễn Bính ở với người cậu ruột là ông Bùi Trình Khiêm, một nhà nho có tiếng, từng tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, là thầy dạy học chữ Nho của ông Trần Huy Liệu. Nhờ người cậu giỏi chữ Nho này mà ông có điều kiện tiếp xúc sớm với chữ nghĩa và nghệ thuật thơ phú.

Năm mười ba tuổi, Nguyễn Bính làm mọi người kinh ngạc về tài thơ của mình. Năm đó, vào dịp tháng ba âm lịch, hội Phủ Giầy tỉnh Nam Định quê ông có tổ chức một cuộc thi thơ. Đề thi là tả cảnh chọi gà trong ngày hội. Trong lúc mọi người đang loay hoay làm bài, thời gian cũng chỉ mới hết một nửa, người ta đã thấy một cậu bé con bước vào chỗ ban giám khảo đang ngồi để nộp bài. Đó chính là Nguyễn Bính. Bài thi của cậu bé là một bài thơ dài hơn ba trang giấy học trò. Sau khi xem xét cân nhắc, ban giám khảo quyết định chấm ngay giải nhất cho bài thơ. Và khi ban tổ chức dùng loa để đọc to bài thơ lên giữa sân đình cho mọi người cùng thưởng thức thì hàng ngàn người đang dự hội thơ vỗ tay không ngớt.

Có một điểm đặc biệt liên quan đến sự hình thành phong cách thơ Nguyễn Bính về sau trong câu chuyện thú vị này. Trong bài thơ tả cảnh chọi gà đó, ngoài sự độc đáo về mặt nghệ thuật thì chỗ làm tất cả mọi người, từ ban giám khảo đến người tham dự phải tâm phục khẩu phục là hai câu kết. Tác giả đã lấy hai câu ca dao "Khôn ngoan đá đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau" để đưa vào bài thơ tả cảnh chọi gà một cách thật thú vị và đầy ý nghĩa.

Tiếng đồn về một chú bé con thần đồng thơ có lẽ từ đó đã lan nhanh. Và những lời thêu dệt huyền hoặc cũng phát sinh theo khiến nảy sinh nhiều chuyện bất ngờ. Ban đầu là một số người tìm đến để nhờ Nguyễn Bính gà thơ cho người hát trong những cuộc thi hát đối đáp. Nguyễn Bính vốn có tài ứng tác tức thì nên thường bên nào được ông giúp sức thì y như rằng bên đó sẽ thắng cuộc. Vì thế dần dần lòng ngưỡng mộ của mọi người lên cao đến tột đỉnh. Và Nguyễn Bính trở thành một người "cõi trên". Một số người mê tín tin rằng thơ của Nguyễn Bính làm ra là thơ tiên, được giáng vào cho một cậu bé con chứ không phải là thơ của người bình thường. Vì thế nhiều người tìm đến Nguyễn Bính để xin thơ. Những đám dựng vợ gả chồng, trắc trở tình duyên hay làm ăn xui xẻo... đều đến nhờ "cậu" cho thơ tiên. Và tùy theo hoàn cảnh mà Nguyễn Bính cho thơ.

Lần nọ, một gia đình nông dân nghèo có cô con gái vừa được đám nhà giàu đến dạm hỏi. Ngặt nỗi, cô gái trước đó cũng đã có người thương ở làng. Gia đình phân vân không biết quyết định thế nào, bàn nhau tìm đến cậu. Nghe trình bày xong, Nguyễn Bính liền cho ngay một quẻ thơ có đoạn như sau: "Của dẫu nhiều nhưng vẫn chẳng nên/Phù vân, giả dối chẳng lâu bền/Tình em đâu phải trao thiên hạ/Dành để trai làng mới đẹp duyên". Lời thơ tiên đã truyền dạy như vậy, gia đình đành phải chối đám nhà giàu xứ khác để chọn anh trai làng cho con gái.

Độc đáo nhất là có một anh chàng hành nghề đạo chích cũng tìm đến xin thơ tiên và được Nguyễn Bính "giáng" cho mấy câu thơ và từ đó bỏ luôn nghề ăn trộm.

Một người quen của Nguyễn Bính có kể lại câu chuyện thú vị sau đây nữa. Đó là câu chuyện si tình của Nguyễn Bính năm ông mười bốn tuổi. Chuyện kể rằng, tháng ba năm ấy, Nguyễn Bính đi dự hội Phủ Giầy. Đó là lễ hội mà ông mê từ thuở bé. Một buổi đang ngồi xem hầu bóng, ông thoáng thấy một cô gái trạc tuổi mình đi ngang qua. Cô bé người cao dong dỏng mặc áo cánh sen thắt lưng hoa lý. Cô đi cùng với một người dáng chừng là mẹ. Nguyễn Bính có cảm giác lạ lùng như là cô bé vừa thoát ra từ bức tranh Tố Nữ. Ông vội vàng chạy theo. Khi nhìn được khuôn mặt cô bé, ông ngơ ngẩn như người mất hồn. Cả buổi hôm ấy, ông cứ đi theo hai mẹ con họ, lạy cùng lạy, khấn cùng khấn.

Rồi trong nhiều ngày sau nữa, ông luôn luôn đi theo bên họ. Đến ngày thứ tư, ông lén dúi được vào tay cô bé mảnh giấy có mấy câu thơ như sau: "Em ở cõi trần hay cõi tiên?/Phủ đền nhang khói nức hương em/Xin đi chầm chậm cho theo với/Lộc Thánh dâng người một trái tim". Cô gái nhanh nhẹn cầm lấy mảnh giấy nhưng ngó lơ đi nơi khác. Tuy nhiên, chỉ cần vậy là ông đã tràn ngập sung sướng trong lòng mình rồi.

Sau đó cô bé theo mẹ về quê và ông tìm cách đi theo cho đến tận nơi ở của nàng. Tuy nhiên có lẽ mối tình đầu chỉ đẩy đưa tới đó. Bởi chừng ba tháng sau thì gia đình cô có việc gì đó phải đột ngột bán nhà chuyển đi nơi khác, thế là người tiên biến mất. Hình ảnh cô bé trẩy hội Phủ Giầy đầu chít khăn nhung thả tóc đuôi gà từ đó luôn lẩn quất trong tâm hồn ông.



Trần Đình Thu

(Theo_Thanh_Nien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptySun Dec 04, 2011 10:43 am

Kỳ 2: Khởi bước giang hồ


Nguyễn Bính là một thi sĩ mang sẵn trong người dòng máu lang bạt kỳ hồ. Thời tuổi trẻ của ông là những chuỗi ngày lang thang khắp Bắc - Trung - Nam. Đi đến đâu là ông có thơ đến đó và dưới nhiều bài thơ ông có ghi năm sáng tác cùng với địa chỉ. Nhờ vậy mà ngày nay ta có thể theo dõi được bước chân của ông.


Mùa xuân năm Quý Dậu (1933), Nguyễn Bính rời quê ngoại thôn Vân, nơi đã trải qua quãng đời thơ ấu của mình để bắt đầu dấn thân vào cuộc đời phiêu bạt. Lúc này, Nguyễn Bính mới chỉ 15 tuổi. Ông đến Hà Nội, tới phố Hàng Bồ, gia nhập vào đội quân bán báo lẻ. Nhưng con người nhà quê của Nguyễn Bính khó lòng tồn tại được với cuộc sống hè phố, vì vậy ông bỏ Hà Nội tìm đến Hà Đông - nơi người anh ruột Nguyễn Mạnh Phác (tức nhà biên kịch Trúc Đường sau này) đang dạy học - tá túc. Một thời gian sau, Nguyễn Bính cùng với anh trở về Hà Nội. Rồi ông lên Phú Thọ, Thái Nguyên, đến tận vùng Lạng Sơn biên ải xa xôi. Lấy Hà Nội làm tâm điểm, ông liên tục thực hiện những chuyến đi như thế. Một phần là kiếm kế sinh nhai nhưng phần khác cũng là để thỏa mãn chí phiêu bồng.

Trong thời gian này, ông sáng tác nhiều bài thơ mà trong đó một số bài lưu lại rất rõ dấu ấn của những chuyến đi. Đặc biệt, có một bài thơ bốn câu mà một thời trong sách giáo khoa chương trình phổ thông trung học người ta xếp nhầm nó vào ca dao. Đó là bài thơ Xa cách, được Nguyễn Bính sáng tác vào năm 1938 tại Phú Thọ:

Nhà em cách bốn quả đồi
Cách ba ngọn suối cách đôi cánh rừng
Nhà em xa cách quá chừng
Em van anh đấy, anh đừng yêu em.


Đây là bài thơ đặc biệt nhất của Nguyễn Bính. Chất dân gian trong thơ nhiều đến nỗi hầu như nó chính là một bài ca dao. Trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh có nhận xét: "Giá mà Nguyễn Bính sinh ra thời trước, tôi chắc người đã làm những câu ca dao mà dân quê vẫn hát quanh năm và những tác phẩm của người, bây giờ đã có vô số nhà thông thái nghiên cứu". Có lẽ thời đó, Hoài Thanh không để ý đến những câu thơ này của Nguyễn Bính nên mới giả định như vậy mà thôi.

Quãng thời gian lưu lạc trên những vùng đồi núi sơn cước có lẽ làm ông thỏa chí tang bồng lắm, dù rằng đôi lúc cuộc sống cũng khó khăn. Có tài liệu cho biết, trong thời gian này có lúc ông đi làm nghề gõ đầu trẻ để kiếm sống. Nhưng ta hãy đọc mấy câu thơ dưới đây của ông:

Buổi chiều uống rượu làm thơ
Buổi trưa đi đốt lá khô trên đồi
Lá khô là lá của trời
Thơ tôi là để riêng tôi tặng nàng.

(Thơ tôi)

Đọc mấy câu thơ này, ta hiểu được sự phóng khoáng và lãng mạn đến vô cùng ở Nguyễn Bính. Ta thấy trong thơ ca, có nhiều người vẫn làm được những bài thơ hay nhưng nếu nói rằng để có một cuộc đời đúng chất thi sĩ như Nguyễn Bính thì có lẽ không mấy ai đạt được.

Tuy vậy ở nơi đất khách quê người, dù sao buồn vẫn nhiều hơn vui. Có những đêm giao thừa lạnh lẽo hiu quạnh ở miền biên ải, ông lại hoài vọng:

Có phải đêm nay trời mới tối
Đêm nào trời cũng tối như đêm
Ải xa không pháo giao thừa nổ
Mưa rét tơi bời mưa rét thêm
Vườn cũ hoa mai chắc nở rồi
Cành mai ai gửi đến xa xôi
Mẹ ơi! Một sớm thăm hoa rụng
Nhặt giữ giùm con dăm cánh thôi.

(Tết biên thùy)

Ta thấy một điểm dễ nhận ra ở con người Nguyễn Bính: thích phiêu bạt giang hồ nhưng lại luôn luôn hoài cố hương, hay buồn tủi nhớ thương những ngày tháng đã qua. Chính vì vậy mà trong thơ ông thường hiện hữu hình ảnh quê nhà. Trong bài thơ Quán trọ có lẽ cũng được ông sáng tác trong thời kỳ này, Nguyễn Bính viết:

Từ độ phiêu linh mãi đến giờ
Xuân dàn vào tết bốn năm thưa
Bốn năm biết mấy tao gian khổ
Thôi để xuân sau trở lại nhà
Nhưng rồi tết ấy tết sau qua
Lần lữa ai chưa trở lại nhà
Quán trọ xuân này hoa lại nở
Lại ngồi xem tết, tết người ta.


Một điều đáng chú ý, Nguyễn Bính nghiện rượu rất sớm. Hay là các thi nhân thời đó thường nghiện rượu sớm? Có lẽ là thế. Vào năm 1940, lúc này ông mới 22 tuổi tròn nhưng có vẻ đã rất sành rượu. Trong bài thơ Ga đơn ga kép làm tại ga Kép, Nguyễn Bính có những câu thơ như sau:

Ở đây chiều xuống rất mau
Bình minh lên sớm, tôi sầu bơ vơ
Rượu say từ sáng đến giờ
Nhớ người, tôi nhớ mãi từ hôm lên.


Quả thật là một người thường hay say rượu thông tầm mới có cái cảm giác "sầu bơ vơ" khi uống rượu từ sáng sớm say đến chiều tối, tỉnh giấc nhìn ra bên ngoài thấy hoàng hôn sắp đổ xuống.

Ta hãy đọc thêm một khổ thơ buồn nữa của Nguyễn Bính. Đó là một khổ thơ nằm trong bài Một trời quan tái, sáng tác ở Lạng Sơn năm 1940:

Chiều lại buồn rồi em vẫn xa
Lá rừng thu đổ nắng sông tà
Chênh chênh quán rượu mờ sương khói
Váng vất thôn sâu quạnh tiếng gà.


Đây là những câu thơ tả cảnh đường rừng thật đẹp. Hóa ra là Nguyễn Bính có hẳn một mảng thơ đường rừng mà lâu nay ta không để ý đến. Ta hãy đọc bài thơ Phố chợ đường rừng Nguyễn Bính sáng tác vào năm 1940 tại Kép:

Đồi lau gió lạnh phất cờ
Tán bàng đã rụng đôi tờ huyết thư
Sương buông, chiều xuống lững lờ
Thịt rừng nướng ngậy, rượu vò bốc men
Điếm canh tuần tráng thay phiên
Bước đi nhập nhoạng nâu chen lẫn chàm.


Quả là không thể có một họa sĩ tài ba nào vẽ được bức tranh phố rừng sinh động hơn những câu thơ này. So sánh những lá bàng cuối thu như những tờ "huyết thư" hay là tả cái cảnh những tuần điếm lẫn vào trong đêm tối chập choạng "nâu chen lẫn chàm" thì thật là tuyệt diệu!

Nhưng cái tài tả cảnh như viết tiểu thuyết của Nguyễn Bính ở những câu thơ tiếp theo của bài thơ trên mới thật sự làm ta kinh ngạc:

Giường tre le lói ánh đèn
Đôi ba mặt lạ chia tiền nhỏ to
Đôi ba người bạn giang hồ
Tóc bồng cỏ dại bình thơ nhớ nhà
Chập chờn bóng quỷ hình ma
Khoanh tay chủ quán nhìn ra đường mòn.


Thật là những câu thơ tả cảnh quá độc đáo!



Trần Đình Thu

(Theo_Thanh_Nien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptySun Dec 04, 2011 10:47 am

Kỳ 3: Giữa phố phường Hà Nội


Hà Nội là nơi đầu tiên mà Nguyễn Bính đặt chân đến khi rời bỏ làng quê để cất bước giang hồ. Tuy nhiên, ông sống ở Hà Nội không nhiều lắm. Bởi ông luôn xê dịch qua nhiều địa phương khác nhau.


Tính từ năm 1936 đến 1945 là gần mười năm, nhưng có lẽ tổng cộng thời gian ông sống ngay tại Hà Nội chỉ chừng vài năm. Nhưng đó là khoảng thời gian quan trọng nhất để ông bước chân vào sự nghiệp văn chương. Một điều chắc chắn rằng chỉ từ khi rời Hà Đông về Hà Nội, vào khoảng năm 1935 hoặc 1936, Nguyễn Bính mới bắt tay vào sáng tác một cách chuyên nghiệp.

Ở Hà Nội, thoạt đầu Nguyễn Bính chơi thân với Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, làm thành một nhóm thơ trẻ, được bạn bè mệnh danh là xóm thơ áo bào gốc liễu. Về sau, Nguyễn Bính chơi thêm với Tô Hoài, Vũ Hoàng Chương... Đó là những cây bút có tiếng tăm trong làng văn. Còn những bạn bè văn chương báo chí khác thì nhiều lắm. Hà Nội có, tỉnh lẻ có.

Qua một số tài liệu để lại, ta thấy rằng dường như những bài thơ hay về làng quê của Nguyễn Bính đều được viết ra trong khoảng thời gian ông sống ngay tại Hà Nội. Khoảng năm 1935 hoặc 1936, cùng với Trúc Đường đặt chân đến Hà Nội, Nguyễn Bính bắt đầu sáng tác thơ về làng quê. Đề tài làng quê trước hết là thế mạnh của Nguyễn Bính, sau nữa là đề tài mà độc giả các báo, vốn hầu hết là người thành thị, khi đó vẫn rất thích đọc. Mặt khác, một người sinh ra ở làng quê, lớn lên ở làng quê, cuộc sống thị thành vẫn còn quá xa lạ như Nguyễn Bính, thì lấy đề tài làng quê để sáng tác sẽ là thuận lợi hơn so với đề tài khác. Những bài thơ như Mưa xuân, Chân quê, Lòng mẹ, Thời trước... đều được ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

Ta hãy đọc lại vài câu thơ độc đáo viết về làng quê của Nguyễn Bính trong giai đoạn này:

Xóm Tây bà lão lưng còng
Có hai cô gái lấy chồng cả hai
Gió thu thở ngắn than dài
Bà đem áo rét phơi ngoài cửa thưa.


(Không đề - 1938)

Lợn không nuôi, đặc ao bèo
Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn
Giếng thơi mưa ngập nước tràn
Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều.


(Qua nhà - 1936)

Đấy là những câu thơ đặc tả về làng quê mà khó có người thứ hai nào sáng tác được hay hơn thế. Như là những bức tranh làng Hồ vẽ bằng thơ.

Khi Nguyễn Bính bước chân vào văn đàn, vào khoảng năm 1936, thì cuộc cách mạng thơ mới khởi đầu từ năm 1932 đã đến hồi kết thúc. Lúc này, Nguyễn Bính chỉ việc ung dung thừa hưởng thành quả của cuộc cách mạng mà thôi. Tuy nhiên, ông lại có một công lao khác đối với cuộc cách mạng này. Đó là, bằng những câu thơ mang hơi thở làng quê của mình, Nguyễn Bính đã góp phần giữ cho cuộc cách mạng không đi quá xa đến mức trên văn đàn tràn ngập những câu thơ ảnh hưởng nặng nề thơ Pháp. Có người cho rằng, Nguyễn Bính đã ra một tuyên ngôn về thơ trong bài thơ Chân quê ngay trong năm 1936 khi ông viết những câu thơ sau đây:

Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê.


Có thể Nguyễn Bính không nghĩ như thế nhưng vừa bước chân vào văn đàn mà đã thành công rực rỡ ngay là chính nhờ ông đã khai thác đề tài làng quê.

Nhưng rồi viết về làng quê mãi cũng có lúc cạn nguồn đề tài. Vả lại những năm 1939 trở về sau này, Nguyễn Bính đã dần quen thuộc với cuộc sống phố phường Hà Nội rồi. Vì vậy, ông đã bắt đầu lấy những đề tài thành thị để sáng tác. Ta đã thấy xuất hiện những câu thơ như thế này trong tập thơ Lỡ bước sang ngang, là tập thơ xuất bản đầu tiên của Nguyễn Bính vào năm 1940:

Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Lòng chàng có để một tơ vương
Chàng qua chiều ấy qua chiều khác
Góp lại đường đi, vạn dặm đường.


(Hà Nội ba mươi sáu phố phường)

Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh
Tơ liễu theo nhau chảy xuống hồ
Tôi thấy quanh tôi và tất cả
Châu thành Hà Nội chít khăn xô.


(Lòng người trinh nữ)

Những năm 1939 trở đi, đề tài sáng tác của Nguyễn Bính đã mở rộng ra rất nhiều. Và thật đáng ngạc nhiên, khi rời bỏ cây đa giếng nước của làng quê để viết về phố phường, sau một thời gian lúng túng, thơ ông lại vẫn hay như thường:

Nhà nàng ở gốc cây mai trắng
Trên xóm mai vàng dưới đế kinh
Có một buổi chiều qua lối ấy
Tôi về dệt mãi mộng ba sinh.


(Người con gái ở lầu hoa)

Có những ngày đi rất nhẹ nhàng
Vườn tôi đầy cả gió xuân sang
Hai ba con bướm giang hồ đó
Đã trở về đây rũ phấn vàng.


(Vườn xuân)

Vào lúc này, Nguyễn Bính không còn là một chàng trai ngơ ngác giữa phố phường Hà Nội như ngày nào vừa mới rời khỏi thôn Vân nữa. Nguyễn Bính đã biết hút thuốc phiện, uống rượu tây, đi hát ả đào. Có lần Nguyễn Bính cùng hai người bạn thân Tô Hoài, Vũ Hoàng Chương kéo nhau lên tàu lửa làm chuyến giang hồ suốt cả tuần lễ. Vũ Hoàng Chương khi đó đang làm xếp ga nhưng vẫn bỏ việc đi chơi. Ở Bắc Ninh, Vũ Hoàng Chương đưa cả bọn ghé nhà cô đào hát có tiếng tên là Tuyết Lành ở phố Niềm. Tối hát, ngày ăn bún ốc trừ cơm. Rong chơi ngày này qua ngày khác. Thú vui hát ả đào ngày ấy đã trở thành món ghiền khó bỏ đối với nhiều văn thi nhân, trong đó có Nguyễn Bính. Chính vì thế mà Nguyễn Bính có vài bài thơ khi đọc lên thấy ngờ ngợ vì nó không giống những bài thơ khác của ông về tiết tấu, về ngôn ngữ. Chẳng hạn như mấy câu thơ dưới đây nằm trong tập thơ Mây Tần, xuất bản năm 1942:

Đêm xuân này giấc mộng thế là tan
Tiệc đương vui lỡ đứt cả dây đàn
Tài với sắc, thôi thôi là lụy sạch
Một khúc trường ca men Lý Bạch
Mười bài khuê oán lệ Bằng Phi.


(Trên cầu Chiết Liễu)

Đây chính là những câu thơ Nguyễn Bính sáng tác ra để cho các đào nương ngâm nga trong những hội hát ả đào ngày ấy chứ không phải là những bài thơ viết ra để đọc?


Trần Đình Thu

(Theo_Thanh_Nien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptySun Dec 04, 2011 10:49 am

Kỳ 4: Mưa xuân và những sáng tác đầu tay


Từ 1936 đến 1940 là thời kỳ sáng tác sung mãn nhất của Nguyễn Bính. Phần lớn những bài thơ làng quê có giá trị đều được ông sáng tác trong thời kỳ này. Có hàng trăm bài thơ của ông được đăng báo. Năm 1940, Nguyễn Bính cho in thành sách hai tập thơ Lỡ bước sang ngang và Tâm hồn tôi. Đây là hai tập đầu tiên trong bảy tập thơ sáng tác trước năm 1945 của Nguyễn Bính.


Căn cứ theo những số liệu về ngày tháng ghi dưới các bài thơ thì những bài thơ sớm nhất của Nguyễn Bính được sáng tác vào năm 1936, lúc Nguyễn Bính mới 18 tuổi. Trong hai tập thơ đã nói trên, có rất nhiều bài thơ cùng đề năm sáng tác là 1936. Đó là các bài Mưa xuân, Lòng mẹ, Đêm cuối cùng, Nhớ, Qua nhà… Điều đặc biệt đáng quan tâm là tất cả những bài thơ sáng tác vào năm đầu tiên này đều là những bài thơ hay. Về sau có thể có những bài thơ không xứng tầm với Nguyễn Bính nhưng thời gian này thì không xảy ra tình trạng đó. Và trong số những bài thơ sớm nhất đó, bài Mưa xuân nằm trong tập Lỡ bước sang ngang được nhiều người xác nhận là bài thơ đầu tiên, tức tác phẩm đầu tay chính thức của Nguyễn Bính.

Toàn bộ Mưa xuân là một câu chuyện yêu đương hẹn hò vui buồn của trai gái đến tuổi lấy vợ gả chồng ở thôn quê. Cô con gái sống bằng nghề canh cửi phải lòng chàng trai làng bên. Họ đã vài lần nói chuyện với nhau. Một hôm có hội chèo về hát, cô con gái xin phép mẹ đi xem với mục đích để được gặp chàng trai. Trời tháng giêng mưa xuân bay phơi phới, xòe bàn tay thử trước mái hiên mưa rơi từng chấm lạnh ngắt. Thế nhưng cô gái vẫn náo nức đi. Đến hội hát, cô gái mải lặn lội đi tìm chàng trai mà không để ý gì đến chuyện hát hò. Nhưng tìm mãi, tìm mãi không thấy chàng đâu. Đêm ấy, trên đường về cô gái lầm lũi đi trong mưa. Cô nhớ lời chàng hẹn hôm trước, khi nào có đám hát sẽ sang xem và gặp nhau trò chuyện. Lời hẹn hò thật chắc chắn mà nay đã bay đi đâu mất rồi?

Một câu chuyện thơ hoàn toàn có thể kể lại được bằng văn xuôi một cách rõ ràng, có đầu có đuôi như vậy. Thậm chí có thể viết lại thành một truyện ngắn được. Đấy chính là một trong những đặc điểm nổi bật của nhiều tác phẩm thơ Nguyễn Bính: thơ có cốt truyện, có nhân vật, có cao trào, có kết thúc mà trong các phần khác chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn.

Bài thơ này không có nhân vật tôi. Hai nhân vật trong Mưa xuân là mẹ và em. Nguyễn Bính đã ký thác tâm sự của mình vào họ, để họ thay ông nói ra bằng lời những suy tư ngẫm nghĩ, những buồn vui cuộc đời... Nguyễn Đăng Điệp gọi đây là cách nói thác lời. Đây vốn là sở trường của các nhà tiểu thuyết, không hiểu vì sao Nguyễn Bính lại giỏi về khoa này? Có rất nhiều bài thơ Nguyễn Bính dùng cách nói thác lời tài tình như vậy.

Mưa xuân cho ta những câu thơ thật đẹp và đặc biệt thật chỉn chu. Hình như là những bài thơ đầu tiên này Nguyễn Bính phải viết đi viết lại nhiều lần lắm. Nghe nói vào thời gian này, Trúc Đường trực tiếp biên tập thơ cho Nguyễn Bính rất kỹ. Về sau này ta thấy nhiều câu thơ của Nguyễn Bính viết quá dễ dãi. Nhưng giờ đây ta hãy đọc vài câu thơ hay và chỉn chu của Mưa xuân. Chẳng hạn như bốn câu thơ đầu tiên:

Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.


Khổ thơ thật nhẹ nhàng và chân chất. Ta để ý thấy có một chỗ đặc biệt, là hai câu thơ so sánh cô gái với cây lụa trắng. Trong thơ Việt Nam dường như không có tác giả nào khác có kiểu so sánh như vậy. Đây chính là cách so sánh kiểu dân gian, nó cụ thể hóa những điều trừu tượng thành vật chất cụ thể: sự trẻ trung hồn nhiên của một cô gái so sánh với một cây lụa trắng mới dệt xong. Nguyễn Bính đã học tập từ các nghệ sĩ dân gian cách làm này và sau đó ông đã đẩy lên đến mức điêu luyện, đôi lúc vượt qua những người thầy dân gian của mình. Chẳng hạn như hai câu thơ "Hồn anh như hoa cỏ may/Một chiều cả gió bám đầy áo em".

Thơ Nguyễn Bính viết về xuân rất nhiều nhưng bài Mưa xuân này có một vẻ đẹp lung linh huyền diệu hơn tất cả. Đặc biệt nghệ thuật tả cảnh tài tình của Nguyễn Bính được vận dụng vào đây để tạo thành những câu thơ đẹp:

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.


Diễn đạt mưa và hoa như thế thật là tài tình. Mưa phơi phới bay thì đúng là mưa xuân rồi. Những cơn mưa của sự đâm chồi nảy lộc, của sự hớn hở trong lòng người. Làm sao có thể tìm ra từ nào xuân hơn là phơi phới bay? Cũng như thế, hoa xoan thì lại lớp lớp rụng vơi đầy. Đọc câu thơ, ta hình dung rõ mồn một cảnh trên đường làng gió tung hoa lên từng trận mịt mù phủ kín không gian. Dường như là hoa nhiều lắm. Hoa từ đầu làng đến cuối ngõ. Chỉ thấy hoa chứ không thấy cảnh vật nữa. Làng quê qua ngòi bút tả cảnh của Nguyễn Bính hiện lên đẹp như là một bức tranh.

Một góc độ nào đấy, có thể so sánh Mưa xuân của Nguyễn Bính với Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử bởi sự toàn bích của nó. Nếu một số bài thơ hay khác của Nguyễn Bính, đôi lúc ta thấy tiếc trong một vài chỗ thì với Mưa xuân, ta cảm thấy thỏa mãn hoàn toàn. Ta không còn có thể khen chê vào đâu được nữa. Viên ngọc đầu tiên của người thợ chạm tài ba này không hề có một tỳ vết.

Trên một số báo Văn Nghệ trước đây, tác giả Nguyễn Xuân Nam lấy làm tiếc rằng ngày ấy Hoài Thanh không trích dẫn Mưa xuân vào Thi nhân Việt Nam. Đúng là như vậy thật. Tác giả Chu Văn Sơn cũng viết: "Nếu chọn bài Nguyễn Bính nhất, hẳn tôi sẽ chọn Mưa xuân. Tương tư cũng hay nhưng phần khéo không ít. Lỡ bước sang ngang réo rắt nhưng đã nghiêng nhiều về phần dễ dãi". Ý Chu Văn Sơn cho rằng Mưa xuân là một bài thơ thể hiện đúng chất ngòi bút đồng quê của Nguyễn Bính nhất. Nhận định này rất chính xác. Hiện nay trong chương trình văn học phổ thông, phần giới thiệu Nguyễn Bính có trích dẫn duy nhất một bài Tương tư, nói như Nguyễn Xuân Nam là ta thấy rất đáng tiếc vì Mưa xuân không được trích dẫn thêm vào. Ở đây cần nhấn mạnh, nếu vì lý do gì đó không thể trích dẫn thêm thơ Nguyễn Bính, thì ta nên thay bài Tương tư bằng bài Mưa xuân.



Trần Đình Thu

(Theo_Thanh_Nien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptySun Dec 04, 2011 10:54 am

Kỳ 5: Bài thơ tạo ra hiệu ứng kỳ lạ nhất


Có lẽ sự kiện đặc biệt nhất trong đời thơ Nguyễn Bính là việc Tuần báo Tiểu thuyết thứ năm đăng tải bài thơ Lỡ bước sang ngang của ông vào năm 1939.


Sau khi được đăng tải, bài thơ đã tạo ra một sự say mê cuồng nhiệt trong lòng độc giả, nhất là những độc giả nữ. Người ta chuyền tay nhau để đọc, để chép bài thơ. Nhiều người không biết chữ nhưng vẫn thuộc lòng Lỡ bước sang ngang. Các bà các chị dùng nó để ngâm vịnh cho nhau nghe, để hò ru con ngủ. Bài thơ đã tạo nên một hiện tượng văn học kỳ lạ chưa từng có. Nó được phổ cập từ Bắc chí Nam. Đâu đâu người ta cũng đọc Lỡ bước sang ngang, cũng nói chuyện về Lỡ bước sang ngang. Có người kể, trong những ngày đi kháng chiến, thỉnh thoảng trên bước đường hành quân lại nghe văng vẳng giọng những người mẹ trẻ cất lên lời ru Lỡ bước sang ngang trong những xóm làng hiu quạnh.

Từ khi bài thơ được đăng tải, nhắc đến Nguyễn Bính là người ta dùng cụm từ "tác giả Lỡ bước sang ngang". Và Lỡ bước sang ngang không chỉ cuốn hút những độc giả nữ hoặc là tầng lớp bình dân. Ngay cả những trí thức lớn vẫn thích đọc thích nghe Lỡ bước sang ngang. Trong một thiên hồi ký của mình, học giả Trần Bạch Đằng kể ông từng phải đọc đi đọc lại Lỡ bước sang ngang cho cố Tổng bí thư Lê Duẩn nghe để ông quên mệt trong một lần tránh Tây đi càn.

Lỡ bước sang ngang là tên của một bài thơ nhưng đồng thời cũng là tên của cả tập thơ, bao gồm những bài như Mưa xuân, Thời trước, Lòng mẹ, Cô lái đò, Cô hái mơ, Lá thư về Bắc, Tương tư… Tập thơ này cùng với tập Tâm hồn tôi đã đưa tên tuổi của thi sĩ vượt lên trên nhiều tác giả đương thời khác.

Năm 1944, Nguyễn Bính sống cùng bạn bè ở khu vực Đa Kao, Q.1, TP.HCM ngày nay. Túng tiền tiêu, một hôm mấy anh em bàn nhau xem có cách gì kiếm tiền một cách thật đàng hoàng. Một người bạn thân của Nguyễn Bính là Hoàng Tấn bày ra một kế hay. Thế là chỉ mấy ngày sau, người ta đọc được những mẩu quảng cáo về việc bán đấu giá bản viết tay tập thơ Lỡ bước sang ngang của thi sĩ Nguyễn Bính. Tập thơ được trưng bày trong một tủ kính lớn đặt tại một nhà sách. Cuối cùng bản viết tay tập Lỡ bước sang ngang được một nhà thầu khoán yêu thơ mua với cái giá tính ra khoảng 18 triệu đồng hiện nay. Cần nhớ là Nguyễn Bính chỉ bán một bản viết tay tập thơ chứ không phải bán bản quyền cả tập thơ, nên cái giá này phải nói là quá cao.

Sau khi mua được tập thơ, nhà thầu khoán đã tổ chức bữa tiệc ăn mừng với hơn 50 quan khách, mời cả ca sĩ, nghệ sĩ ngâm thơ đến để ngâm bài Lỡ bước sang ngang. Tiệc tùng kéo dài đến tận quá nửa đêm mới ngưng. Hoàng Tấn cho biết, vào năm 1999, sau 45 năm kể từ ngày mua tập thơ viết tay của Nguyễn Bính, gia đình nhà thầu khoán hiện sinh sống ở Pháp vẫn còn lưu giữ tập thơ. Quả là một chuyện hiếm có trong văn chương.

Nhưng vì sao mà bài thơ tạo nên một hiệu ứng ghê gớm như vậy? Có gì đặc biệt trong bài thơ này? Một vài tác giả có lý giải về vấn đề này nhưng dường như không hợp lý lắm.

Lỡ bước sang ngang là câu chuyện về một người con gái bị mẹ cha bán gả cho người mà mình không yêu, phải lên xe hoa từ năm mười bảy tuổi. Bỏ lại sau lưng mối tình đầu vừa chớm nở, bỏ lại vườn dâu, bỏ lại mẹ già, người con gái ấy đi một chuyến đi định mệnh "Rồi đây sóng gió ngang sông/Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ".

Đấy là câu chuyện riêng của người con gái - nhân vật chị trong bài thơ Lỡ bước sang ngang - nhưng đấy cũng đồng thời là câu chuyện chung của hàng vạn, hàng triệu người con gái khác sống dưới chế độ gia đình phong kiến, dưới mái nhà mang tên gọi tam tòng tứ đức. Lễ giáo phong kiến đã đè nặng lên thân phận họ, đè nặng lên những kiếp người. Suốt cả đêm dài lịch sử, người phụ nữ Việt Nam luôn luôn khát khao được giải phóng khỏi tình trạng đó. Nhưng phải đến đầu thế kỷ 20, người ta mới dám nghĩ đến điều này. Bắt đầu từ năm 1933, Nhất Linh cùng với một số nhà văn khác trong Tự Lực Văn Đoàn đã ào ạt tấn công vào cái thành trì kiên cố đó để giải phóng người phụ nữ ra khỏi sự áp đặt của quan niệm gả bán, tư tưởng cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, tư tưởng môn đăng hộ đối. Nhưng xã hội lúc đó vẫn còn quá nhiều những cô gái bị bán gả theo kiểu như cô Loan trong Đoạn tuyệt.

Chính vì vậy mà cho đến năm 1939, Lỡ bước sang ngang ra đời, người ta đón nhận nó như đón nhận cơn mưa giữa ngày đại hạn. Đó là nguyên nhân chính của sự thành công vang dội của bài thơ này. Bằng thể loại thơ, Lỡ bước sang ngang đã đem đến cho người ta phương tiện để than thân trách phận, để giãi bày, để tự an ủi mình mà trước đó những tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn không thể làm thỏa mãn độc giả được.

Thật ra thì trước đó một năm, những bài thơ của T.T.Kh đã gián tiếp bày tỏ vấn đề này rồi. Nhưng mấy bài thơ của T.T.Kh là những bài thơ mang tiếng nói cá nhân, còn Lỡ bước sang ngang là phát ngôn của thời đại, phản ánh một thực trạng bất công trong xã hội. Nguyễn Bính đã thay mặt hàng triệu tâm hồn người phụ nữ để phát biểu với toàn thể cộng đồng vấn đề bức xúc ấy.

Trải qua hơn nửa thế kỷ, ngày nay Lỡ bước sang ngang không còn làm xúc động nhiều người như xưa nữa, vì thời đại phong kiến đã trôi qua, tình yêu lứa đôi được giải phóng. Giờ đây những đôi trai gái yêu nhau đã được tự do lựa chọn hôn nhân cho mình. Tình cảnh lỡ bước sang ngang chỉ còn trong quá khứ đau buồn của một thời. Tuy nhiên ta không phủ nhận Lỡ bước sang ngang là một bài thơ đặc sắc của Nguyễn Bính và có một thời là bài thơ hay của thi ca Việt Nam.

Ở đây cần lưu ý, một số tác giả khi phân tích bài thơ này đã không gắn nó vào giai đoạn lịch sử mà nó ra đời, không xem xét hết đặc điểm của bài thơ nên đã có những phân tích bình giảng không chính xác. Chẳng hạn như giáo sư Hoàng Như Mai. Ông đã đi theo hướng phân tích Lỡ bước sang ngang như là một bài thơ phản ánh sự trắc trở lỡ làng muôn thuở trong tình yêu nói chung của cả nam lẫn nữ chứ không phải là những bi kịch tất yếu từ chế độ hôn nhân gia đình của lễ giáo phong kiến mà người phụ nữ phải gánh chịu, nên đã không lột tả hết bài thơ.



Trần Đình Thu

(Theo_Thanh_Nien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptySun Dec 04, 2011 10:58 am

Kỳ 6: Cô hái mơ - hương đồng gió nội bay đi...


Cô hái mơ là một trong những bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Bính được Phạm Duy phổ nhạc rất sớm. Bài thơ có lẽ được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1939 đến 1940. Ý kiến một số tác giả cho rằng đây là bài thơ đăng báo đầu tiên của Nguyễn Bính có thể là không chính xác. Bởi bài thơ này được đăng trong Tiểu thuyết thứ năm đến tận số 14, trong khi đó ngay từ số đầu tiên Nguyễn Bính đã có thơ đăng ở tờ báo này rồi.


Cô hái mơ lấy bối cảnh ở chùa Hương. Nguyễn Bính đã nhiều lần đi chùa Hương, vậy ông sáng tác bài thơ này vào lúc nào? Theo tác giả Ngọc Giao thì ông thai nghén bài thơ này trong lần đi thăm chùa Hương vào năm 1939 cùng với nhóm bạn văn nghệ thành phố Nam Định, trong đó có Ngọc Giao. Cả bọn thuê một chiếc thuyền lớn, khởi hành từ Phủ Lý vào Bến Đục. Trên thuyền, ngoài bạn văn nghệ ra còn có một đào hát ca trù và một kép đờn lớn tuổi. Thức nhắm thì mua hẳn một con dê sống để lên thuyền làm thịt. Ngoài rượu thịt ra, theo đề nghị của Nguyễn Bính, cả bọn còn mang theo bàn đèn để vui cùng nàng tiên nâu.

Đến chùa Hương, Nguyễn Bính tách hẳn mọi người ra, lội vào rừng mơ cho đến chiều tối mới về quán trọ. Ngọc Giao cho biết trong bữa cơm tối hôm ấy Nguyễn Bính uống rượu nhiều hơn, miệng luôn lẩm nhẩm và có lúc rút sổ tay ra ghi vội vài câu. Về sau mới biết ông bắt đầu thai nghén bài thơ Cô hái mơ. Điều khiến Ngọc Giao lấy làm lạ là Nguyễn Bính thường làm thơ rất dễ dàng, chưa bao giờ vò đầu bứt tai với một thi phẩm dù ngắn dù dài, thế nhưng với bài thơ này ông lại có vẻ vất vả lắm.

Vì sao lại như thế?

Ta hãy đọc lại bài thơ Cô hái mơ để xem có điều gì lạ ở trong đó không.

Thơ thẩn đường chiều một khách thơ
Say nhìn xa rặng núi xanh lơ
Khí trời lặng lẽ và trong trẻo
Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ.


Ấn tượng ban đầu là bốn câu thơ thật hay, thật trong trẻo. Thế nhưng ta cảm thấy có điều gì đó khang khác. Đọc kỹ một chút ta mới thấy rằng, dường như là nó kiểu cách quá. Những câu thơ này khác nhiều so với những câu tả cảnh mộc mạc chân chất mà ta quen nghe ở Nguyễn Bính như là "Hội làng mở giữa mùa thu/Giời cao gió cả giăng như ban ngày" hay là "Thu sang trên những cành bàng/Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi"... Ta thấy cái câu thơ Khí trời lặng lẽ và trong trẻo mới thật xa lạ với ông làm sao. Nó như là thơ của ai ấy. Câu thơ này mà đặt bên cạnh những câu thơ tả cảnh sau đây cũng của ông thì thật là một trời một vực:

Suốt giời không một điểm sao
Suốt giời mực ở nơi nào loang ra
Lửa đò chong cái giăng hoa
Mõ sông đùng đục canh gà le te.

(Lửa đò)

Thật ra, Nguyễn Bính có khá nhiều bài thơ mà trong đó ông như muốn thoát khỏi giếng nước ao làng của mình như vậy rồi chứ không chỉ riêng trong Cô hái mơ. Chẳng thế mà Hoài Thanh đã từng nhận xét Nguyễn Bính có nhiều lúc không nhà quê chút nào. Hoài Thanh đã dẫn ra bốn câu thơ sau đây của Nguyễn Bính để chứng minh:

Đã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong.

(Xuân về)

Nhà phê bình của chúng ta cảm thấy khó chịu về điều này và tiếc cho Nguyễn Bính. Ông viết tiếp trong Thi nhân Việt Nam: "Thế thì những câu trên này nên bỏ đi ư? Ai nỡ thế. Nhưng vì có những câu ấy mà người ta khó nhận thấy cái hay của những câu khác có tính cách ca dao" và "Đó là một điều đáng vì Nguyễn Bính phàn nàn. Đáng trách chăng là giữa những bài giống hệt ca dao người bỗng chen vào một đôi lời quá mới. Ta thấy khó chịu như khi vào một ngôi chùa có những ngọn đèn điện trên bàn thờ Phật".

Nhà phê bình nói quá đúng nhưng may mà Cô hái mơ lại là một bài thơ hay. Hơn thế nữa nó là một bài thơ xuất sắc. Nhưng bài thơ này, nếu chẳng may thất lạc mà có người mới sưu tầm được, chắc không ai xếp vào thơ Nguyễn Bính mà sẽ xếp nhầm qua cho một tác giả khác.

Ta hãy đọc tiếp khổ thơ thứ hai và ba:

Hỡi cô con gái hái mơ già
Cô chửa về ư? Đường thì xa
Mà ánh chiều hôm dần một tắt
Hay cô ở lại về cùng ta?

Nhà ta ở dưới gốc cây dương
Cách động Hương Sơn nửa dặm đường
Có suối nước trong tuôn róc rách
Có hoa bên suối ngát đưa hương


Càng đọc càng thấy nét đẹp duyên dáng thướt tha của bài thơ nhưng đồng thời lại thấy xa dần một Nguyễn Bính chân quê. Cái hình ảnh "suối nước trong tuôn róc rách" và "hoa bên suối ngát đưa hương" là hai hình ảnh đã "hương đồng gió nội bay đi rất nhiều". Vì sao lại như vậy?

Cho đến lúc này, có lẽ tất thảy chúng ta đều công nhận những lời thơ chân chất mộc mạc của Nguyễn Bính chính là những kết tinh của hồn dân tộc, xứng đáng được tôn vinh. Thế nhưng vào thời kỳ nó vừa xuất hiện, không phải ai cũng đồng ý với những đánh giá như vậy. Đây đó vẫn có nhiều ý kiến ngược lại. Chẳng hạn như tác giả Thượng Sĩ. Người này chê là Nguyễn Bính làm hò vè. Vì vậy có thể Nguyễn Bính bị một áp lực tâm lý, ảnh hưởng đến quan niệm sáng tác của mình, để mà từ đó ông cố gắng cách tân thơ mình chăng?

Tuy nhiên dù sao những bài thơ ấy cũng không hoàn toàn bị Tây hóa. Có lẽ Nguyễn Bính vẫn không muốn đi quá xa rặng tre làng dấu yêu của mình, hoặc là cái chất nhà quê đã thấm vào máu rồi nên ông không thể là một Xuân Diệu hoặc Huy Cận được. Vì vậy mà xen vào những câu thơ thật mới vẫn có những câu quê mùa. Chẳng hạn trong bài Cô hái mơ vẫn có những câu mộc mạc lẫn lộn vào đấy, dù ông cố vò đầu bứt tai để làm cho bằng được những câu thơ thật Tây:

Hỡi cô con gái hái mơ già
Cô chửa về ư? Đường thì xa


Chửa về ư là lối nói người xứ quê của ông mà Nguyễn Bính vẫn quen dùng lâu nay.

Cô hái mơ là một thi phẩm rất thành công của Nguyễn Bính nhưng là một thi phẩm cách tân, chất dân dã quê mùa còn lại quá ít. Không biết ta nên đánh giá thế nào về điều này. Có nên phê bình mạnh mẽ như Hoài Thanh hay không? Đến đây ta nhớ lại lời kể của Ngọc Giao và mới hiểu vì sao Nguyễn Bính lại quá khó khăn khi sáng tác bài thơ này đến vậy.



Trần Đình Thu

(Theo_Thanh_Nien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptySun Dec 04, 2011 11:06 am

Kỳ 7: Nỗi buồn ở xóm Ngự Viên


Huế là mảnh đất nhiều duyên nợ với Nguyễn Bính. Trên hành trình rong chơi, ông đã nhiều lần đến Huế. Vì thế có một số bài thơ hay được viết ra ở đây, trong đó nổi bật là hai bài thơ Xóm Ngự ViênGiời mưa ở Huế.


Xóm Ngự Viên nằm trong tập Mười hai bến nước, được xuất bản năm 1942, có thể nói là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Bính, tuy nhiên nó lại ít được đề cập đến. Ở nơi có tên gọi xóm Ngự Viên ấy vốn là vườn Thượng Uyển, còn gọi vườn Ngự Uyển, là chỗ để vua cùng quần thần dạo chơi. Nhưng cho đến khi Nguyễn Bính tới đó vào tháng 9 năm 1941 thì vườn Ngự Uyển chỉ còn là dấu tích. Thay vào đó là một xóm nghèo mọc lên:

Nhà cửa xúm nhau thành một xóm
Cay nồng hơi thuốc lẫn hơi men
Mụ vợ bắc nam người tứ xứ
Anh chồng tay trắng lẫn tay đen
Đổi thay tình nghĩa như cơm bữa
Khúc "Hậu đình hoa" hát tự nhiên
Nhọc nhằn tiếng cú trong đêm vắng
Nhao nhác đàn dơi lúc đỏ đèn.


Mặc dầu nhà Nguyễn vẫn còn tồn tại, triều đình Huế vẫn còn vua - quan - hoàng hậu đủ cả nhưng đấy chỉ là hình thức. Ở xóm Ngự Viên lúc ấy Nguyễn Bính đã thấy cảnh chiều tàn của chế độ phong kiến rồi:

Khoa cử bỏ rồi thôi hết Trạng
Giời đem hoa cỏ trả vườn tiên
Tôn nữ ngồi đan từng chiếc áo
Dân thường qua lại lối đi quen.


Những thành phần trong hoàng tộc đã trở thành kẻ bình dân như thế, thì thời thế đã quá đổi thay rồi. Nên vui hay nên buồn? Có lẽ đấy là quy luật của trời đất, con người không thể cưỡng lại được như mấy câu thơ sau đây của Tố Hữu viết về triều đại phong kiến cuối cùng ấy:

Ý chết đã phơi vàng héo úa
Mùa thu lá sắp rụng trên đường
Mơ chi ảo mộng ngàn xưa nữa
Cây hết thời xanh đến tiết vàng.


(Dửng dưng)

Tuy nhiên đối với Nguyễn Bính thì lại khác. Trong tâm tưởng của thi nhân, cảnh chiều tàn của chế độ vua quan ngàn năm ngự trị ấy đã gợi lên những nỗi niềm bâng khuâng khó tả. Ở điểm này, Nguyễn Bính và Vũ Đình Liên đã gặp nhau. Vũ Đình Liên sau khi xem lễ Nam Giao vào năm 1936 ở Huế xong đã viết mấy câu thơ: "Lòng ta là những hàng thành quách cũ/Tự ngàn năm bỗng vẳng tiếng loa xưa".

Đấy là tâm trạng hoài cổ, thể hiện bằng sự tiếc nuối bâng quơ những vàng son quá khứ. Có điều những vàng son ấy thi nhân không hề can dự vào. Sự tiếc nuối không có lý do chính đáng nào để tồn tại, nhưng lòng người vẫn không ngăn được tiếc nuối. Tiếc cho thời đại vua chúa đã về chiều, những công tằng tôn nữ phải ngồi đan từng chiếc áo kiếm sống qua ngày, những khoa thi không còn để mà "Lòng Trạng lâng lâng màu phú quý". Tiếc không còn cảnh vua cùng hàng đoàn cung tần mỹ nữ dạo chơi trong vườn Ngự Uyển để mà:

Đức vua một sớm đầu xuân ấy
Lòng đẹp theo giời, dạo Ngự viên
Cung tần mỹ nữ ngời son phấn
Theo gót nhà vua nở gót sen.


Ở đây ta thấy thêm một đặc điểm nữa đối với Nguyễn Bính mà lâu nay ta không để ý đến. Ta đã để sót một đặc điểm quan trọng đối với thơ Nguyễn Bính. Đó là chất hoài cổ mà nói rộng ra hơn là hoài vọng. Mỗi thi nhân, dù ít dù nhiều đều có một chút tình cảm đó trong con người nhưng ở Nguyễn Bính, tình cảm này hiện ra rất thường xuyên và đậm nét. Riêng ở đây, trong bài thơ này, tình cảm đó hầu như lai láng. Đó là một thứ sương khói bềnh bồng phủ lên lời thơ, khiến lòng người cô quạnh. Một thứ "buồn tàn thu":

Ngự viên ngày trước không còn nữa
Giờ chỉ còn tên xóm Ngự Viên
Khoa cử bỏ rồi, thôi hết Trạng!
Giời đem hoa cỏ giả vườn tiên.


Chúng ta thấy trong nhiều bài thơ, thông thường cái buồn đến ngay trong thực tại. Buồn vì lý do chia ly, buồn vì cảnh vật buồn... Chẳng hạn như cái buồn của Huy Cận trong câu thơ "Ai chết đó? Nhạc buồn chi lắm thế/Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường" hay là trong câu thơ của Lưu Trọng Lư "Chừ đây trăng nước não nùng/Chừ đây hoa cỏ bên sông rũ buồn"... Những nỗi buồn ấy có lý do rõ ràng. Nhưng ở đây thì lại khác. Ở đây cái buồn không đến từ ngay cảnh thực tại mà là vì "Khách du lần giở trang hoài cổ/Mơ lại thời xưa xóm Ngự Viên".

Ta thấy ở cái xóm Ngự Viên nghèo ấy, có lẽ không ai có thời gian để mà buồn nhiều vì mải kiếm kế sinh nhai. Chỉ có một mình thi sĩ của chúng ta ngồi tưởng tượng lại đủ thứ để mà buồn thôi:

Tay ai đấy nhỉ gieo cầu đấy
Nghiêng cả mùa xuân Trạng ngước nhìn
Trạng bắt sai rồi, lầu rủ sáo
Có người đêm ấy khóc giăng lên
Bóng ai thấp thoáng sau bờ trúc
Chẳng Tống Trân ư cũng Nguyễn Hiền?


Từ chỗ tưởng tượng ra như thế rồi thi sĩ buộc cái buồn vô cớ vào lòng mình:

Khách du buồn mối buồn sông núi
Núi lỡ sông bồi cảnh biến thiên...
Ngự viên ngày trước không còn nữa
Giờ chỉ còn tên xóm Ngự Viên.


Nguyễn Bính làm xong bài thơ Xóm Ngự Viên trong một buổi chiều quạnh hiu nào đó rồi viết treo lên vách để ngâm ngợi và Yến Lan khi đến Huế đã được đọc bài thơ trên vách nhà đó. Bài thơ có lẽ làm cho Yến Lan chạnh lòng và cũng khiến lòng ta ngẩn ngơ như vừa đánh mất cái gì. Lâu nay ta cứ nghĩ, chỉ có Vũ Đình Liên mới làm được và làm hay những câu thơ hoài cổ như vậy. Ta không ngờ rằng, với Xóm Ngự Viên, Nguyễn Bính hầu như đã chiếm cái vị trí ấy của tác giả Ông đồ. Cái cảnh chiều tàn trong Ông đồ của Vũ Đình Liên không thể làm bâng khuâng lòng người bằng cái cảnh chiều tàn ở xóm nghèo Ngự Viên này. Bởi đây mới chính là cảnh chiều tàn của chế độ phong kiến ngàn năm. Cả một vàng son rực rỡ đọng lại trong hình ảnh Tôn nữ ngồi đan áo bên đường, nghèo nàn hơn cả thường dân. Vua quan, quần thần, hoàng hậu, công chúa, trạng nguyên, cung tần mỹ nữ, những yến tiệc, những cuộc dạo chơi, lầu son gác tía, hoa cỏ vườn tiên, tất cả được tái hiện lại và rồi vụt tắt đi, để lại hiện ra một xóm nghèo xơ xác. Đó chính là xóm Ngự Viên:

Giậu đổ dây leo suồng sã quá
Hoa tàn con bướm cánh nghiêng nghiêng
Buồn thu rơi nhẹ đôi tờ lá
Xóm vắng rêu xanh những lối hèn.


Xóm vắng này có lẽ ít ai chú ý đến nó. Vì nó chẳng là gì cả trong đời sống thực tại khi đó. Chỉ có một mình thi nhân của chúng ta đến đây "lần giở trang hoài cổ" để buồn và hôm nay để lại cho đời những vần thơ da diết ấy mà thôi.



Trần Đình Thu

(Theo_Thanh_Nien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptySun Dec 04, 2011 11:11 am

Kỳ 8: Rong ruổi đất phương Nam


Sống là sống để mà đi/Chuyến tàu bạn hữu, chiếc xe nhân tình (Nửa đêm nghe tiếng còi tàu).
Câu thơ "triết lý sống" đó của Nguyễn Bính trong bài thơ viết tặng Hoàng Tấn vào khoảng năm 1941 cho ta thấy rõ tâm trạng chung của ông cũng như của một lớp văn nghệ sĩ lúc bấy giờ.



Bởi vì bắt đầu từ năm 1940 trở đi, thời thế đã có những dấu hiệu cho thấy sẽ có sự thay đổi lớn. Nhưng thay đổi theo hướng nào thì không phải ai cũng nhận ra được. Sự ngột ngạt khó chịu khiến người ta muốn thoát ra khỏi nơi chốn quá quen thuộc của mình. Sinh kế chỉ là một. Phần còn lại là ước muốn tự giải thoát mình khỏi sự bế tắc trong tư tưởng.

Với Nguyễn Bính, ngoài tâm trạng chung đó ra, ông còn là một nhà thơ thèm đi từ trong máu thịt. Ông muốn đi, muốn đến, muốn lang thang khắp đất trời:

Nửa đêm nghe tiếng còi tàu/Ngày mai ta lại bắt đầu ra đi/Sông ngang núi trái quản gì(Nửa đêm nghe tiếng còi tàu)

Vì thế vào tháng 9/1943, Nguyễn Bính cùng Tô Hoài, Vũ Trọng Can rủ nhau làm chuyến "hành phương Nam". Đây là chuyến đi thứ hai của Nguyễn Bính nhưng với Tô Hoài thì là chuyến đầu tiên. Trước đó, vào khoảng năm 1939 Nguyễn Bính đã đến Sài Gòn, lê gót ở Chợ Quán, Đa Kao rồi về Biên Hòa, Mỹ Tho, Vĩnh Long.

Đến Sài thành trong một chuyến tàu chiều ngơ ngác, "nhà văn của những chú dế mèn" đã cảm thấy choáng ngợp khi nhìn cảnh "người ăn uống rào rào như tằm ăn rỗi" ở cái bùng binh trước chợ Bến Thành. Tuy thế ba chàng văn thi sĩ vẫn quyết tâm "kiếm ăn lương thiện". Nhưng cuối cùng phải chia tay nhau, hai chàng văn sĩ xuôi về Bắc, chỉ còn một mình Nguyễn Bính ở lại. Là vì thật ra không có máu giang hồ cũng khó mà lăn lóc nơi xứ người.

Giang hồ còn lại mình tôi
Quê người đắng khói, quê người cay men
Nam Kỳ rồi lại Cao Miên
Tắm trong một cái biển tiền người ta
Biển tiền, ôi biển bao la
Mình không bẩn được vẫn là tay không


(Thôn Vân)

Mấy câu thơ này Nguyễn Bính viết tặng Bùi Hạnh Cẩn trong một lần chia tay người bạn thơ đồng thời là người anh em cô cậu nhưng nó cũng nói lên tâm trạng của ông trong nhiều cuộc chia tay với các bạn hữu văn nghệ khác như Tô Hoài, Vũ Trọng Can.

Tuy vậy ở lại Nam Kỳ, Nguyễn Bính cũng không phải đến nỗi là "giang hồ còn lại mình tôi". Ông được nhiều anh em văn nghệ sĩ đón nhận thật chân tình. Lại viết báo, làm thơ để kiếm sống như thời kỳ ở Hà Nội. Sài Gòn từ khá lâu đã dần vươn lên để trở thành một trung tâm văn hóa của phía Nam, không thua kém Hà Nội là mấy. Vì thế nên nhiều văn nghệ sĩ đất Bắc tìm thấy ở đây đất dụng võ. Trước đó Tản Đà, Ngô Tất Tố cũng đã từng bỏ đất Bắc vào Sài Gòn - cái nơi mà Nguyễn Bính nhận xét là Kinh kỳ bụi quá xuân không đến (Xóm dừa) - kiếm sống bằng nghề viết lách.

Nguyễn Bính đến ở với các bạn hữu trong một căn nhà thuê bằng gỗ nhỏ lợp ngói ở khu vực đường Nguyễn Văn Cừ, Q.1, TP.HCM ngày nay. Căn nhà có vườn hoa cùng cây ăn trái bao bọc chung quanh. Nguyễn Bính thích thú đặt tên cho nơi ở này là Lan Chi Viên. Từ khi Nguyễn Bính đến ở, nhiều anh em văn nghệ thường ghé chơi vườn nhỏ Lan Chi để chuyện trò về văn chương, thế sự. Ngoài ra, còn có một số sinh viên học sinh yêu mến Nguyễn Bính, tác giả Lỡ bước sang ngang, cũng thường xuyên lui tới.

Vào thời gian đó, thơ Nguyễn Bính là một thứ thời thượng của báo chí. Nhiều tờ báo muốn có thơ ông để đăng. Có một lần chủ nhiệm tờ Dân Báo thông qua một người đặt Nguyễn Bính viết một bài thơ để đăng vào số đặc biệt. Đó là bài Xóm dừa. Bài thơ không thuộc loại quá đặc sắc như một số bài thơ đã dẫn tuy nhiên nó lại liên quan đến một câu chuyện thú vị, cho ta thấy một phần tính cách của Nguyễn Bính. Hoàng Tấn cho biết, khổ thơ thứ hai của bài thơ này nguyên gốc Nguyễn Bính viết như sau:

Ở mãi kinh kỳ với bút nghiên/Đêm đêm quán trọ thức thi đèn

Làm thơ bán lẻ cho thiên hạ/Thiên hạ đem thơ đọ với tiền.


Khổ thơ này, khi đem đến tòa soạn thì ông chủ nhiệm không đồng ý. Là vì hai câu thơ cuối có vẻ ám chỉ. Ông đề nghị sửa hai câu này nhưng Nguyễn Bính nhất định không chịu sửa. Căng thẳng xảy ra. Nhưng bởi tờ báo đã lỡ quảng cáo trong số đặc biệt sẽ có bài thơ của Nguyễn Bính, nên nếu rút bài thơ ra thì không được mà để như thế cũng không ổn. Người môi giới "bán thơ" cho Nguyễn Bính là Tế Xuyên, vốn cũng là anh em văn nghệ chơi thân với nhau, phải đến thuyết phục mãi thì Nguyễn Bính mới chịu sửa lại khổ thơ này.

Ở Lan Chi Viên mãi cũng cảm thấy chán. Căn bệnh thèm đi lại nổi lên. Cũng như thời kỳ ở Hà Nội vào những năm 1936 - 1939, Nguyễn Bính cũng chỉ muốn xem Sài Gòn như là một "đại bản doanh" để từ đó thực hiện những chuyến đi ra các vùng xa như Đông Nam Bộ hoặc Tây Nam Bộ mà thôi. Nguyễn Bính cũng đã làm vài chuyến loanh quanh Sài Gòn rồi. Có lúc đi vài ba ngày, có lúc đi cả tuần mới về lại chỗ trọ. Một hôm Nguyễn Bính nhận được một phong thư từ xứ Hà Tiên gửi đến Lan Chi Viên. Đó là thư của thi sĩ Đông Hồ, mời Nguyễn Bính về miền đất cuối cùng đất nước để thăm chơi. Vài hôm sau, Nguyễn Bính khăn gói lên đường.

Tại Hà Tiên, Nguyễn Bính bắt tay vào sáng tác một trường ca, lấy cảm hứng từ cô cháu gái của Mộng Tuyết. Chẳng rõ thế nào mà nửa đường đứt gánh, Nguyễn Bính vội vã bỏ xứ Hà Tiên, bỏ luôn trường ca đang dang dở, ai cản thế nào cũng không được. Theo nữ sĩ Mộng Tuyết thì trường ca lấy tên một loài cây là Thạch sương bồ, Nguyễn Bính đã viết được đến mấy trăm trang. Có lẽ do nhân vật gợi nên cảm hứng cho ông là cô cháu gái của nữ sĩ Mộng Tuyết đỏng đảnh sao đó khiến ông không còn cảm hứng để viết tiếp. Kể lại chuyện này, nhà thơ Mộng Tuyết vẫn lấy làm tiếc.

Từ giã Hà Tiên, Nguyễn Bính lại quay về Lan Chi Viên để tiếp tục làm thơ viết báo. Và những vần thơ hay lại tiếp tục ra đời để ngày nay còn lại với chúng ta.


Trần Đình Thu

(Theo_Thanh_Nien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptySun Dec 04, 2011 11:16 am

Kỳ 9: Hành phương Nam - bài thơ hay cuối cùng


Hành phương Nam là bài thơ duy nhất của Nguyễn Bính làm theo thể loại hành. Ta không rõ Nguyễn Bính làm bài thơ này trong trường hợp nào. Có lẽ ông sáng tác bài này trong thời gian ở Lan Chi Viên chăng? Đáng tiếc là người có thể trả lời được câu hỏi này là Hoàng Tấn thì đã mất từ lâu.


Thời kỳ ở Hà Nội, Nguyễn Bính chơi thân với Thâm Tâm và Trần Huyền Trân. Thâm Tâm, nhà thơ bậc thầy về thể loại hành, vào năm 1940 hoặc có thể sớm hơn nữa, có sáng tác một bài hành nổi tiếng là bài Tống biệt hành. Trong cuộc đời sáng tác của Nguyễn Bính, với các văn thi sĩ bạn bè, chỉ có mình Thâm Tâm là người có thể gây ảnh hưởng ít nhiều lên phong cách sáng tác của ông mà thôi. Theo tài liệu của Hoài Việt thì tiếp theo sau Tống biệt hành, Thâm Tâm có sáng tác thêm một số bài hành nữa cũng rất hay như Can trường hành, Vọng nhân hành vào năm 1944. Có lẽ điều này đã kích thích Nguyễn Bính thử sức với một thể thơ không quen thuộc lắm với ông chăng? Tuy vậy Hành phương Nam lại là một trong những bài thơ hay của Nguyễn Bính. Ta hãy đọc lại khổ thơ đầu của bài thơ này:

Đôi ta lưu lạc phương Nam này
Trải mấy mùa qua, én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Mà ta với người buồn vậy thay.


Nỗi niềm cô đơn buồn tủi khi xuân về tết đến vốn là nỗi niềm cố hữu lâu nay của Nguyễn Bính. Ông đã từng thể hiện tình cảm này trong rất nhiều bài thơ khác mà điển hình nhất là bài Xuân tha hương. Ta còn nhớ những câu thế này trong Xuân tha hương:

Chén rượu tha hương! Trời! Đắng lắm!
Trăm hờn nghìn giận suốt mùa đông
Chiều qua ngồi ngắm hoàng hôn xuống
Nhớ chị làm sao nhớ lạ lùng.


Lúc viết bài Hành phương Nam này cũng như nhiều bài thơ hoài cố hương khác, chắc hẳn là Nguyễn Bính đang say rượu. Qua nhiều tài liệu khác nhau ta có thể tin điều này. Bản chất con người Nguyễn Bính, do tính nghệ sĩ quá lớn của mình, nên rất yếu mềm và luôn cảm thấy cô đơn. Hoàng Tấn có kể một câu chuyện rất đặc biệt về việc sáng tác thơ của Nguyễn Bính. Một đêm nọ ở Lan Chi Viên, sau cuộc nhậu mọi người đều ngủ say sưa, chỉ còn lại một mình Nguyễn Bính. Quá nửa đêm, khi Hoàng Tấn giật mình thức giấc vẫn thấy Nguyễn Bính ngồi bên bàn. Ông vừa làm thơ và uống rượu một mình, vừa ôm mặt khóc rưng rức. Hóa ra là ông đang hồi tưởng lại quá khứ. Con người Nguyễn Bính là như vậy. Sống với quá khứ là một trong những đặc điểm của ông. Cho nên ta không lạ gì khi Nguyễn Bính viết mấy câu thơ nỗi lòng như thế này trong bài thơ:

Tâm giao mấy kẻ thì phương Bắc
Ly tán vì cơn gió bụi này
Người ơi buồn lắm mà không khóc
Mà vẫn cười qua chén rượu đầy.


Hành là một thể thơ cổ, vào thời kỳ này không còn nhiều tác giả sử dụng để sáng tác nữa. Tuy nhiên thể thơ này có thể chuyển tải được những tình cảm bi tráng với giọng thơ đôi lúc rất hào sảng. Nhờ vậy mà Hành phương Nam mới lột tả hết được cái "chất Nguyễn Bính":

Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu
Mà không uống cạn mà không say
Lời thề buổi ấy cầu Tư Mã
Mà áo khinh cừu không ai may.


Nguyễn Bính thuở nhỏ học chữ Nho. Ông đọc nhiều thơ Đường, thông thuộc nhiều điển tích Tàu. Bởi thế một số bài thơ ông sử dụng điển tích Tàu rất nhuần nhuyễn và hay. Chẳng hạn trong bài Hành phương Nam này:

Kinh Kha giữa chợ sầu nghiêng chén
Ai kẻ dâng vàng, kẻ biếu tay?
Mơ gì ấp Tiết thiêu văn tự
Giầy cỏ gươm cùn ta đi đây.


Về mặt tình cảm, ta thấy tâm tưởng của Nguyễn Bính nhiều lúc như muốn thả trôi về một thời đại xa xưa nào đó. Một thời đại mà ở đó có vua có quan có những cung tần mỹ nữ. Một thời đại mà ở đó có những tráng sĩ dũng cảm lên ngựa tuốt gươm như Kinh Kha, Nhiếp Chính, có những người sẵn sàng giúp đỡ kẻ sĩ như Mạnh Thường Quân. Thế giới đó làm ông ngây ngất. Nếu như Hàn Mặc Tử thả hồn mình vào chốn trăng sao để quên thực tại thì Nguyễn Bính lại tìm về một thời xưa xa nào đó để ẩn dật. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng của thơ Nguyễn Bính.

Lúc này có lẽ là vào quãng thời gian 1943 - 1944. Nguyễn Bính đã lăn lóc ở rất nhiều vùng đất khác nhau - "lăn lóc có dư mười mấy tỉnh" như ông nói trong bài thơ Giời mưa ở Huế. Cuộc đời ông đã trở nên dày dạn sương gió rồi. Ông đã là một con người của công chúng, tiếng tăm nổi như cồn nhưng éo le thay cuộc sống cơm áo gạo tiền hằng ngày vẫn làm ông mệt mỏi. Điều mâu thuẫn này thường đến với nhiều người tài như vậy. Cũng vì cơm áo nên nhiều người không thoát ra được vòng luẩn quẩn:

Người giam chí lớn vòng cơm áo
Ta trí thân vào nợ nước mây.


Ở chỗ này, ta nhớ lại Nguyễn Vỹ với bài thơ Gửi Trương Tửu. Nguyễn Vỹ đã viết mấy câu thơ nổi tiếng:

Thời thế bây giờ vẫn thấy khó
Nhà văn An Nam khổ như chó
Mỗi lần cầm bút nói văn chương
Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương
Và nhìn chúng mình hì hục viết
Suốt mấy năm giời kiết vẫn kiết.


Nguyễn Bính không nói bỗ bã như Nguyễn Vỹ nhưng tâm tư của ông thì cũng như vậy. Và rồi cũng như Nguyễn Vỹ, ông lại dùng rượu để quên buồn phiền:

Ta đi nhưng biết về đâu chứ?
Đã đẩy phong yên lộng bốn trời
Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
Uống say mà gọi thế nhân ơi!


Lại uống rượu! Nếu có người nào chịu khó đi đếm những lần Nguyễn Bính nhắc đến rượu ở trong thơ chắc sẽ gặp được nhiều lắm. Có lẽ cả trăm lần ông dùng từ rượu:

Chị ơi! Tết đến em mua rượu
Em uống cho say đến não lòng

(Xuân tha hương)

Hôm qua còn sót hơn đồng bạc
Hai đứa bàn nhau uống rượu say

(Giời mưa ở Huế)

Nhưng mộng mà thôi mộng mất thôi
Hoa tàn rượu ế ấy tình tôi

(Hoa với rượu)

...

Nhưng ngồi giữa chợ để "uống say mà gọi thế nhân ơi" cũng thật là thú vị. Tiếc là Nguyễn Bính không chịu kết lại bài thơ ở đây để ông còn ngồi uống rượu mãi giữa chợ mà ông lại viết thêm một khổ nữa:

Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ
Ta với nhà người cả tiếng cười
Ngươi ơi! Hề! Ngươi ơi!
Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh
Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi…
Có vẻ như ông đã quá say.




Trần Đình Thu

(Theo_Thanh_Nien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptySun Dec 04, 2011 11:20 am

Kỳ cuối: Chia tay dòng thơ lãng mạn


Như đã nói, Nguyễn Bính "hành phương Nam" lần này là lần thứ hai. Theo tài liệu của Hoàng Tấn, chuyến đi lần này của Nguyễn Bính, cùng với Tô Hoài và Vũ Trọng Can là do Hoàng Tấn thay mặt Báo Hạnh Phúc để mời Nguyễn Bính vào Sài Gòn tham gia làm báo.


Nhưng khi vào tới nơi, báo vẫn chưa lo xong giấy phép, vì thế Nguyễn Bính bị rơi vào tình cảnh thất nghiệp. Tuy nhiên sau khi Nguyễn Bính rong chơi một thời gian rồi về lại Lan Chi Viên, thì Báo Hạnh Phúc đã có giấy phép. Vì vậy Nguyễn Bính đã có việc làm ổn định, có lương tháng. Và Nguyễn Bính hăng say lao vào viết. Hầu như số báo nào của tờ Hạnh Phúc cũng đều có thơ của Nguyễn Bính. Đó là vào khoảng năm 1944.

Đường phố Sài Gòn vào lúc này đã tràn ngập lính Nhật. Tuy nhiên quân đội Nhật cũng đã bắt đầu có những biểu hiện cho thấy đang lo lắng về cục diện chiến tranh. Vào giữa năm 1944, Hồng quân Liên Xô hầu như đã đẩy lùi toàn bộ quân Đức ra khỏi biên giới. Quân Nhật cũng đang bị thua đậm ở Thái Bình Dương. Chủ nghĩa phát xít đang đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Ở Đông Dương, quân Nhật không muốn những tin tức này lan truyền rộng rãi. Vì thế máy thu thanh của mọi nhà đều bị buộc phải kê khai và mang đến Sở Bưu điện để xử lý kỹ thuật nhằm không thể bắt được làn sóng các đài nước ngoài. Trong khi đó, máy bay của quân đội Đồng Minh hằng ngày hoạt động ầm ĩ trên bầu trời Sài Gòn.

Bất ngờ một hôm, Báo Hạnh Phúc bị niêm phong và lính Nhật canh gác dày đặc tòa soạn. Nhà in cũng bị quân Nhật tịch thu. Nguyễn Bính lại rơi vào tình cảnh thất nghiệp một lần nữa. Ông lo lắng bàn với mọi người nên kiếm nơi hẻo lánh để ở và tránh xa Lan Chi Viên, vì nơi đây quá gần chỗ quân Nhật đóng quân, sợ chiến tranh xảy ra sẽ cháy thành vạ lây. Và thế là chỉ ít hôm sau mọi người đã dọn khỏi Lan Chi Viên. Nguyễn Bính phải tạm biệt một nơi chốn nhiều kỷ niệm. Vào thời kỳ này, nhóm anh em văn nghệ của Nguyễn Bính đã quen biết với Nguyễn Oanh, một người thợ giày mà sau này mới biết đó là Bí thư Thành ủy Sài Gòn đang hoạt động bí mật ở nội thành.

Năm 1944 nặng nề trôi qua. Bom của quân đội Đồng Minh cũng đã bắt đầu rơi xuống đường phố Sài Gòn. Chợ Bến Thành, Thị Nghè, Cầu Kho... bị trúng bom, hàng ngàn thường dân vô tội thiệt mạng. Người Sài Gòn bắt đầu ùn ùn kéo nhau đi tản cư. Nguyễn Bính cũng có mặt trong những dòng người tản cư ấy. Nguyễn Bính lên vùng Trảng Bom thuộc Đồng Nai bây giờ. Ở lại vùng rừng núi Trảng Bom một thời gian, thấy yên lại trở về Sài Gòn. Chuyến xe lửa mà Nguyễn Bính đi hôm đó khi về tới Thủ Đức thì có còi báo động. Hành khách bỏ tàu chạy tán loạn. Bom nổ, người chết ngổn ngang. Nguyễn Bính cũng bị một miểng bom trúng vào gót chân. Về tới Sài Gòn bạn bè phải chăm sóc thuốc men hàng tháng trời mới khỏi.

Đêm mùng 9.3.1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Tuy nhiên mọi việc vẫn không có gì thay đổi, mặc dầu Nhật hoàng đã tuyên bố sẽ giúp cho nền độc lập của các dân tộc ở Đông Dương. Rồi tin tức Việt Minh nổi dậy đã lan truyền khắp nơi. Sài Gòn như ngồi trên một đống lửa. Một hôm, Nguyễn Bính báo tin cho bạn bè biết là mình sắp đi Hậu Giang. Mọi người hỏi mục đích chuyến đi thì Nguyễn Bính cười úp mở: "Bí mật quân sự". Theo Hoàng Tấn thì hình như Nguyễn Bính được Nguyễn Oanh giao cho một việc gì đó. Thế là mọi người tổ chức buổi tiễn đưa Nguyễn Bính "qua sông Dịch". Tiệc tổ chức khá đông vui. Lại đọc thơ tặng nhau. Có lẽ đây là lần cuối cùng Nguyễn Bính ngâm nga những vần thơ lãng mạn với bạn bè.

Căn cứ theo tài liệu của Bảo Định Giang và Hoàng Tấn thì trong chuyến đi về Hậu Giang để lo chuyện "bí mật quân sự" ấy, Nguyễn Bính đã ghé vào Mỹ Tho. Tại đây ông đã gặp Bảo Định Giang. Thật ra trước lúc đi, Nguyễn Bính cho biết là ông cần phải ghé Mỹ Tho và yêu cầu có ai quen người nào ở Mỹ Tho thì giới thiệu giùm. Hoàng Tấn đã giới thiệu Xuân Diệu, là người mà Hoàng Tấn đã quen biết từ lúc ở Hà Nội. Xuân Diệu lúc này đang làm Tham tá Sở Thương chính Mỹ Tho. Nhưng khi đến đó Nguyễn Bính không gặp được Xuân Diệu. Vì vậy ông đành phải tìm đến làm khách Hội Khuyến học tỉnh Mỹ Tho. Bảo Định Giang là ủy viên thường trực hội khuyến học của tỉnh kiêm phụ trách thư viện nên thường tiếp các vị khách là văn nghệ sĩ nổi tiếng ghé thăm. Nguyễn Bính đến đây, trọ trong một khách sạn hạng tồi. Bảo Định Giang đã phải đôn đáo chạy lo cho Nguyễn Bính ăn ở. Một mình không lo nổi, Bảo Định Giang phải nhờ các vị mạnh thường quân lo giùm. Một bữa quá túng, Bảo Định Giang tìm đến tiệm hút thuốc phiện gặp một vị bác sĩ vốn có tiếng là mê văn chương. Sau khi nghe trình bày, vị bác sĩ nhờ Bảo Định Giang đến khách sạn mời Nguyễn Bính lại tiệm thuốc phiện chuyện trò. Đêm đó ba người nằm dài trong tiệm, Nguyễn Bính vừa đọc thơ vừa trò chuyện với vị bác sĩ hào hoa. Sáng ra trước lúc chia tay, vị bác sĩ không quên tặng cho Nguyễn Bính một món tiền tiêu. Về đến khách sạn, Bảo Định Giang và Nguyễn Bính đem tiền ra đếm thử. Hai người kinh ngạc với số tiền biếu khổng lồ. Lúc đó tiền ăn cơm tháng suốt cả năm của Bảo Định Giang chỉ tốn có ba mươi sáu đồng mà vị bác sĩ lại biếu Nguyễn Bính đến bảy trăm đồng, tức là nếu để ăn cơm không thôi phải được gần hai chục năm. Như thế để thấy được sự mến mộ tài năng văn chương của người đời đối với Nguyễn Bính lớn đến chừng nào.

Rời Mỹ Tho, Nguyễn Bính tiếp tục đi sâu hơn về phía miền Tây Nam Bộ. Khi chính phủ của bác sĩ Nguyễn Văn Thinh lên nắm quyền ở Nam kỳ thì Nguyễn Bính đã đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Vì thế nhà chính trị này đã làm một việc thật bất ngờ là treo giải thưởng một ngàn đồng Đông Dương cho ai thuyết phục được Nguyễn Bính quay trở lại Sài Gòn hoặc nếu Nguyễn Bính tự quay lại thì cũng được nhận số tiền như thế. Ông Thinh còn cho máy bay rải truyền đơn khắp nơi và bắc loa kêu gọi mời thi sĩ Nguyễn Bính quay về thành. Tuy nhiên Nguyễn Bính đã đi sâu vào vùng kháng chiến. Từ đây cho đến năm 1954 ông hoạt động cách mạng cho đến lúc được tập kết ra Bắc. Ông mất tại quê nhà Nam Định vào năm 1966, trong một buổi chiều giáp tết, khi chơi xuân ở nhà người quen. 58 tuổi, ông ra đi như câu thơ ông viết:

Giờ đây chín vạn bông trời nở
Riêng có tình ta khép lại thôi

(Nhạc xuân)



Trần Đình Thu

(Theo_Thanh_Nien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyWed Aug 29, 2012 4:08 pm

Phần II
Nguyễn Bính hành phương Nam
- Hà Đình Nguyên -


Bài 1: Ta và nhà ngươi

Bài thơ Hành phương Nam của thi sĩ chân quê Nguyễn Bính không chỉ có một phong cách rất lạ so với những bài thơ khác của ông, mà còn ghi dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhà thơ.

“Nhà ngươi” là ai?

Nói bài thơ có phong cách lạ bởi người ta vốn quen với cái chất mộc mạc, mang phong vị ca dao trong thơ Nguyễn Bính, chẳng hạn:

“Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”


hoặc

“Hồn anh như hoa cỏ may
Một hôm cả gió bám đầy áo em”...


Cho nên khi gặp cái chất hào sảng, khí phách trong Hành phương Nam thì người đọc cảm thấy bất ngờ, thú vị:

“Đôi ta lưu lạc phương Nam này
Đã mấy mùa qua én nhạn bay
Xuân đến ngập trời hoa rượu nở
Riêng ta nhà ngươi buồn vậy thay... "


Tôi thích nhất là những câu xưng hô “ta với nhà ngươi”:

“Thế nhân mắt trắng như ngân nhủ
Ta với nhà ngươi cả tiếng cười...
Ngươi ơi, ngươi ơi hề ngươi ơi
Ngươi về bên ấy sao mà lạnh
Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi... "


“Ta” thì đã hẳn là Nguyễn Bính, nhưng còn “nhà ngươi”?

Cách đây 15 năm, tôi có hỏi chị Hồng Cầu (con gái nhà thơ Nguyễn Bính): “Nhân vật được Nguyễn Bính gọi là “nhà ngươi” trong bài thơ Hành phương Nam là ai?”. Chị trả lời: “Là ông Hoàng Tấn đấy!”.

Vài bữa sau, nhà thơ Kiên Giang dẫn tôi đến thăm nhà văn Hoàng Tấn. Ông sống đơn chiếc cùng với cô con gái ruột trong một căn hộ nhỏ nằm trên lầu hai cư xá Thanh Đa (Bình Thạnh, TP.HCM). Nhà ông chật hẹp nhưng trông hệt như một... bảo tàng văn học. Những bài thơ của các thi hữu thân thiết, hoặc những bài báo (tranh ảnh) viết về họ, đều được ông cắt dán trang trọng kín những bức vách. Dạo đó, nhà thơ Kiên Giang đã qua ngưỡng “cổ lai hy”, Hoàng Tấn lớn tuổi hơn, độ ngoài tám mươi. Ấy vậy mà trí nhớ của cả hai lão thi nhân thật tuyệt vời. Gặp nhau họ chuyện vãn như... lân gặp pháo.

Hơn cả vợ và người tình

Nhà văn Hoàng Tấn và Nguyễn Bính thân nhau đến nỗi ông Hoàng Tấn “tự hào” rằng còn thân thiết hơn cả những người tình, những bà vợ của Nguyễn Bính. “Ồ, thế ra Nguyễn Bính đã xa tôi đúng 20 năm rồi ư? Một tia chớp thời gian. Hai thập niên vèo bay! Không, Nguyễn Bính vẫn còn đây, vẫn ở bên tôi ngày đêm tâm sự, cùng nhau xướng họa, ngâm vịnh, cùng nhau xẻ ngọt chia sầu. Trong phòng tôi, trên tường, di bút Nguyễn Bính còn đó. Những thư từ Nguyễn Bính viết cho tôi vẫn còn đây. Những bài thơ trong bản thảo của Nguyễn Bính tôi trân trọng giữ gìn cũng như gìn giữ những tấm ảnh của Bính chụp trong nhiều giai đoạn khác nhau. Chưa bao giờ tôi cảm thấy mất Nguyễn Bính... Nếu tính đến nay (1986), tình bạn của chúng tôi kéo dài còn hai năm nữa là tròn nửa thế kỷ...” (trích Nguyễn Bính - một vì sao sáng - Hoàng Tấn, NXB Đồng Nai, 1999).

Nhà văn Hoàng Tấn kể, khoảng năm 1939 ông vào Sài Gòn thử thời vận bằng cách dấn thân vào “trường văn, trận bút”. Khi đã có công việc ổn định, tháng 8.1943 ông gửi thư về Bắc rủ Nguyễn Bính, Trúc Đường (anh ruột Nguyễn Bính) và Thâm Tâm vào Nam để chuẩn bị cho “bộ khung” tờ Hạnh phúc (bộ mới) do Võ Tuấn Khanh làm chủ nhiệm sắp ra đời. Khoảng một tháng sau thì Nguyễn Bính xuất hiện ở Sài Gòn lần thứ hai (lần đầu Nguyễn Bính vô Nam vào những năm cuối thập niên 30, thế kỷ trước), cùng đi với ông không phải là Trúc Đường, Thâm Tâm mà là Tô Hoài và Vũ Trọng Can.

Ở Sài Gòn, Hoàng Tấn cùng với hai người bạn thuê một căn nhà lợp ngói, nằm trong một vườn cây ăn trái ở khu vực chợ Nancy (Nguyễn Văn Cừ hiện nay). Họ đón Nguyễn Bính về ở chung. Nguyễn Bính rất thích ngôi nhà này và đặt tên là “Lan Chi Viên”. Từ đó, Lan Chi Viên trở thành câu lạc bộ Tao đàn, thường xuyên là nơi họp mặt của một bộ phận thuộc giới trí thức, văn nghệ sĩ Sài Gòn thời bấy giờ với những cái tên: Thiếu Sơn, Lê Tràng Kiều, Khổng Dương, Nam Châu, Thiện Minh, Xuân Miễn, Ngân Hà, Nguyễn Đức Hinh... Ngoài ra còn có một số thân hữu, sinh viên học sinh yêu mến thi tài của Nguyễn Bính vẫn thường lui tới. Hồi đó, hầu như dân Sài Gòn đều ăn cơm tiệm cho tiện, khỏi phải củi lửa nồi niêu, đỡ tốn thời gian để còn làm việc. Cho nên, mỗi chủ nhật ở Lan Chi Viên đều tổ chức nấu cơm gia đình, họp mặt bạn bè trong không khí thơ văn ấm cúng. Những buổi như thế, việc bếp núc đều do Nguyễn Bính đảm trách. Không chỉ sành sõi trong việc nấu nướng (chính xác là làm “mồi” nhậu), Nguyễn Bính còn rất am hiểu về cách pha trà, chọn rượu... Những bữa cơm gia đình như thế thường kéo dài bất kể thời gian, miễn sao tửu lượng vẫn còn, thi hứng vẫn dào dạt và... tiền trong túi chưa cạn!

Riêng với Hoàng Tấn, Nguyễn Bính “phóng bút” (chữ của Hoàng Tấn) một bài thơ tặng bạn:

“Trải bao nhiêu núi sông rồi
Đến đây lại vẫn hai người chúng ta
Con đò thì nhớ sông xa
Con người hỏi nhớ quê nhà bao nhiêu?
Cùng thơ và lại cùng nghèo
Thương nhau được mãi nên chiều được nhau
Rối lên, ôi những mái đầu
Sáng lên vô hạn, ôi màu mắt xanh
Ở đây cát bụi kinh thành
Giàu sang một bước, công danh một giờ
Anh em mình, một dòng thơ
Lấy chi ngoi được lên bờ vinh quang
Giữ cho trọn tấm lòng vàng
Võng đào tán tía nghênh ngang mặc người”


(bài Trải bao nhiêu núi sông rồi).

“Hai ta lưu lạc phương Nam này”, dù nổi tiếng như cồn song giữa chốn phồn hoa đô hội “giàu sang một bước, công danh một giờ”, Nguyễn Bính vẫn ân cần dặn dò bạn “giữ cho trọn tấm lòng vàng”...

(Theo ThanhNien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyWed Aug 29, 2012 4:15 pm

Phần II
Nguyễn Bính hành phương Nam
- Hà Đình Nguyên -


Bài 2: Giai thoại ở Sài Gòn

Phiêu bạt giữa chốn phồn hoa đô hội Sài Gòn mà cái nghèo luôn là bạn đồng hành, thế nên Nguyễn Bính lúc nào cũng cần tiền.

Tuy nhiên, không phải vì cần tiền mà đánh mất lòng tự trọng - Nguyễn Bính đã để lại trong lòng bạn bè nhiều giai thoại lý thú...

Chơi khăm trọc phú

Một lần chủ nhiệm tờ Dân Báo thông qua Tế Xuyên (Léon Sanh) nhờ Nguyễn Bính làm một bài thơ để đăng trên số báo đặc biệt Xuân Giáp Thân. Bài thơ viết về một xóm nhỏ bên kia Cầu Kinh, nơi có khu nhà nghỉ nằm ven sông Sài Gòn của một “đại gia” họ Nguyễn (khu vực Thanh Đa ngày nay). Bài thơ của Nguyễn Bính mang tên Xóm Dừa:

“Lối đỏ như son tới Xóm Dừa
Ngang cầu điểm điểm giọt mưa thưa
Xuân sang xao xuyến lòng tôi quá
Tôi đã xây tròn sự nghiệp chưa?”.


Còn đây là khổ thơ cuối:

“Ở lại kinh thành với bút nghiên
Đêm đêm quán trọ thức thi đèn
Làm thơ bán lẻ cho thiên hạ
Thiên hạ đem thơ đọ với tiền”.


Ông chủ nhiệm tờ Dân Báo không thích hai câu cuối, nên nói với Tế Xuyên nhờ thi sĩ sửa lại. Nể bạn, Nguyễn Bính thay bằng: “Xót xa một sớm soi gương cũ/Thấy lệch bao nhiêu mặt chữ điền!”. Hai câu này cũng chưa làm ông chủ báo hài lòng, đề nghị sửa thêm lần nữa. Nguyễn Bính khước từ. Báo sắp lên khuôn, bài thơ đã được “rao” (quảng cáo) trước, thành thử Tế Xuyên phải năm lần bảy lượt làm thuyết khách. Cuối cùng thì bài thơ cũng được đăng báo, nằm ở vị trí trang trọng với hai câu cuối như sau: “Xót xa một sớm xòe năm ngón/Thấy chết lòng tay vệt trái tim”.

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ 53230025

Nguyễn Bính qua nét vẽ Tạ Tỵ
Hai ngày sau khi báo phát hành, Nguyễn Bính đến tòa soạn đòi nhuận bút (các báo hồi đó chưa có chế độ nhuận bút, chỉ có những cây bút nổi tiếng thì chủ báo mới bất đắc dĩ chi cho một khoản tiền khiêm tốn - NV). Ông chủ tờ Dân Báo bảo thủ quỹ trao cho Nguyễn Bính 10 đồng. Nguyễn Bính chê ít, không nhận.

Ông chủ giải thích: “Với các văn sĩ nổi tiếng, bài nào tôi trả cao nhất cũng chỉ tới 5 đồng. Riêng với ông, tôi có cảm tình đặc biệt...”. Ông chủ báo chưa dứt lời thì Nguyễn Bính đã ném xấp tiền tung tóe dưới đất rồi ung dung ra về trước sự kinh ngạc của nhiều người có mặt... Chiều hôm đó, Tế Xuyên tìm đến Lan Chi Viên, ân cần xin lỗi và trao cho Nguyễn Bính 50 đồng. Một trường hợp hy hữu trong làng báo Sài Gòn thời bấy giờ.

Sau khi báo đăng bài thơ Xóm Dừa thì Nguyễn Bính rất được “đại gia” họ Nguyễn biệt đãi và thường mời thi sĩ đến khu nhà nghỉ ở Thanh Đa chơi. Trong một lần đến chơi như thế, Nguyễn Bính được chủ nhân biếu 500 đồng (giá vàng thời điểm này khoảng 60 đồng/lượng - NV).

Sau đó ít lâu, cô em họ của “đại gia” này phát biểu sao đó làm xôn xao làng báo và thương tổn đến danh dự nhà thơ. Nguyễn Bính nổi sung, tương ngay lên mặt báo:

“Trọc phú ti toe bàn sách vở
Điếm già tấp tểnh nói văn chương
Chúng coi đồng bạc to hơn núi
Lại học đòi theo thói Mạnh Thường”.


Anh em “Nguyễn đại gia” cay hơn ăn ớt.

Chưa hết, Nguyễn Bính còn thuê một lúc 3 chiếc xích lô: chiếc thứ nhất chở cái vali, chiếc thứ hai chở chồng sách báo và... đôi giày, còn Nguyễn Bính thì chễm chệ “ngự” trên chiếc thứ ba - cứ vòng qua, vòng lại hàng chục lần trước tư dinh của “Nguyễn đại gia” nằm trên đường Lagrandière (nay là đường Lý Tự Trọng). Dân Sài Gòn đứng coi chật đường và cho đó là “một... kỳ quan!” (chữ của nhà văn Hoàng Tấn).

Tập thơ trị giá 5 lượng vàng

Nhà văn Hoàng Tấn kể: “Một hôm Nguyễn Bính hỏi tôi: Làm thế nào có tiền mà không... bẩn. Tôi bày kế cho Bính, Bính khen hay và bắt tay vào thực hiện. Vậy là Nguyễn Bính mua mực tàu, giấy hồng đào suốt ngày “rị mọ” nắn nót (chữ Nguyễn Bính rất đẹp). Năm hôm sau, người ta đọc được mẩu quảng cáo trên báo: “LỠ BƯỚC SANG NGANG - Tập thơ viết tay của thi sĩ Nguyễn Bính, để trong tủ kính lớn của hiệu sách Nguyễn Khánh Đàm ở đường Sabourain. Tập sách vô giá này, chúng tôi sẽ dành tặng cho người nào trả giá cao nhất. Bạn yêu thơ nào đoạt được cuốn sách này sẽ được tác giả viết lời đề tặng ở đầu cuốn sách với chữ ký và triện son”...

Cuối cùng, cuốn thơ viết tay thuộc về một nhà thầu khoán mê thơ tên Trần Sỹ Nghi với giá... 300 đồng (tương đương 5 lượng vàng thời bấy giờ). Trần Sỹ Nghi còn đặt tiệc chiêu đãi tại tư gia trên đường Duranton (Sương Nguyệt Anh bây giờ) với hơn 50 tân khách chỉ để thi sĩ ghi lời tặng và ký tên vào sách (triện son đã đóng sẵn). Bữa tiệc kéo dài đến quá nửa đêm, giúp vui còn có các nữ nghệ sĩ lần lượt ngâm ba bài trong tập Lỡ bước sang ngang... Sau này, gia đình Trần Sỹ Nghi sang Pháp sinh sống, tài sản khánh kiệt nhưng vẫn giữ cuốn thơ chép tay ấy như vật gia bảo”.

Trong tác phẩm Giọt mật cho đời (NXB Văn hóa thông tin, 1994), tác giả Phạm Tường Hạnh kể rằng dạo đó trừ những tờ báo thân Pháp, được Pháp chi tiền thì tồn tại khá lâu, còn những tờ báo tư nhân đứng đắn “thọ” lắm cũng chỉ được dăm ba năm là đình bản.

Nổi tiếng như tờ Phụ nữ tân văn mà cũng chỉ sống được hơn 4 năm. “Vậy mà có hôm Lê Tràng Kiều hỏi tôi (Phạm Tường Hạnh - NV): “Cậu nghĩ thế nào khi có bạn đọc yêu thơ Nguyễn Bính đến nỗi đặt mua một lúc 20 năm báo?”. Tôi cười nghĩ đất Sài Gòn này cũng không thiếu những kẻ lập dị, chơi ngông. Nhưng Lê Tràng Kiều nói tiếp: “Bọn mình nghĩ bà ta nhầm nên hỏi lại: Thưa bà, bà muốn mua 2 năm báo của chúng tôi? Người phụ nữ đó trả lời: Không, tôi đặt mua 20 năm để ủng hộ tờ báo tôi yêu thích. Mọi người trong tòa soạn đều biết rằng đây là một độc giả đặc biệt yêu thích thơ Nguyễn Bính, cho nên ông chủ chỉ cho phép thu vào quỹ một năm báo, còn số tiền 19 năm báo kia bỏ vào phong bì cho người đưa tới nhà Nguyễn Bính”.

Khi Lê Tràng Kiều tiết lộ tên người phụ nữ “chịu chơi” ấy, Phạm Tường Hạnh mới biết đó chính là Loan - cô em bà con của mình, người đẹp phố Cầu Gỗ (Hà Nội), vợ của họa sĩ Nhan Chí. Chàng họa sĩ vốn quê vùng Xóm Thuốc (nay thuộc Gò Vấp, TP.HCM) ra Hà Nội học trường Mỹ thuật và ở trọ trong nhà cô Loan, một cô gái rất mê thơ Nguyễn Bính. Cô thuộc gần như tất cả những bài thơ của Nguyễn Bính và đọc chúng gần như suốt ngày. Rồi gia đình của Nhan Chí từ Sài Gòn ra Hà Nội xin cưới vợ cho con trai. Ngày Loan từ giã Hà Nội theo chồng vào Nam, cô đã làm cả nhà bật khóc khi vừa bước ra cửa bỗng quay lại, ôm chầm lấy mẹ nức nở: “Lần này con bước chân đi/ Là con không hẹn lần về nữa đâu...” (Lỡ bước sang ngang).

(Theo ThanhNien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyWed Aug 29, 2012 4:36 pm

Phần II
Nguyễn Bính hành phương Nam
- Hà Đình Nguyên -

Bài 3: "Từ gác Nam Phong đến thơ" Người xóm Rẫy

Trên bước đường giang hồ Nguyễn Bính đã đến tận Hà Tiên, mảnh đất thi ca vùng cực Nam với Chiêu Anh Các của Mạc Thiên Tứ ngày xưa, và sau đó là “cõi riêng” của cặp Đông Hồ - Mộng Tuyết.

Đối với một tâm hồn nhạy cảm, thích dịch chuyển, phiêu bạt như Nguyễn Bính thì việc “giẫm chân tại chỗ” - cho dù chỗ đó là Hà Nội hay Sài Gòn – mãi cũng “cuồng chân”. Cho nên khi nhận được thư của nhà thơ Đông Hồ từ Thạch Động Hà Tiên gửi lên, mời thi nhân làm một chuyến xuôi Nam tham quan Hà Tiên thập cảnh (tên một tập thơ ngâm vịnh của Mạc Thiên Tứ - NV), Nguyễn Bính mừng lắm. Các bạn thơ Hoàng Tấn, Lê Tràng Kiều gom góp lộ phí để chàng tức tốc lên đường.

Trong hồi ký Để nhớ Nguyễn Bính - những ngày ghé bến Hà Tiên, nữ sĩ Mộng Tuyết kể lại (lược ghi): “Vào một buổi chiều mùa hạ năm 1944, tôi đang ngồi may trong Yiễm Yiễm thương điếm ở chợ Hà Tiên thì có một người khách lạ xách valy bước vào, ngập ngừng hỏi: “Có phải chị Tuyết không? Bính đây!”… Từ đó, anh Đông Hồ đã nhường Nam Phong tiểu các cho thi sĩ để chàng làm thơ. Anh còn bắt tôi cắt may cho chàng nghệ sĩ “khăn gói gió đưa” một bộ bà ba từ cây lụa Hà Đông mới từ Hà Nội gửi vào. Bính thích lắm! Một hôm Bính lật bên trong lá đỉnh vạt trước khoe với tôi: “Đố chị, mấy chữ này nghĩa là gì?”. Tôi cầm vạt áo thấy có bốn chữ Khả Thủy Sơn Nhân viết bằng chữ Hán, thêu chỉ son. Tôi đoán không ra, hỏi anh Đông Hồ mới hiểu là Bính chiết tự 2 chữ Hà Tiên (Khả Thủy là chữ Hà, Sơn Nhân là chữ Tiên). Bính còn khoe “Ngọc thêu cho chú Bính đấy!” (Ngọc là cô cháu gái của Mộng Tuyết - NV).

Mỗi ngày, sau khi ăn sáng tại nhà anh Đông Hồ, Bính lại theo tôi ra Yiễm Yiễm thương điếm để “trông hàng cho chị”, để “nhìn chị may áo” và để “đi gửi thư cho chị”. Mỗi khi tôi viết thư xong, Bính giành đi bỏ vào thùng thư. Chiều chiều, tôi thường đạp xe từ cửa tiệm về nhà riêng ở xóm Rẫy. Từ ngày có Bính, Bính thường đi theo.

Đưa tôi về xóm Rẫy xong, Bính lại trở về nhà anh Đông Hồ để ăn cơm tối (lúc này, Đông Hồ vẫn đang là anh rể của Mộng Tuyết. Vợ của Đông Hồ mất sớm, Mộng Tuyết phải thay chị chăm sóc hai đứa trẻ, con của Đông Hồ. Phải sau đó 10 năm, họ mới chính thức thành vợ chồng - NV). Xong, lại rủ Đông Hồ ngược vào xóm Rẫy. Hôm nào Đông Hồ bận thì Nguyễn Bính một mình vào xóm Rẫy. Nhà ở xóm này cứ chạng vạng tối là đã khép cửa. Dưới ngọn đèn dầu dừa, cô cháu gái tên Ngọc của tôi đọc Tam quốc chí cho má tôi nghe, Bính cũng thường ngồi nghe ké. Nhiều lần Bính đến trễ, cửa đã cài then, Bính ngồi ngoài thềm cho đến tận khuya mới về mà không dám gọi cửa. Bính nói : “Ngồi trong đêm khuya, nghe trộm tiếng Ngọc đọc sách, cách một lần cửa đóng kín, cũng có cái thú vị riêng”.

Lúc này, Bính tiết lộ với chúng tôi là sẽ khởi thảo một truyện dài bằng thơ lục bát “dài hơn cả truyện Kiều!”. Ở tỉnh nhỏ, hầu như nhà ai cũng đốt đèn dầu dừa, dầu cá... riêng trên Nam Phong tiểu các thì Đông Hồ dành cho Nguyễn Bính những ngọn hồng lạp để đêm đêm hồn thơ phát tiết. Mỗi đêm Bính viết được 4-5 trang lục bát. Sáng ra, đọc cho chúng tôi nghe rồi cùng nhau bình luận. Tết Đoan Ngọ, thấy tôi nấu nước cây thạch xương bồ để tắm gội, Bính rất thích 3 chữ “thạch xương bồ” bèn quyết định đặt tên đó cho tác phẩm đang viết của mình. Nhưng tác phẩm Thạch xương bồ chưa dài bằng... nửa truyện Kiều thì máu giang hồ nổi lên, Bính quyết định rời Hà Tiên dù chúng tôi hết sức níu giữ...”.

Những ngày ở Hà Tiên, Nguyễn Bính không hoàn thành Thạch xương bồ, nhưng bù lại, ông đã âm thầm viết được một tuyệt tác - đó là trường ca Người xóm Rẫy, dành tặng chị Mộng Tuyết và… em Ngọc! Bài thơ không biết được làm xong từ lúc nào (trong thời gian Nguyễn Bính ở Hà Tiên). Nhà văn Hoàng Tấn kể, về lại Sài Gòn, giữa Lan Chi Viên, Nguyễn Bính mua 3 tờ giấy hồng điều, dán lại, dài thậm thượt và cũng lại “rị mọ” chép bài thơ Hà Tiên - Người xóm Rẫy (độc vận) bằng mực tàu, bút lông: “Một mình làm khách gác Nam Phong/Giở Tam Quốc Chí đọc mê mải/Mơ xanh uống rượu luận anh hùng/Tóc bạc, ném nghiên tỏ khí khái/Mê gái, cửa thành giết bố nuôi/Thương người, đường hẻm thả giặc chạy...”. Đó là những câu mở đầu của chương I (khá dài), toàn những điển tích trong truyện Tàu. Ly kỳ nhất là ở chương II, Nguyễn Bính tự thú mình đã yêu... Ngọc: “Cô cháu, Minh hương tuổi mười bảy/Mũi thẳng mi cong tóc mượt dài/Răng đều môi mọng ngực tròn mẩy/Gặp nhau chào nhau rồi quen nhau/Ngày một ngày hai thành luyến ái/Vườn xanh đốm nắng đổi dời luôn/Hai đứa trong vườn đùa ném trái/Dưới gốc ngửa mặt căng áo hoa/Trên cành trái sữa ném như vãi/Trái sữa không lăn vào áo hoa/Ngực tròn trái cứ ném trúng mãi/Vườn trăng cầm tay thương quá đi/Một ngày không gặp nhớ biết mấy/Thơ tôi nàng gối trên đầu giường/Đêm che ánh đèn đọc vụng mãi... Tôi cười bảo chị: Gả cho tôi/Mộng Tuyết cười theo: Lấy thì lấy/Trao trâm tặng quạt ỡm ờ chi/Trai tài gái sắc vừa đôi đấy... Rồi tôi khăn gói lại lên đường/Nàng ra bờ sông đứng khóc mãi/Tàu đi xa mấy dặm sông dài/Ngoảnh lại vẫn còn tay Ngọc vẫy/Người ở những mong ngày gặp nhau/Kẻ đi biết khó kỳ quay lại...”.

Đây chỉ là những đoạn trích, còn bài thơ thậm dài được tác giả treo giữa phòng khách, bên cạnh lư trầm luôn tỏa hương làm cho cả căn phòng luôn ngào ngạt khí thơ. Theo nhà văn Hoàng Tấn thì làm thơ theo thể độc vận mà lại là vận trắc (Rẫy) thì quả là công phu. Đoạn Bính và cô Ngọc chia tay, Hoàng Tấn đề nghị thêm vào hai câu: “Rặng liễu thương ai mà gầy mòn/Hàng cau nhớ ai mà vẫy vẫy”. Bính thích lắm, điền ngay vào nhưng cũng vẽ thêm một ngôi sao làm dấu và chú thích “thơ Hoàng Tấn” rất rạch ròi, sòng phẳng.

(Theo ThanhNien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyWed Aug 29, 2012 4:46 pm

Phần II
Nguyễn Bính hành phương Nam
- Hà Đình Nguyên -

Bài 4: Lưu lạc ai ngờ lại gặp nhau

Đã hơn 60 năm nhưng những ấn tượng về Nguyễn Bính và buổi gặp gỡ đầu tiên ấy vẫn không phai trong trí nhớ của nhà thơ lão thành Kiên Giang.

Nhà thơ Kiên Giang - Hà Huy Hà là một trong rất ít văn nghệ sĩ ở phía Nam có duyên gặp gỡ và cận kề với “nhà thơ chân quê” Nguyễn Bính trong một thời gian khá dài.

Lưu lạc về Rạch Giá

Số là vào khoảng năm 1946, cậu học trò Trương Khương Trinh đang học bậc trung học ở Rạch Giá (ông sinh năm 1929 tại Xẻo Đước, làng Đông Yên, huyện An Biên, do nạn cướp lộng hành nên phải tản cư về Rạch Giá). Một hôm có người bạn học tên Nguyễn Phi Long khoe: “Nhà thơ Nguyễn Bính đang ở xóm biển, sau đình Nguyễn Trung Trực”. Vốn mê thơ văn, mà Nguyễn Bính lại là thần tượng của mình nên Trương Khương Trinh (sau đây xin gọi là Kiên Giang dù lúc đó ông chưa lấy nghệ danh này) quyết đi tìm.

Đến xóm biển, người ta chỉ cậu đến nhà ông quản thủ địa bộ tên N.Đ.L (ông này vốn người gốc miền Bắc, thấy “đồng hương” lưu lạc đến tận cái xứ chót biển phương Nam này nên đón về, cho ở nhờ). Hỏi người nhà ông Lý thì họ bảo: “Ông Bắc Kỳ đang ngủ ngoài đình”. Kiên Giang ra đình thờ Nguyễn Trung Trực (sau này mới nâng cấp thành đền thờ), lúc ấy đã hơn 9 giờ sáng mà thấy cảnh vật vắng hoe. Ông hỏi thăm một bà hàng nước xem có người nào dáng vẻ nho nhã như mình đã mường tượng không. Bà hàng nước chép miệng bảo: “Chẳng thấy nhà thơ nhà thẩn nào cả, chỉ có một anh hàn sĩ giống hệt “Trần Minh khố chuối” ngày nào, lật nóp nằm ngủ sau cửa đình. Chắc là ổng muốn xin Ngài báo mộng chi đó?”.

Lúc này Kiên Giang mới nhìn kỹ, thấy một người vẫn còn nằm ngủ trong chiếc nóp. Đi quanh chiếc nóp một lúc, Kiên Giang đánh bạo đập dậy: “Ông ơi, tui nghe nói ông vừa tới đây, tui cũng là người làm thơ. Xin chào mừng ông!”. Dụi mắt nhìn cậu học trò thiếu niên, câu đầu tiên của nhà thơ là “Có thuốc không?”. Thời may, Kiên Giang cũng mới tập tành hút thuốc. Trong túi có bao Cotab còn sót lại hai điếu. Sau khi hút hết cả hai điếu thuốc, Nguyễn Bính xé vỏ bao thuốc lá và ghi liền vào đó 4 câu thơ tặng người bạn mới:

“Có những dòng sông chảy rất mau
Nhớ chi nghĩa bến với duyên cầu
Lá vàng hoa đỏ trôi không kịp
Lưu lạc ai ngờ lại gặp nhau”.


Sau khi Nguyễn Bính cuốn chiếc nóp để vào một góc đình. Kiên Giang mới kịp ngắm trang phục của nhà thơ: quần soóc, chiếc áo sơ mi đã cũ, vạt sau dài hơn vạt trước. Nhà thơ đi xuống mé sông rửa mặt rồi kéo vạt áo sau lên lau. Kiên Giang thỏ thẻ mời nhà thơ đi thưởng thức cà phê Quảng Phát - ngay chợ Rạch Giá, gần tiệm thuốc tây Nguyễn Khoa Dai. Khi Kiên Giang hỏi sao nhà thơ không ở nhà ông Ng.Đ.L nữa? Nguyễn Bính cười buồn bảo rằng tại bà vợ ông này đẹp quá, mái tóc xõa dài cứ nằm trên võng ngâm thơ... Nguyễn Bính! Ông chồng phát ghen, có cử chỉ sao đó nên Nguyễn Bính buồn, bỏ ra ngoài đình ngủ. Kiên Giang sực nhớ cách đó không xa có căn nhà bỏ trống của một người coi giữ sân banh (sân bóng đá), nên đã cùng Nguyễn Bính đi tìm người này điều đình để nhà thơ có chỗ trú thân.

Mộc Kiều Trang và 2 tâm hồn thơ

Vậy là căn nhà bỏ hoang đã lâu ngày nay được hai thầy trò ra sức sửa sang lại cho có vẻ tươm tất. Trước nhà có con mương nhỏ với chiếc cầu gỗ bắc vào khoảng sân đóng đầy rêu, Nguyễn Bính đặt tên “giang sơn” của mình là “Mộc Kiều Trang”. Ở trong nhà có một bộ ngựa - sau này vừa là chỗ ngủ, vừa là bàn viết và cũng là bàn nhậu của hai hồn thơ. Sau nhà có một chái bếp, cỏ ô rô, cóc kèn mọc chen vào kẽ vách, Kiên Giang tính dọn sạch cỏ nhưng Nguyễn Bính cản: “Để vậy cho... hoang dã!”.
Dạo đó, bà mẹ của Kiên Giang làm nghề bán mắm cá đồng trong nhà lồng chợ Rạch Giá. Bà không thể ngờ rằng cậu quý tử vẫn rình mỗi lần bà rời khỏi quầy là thọc tay vào “thó” mấy đồng để mua thức ăn, gạo thì xúc ở nhà để “tiếp tế” cho ông thầy. Nguyễn Bính không biết ăn mắm như dân Nam Bộ, nhưng rượu đế thì uống tì tì ! Khi chỗ ở đã tạm ổn định, Nguyễn Bính viết mấy câu thơ dán trước cửa:

“Từ dạo về đây sống rất nghèo
Bạn bè chỉ có gió trăng theo
Những phường phú quý xin đừng đến
Hãy để thầm ta xanh sắc rêu”.


Chữ Nguyễn Bính rất đẹp, ông thường chép lại những bài thơ cũ của mình dán đầy lên vách:

“Ở đây ngày lại qua ngày
Nhà không mở cửa mưa đầy tuần trăng”,


hoặc bài Những người của ngày mai:

“Quê các anh ở miền Bắc xa xôi
Bước chân đi đã biết mấy năm rồi
Xa chiếc cầu ao, xa mái rạ
Cô gái làng gội tóc nước hương nhu...

Quê anh ở miền Trung bát ngát
Bãi cát vàng bờ biển uốn quanh co...”.


Dưới mái Mộc Kiều Trang chỉ có hai thầy trò nhưng mỗi bữa ăn thường kéo dài hai, ba tiếng. Vừa ăn vừa đàm đạo chuyện văn chương, chuyện kháng chiến...

Bài thơ Tiền và lá của Kiên Giang cũng được sáng tác trong dịp này (cho nên văn phong cũng bị ảnh hưởng Nguyễn Bính ít nhiều - NV). Trò đọc cho thầy nghe, thầy khen nhưng sửa lại vài chỗ, như ở câu “Tiền không là lá em ơi/Tiền là giấy bạc của đời phồn hoa”, Nguyễn Bính sửa lại “Tiền là giấy bạc của đời in ra”, rồi ở câu cuối: “Chợ đời họp một mình tôi. Phiên chiều” được sửa là “Chợ đời họp một mình tôi vui gì!”...

Tình nghĩa thầy trò ở Mộc Kiều Trang chỉ kéo dài mấy tháng, khi Kiên Giang trở về xóm Xẻo Đước (làng Đông Yên) chở lúa gạo cho gia đình cũng là lúc phong trào “Nam kỳ tự trị” của Nguyễn Văn Thinh đang lúc cao trào, họ tuyên truyền “Đả đảo Bắc kỳ” một cách quá khích. Mấy ngày sau, khi Kiên Giang trở lại Rạch Giá thì hay tin Nguyễn Bính bị bắt giam ở bót Giếng Nước gần Trường con trai (Nam học đường), ông có mua xôi và thuốc lá hiệu Mélia tiếp tế cho thầy. Khoảng nửa tháng sau Nguyễn Bính được thả, ông buồn rầu nói với Kiên Giang: “Chắc là anh phải xa em thôi”. Rồi Nguyễn Bính âm thầm vào chiến khu. Ít lâu sau, Kiên Giang nghe nói Nguyễn Bính đang là Chủ tịch Hội Văn nghệ Cứu quốc tỉnh Rạch Giá. Lần gặp cuối cùng giữa hai thầy trò là ở xóm Nước Trong (Khu 9), Kiên Giang đãi thầy một bữa thịt gà, do mình “cải thiện” được!

Năm 1956, Kiên Giang lên Sài Gòn làm “thầy cò” (sửa mo-rát) cho báo Tiếng Chuông, hàng xóm có một “ông cò” thứ thiệt (cảnh sát) hay hoạnh họe. Tức mình, Kiên Giang cũng dán bài thơ của Nguyễn Bính trước cổng: “Từ dạo về đây sống rất nghèo/Bạn bè chỉ có gió trăng theo” và chữa lại: Những thằng bất nghĩa xin đừng đến/Hãy để thềm ta xanh sắc rêu”...

(Theo ThanhNien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyThu Aug 30, 2012 7:47 am

Phần II
Nguyễn Bính hành phương Nam
- Hà Đình Nguyên -

Bài 5: Người “nghệ sĩ chiến binh” Đồng Tháp Mười

Năm 1943, Nguyễn Bính và một số bạn bè văn nghệ từ miền Bắc đã “thâm nhập” vào làng báo Sài Gòn. Hai năm sau, Cách mạng Tháng Tám nổ ra, Nguyễn Bính có mặt trong đoàn người khởi nghĩa.

Nguyễn Oanh chinh phục Nguyễn Bính

Từ một nhà thơ diễm tình lãng mạn, điều gì đã khiến Nguyễn Bính chuyển hướng: dùng ngòi bút của mình để đấu tranh, phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc?

Thời điểm Nguyễn Bính có mặt ở Sài Gòn, với tên tuổi đã vang danh khắp nước, tác giả của Lỡ bước sang ngang luôn là tâm điểm thu hút sự chú ý của mọi người. Quanh Nguyễn Bính ngoài những bạn thơ, những độc giả yêu mến thơ ông còn có những tay trọc phú, những chính khách săn đón thi nhân ra cái điều ta đây cũng biết “chiêu hiền, đãi sĩ”. Đặc biệt trong số những người thường lui tới với Nguyễn Bính có Nguyễn Oanh (Tư Oanh) đang hoạt động bí mật (phụ trách tuyên truyền của Thành ủy Sài Gòn-Gia Định). Dần dần, Nguyễn Oanh chiếm được cảm tình của Nguyễn Bính. Khi đã có thể nhỏ to tâm sự với nhau, Nguyễn Oanh thường phân tích thời cuộc cho Nguyễn Bính nghe: chiến tranh thế giới đang đến hồi căng thẳng, ở Việt Nam, phát xít Nhật nhảy vào hất cẳng thực dân Pháp. Nhân dân ta một cổ mấy tròng: Pháp, Nhật, địa chủ, phong kiến. “Thanh niên bây giờ nên làm một cái gì đó giúp ích cho phong trào, Lưu Hữu Phước đã có những bài hát hừng hực khí thế Lên đàng, Tiếng gọi thanh niên... Không lẽ tài thơ như Nguyễn Bính mà cứ quanh quẩn mãi với những bài thơ yêu đương và những ly sầu...”. Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ 15cq

Nguyễn Bính (thứ 2 từ phải sang) và bạn bè văn nghệ ở Đồng Tháp Mười - Ảnh: Tư liệu
Nguyễn Bính cũng nhận thức được điều này, nhưng để có sự chuyển hướng sáng tác không dễ chút nào. Để có cảm hứng sáng tác với đề tài hòa nhập cùng thời cuộc, Nguyễn Bính đã có một cuộc “hành hương” về những địa danh đã gắn liền với tên tuổi của các lãnh tụ khởi nghĩa, những sĩ phu yêu nước: Bùi Hữu Nghĩa, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị... Ở đây, Nguyễn Bính được các thân hào, nhân sĩ Nam Kỳ tiếp đón ân cần, nhờ đó ông nhập cuộc được ngay vào khí thế sôi nổi của miền Nam trong những ngày chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa...

Đi theo tiếng gọi của Tổ quốc

Trong tác phẩm Giọt mật cho đời, nhà văn Phạm Tường Hạnh viết: “Đêm 24.8.1945 Nguyễn Bính đã cùng theo với phong trào của thị xã Mỹ Tho, bằng các loại xe buýt, xe con, xuồng, ghe, ca-nô, trực chỉ Sài Gòn cùng các địa phương khác. Đúng 5 giờ sáng ngày 25.8.1945, cách mạng chiếm lĩnh tất cả các mặt đường, các công sở, đã giành được thắng lợi cuối cùng cho địa bàn cực kỳ quan trọng ở Nam Bộ này... Tôi đã trông thấy cái miệng cười rộng mở của anh cùng với hai tay giương cao ngọn cờ phất phới như chưa bao giờ sung sướng như vậy... Ngày 23.9.1945, cuộc kháng chiến Nam Bộ bùng nổ. Chúng tôi bặt tin về Nguyễn Bính. Nhiều anh em viết thư, nhắn gửi nhau cần tìm bằng được Nguyễn Bính, đưa anh ra chiến khu. Đó không phải chỉ riêng vì tình cảm bạn bè mà thấy anh là tài năng của đất nước...”.

Nguyễn Bính đi đâu?

Thì ra sau khi giành thắng lợi ở Sài Gòn, Nguyễn Bính được các cán bộ nòng cốt ở Mỹ Tho (bác sĩ Dương Tấn Tươi, nhà thơ Bảo Định Giang...) đưa về để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa ở quê hương Thủ Khoa Huân. Nhưng rồi Pháp tái chiếm Sài Gòn và đánh lan qua các vùng khác. Chiến sự diễn ra ác liệt khắp nơi... Nguyễn Bính đứt liên lạc với tổ chức liền đi về Hà Tiên ở nhà của nhà thơ Đông Hồ. Được ít lâu thì gia đình Đông Hồ chạy tản cư ngược lên Sài Gòn, Nguyễn Bính không đi theo mà tìm về Rạch Giá, rồi tình cờ gặp gỡ tạo nên mối duyên thơ với Kiên Giang - Hà Huy Hà (giai đoạn Nguyễn Bính ở với nhà thơ Đông Hồ cũng như gặp gỡ Kiên Giang chúng tôi đã đề cập ở những bài trước).

Như đã nói ở trên, Nguyễn Bính đi đến đâu cũng tạo được sự chú ý của dân sở tại. Ở Rạch Giá, ông được Mặt trận Việt Minh tỉnh mời nói chuyện trước công chúng về thơ văn chống ngoại xâm của tiền nhân. Ông đã ngâm sang sảng những áng văn của Thủ Khoa Huân, Thủ Khoa Nghĩa, Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu... rồi người ta yêu cầu tác giả Lỡ bước sang ngang đọc thơ của chính mình và ông đã ngâm:

“Thà rằng chết giữa chiến trường
Còn hơn chết ở trên giường thê nhi”.


Hai câu thơ này nhanh chóng lan truyền, trở thành câu hò mênh mang trên sông nước Nam Bộ.

Sau buổi đọc thơ, Mặt trận Việt Minh tỉnh Rạch Giá mời ông về làm công việc thường trực cơ quan chuyên lo văn thư. Những công văn, chỉ thị của cấp trên, nếu có kèm theo những nhận xét, ý kiến chỉ đạo thì Nguyễn Bính lại “chuyển” sang văn vần (thơ), chẳng hạn một tờ giấy báo tử được gửi đến bà mẹ có con là chiến sĩ vừa hy sinh:

“Đêm đêm mẹ đốt cây hương ngát
Mẹ khấn đôi lời con có nghe
Vì nước bỏ mình là bất tử
Xưa nay chinh chiến mấy ai về”.


Bà con lối xóm, các cụ phụ lão đến chia buồn cùng gia đình ai cũng nhẩm đọc bài thơ và xuýt xoa khen ngợi. Câu cuối tuy là dịch từ một câu thơ Đường (Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi), nhưng vẫn là một bài thơ hay, hợp thời hợp cảnh. Bà mẹ có con hy sinh cũng cảm thấy tự hào. Tờ giấy báo tử bằng thơ được lồng khung treo trang trọng trên bàn thờ cùng với di ảnh liệt sĩ.

Khi Pháp chiếm được Cần Thơ rồi đánh xuống Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên... Nguyễn Bính theo cơ quan vào chiến khu Đồng Tháp Mười và trở thành người “nghệ sĩ chiến binh” thuộc Tiểu ban Tuyên Văn - Phòng Chính trị, Bộ tư lệnh Khu 8. Tiểu ban này do nhà thơ Bảo Định Giang phụ trách chuyên lo bài vở cho tờ báo Tổ Quốc, Nguyễn Bính là cây bút chủ lực về mảng thơ của tờ báo này. Như cá gặp nước, thơ của Nguyễn Bính thỏa sức vùng vẫy trên tờ Tổ Quốc, không phải là những bài thơ ngắn mà là những trường ca:

“Bảy trăm ngàn mẫu đất
Sớt chia bốn tỉnh miền Nam
Khăng khít biên thùy Chùa Tháp
Nằm trong tay trái Cửu Long Giang…
Kể từ khi
Đặt chân lên đất nước này
Giặc Pháp giở trò xâm lược
Ngậm hờn vong quốc
Tháp Mười chung oán hận với non sông…”

(Đồng Tháp Mười).

Giặc Pháp và bọn bồi bút tay sai luôn tìm cách lôi kéo Nguyễn Bính từ bỏ kháng chiến về Sài Gòn với những hứa hẹn hấp dẫn, nhưng Nguyễn Bính vẫn son sắt đi theo cách mạng. Để trả lời chúng, ông viết trường ca Những dòng tâm huyết, kể ra những tội ác của giặc Pháp, cuối mỗi đoạn kể tội là một câu hỏi:

“...Đất nước nhục như thế
Anh ngồi yên sao đành?”.


Ông còn viết trường ca Hương kể tội giặc Pháp bắt bớ, hãm hiếp phụ nữ. Hai tập trường ca sau được in trên giấy tốt, bìa đẹp gửi thẳng về Sài Gòn thay cho câu trả lời của Nguyễn Bính...

(Theo ThanhNien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyThu Aug 30, 2012 8:23 am

Phần II
Nguyễn Bính hành phương Nam
- Hà Đình Nguyên -

Bài 6: Từ Tiểu đoàn 307 đến Áo đêm trăng

Giữa chiến khu Đồng Tháp Mười, Nguyễn Bính đã sáng tác nhiều tác phẩm tâm huyết phục vụ kháng chiến, trong đó có bài thơ Tiểu đoàn 307 và vở kịch Áo đêm trăng.

Những ngày đầu kháng Pháp, đoàn quân “nóp với giáo mang trên vai” tuy còn sơ khai nhưng đã làm nên những trận đánh vang dội: Tháp Mười, Mộc Hóa, La Bang... Đó là niềm cảm hứng để Nguyễn Bính sáng tác bài thơ Tiểu đoàn 307:

“Ai đã từng qua Cửu Long Giang
Cửu Long Giang sông trào nước xoáy
Ai đã từng nghe tiếng Tiểu đoàn
Tiếng Tiểu đoàn Ba trăm lẻ bảy
Buổi xuất quân Tiểu đoàn năm ấy
Cả Tiểu đoàn thề dưới sao vàng
Người chiến sĩ tiếc gì máu rơi…
Đoàn quân lẻ bảy
Kể từ hôm ấy
Đánh đâu được đấy
Oai hùng biết mấy…”.
Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Quochuong

Ca sĩ Quốc Hương - Ảnh: tư liệu
Bài thơ được đăng trên báo Tổ Quốc của Bộ tư lệnh Khu 8 và mau chóng được nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc. Rồi tiếng hát Quốc Hương đã đem Tiểu đoàn 307 đi khắp sông nước Nam Bộ tạo thành một khí thế tiến công dũng mãnh cho toàn lực lượng kháng chiến ở miền Nam (đến bây giờ, bài hát đã tròm trèm 60 tuổi nhưng vẫn được nhiều thế hệ hát vang với tất cả niềm tự hào). Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí đã rất thành công ở bài hát này, tên tuổi của anh cũng theo bài hát mau chóng được nhiều người biết đến. Riêng về đơn ca, ai cũng phải thừa nhận chỉ có ca sĩ Quốc Hương là trình bày bài Tiểu đoàn 307 đạt nhất, có “lửa” nhất. Quốc Hương vừa là ca sĩ vừa là nhạc sĩ sáng tác (các ca khúc tiêu biểu: Tầm Vu, Du kích Long Phú, Đoàn người đi tòng quân...) nên rất nhạy bén khi bắt được cái thần của bài hát. Suốt mấy thập niên, Tiểu đoàn 307 luôn là bài hát “tủ” của Quốc Hương. Nó theo anh từ đồng bằng đến miệt biển, từ rừng núi đến các đô thị và ra cả nước ngoài...

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Dddddfe

Nguyễn Bính và Đoàn Giỏi (giả gái) - Ảnh chụp từ tư liệu của ông Hoàng Tấn
Ở chiến khu Đồng Tháp Mười, Nguyễn Bính không chỉ làm thơ mà còn viết kịch. Vở kịch thơ Áo đêm trăng đã đưa tên tuổi ông lan khắp chiến khu. Trong tác phẩm Nguyễn Bính - Một vì sao, nhà văn Hoàng Tấn kể: “Ít hôm sau, chúng tôi được may mắn tham gia buổi lễ phong quân hàm cho trung tướng Nguyễn Bình, được cử hành trọng thể giữa chiến khu Đồng Tháp Mười do các đồng chí cao cấp lãnh đạo Khu và Trung ương Cục chủ trì. Một điều đáng chú ý là tham dự buổi lễ đáng ghi nhớ này còn có một số học sinh, sinh viên trí thức và nhà văn, nhà báo ở ngoài Sài Gòn, vượt qua đồn bót địch để vào bưng... Điều đặc biệt thứ hai là ta cho quan ba Claude Bastien - Trưởng đồn Mộc Hóa bị quân ta bắt sống khi tiêu diệt đồn này, cùng tham dự. Xét thấy trong khi bị giam giữ, tên này đã biết nhìn nhận ra chân lý và biết hối cải nên y sẽ được ta phóng thích. Sau phần lễ chính thức là phần văn nghệ do Bảo Định Giang điều khiển. Mở đầu, đoàn quân nhạc cử bài Tiểu đoàn 307, sau đó là đồng ca. Bài thơ Tiểu đoàn 307 của Nguyễn Bính được nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí trích đoạn phổ nhạc lần đầu tiên ra mắt khán giả. Điều khiến mọi người xem chăm chú và thích thú là tham gia đồng diễn có một số lính Pháp và lê dương bỏ hàng ngũ địch chiến đấu bên ta... Sau những bài hát, bản nhạc có xen kẽ tiết mục ngâm thơ và độc tấu là vở kịch thơ Áo đêm trăng - “cái đinh” của đêm văn nghệ.

Đây là một sáng tác mới, còn chưa ráo mực của Nguyễn Bính. Ngoài các nhân vật phụ, hai nhân vật chính là cô nữ cứu thương và người yêu của mình là anh bộ đội. Chiếc áo cô may tặng anh cho bớt lạnh khi xông pha trận mạc, là nội dung chính của vở kịch. Nguyễn Bính - tác giả thủ vai chính, còn nhà văn Đoàn Giỏi thì giả gái, đóng vai người nữ cứu thương. Dạo ấy tác giả của Đất rừng phương Nam đang ở tuổi đôi mươi, đẹp trai nên khi giả gái trên sân khấu ai cũng nhầm là phụ nữ thiệt, chỉ đến lúc Đoàn Giỏi cất tiếng ngâm bài Tống biệt thì thiên hạ mới vỡ ra... Đêm liên hoan lễ phong cấp hàm cho trung tướng Nguyễn Bình ấy kéo dài mãi tới gần sáng. Xuồng ghe tới tấp ra về, đèn đuốc sáng rực một góc trời ken dày kênh Dương Văn Dương và các nẻo kênh rạch khác quanh co. Người ta không ngớt xôn xao, bàn tán về Tiểu đoàn 307 và kịch thơ Áo đêm trăng trên đường về...”.

Cố Tổng bí thư Lê Duẩn cũng là một người yêu mến thơ Nguyễn Bính. Trong hồi ký của nhà cách mạng Trần Bạch Đằng có đoạn viết: “... Một lần Tây càn quét Đồng Tháp Mười, cơ quan di chuyển. Tôi (Trần Bạch Đằng) được phân công đi cùng với anh Ba (đồng chí Lê Duẩn) trên chiếc xuồng ba lá. Tôi bơi lái, anh Ba bơi mũi. Xuất phát từ xã Nhơn Hòa Lập xuôi theo kênh Dương Văn Dương ra sông Vàm Cỏ Tây. Đường xa bơi đêm để quên mệt, tôi đọc bài thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính. Anh Ba bảo tôi đọc to một chút. Anh vừa bơi vừa nghe, thỉnh thoảng lại bình: “Hay!”... Rồi đến nơi an toàn, mặc dù gần sáng, anh bảo tôi đọc lại lần nữa. Anh gật gù: “Tay Nguyễn Bính này giỏi thật!”.

Đoàn Giỏi và Nguyễn Bính có rất nhiều kỷ niệm trong kháng chiến cũng như lúc cùng tập kết ra Bắc. Đáng kể nhất là bài thơ Nguyễn Bính mừng tác giả Đất rừng phương Nam lấy vợ trên đất Bắc (khoảng 10 năm sau dạo cùng sống, cùng viết và cùng chiến đấu ở Khu Cool. Bài thơ có tên là Tuyệt tác ghi ngày 19.1.1958:

“Cánh chim rời phương Nam
Xây tổ cành phía Bắc
Sông núi còn đôi miền
Nhân duyên đà thống nhất!...
Đây đó dù muôn dặm
Trong ngoài đều một lòng
Son sắt ngày thêm thắm
/Mừng riêng mà vui chung
Gái đầu lòng xin đặt
Tên cháu là Hiền Lương
Trai đầu lòng xin đặt
Tên cháu là Trường Sơn!
... Kề vai nhau đấu tranh
Cho đến ngày thắng lợi
Chị về thăm quê anh
Cháu về thăm quê nội!
... Tình nghĩa càng vuông tròn
Bắc Nam càng khắng khít
Cung đàn càng véo von
Lời văn càng thắm thiết!
… Hạnh phúc vang lời thơ
Ái ân lừng điệu nhạc
Biển chung thủy tràn bờ
Tình yêu thành tuyệt tác!”…


Tình bạn thủy chung như vậy, thật đáng trân trọng!

(Theo ThanhNien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyThu Aug 30, 2012 8:34 am

Phần II
Nguyễn Bính hành phương Nam
- Hà Đình Nguyên -

Bài 7: Bến đậu cho cánh chim giang hồ

Năm 1947, sau khi chia tay Kiên Giang - Hà Huy Hà, Nguyễn Bính vào chiến khu Đồng Tháp Mười tham gia kháng chiến. Ở đây ông được nhà thơ Bảo Định Giang, lúc đó là Trưởng Tiểu ban Văn nghệ Khu 8 biệt đãi.

Nguyễn Bính cũng có xuồng cà-rèm theo tiêu chuẩn “sĩ quan”, có cần vụ chèo chống. Nguyễn Bính còn được cấp một chiếc mùng to đùng để có thể ngồi trong đó “an tâm sáng tác” (muỗi Đồng Tháp Mười vo ve như... sáo thổi !). Bạn bè văn nghệ cũng có thêm nhiều người mới: Đoàn Giỏi, Truy Phong, Nguyễn Hải Trừng, Đào Anh Kha, Việt Ánh, Rum Bảo Việt, Phan Trác Hiệu...
Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Hongchau

Bà Hồng Châu lúc trẻ - Ảnh: tư liệu
Không khí sáng tác cũng như tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ thuật trong chiến khu thật sôi nổi...

Năm 1951, Trung ương Cục miền Nam có tổ chức một lớp tập huấn văn nghệ lấy tên là Lớp văn nghệ khóa Lê Trần tại Đồng Cùng, rừng U Minh (Khu 9). Lê Trần là nhạc sĩ, tác giả ca khúc Tiến binh (đã hy sinh trước đó). Lớp học quy tụ hầu hết văn nghệ sĩ yêu nước miền Nam. Nguyễn Bính cũng được mời tham gia khóa học này, và ông vui mừng gặp lại nhiều bạn bè thân thiết từng chia ngọt, sẻ bùi dạo còn làm báo ở Sài Gòn: Hoàng Tấn, Thanh Bình, Hoàng Phố và cả cậu học trò Kiên Giang - Hà Huy Hà... rồi thêm cả những Diệp Minh Tuyền, Thái Đức, Sơn Nam, Khương Mễ, Mai Lộc... Lớp văn nghệ Lê Trần được phiên chế thành các tiểu đội theo các loại hình nghệ thuật: Văn, Thơ, Nhạc, Họa, Điện ảnh... Ban Điều hành gồm: Hà Mậu Nhai, Đoàn Giỏi, Trần Văn Lắm... Trưởng ban điều hành là Lưu Quý Kỳ. Nguyễn Bính thuộc phiên chế tiểu đội Thơ cùng với Hoàng Tấn, Thanh Bình, Truy Phong, Hoàng Phố... Điều oái oăm là cậu học trò cũ của Nguyễn Bính là Kiên Giang được đề bạt làm tiểu đội trưởng nên “cu cậu” nhiều lúc lâm vào thế lúng túng, không biết phải phê bình, “xử lý” ông thầy vốn “lắm tài, nhiều tật” của mình ra sao. Tuy nhiên theo Hoàng Tấn thì “Sau gần bốn tháng đăng đẵng, lớp học đã kết thúc bằng một cuộc liên hoan sôi nổi. Không ai quên được Chi Lăng, Dương Tử Giang và nhất là Hoàng Phố đã đóng góp những tiết mục cười tưởng bay được cả mái lá trong buổi chia tay này. Phải ghi nhận với tính buông thả, phóng khoáng vốn có từ lâu, Nguyễn Bính đã tự khuôn mình vào kỷ luật theo đuổi đến cùng khóa học này là một cố gắng” (Nguyễn Bính - một vì sao sáng).

Thế nhưng có một giai thoại vui là trước đó ít hôm, Nguyễn Bính rủ rỉ, rù rì với Hoàng Tấn: “Mình đã ngoài 30 tuổi rồi, sống lẻ loi mãi cũng buồn. Mình tính khoảng 2 tháng nữa sẽ... cưới vợ!”. Hoàng Tấn ớ ra, chuyện... động trời chứ chẳng chơi! Cánh chim giang hồ đã tới lúc mỏi cánh rồi, nhưng “bến đậu” là đâu? Cô dâu là ai? Anh em trong tiểu đội Thơ nghe Hoàng Tấn rỉ tai, ai nấy đều xôn xao, thắc mắc. Cuối cùng, nhân một đêm trước lúc tiểu đội Thơ chia tay, một cuộc chất vấn, trêu chọc nhau bằng thơ giữa Nguyễn Bính và các thi hữu đã diễn ra, để bây giờ trở thành giai thoại:

Thanh Bình (bắn “phát pháo mở đầu”, hỏi Nguyễn Bính): “Phải chăng ông sắp tuyên hôn ?

Truy Phong (bồi tiếp): Bạc tiền không có vợ con nỗi gì?

Nguyễn Bính (thản nhiên): Bạc tiền không có cần chi/Miễn yêu chung thủy việc gì cũng xong.

Hoàng Phố: Rằng xong thì Bính dối lòng/Thuốc không có hút thì hòng cưới ai?

Nguyễn Bính (phản ứng): Các anh nghĩ thế là sai/Theo “Đời sống mới”, tiền tài kể chi!

Nguyễn Hải Trừng (ở tiểu đội Họa sang chơi, góp ý): Đứng trong thực tế mà suy/Bạc tiền không có lấy gì tiếp tân?

Nguyễn Bính (bực bội): Đã mang tiếng bạn bè thân/Đến chơi đâu phải cầu ăn cho nhiều?

Hoàng Phố (nói khích): Bạn bè là chỗ thân yêu/Ít ra cũng phải... một heo, mới vừa.

Nguyễn Bính (trả đũa): Tưởng rằng tình bạn thiết tha/Ai ngờ lại hóa “bạn gà, bạn heo”!

Hoàng Tấn (phê phán): Bính ơi, xin chớ đặt điều/Bạn người, ai lại: bạn heo bao giờ?

Nguyễn Bính (chưa nguôi giận): Bạn người uống rượu ngâm thơ/Bạn...heo nên mới ngồi chờ thịt heo!

Thanh Bình (lại chọc): Ông đừng vin cớ ông nghèo/Đơm chuyện, đặt điều nói xấu bạn thơ!

Nguyễn Bính (đắc chí): Nào ai xuyên tạc bao giờ/Biết mình đuối lý thì thua cho rồi!

Hoàng Tấn (giả lả): Chuyện ăn là chuyện lôi thôi

Hoàng Phố (lái sang chuyện khác): Nay xin gác lại, hỏi chơi chuyện này/Vợ ông con cái nhà ai/Có phải lạc loài nên mới đụng ông?

Nguyễn Bính (trừng mắt): Con ai cũng giống cũng dòng/Lạc loài đâu phải là không ra gì? Biết bao nhiêu phận nữ nhi/Cấm cung mà cũng thị phi tiếng đồn.

Truy Phong (đế vô): Cây có cội, nước có nguồn

Hoàng Phố (châm chọc): Lạc loài ắt gái chẳng còn tiết trinh

Nguyễn Bính (chỉ vào mọi người): Tại sao câu nệ chữ trinh/ Các ông phong kiến cùng mình chẳng sai...

Chẳng biết câu chuyện “đấu khẩu bằng thơ” này kết thúc như thế nào nhưng chuyện Nguyễn Bính cưới vợ là có thật. Trong tác phẩm Nguyễn Bính - một vì sao sáng, Hoàng Tấn kể lại: “Ít lâu sau Nguyễn Bính cưới vợ. Năm đó Bính đã 34 tuổi rồi. Sau hơn một thập niên vung vãi ân tình khắp nơi, cánh chim trời ấy đã xây tổ ấm. Bạn bè đồng chí ai cũng mừng cho Nguyễn Bính. Hôn lễ được cử hành khá đông vui. Lưu Quý Kỳ làm chủ hôn. Đối tượng trăm năm của Bính là chị Hồng Châu, một phụ nữ cứu quốc nổi tiếng đảm đang và thuộc thơ, thuộc rất nhiều thơ của tác giả Lỡ bước sang ngang. Sau khi cưới vợ, Bính xin phép tổ chức cho ra ngoài mở hiệu sách lấy tên là hiệu sách Nhân Dân ở ngay Huyện Sử. Mến yêu và ủng hộ nhà thơ, các NXB và các cơ quan báo chí kháng chiến: Nhân Dân, Cứu Quốc, Lá Lúa, Vì Chúa-Vì Tổ Quốc... vui lòng rót sách báo cho Bính, bán xong mới thanh toán tiền sau.

Năm 1954, sau chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng rồi hiệp định Genève được ký kết, Nguyễn Bính được lệnh tập kết ra Bắc trên một trong những chuyến tàu đầu tiên. Buổi tiễn đưa, Nguyễn Bính đã viết:

“Xã Vĩnh Bình cờ bay đỏ chói
Sông Chắc Băng vang dội tiếng tàu
Câu hò, giọng hát chen nhau
Đoàn quân tập kết Cà Mau lên đường.
.. Con đi cho má dặn dò
Gởi lời kính chúc Cụ Hồ muôn năm
Con đi luôn nhớ miền Nam
Ráng xây lực lượng vài năm trở về
... Má ơi con dám quên đâu
Con xin thề đúng như câu má thề
Nghìn năm gian khổ chẳng nề
Má chờ con nhé, con về má ơi...”.


Nhưng rồi Nguyễn Bính đã chẳng có dịp trở về miền Nam như ông đã khao khát. Hơn mười năm sau đó, ông đã vĩnh biệt chúng ta đúng vào giao thừa xuân Bính Ngọ (nhằm ngày 20.1.1966).

(Theo ThanhNien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyThu Aug 30, 2012 8:51 am

Phần II
Nguyễn Bính hành phương Nam
- Hà Đình Nguyên -

Bài 8: Sao đêm chung sáng chẳng chia miền

Năm 1954, từ vùng kháng chiến U Minh Thượng (Cà Mau) Nguyễn Bính được lệnh tập kết ra Bắc. Từ đó, thơ Nguyễn Bính “bặt âm vô tín” trên thi đàn miền Nam, thế nhưng nhiều người yêu thơ ông vẫn tìm mọi cách để đọc!

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Nbbc

Nguyễn Bính ở Báo Trăm Hoa năm 1957 - ảnh: tư liệu
Hiệp định Geneve, chia đôi đất nước. Nguyễn Bính theo tàu tập kết ra Bắc (thực chất là trở về cố hương, sau 11 năm “hành phương Nam”), để lại người vợ trẻ và đứa con mới chào đời. Ánh mắt của người vợ trẻ bồng con nhìn theo chồng trên bến tàu buổi tiễn đưa luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi trong cuộc đời nhà thơ Nguyễn Bính. Nỗi ám ảnh này đã hiện diện trong nhiều bài thơ của ông (Gởi người vợ miền Nam, Đêm sao sáng...). Tuy nhiên trong hoàn cảnh đất nước chia cắt, giới văn nghệ miền Nam dù rất muốn cũng không thể thưởng thức những sáng tác của văn nghệ sĩ miền Bắc.
Riêng với trường hợp Nguyễn Bính thì cách vài năm sau khi nhà thơ từ trần (Tết Bính Ngọ, 1966 - NV) một nhóm ký giả Sài Gòn có ý định thực hiện một chuyên đề về Nguyễn Bính nhưng rất hiếm tư liệu, nhất là những sáng tác của ông sau 1954. Trong cuốn Sài Gòn vang bóng (NXB TP.HCM, 2001) tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang kể rằng: “Chúng tôi phải nhờ đến bác sĩ Nguyễn Trần Huân - một nhà nghiên cứu văn học và khoa học sống tại Pháp, mua hộ những cuốn sách viết về văn học kháng chiến bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Paris. Dùng tài liệu ngoại ngữ có cái thuận lợi là tránh bị cảnh sát và thông tin của chế độ Sài Gòn làm khó, nhưng cũng có cái bất lợi là những bài thơ được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp thế nào cũng có sự sai biệt ít nhiều vì “tam sao thất bản”.

Bài thơ Đêm sao sáng của Nguyễn Bính được nhóm của Lý Nhân Phan Thứ Lang sử dụng nằm trong trường hợp này. Bài thơ được dịch giả P.V chuyển qua Pháp ngữ với tựa đề Nuit Étoilé (in trong cuốn Anthologie de la Poésie Vietnamienne do NXB W.E.F.R ấn hành ở Paris năm 1969. Bản dịch như sau:

“Les étoiles, dans leur progressive montée/Donnent plus de profondeur au firmament/ Le Fleuve d’Argent dévoile ses rives froides/ Où se trouve le Pont bâti par les corbeaux... Cherchant en vain le chapeau du Génie des Moissons/Je vois un Canard nageant dans l’espace/L’Étoiles du Soir me rappelled tes doux yeux/Au moment du départ, tout hucmectés de larmes... La Constellation Polaire, de son plus vif éclat/Brille magnifiquement dans un coin du ciel/ Toi, au Sud du dix-septième parallèle/ Combien d’années tu passai à la contempler!... Les étoiles innombrables et scintillantes/Eclairent notre patrie sans la diviser/Le ciel oublie parfois de se parer d’ étoiles: It n’y a pas de nuit où je ne pense à toi.” (12 Janvier, 1959).

Có được bài thơ này, nhóm của ông Lý Nhân Phan Thứ Lang bèn nhờ nhà thơ Lê Vĩnh Thọ dịch ngược trở lại tiếng Việt, và đây là Đêm sao sáng của Nguyễn Bính được ông Lê Vĩnh Thọ dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Việt:

“Những vì sao càng tiến lên cao/Bầu trời càng rõ vẻ thâm sâu/ Ngân Hà để lộ đôi bờ lạnh/Ô Thước còn kia một nhịp cầu... Nữ Thần Nông tìm hoài không thấy/ Anh nhìn con Vịt lội sông Ngân/ Sao Hôm như mắt em hiền dịu/ Đẫm lệ hôm nao lúc biệt hành... Long lanh rực rỡ một phương trời/Bắc Đẩu, chòm sao sáng tuyệt vời/Bao năm em ngắm! Em bên đó/Phương Nam bờ vĩ tuyến ngăn đôi... Vô số vì sao đang lấp lánh/Soi chung quê mẹ cả hai miền/Trời còn có đêm không sao sáng/Anh chẳng đêm nào không nhớ em”.

Khi đăng lên báo, nhóm chủ trương chỉ chú thích là do ông Lê Vĩnh Thọ nhớ đại khái theo nguyên tác, không dám ghi rõ xuất xứ là dịch từ bản tiếng Pháp vì sợ Bộ Thông tin của chế độ Sài Gòn đục bỏ.

Sau khi đất nước thống nhất (1975), ông Lý Nhân Phan Thứ Lang đã tìm mua được cuốn Đêm sao sáng của Nguyễn Bính (NXB Hà Nội, 1962), trong đó có bài thơ Đêm sao sáng với nguyên tác như sau:

“Đêm hiện dần lên những chấm sao
Lòng trời đang thấp bỗng nhiên cao
Sông Ngân đã tỏ đôi bờ lạnh
Ai biết cầu Ô ở chỗ nào?

Tìm mũ Thần Nông chẳng thấy đâu
Thấy con Vịt lội giữa dòng sâu
Sao Hôm như mắt em ngày ấy
Rớm lệ nhìn tôi bước xuống tàu

Chòm sao Bắc Đẩu sáng tinh khôi
Lộng lẫy uy nghi một góc trời
Em ở bên kia bờ vĩ tuyến
Nhìn sao thao thức mấy năm rồi

Sao đặc trời sao sáng suốt đêm
Sao đêm chung sáng chẳng chia miền
Trời còn có bữa sao quên mọc
Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em”.


Quả là... chuyện hy hữu, một bài thơ của tác giả trong nước mà người trong nước muốn đọc lại phải trải qua một “quá trình nhiêu khê” dịch qua, dịch lại từ tài liệu do người ở nước ngoài cung cấp... Thật may là “trình độ dịch” của nhà thơ Lê Vĩnh Thọ đã tỏ ra “có nghề” khi chuyển tải xuất sắc từ nội dung đến ý và tứ của tác giả với người đọc. Đây cũng là chuyện “xưa nay hiếm” trong làng văn VN.

(Theo ThanhNien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyThu Aug 30, 2012 9:07 am

Phần II
Nguyễn Bính hành phương Nam
- Hà Đình Nguyên -

Bài 9: "Những vần thơ về chị Trúc"

Trong nhiều bài thơ, đặc biệt là những bài sáng tác trên bước đường phiêu bạt ở phương Nam, Nguyễn Bính đã trút nỗi niềm tâm sự của mình với quê nhà, với “chị Trúc”. Vậy chị Trúc là ai?

Người tình, người mẹ, người em gái nhỏ trong thơ xưa nay không thiếu. Trong khi đó, ngay từ những bài đầu tiên và sau này suốt cuộc đời thơ, Nguyễn Bính đã giới thiệu “chị Trúc” một cách thiết tha, đằm thắm.

Ba bài thơ trong tập Lỡ bước sang ngang năm 1938 đều có ghi “Tặng chị Trúc”. Sau này chị Trúc cũng là người được Nguyễn Bính gửi gắm tâm sự trong những ngày hành phương Nam qua một số bài thơ như: Trăm câu một vần, Xuân tha hương, Xuân vẫn tha hương... Chẳng hạn:
Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Ththp

Từ trái sang: Nguyễn Bính, Đông Hồ và các bạn - Ảnh: Tư liệu
“Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Ôi chị một em, em một chị
Giời làm xa cách mấy con sông

...Tết này, ô thế mà vui chán
Những một mình em uống rượu hồng
Rượu say nhớ chị hồi con gái
Thương chị từ khi chị lấy chồng...”

(bài Xuân tha hương).

Trong hồi ký Để nhớ Nguyễn Bính - những ngày ghé bến Hà Tiên, nữ sĩ Mộng Tuyết cũng đã viết: “...Bính thường quấn quýt bên tôi như một chú em ngoan ngoãn. Bính kể chuyện Hà Nội, chuyện giang hồ, chuyện “chị Trúc - người chị tinh thần đã an ủi Bính trong những lúc buồn nản” và hứa xem tôi như một người chị tinh thần thứ hai...”.

Theo nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn - người anh bà con cô cậu và là bạn thân của Nguyễn Bính - thì Nguyễn Bính mồ côi mẹ lúc mới 3 tháng tuổi. Trên Nguyễn Bính là hai người anh: Nguyễn Mạnh Phác và Nguyễn Ngọc Thu - không có người chị ruột nào. Tuy nhiên trong tác phẩm Nguyễn Bính và tôi, tác giả Bùi Hạnh Cẩn đã dành hẳn một chương Những bài thơ về chị Trúc để “giải mã” về nhân vật nữ vừa rất thật mà cũng rất bí hiểm này.

Chị Trúc tên thật là Lê N. Th. (ông Cẩn viết tắt như thế) - một người phụ nữ đẹp nổi tiếng ở Hà Đông vào những năm 1930 - 1940. Nhà có một hiệu ảnh nhưng anh chồng lại vướng vào nghiện ngập, hút sách suốt ngày cứ nằm co quắp bên bàn đèn để một mình chị vợ phải lo toan, gánh vác việc gia đình. Cho nên cũng dễ hiểu khi người thiếu phụ một con này gặp gỡ và đem lòng yêu Nguyễn Mạnh Phác (anh cả của Nguyễn Bính) - lúc đó đang dạy học và làm văn nghệ (viết kịch, viết báo, làm thơ...) ở thị xã Hà Đông. Vì là mối tình thầm lén nên chị Th. được những người trong cuộc gọi là “Trúc”. Yêu thương người tình nên chị Trúc cũng quý mến và rất chiều Nguyễn Bính, coi như em. Ngược lại, Nguyễn Bính cũng rất tôn trọng và cảm thông với cảnh ngộ ấy nên đã làm nhiều bài thơ chia sẻ nỗi niềm với chị Trúc.

Một bữa, nhà văn Lê Văn Trương về Hà Đông thăm bạn bè và mời Nguyễn Mạnh Phác viết cho báo Ích hữu do mình phụ trách. Đến lúc này thì Nguyễn Mạnh Phác cần có một bút hiệu. Theo lời ông thân sinh của Bùi Hạnh Cẩn (anh ruột của mẹ Nguyễn Bính - NV) thì bà thân của họ Nguyễn đã “đẻ rơi” Mạnh Phác ngoài đường lộ. Do vậy, Mạnh Phác còn có tên gọi ở nhà là “cu Đường”. Thế là họ bèn lấy tên “người em văn nghệ” của Mạnh Phác (cô Trúc) gắn với tên... cu Đường, thành bút hiệu là Trúc Đường (sau này Trúc Đường là nhà viết kịch nổi tiếng ở miền Bắc). Từ đó Trúc Đường thôi dạy học, lên Hà Nội làm báo Ích hữu rồi làm ở nhà in Lê Cường, mối tình với chị Trúc càng thêm thắm thiết.

Nhưng một hôm, chị Trúc đang ngồi đan áo tặng Trúc Đường thì hay tin nhà in Lê Cường vừa xuất bản tập thơ của một tác giả nữ do chính Trúc Đường biên tập. Người đẹp Hà Đông liền nổi máu “sư tử Hà Đông”, vứt chiếc áo đan dở sang một bên và tuyên bố không thèm gặp Trúc Đường nữa. Nguyễn Bính nghe chuyện rất buồn, gửi cho chị Trúc một bài thơ nhằm thanh minh cho anh trai:

“...Người ấy yêu thương chị nhất đời
Trọ qua đêm ấy song người ấy
Với chị đêm nào cũng nhớ thương
... Chị hãy nghe lời em bé đây
Hết buồn, hết khóc từ hôm nay
Vui lên chị ạ rồi đan áo
Em thấy cây vườn sắc lá thay...”

(Gửi chị Trúc).

Nhưng những lời thơ thiết tha, khẩn khoản ấy không ngăn được dòng nước mắt cũng như sự ghen hờn của người thiếu phụ. Nguyễn Bính lại gửi tiếp cho chị Trúc nhưng lời thơ thống thiết:

“Em thấy hình như chị khóc luôn
Mấy ngày môi chị biệt ly son
Buồn không trang điểm, buồn không nói
Ai đã làm cho chị Trúc buồn?
...Em hỏi vì sao? Chị lặng yên
Để lời em hỏi chịu vô duyên
Nhưng rồi chị kể loanh quanh mãi
Em mới hay rằng chị đã ghen”

(Chị đã ghen)...

Những năm đầu thập kỷ 40 thế kỷ trước, trong không khí ngột ngạt của Đệ nhị Thế chiến sắp tràn tới Đông Dương thì những văn thi sĩ miền Bắc lại có phong trào “giang hồ vặt”, thích phiêu bạt, dịch chuyển. Nguyễn Bính cũng đã tỏ ra giận hờn, trách cứ Bùi Hạnh Cẩn khi ông anh bà con của mình “giang hồ bỏ cuộc nửa chừng”:

“Tháng ngày lần lữa trôi qua
Gió Đông Nam vắng nghĩ mà buồn tênh
Nằm bên sông Mã xứ Thanh
Tôi buồn khi biết thuyền anh quay về”

(Gửi Bùi Hạnh Cẩn).

Năm 1943, mấy nhà thơ, nhà văn trẻ Nguyễn Bính, Tô Hoài, Vũ Trọng Can từ Bắc vào miền Trung, vô Nam rồi lại trở ra. Thời kỳ này, Mạnh Phác và chị Trúc luôn gửi tiền vào Huế “tiếp sức” cho cậu em vốn nghèo mà lại khoái đi giang hồ. Đó cũng là giai đoạn Nguyễn Bính viết Xuân tha hương và Xuân vẫn tha hương:

“...Vườn nhà tết đến hoa còn nở?
Chị gửi cho em một cành hồng
(Tha hương chẳng gặp người tri kỷ
Một cánh hoa tươi đỡ lạnh lòng...)

Không hiểu vì sao hai đứa lại
Chung lưng làm một chuyến đi đày
Mai đây bỏ Huế rồi quên Huế
Quên được làm sao bữa rượu này...”

(Xuân tha hương);

và:

“Đêm ba mươi tết quê người cũng
Tiếng pháo giao thừa dậy tứ phương/
Chị ạ, em không người nước Sở
Nhớ nhà đâu mượn tích Trương Lương
Đất khách tình dâng nhòa mắt lệ
Ôi nhà, ôi chị... ôi quê hương”.

(Xuân vẫn tha hương).

Chị Trúc chỉ là một hình bóng thoáng qua trong đời thơ Nguyễn Bính nhưng đã được nhà thơ trân trọng, tôn thờ đến hết đời. Ông mồ côi mẹ từ lúc còn ẵm ngửa, thiếu thốn tình mẫu tử lại không có chị, có em gái nào. Thế nên chị Trúc dù không có chút quan hệ huyết thống nhưng lại rất thân thiết, gần gũi trong tâm hồn hết sức nhạy cảm của nhà thơ.

(Theo ThanhNien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyThu Aug 30, 2012 9:45 am

Phần II
Nguyễn Bính hành phương Nam
- Hà Đình Nguyên -

Những bóng hồng trong đời thơ Nguyễn Bính

Mang một tâm hồn hết sức nhạy cảm, cho nên việc trái tim của chàng thi sĩ chân quê luôn vương vấn những bóng hồng trên từng bước phiêu lãng kể cũng không có gì là lạ. Nhà văn Hoàng Tấn đã từng nhận xét về người bạn thân: “Cái anh thi sĩ này là chúa đa tình!”.

Tên Nguyễn Bính xuất hiện trên văn đàn bằng giải khuyến khích của nhóm Tự Lực Văn Đoàn trao cho tập thơ Tâm hồn tôi của chàng thanh niên 22 tuổi (1940). Ở ngay tập thơ ấy, “tâm hồn tôi” đã được Nguyễn Bính ghi tặng cho cô Oanh - một người đẹp đất Hà Đông: “Tâm hồn tôi là một bình rượu nhỏ/Rót dần dần, rót mãi xuống nàng Oanh/Không say sưa, nàng vẫn vô tình/Hắt ly rượu hồn tôi qua cửa sổ...”. Cho nên, “ghi tặng” cho... oai vậy thôi, chứ giai nhân này chưa hề trao đổi, chưa hề ước hẹn nửa câu với anh chàng thi sĩ đa tình. “Cô ấy” chỉ là người mà chàng thầm yêu trộm nhớ. “Nhưng yêu Oanh quá cho nên phải/Mơ chuyện thần tiên để dối mình...”.

Năm 1941, Nguyễn Bính ra mắt tập thơ Hương cố nhân, trong tập thơ này có nhiều bài thơ dành tặng cho một người con gái tài hoa, mà Nguyễn Bính gọi nàng dưới nhiều cái tên:
Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ 17203445

Nữ sĩ Anh Thơ - ảnh: T.L
Hương, Mai Thơ, Tây Thi... thực ra đó là nữ sĩ Anh Thơ (tên thật là Vương Kiều Ân, do đó Nguyễn Bính còn lấy bút hiệu là Vương Kiều Mộc). Nàng cũng làm thơ, cũng viết về đề tài nông thôn và tập thơ Bức tranh quê của nàng cũng được nhóm Tự Lực Văn Đoàn trao giải khuyến khích. Những cái “cũng” hết sức tương đồng ấy đã đưa hai tâm hồn “vướng nợ thi nhân” này lại gần nhau. Một mối tình rất... thơ, nhưng cũng đầy trắc trở:

“Em tôi be bé làm thơ
Tôi lo tiền cưới bao giờ cho xong...”.


Nàng là cô tiểu thư vùng Phủ Lạng - Bắc Giang, nơi có con sông Thương “nước chảy đôi dòng”, còn chàng chỉ là thi nhân “khăn gói giang hồ”:

“Em là con gái nhà giời
Tôi là con cái nhà người thường dân
Yêu em có vạn có ngàn
Nhưng cha không chứng cho bàn tay khôn!”.


Rồi cay đắng:

“Ai thề như mới hôm qua
Lấy nhau không được chẳng thà chết đi
Mà thôi nhắc lại làm gì
Thế gian chán vạn kẻ thề có sao!”.


Trách móc là vậy nhưng tâm hồn của nhà thơ cứ tơ tưởng về người con gái Phủ Lạng:

“Cô Thơ, cô đẹp nhất làng
Nghe trời đổ gió may quàng áo bông
Lạnh rồi! Sắp sửa mùa đông
Người ta sắp sửa lấy chồng hay chưa?
Vội vàng chi mấy cô Thơ
Áo bông tuy ấm nhưng chưa bằng chồng
Tôi cầu trời mất mùa đông
Cố nhân xa lắm, áo bông rách rồi...”.


Nhà văn Hoàng Tấn nhận xét : “Đây có lẽ là mối tình đau khổ nhất của Bính, cái khổ đau nó kéo dài suốt cả đời người, vì không khi nào viết văn làm thơ có dịp là Nguyễn Bính không nhắc đến Hương cố nhân:

“Xây bao nhiêu mộng thế mà
Đến nay phải gọi người là cố nhân!”.


Ít ai biết ngoài làm thơ, Nguyễn Bính còn viết 3 tập văn xuôi, đó là những tập Ngậm miệng, Hai người điên ở kinh thành và Không nhan sắc... Trong tập Ngậm miệng, Nguyễn Bính đã nói rõ hơn về “mối tương tư” cô Oanh Hà Đông, còn ở tập Hai người điên ở kinh thành là những bộc bạch về những gì Nguyễn Bính chưa nói hết trong Hương cố nhân. Riêng cuốn Không nhan sắc chỉ là viết để đùa ông anh ruột Trúc Đường (Nguyễn Mạnh Phác) nhằm “phản pháo” khi ông anh viết cuốn Nhan sắc.

Năm 1942, Nguyễn Bính lại có tập thơ Người con gái ở lầu hoa, dành tặng Tú Uyên, “địa chỉ” của nàng được nhà thơ tiết lộ:

“Nhà nàng ở gốc cây mai trắng
Trên xóm mai vàng, dưới đế kinh
Có một buổi chiều qua lối ấy
Tôi về dệt mãi mộng ba sinh”.


Nhà văn Hoàng Tấn “giải mã”: “ Nhà nàng ở Bạch Mai (gốc mai trắng), trên xóm mai vàng (Hoàng Mai), còn dưới đế kinh là dưới... Phố Huế!”. Hóa ra nàng Tú Uyên ấy chính là em gái của nhà văn Nguyễn Đình Lạp (tác giả Ngoại ô), tên thật là Nguyễn Thị Tuyên. Mỗi ngày đến tòa soạn, Nguyễn Bính đều phải đi qua nhà nàng, thế rồi cứ tự hỏi:

“Ô hay, lòng cứ làm sao ấy
Có phải là yêu hỡi Tú Uyên?”.

Tự hỏi như thế bởi thực ra nhà thơ và người đẹp cũng... chưa có gì! Chỉ là “để ý” thương thầm thế thôi, thế nhưng nàng Tú Uyên đã hiện diện trong khá nhiều bài thơ:

“Nàng Tú Uyên ơi!/
Cả một mùa mai trắng rụng rồi
Cả dạo đò sen đang nở rộ
Bốn mùa trơ lại một thân tôi”.

(Nàng Tú Uyên),

hoặc:

“Đêm đã khuya mà đường lại xa
Gió cuồng đổ xuống trận mưa hoa
Gió ơi, trời khóc hay tôi khó
Nàng Tú Uyên ơi, cực lắm mà!”

(Mơ tiên).

Cho đến cuối năm 1943, Nguyễn Bính vẫn không thôi “khóc” nàng Tú Uyên:

“Cây nào cũng đứng bóng trưa
Chuông nào cũng đổ trúng giờ mười hai
Rừng nào cũng nở hoa mai
Nơi nào cũng có hai người yêu nhau
Nhưng mà bất cứ ở đâu
Riêng tôi vẫn đắp mối sầu thành non
Vẫn hằng khóc phấn than son
Vì trong thiên hạ không còn Tú Uyên”.

(Trường hận ca).

Cuối năm 1943, Nguyễn Bính “hành phương Nam”, nơi đất khách quê người này trái tim đa tình kia lại thổn thức bởi một “đôi mắt nhung”. Đó là một cô gái có gốc gác hoàng tộc: Tôn Nữ Hoàng Trân. Nàng đẹp, nhất là đôi mắt như có hấp lực khiến cho thi sĩ cẩn bút:

“Bao năm đi giữa kinh thành
Bao năm lẻ bóng, lẻ hình, lẻ đôi
Cả kinh thành có những ai?
Cả kinh thành có một người mắt nhung”.

(Đôi mắt nhung).

Nàng Tôn Nữ cũng biết làm thơ, cho nên ít lâu sau trên tờ Đàn Bà của Thụy An (xuất bản ở Hà Nội) người ta thấy xuất hiện nhiều bài thơ đối đáp giữa Nguyễn Bính và Tôn Nữ Hoàng Trân. Tuy nhiên, mối tình này chỉ được một thời gian ngắn, rồi thì:

“Người ngọc trao tay mảnh quạt vàng
Mở lòng một buổi gió thu sang
Tình yêu không cứ mùa mưa nắng
Những tưởng muôn năm Phượng sánh Hoàng

... Nào ngờ duyên số vốn chia phôi
Quạt ước còn đây, hẹn lỡ rồi
Ai biết tình anh khi khép lại
Cũng là mảnh quạt cuối thu thôi...”.


Rồi Nguyễn Bính trẩy đi Hà Tiên, ghé thăm cặp tri kỷ Đông Hồ - Mộng Tuyết. Tại đây nhà thơ đã có những ngày thật thơ mộng bên cô gái gốc Minh hương (những người gốc Hoa, theo phong trào “phản Thanh, phục Minh” phiêu dạt qua Việt Nam - NV), cháu ruột của nữ sĩ Mộng Tuyết, tên là Ngọc (chi tiết này đã được nhắc tới trong bài Từ gác Nam Phong đến bài thơ Xóm Rẫy kỳ trước)...

(Theo ThanhNien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyThu Aug 30, 2012 9:58 am

Phần II
Nguyễn Bính hành phương Nam
- Hà Đình Nguyên -

Những bóng hồng trong đời thơ Nguyễn Bính “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy…”


Vốn mang một tâm hồn nhạy cảm, đa mang từ rất sớm nên tuổi yêu của Nguyễn Bính cũng phát lộ nhanh nhạy hơn những thiếu niên đồng trang lứa.

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Wwwwwwk

Người thân, bạn bè gặp gỡ tại Nhà lưu niệm Nguyễn Bính (Q.Gò Vấp, TP.HCM) - Ảnh: Hà Đình Nguyên
Tuổi thiếu niên và những rung động đầu đời

Nguyễn Bính vốn sinh ra ở làng Trạm, mẹ mất sớm nên được người anh của mẹ (gọi là bác, theo kiểu xưng hô của người miền Bắc) là cụ Bùi Trinh Nghiêm (thân sinh của nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn) nuôi nấng, dạy dỗ ở làng Vân Cát (tục gọi là làng Vân). Tuổi thiếu niên và những rung động đầu đời của Nguyễn Bính cũng diễn ra ở làng này. Hãy nghe chính nhà thơ nhớ về những xuyến xao ngày ấy (tư liệu này chúng tôi ghi theo tác giả Trần Văn Tư trong một bài viết đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay):

“Làng Vân Cát của mình có hội Phủ Giày rất tuyệt. Từ bé mình đã mê những sắc màu xanh đỏ tím vàng của lễ hội tưng bừng, mê hát chầu văn, mê những buổi lên đồng của các con nhang đệ tử, mê quá nhiều khi quên cả về nhà. Có thể nói, màu sắc âm thanh của lễ hội Phủ Giày mãi về sau vẫn còn ám vào thơ mình, gợi lên cái hương vị đồng quê... Năm ấy, mình mười bốn tuổi, đầu tháng ba âm lịch về chơi hội, mưa cuối xuân bay phấp phới. Đang ngồi xem hầu bóng, chợt thấy một cô gái chắc cũng ang áng tuổi mình, mặc áo cánh sen, thắt lưng hoa lý, chít khăn vành nhung, thả chiếc đuôi gà sau gáy, dáng dong dỏng cao, bước đi thanh thoát, y như vừa bước ra từ một bức tranh tố nữ. Người đi bên cô áng chừng là mẹ, mặt phúc hậu, miệng luôn lẩm nhẩm tụng kinh. Mình vội đi theo cô ấy, ngắm mãi khuôn mặt trái xoan và làn da trắng hồng khiến mình ngơ ngẩn cả người. Suốt buổi ấy, mình cứ đi theo mẹ con cô gái, lạy cùng lạy, khấn cùng khấn. Đôi khi chen sát vào cô ấy, chỉ mong cô ấy ghé mắt liếc mình một tí. Nhưng cô gái ấy tuy dịu dàng mà nghiêm trang quá, chỉ có một lần đuôi mắt của cô ấy khẽ chạm vào ánh nhìn của mình rồi vội vã quay đi... Phủ ở giữa, một bên là chùa, bên kia là đền, khách thập phương lũ lượt nối đuôi nhau, kẻ ra người vào. Khói hương nghi ngút nhưng mọi thứ lúc đó đối với mình đều như mơ hồ, chỉ có bóng cô gái là không khi nào rời khỏi đôi mắt của mình...

Lễ hội diễn ra trong mười ngày. Mình theo riết cô ấy từ Phủ Giày (làng Vân Cát) sang Phủ Chính (làng Tiên Hương). Đến ngày thứ tư thì mình giúi được vào tay cô ấy mảnh giấy có ghi mấy câu thơ:

“Em ở cõi trần hay cõi tiên?
Phủ đền nhang khói nức hương em
Xin đi chầm chậm cho theo với
Lộc thánh dâng người một trái tim”.


Mắt cô ấy ngó lơ chỗ khác nhưng tay thì nhanh nhẹn nhận lấy mảnh giấy. Quả là “giai nhân thong thái tự nhiên thành” khiến mình thật hồi hộp rồi... sung sướng! Đến chiều ngày thứ năm, trong khi mẹ của cô đang để hết tâm trí vào một phiên hầu bóng thì cô lẻn bước ra bên ngoài. Mình bám theo bén gót. Chợt cô ấy dừng chân lại, nói bâng quơ: “Mai về Mỹ Trọng rồi!” (Mỹ Trọng là một làng ngoại thành Nam Định). Mình đánh bạo nắm lấy bàn tay của cô ấy nhưng cô rụt lại rồi quay nhanh vào chỗ hầu bóng. Một cảm xúc bồi hồi dâng lên trong lòng mình...

Hôm sau mình theo mẹ con cô ấy về tận Mỹ Trọng. Nhà cô ấy ở gần chợ, cũng thuộc vào hạng khá giả ở đây. Qua dò hỏi, biết được gia đình này có năm người con, cô ấy thứ tư, chưa hề được đi học nhưng nhờ có người anh dạy chữ quốc ngữ cho nên cũng biết đọc, biết viết. Sau đó mình cố tình tạo ra những tình huống “tình cờ gặp gỡ” cô ấy mấy lần ở chợ, biết tên cô là Ngọc Lan, và rồi những bức thư ngăn ngắn được trao đổi vội vàng... Mỗi lần gặp Ngọc Lan xong, về nhà mình lại cắm đầu làm thơ, xao nhãng cả việc học hành, bị ông anh Trúc Đường mắng cho mấy trận nhưng vẫn không chừa... Khoảng ba tháng sau thì bố mẹ cô ấy chuyển chỗ ở, Ngọc Lan không kịp báo tin cho mình. Thế là “biệt vô âm tín” của giai nhân từ đó. Mình bị hụt hẫng, chao đảo suốt một thời gian dài...

Những cảm xúc, rung động đầu đời của thuở 14, 15 tưởng như gió thoảng hương bay... Vậy mà cái màu áo cánh sen, cái thắt lưng hoa lý ấy cứ đeo đẳng hồn thơ. Từ ấy đến giờ, hễ cứ nghe thoang thoảng mùi hương khói, trong tiềm thức mình lại hiển hiện bóng dáng của cô thiếu nữ thơ ngây đi trẩy hội Phủ Giày năm ấy, lòng không khỏi bâng khuâng...”.

Vì sao lại có tên Nguyễn Bính Thuyết?

Tuy nhiên, trên bước đường giang hồ, phiêu bạt phía Nam có một chi tiết đã khiến nhiều người nhầm lẫn về tiểu sử của Nguyễn Bính. Đó là có nhiều tư liệu, bài viết kể cả sách giáo khoa ghi Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Bính Thuyết. Bà Hồng Châu - vợ nhà thơ Nguyễn Bính kể lại rằng, hồi năm 1951, bà từ trong chiến khu đã bí mật vào công tác trong nội thành Sài Gòn, nhân đó bà có mua một số sách đem về bán (vợ chồng Nguyễn Bính có mở hiệu sách Nhân Dân tại xã Trí Phải, Cà Mau), trong đó có một cuốn sách viết về nhà thơ Nguyễn Bính, bà háo hức mua về tặng chồng. Vượt một quãng đường dài mấy trăm cây số, về tới nhà, việc đầu tiên của bà Hồng Châu là đem cuốn sách khoe với chồng. Nguyễn Bính cũng lộ vẻ vui mừng và cắm cúi đọc ngay. Một lát sau, khi bà Hồng Châu đang thu dọn hàng thì bỗng nghe tiếng xoạt xoạt. Nhìn ra thì... hỡi ôi, cuốn sách đã bị xé tan thành từng mảnh vụn, còn Nguyễn Bính thì mặt hầm hầm tức giận, ngồi bất động... Niềm vui chưa được trọn vẹn, thay vào đó là nỗi hụt hẫng, tủi buồn. Bà Hồng Châu vào buồng nằm ôm con khóc!

Đến tối, khi cơn giận lắng xuống, Nguyễn Bính mới xin lỗi vợ và cho biết nguyên nhân cơn giận của mình. Số là, Nguyễn Bính vốn “đa tình”, đi đến đâu cũng “đa mang” những người đẹp, trong đó không thiếu những nàng tiểu thư khuê các. Tuy nhiên, đời thi sĩ vốn nghèo kiết xác. Những người đẹp chỉ yêu sự tài hoa của thi nhân, còn để “kết tóc se tơ” thì chẳng cô nào muốn dính vào một anh chàng tay trắng. Dẫu biết vậy, nhưng Nguyễn Bính vẫn ngầm tự hào về cái số đào hoa của mình. Có hôm, ông cao hứng nói với bạn bè: “Tao không muốn thì thôi, còn nếu muốn thì chỉ vài hôm là có xe hoa đến đón một nàng”. Ông bạn Thanh Bình bèn giễu: “Cậu là người “năng thuyết bất năng hành” (nói được mà làm không được). Từ nay, đặt tên cho cậu là Nguyễn Bính Thuyết!”. Từ đó, nếu có ai đùa dai, gọi trêu ông là Nguyễn Bính Thuyết thì Nguyễn Bính làm mặt giận, cho đó là một sự xúc phạm... Vậy mà chẳng hiểu do từ đâu, cái tên Nguyễn Bính Thuyết lại được nhiều ấn phẩm ghi vào phần tiểu sử của Nguyễn Bính một cách “đường đường, chính chính”.

Nhân loạt bài này, chúng tôi xin mạo muội cải chính: Nguyễn Bính Thuyết không phải là tên thật của nhà thơ. Thật ra chính tên của ông là Nguyễn Trọng Bính, nhưng thôi hãy cứ gọi ông là Nguyễn Bính như ông đã từng ký tên dưới những bài thơ và như chúng ta vẫn trân trọng nhắc đến tên ông suốt 70 năm qua...

(Theo ThanhNien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyThu Aug 30, 2012 10:08 am

Phần II
Nguyễn Bính hành phương Nam
- Hà Đình Nguyên -

Ngày Nguyễn Bính ra đi


Hầu như ai cũng biết Nguyễn Bính ra đi vào một ngày giáp Tết Bính Ngọ (1966), chính xác là ngày 29 Tết (tháng chạp này không có ngày 30). Tuy nhiên, kể về cái chết của ông thì mỗi người nói một kiểu, không thống nhất.

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Hhhhhhpk

Tranh vẽ chân dung Nguyễn Bính - Ảnh: T.L
Vội vã ra đi

Dưới đây, chúng tôi xin dẫn theo nhà văn Vũ Bão, người bạn thân thiết với Nguyễn Bính ở Ty Văn hóa Hà Nam.

Sau khi tờ Trăm hoa do Nguyễn Bính thực hiện ở Hà Nội đình bản, Nguyễn Bính bị “thất sủng”, trôi dạt về quê Hà Nam. Ở đây ông chơi thân với nhà văn Vũ Bão. Vũ Bão kể:

“Khi làm báo Hà Nam, tôi và Nguyễn Bính có một người bạn chung tên là Đỗ Văn Hứa, người thôn Mạc Hạ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Anh này làm nghề bốc thuốc Đông y nhưng cũng viết báo, làm thơ, lấy bút hiệu là Tân Thanh. Đặc biệt, anh rất yêu thích thơ Nguyễn Bính nên mỗi lần về Ty Văn hóa Hà Nam họp, Tân Thanh lại khẩn khoản mời Nguyễn Bính về nhà mình chơi. Được cái cô Sang - vợ Tân Thanh - là người rất mến khách, mỗi lần chúng tôi về nhà là cô tiếp đón niềm nở, cố lo cho được bữa cơm để chồng tiếp đãi mấy ông anh văn nghệ chứ không hề có một thái độ, cử chỉ tỏ ra phiền hà.

Khi Nguyễn Bính được Ty Văn hóa Hà Nam phân phối một chiếc xe đạp, ông bòn mót mãi cũng chưa đủ nửa số tiền, vợ chồng Tân Thanh đã sốt sắng góp giúp khoản tiền còn lại. Có xe đạp, chỉ cần khoảng nửa tiếng là Nguyễn Bính đã có thể về thăm vợ con (bà Lai - NV) đang sơ tán ở Đại Hoàng. Nhưng bản tính của Nguyễn Bính là thích có bạn tâm sự, cho nên dạo làm ở Ty Văn hóa, cứ hết giờ hành chánh là Nguyễn Bính đạp xe về thôn Mạc Hạ chơi với vợ chồng Tân Thanh. Đối với tôi, vợ chồng Tân Thanh cũng sẵn sàng cho vay tiền mua nhà. Nguyễn Bính thường hay nói với vợ chồng Tân Thanh: “Tôi đến với hai cô chú là vì cái tình. Tôi coi Hứa (Tân Thanh) như thằng em ruột tôi, coi cô như là em dâu nên tôi mới về đây”. Người ta đồn thổi Nguyễn Bính ưa về Mạc Hạ là vì... có Tân Thanh cung phụng rượu chè! Thực ra, Tân Thanh không biết uống rượu. Mỗi lần về Mạc Hạ, hai anh em chuyện trò cho đến tận khuya mới đi ngủ...

Tết Bính Ngọ 1966 - Tết thời chiến nên tòa soạn báo dành cho tôi một chế độ riêng: Ba ngày Tết, tôi xuống các đại đội pháo cao xạ ăn Tết với lính, tòa soạn coi đó là 3 ngày đi công tác. Mùng 4 Tết tôi mới được nghỉ, đạp xe đi thăm đây đó... 10 giờ ngày mùng 4 Tết, tôi tới nhà Tân Thanh ở Mạc Hạ. Vừa nhìn thấy tôi dắt xe đạp vào trong sân, cô Sang đã nói ngay: “Bác Vũ ơi, bác Bính mất rồi!”. Tôi đứng sững lại: “Ai nói với cô?”. Cô Sang nói tiếp: “Tuần trước, bác ấy đạp xe về nhà em. Trời trở gió, vừa vào tới nhà, bác ấy đã bảo nhà em đưa bác đi bệnh viện. Thời may, bệnh viện huyện lại sơ tán ngay xã em. Bác ấy bị thổ ra máu. Nằm ở bệnh viện huyện 3 ngày, sức khỏe hơi đỡ, lại về nhà em lấy xe đạp tính về Đại Hoàng ăn tết với vợ con. Hôm ấy đã là 29 Tết rồi.

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Vubao

Nhà văn Vũ Bão thắp hương tưởng niệm Nguyễn Bính - Ảnh: Tư liệu

Thấy bác còn mệt, chúng em sợ bác không đủ sức về tận Đại Hoàng nên cố giữ bác lại ăn Tết cùng chúng em... Sáng sớm 30 (*), nhà em tính sang chỗ hàng xóm chia thịt lợn mang về cái đùi và một ít lòng, tiết canh để hai anh em ăn cơm. Bác Bính bảo nhà em cứ ở nhà ăn với bác bát cơm cái đã. Nể bác, nhà em ngồi nán lại ăn cơm. Bác Bính có thói quen ăn xong là đi rửa tay. Bác vắt khăn lên vai, lò dò bước xuống cầu ao. Bỗng chúng em nghe tiếng bác gọi “Tân Thanh!”. Nhà em chạy vội ra sân, thấy bác Bính đang gục xuống bên gốc mít, cạnh hố vôi. Nhà em xốc bác lên, tựa người bác vào ngực mình. Miệng bác đầy máu, bác thổ ra huyết. Nhà em chạy đi gọi anh Huê và anh Đáp, nhờ họ cáng bác lên bệnh viện gấp. Y sĩ khám cho bác ấy xong mới cho nhà em biết bác ấy mất rồi. Nhà em ra bưu điện huyện gọi điện báo tin cho bác Trúc Đường và Ty Văn hóa... Em phải qua chỗ chia thịt lợn với hàng xóm. Cầm suất thịt về em càng thương bác Bính, bác đã đi rồi, ba mươi Tết, bác đã nhìn thấy miếng thịt nào đâu, đã ăn được miếng dồi, miếng tiết nào đâu mà bác đã vội vã ra đi...”.

Điềm báo

Trong cuốn Giai thoại Nguyễn Bính, nhà văn Vũ Nam kể: “Cuối năm 1965, nhằm chuẩn bị cho kỷ niệm 200 ngày sinh Nguyễn Du - người mà Nguyễn Bính vốn coi như “tổ sư” của mình trong lĩnh vực làm thơ (Nguyễn Bính chẳng phục nhà thơ nào, chỉ trừ... Nguyễn Du!), báo Xuân năm Bính Ngọ ra số đặc biệt với nhiều bài vở về Nguyễn Du (1966). Hôm duyệt bài báo Tết, Nguyễn Bính cười thật tươi, tay cầm một xấp giấy mỏng, khoe: “Chỉ trong một đêm, tôi đã viết được một bài tập Kiều, vịnh cụ Tiên Điền”. Nguyễn Bính không cho ai xem mà chờ cho đến lúc đông đủ anh em mới trịnh trọng giở những trang giấy được viết thật công phu, chữ đẹp như xếp, rồi hắng giọng ngân nga: “KÍNH TẶNG CỤ NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU:

Cảo thơm lần giở trước đèn
Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa
Trăm năm trong cõi người ta
Một thiên tuyệt bút gọi là để sau
Khen tài nhả ngọc phun châu
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình
Mấy lời ký chú đinh ninh
Rằng tài nên trọng, mà tình nên thương
Khen rằng đáng giá Thịnh Đường
Thì treo giải nhất, chi nhường cho ai
Gẫm câu người ấy, báu này
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào
Nặng vì chút nghĩa xưa sau
Mà cho thiên hạ trông vào cũng hay
Thương vui cũng tại lòng này
Tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời
Lòng thơ lai láng bồi hồi
Tưởng người nên lại thấy người về đây”.


Cả hội đồng duyệt bài số báo Tết hôm ấy, ai cũng lặng người. Bài tập Kiều tuy là để tặng cụ Tiên Điền nhưng nghe sao như tâm sự của Nguyễn Bính đang muốn... tổng kết đời thơ của mình, để lại chút gì cho ngày sau. Ai cũng bảo tập Kiều này nghe như “có điềm báo trước”. Nguyễn Bính cười trừ: “Các ông mê tín! Cứ hay là được rồi. Tôi xin nộp bài này. Một câu một chữ không sửa!”.

Còn nhà văn Chu Lai thuật lại: “Mùng sáu tháng giêng ta, tôi lên Hội Nhà văn thông báo về việc anh Bính mất. Gặp Tô Hoài, cùng ngậm ngùi nói chuyện về người bạn mới mất. Sau đó, tôi tìm đến nhà Trần Lê Văn. Nghe tin Bính mất, Trần Lê Văn tròn xoe mắt kinh ngạc: “Bính chết thật ư? Bao giờ?”. “Ba mươi Tết, trước giao thừa”(**). Trần Lê Văn bỗng xịu mặt, đấm vào đùi bình bịch: “Biết mà! Biết mà! Chết trước mồng một, đã lường thấy từ bao giờ”. Tôi gặng hỏi: “Sao anh lại nói vậy?”. Trần Lê Văn nói như gắt: “Ô kìa! Năm mới tháng giêng mồng một Tết. Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân”, rồi “... Giờ đây chín vạn bông hoa nở/Riêng có tình ta khép lại thôi” (***). Nó để mùa xuân nguyên vẹn cho người. Nó đi mà”. Tôi sực nhớ bài tập Kiều Lời lời lệ sa máu rỏ đăng trân trọng trong số báo Tết. Ôi, thương quá! Chẳng lẽ trong thơ có quỷ, có ma thật chăng?!”...

(Theo ThanhNien)

(*) (**): Có sự nhầm lẫn về ngày mất của Nguyễn Bính trong các tư liệu này.
(***): Nhạc xuân - thơ Nguyễn Bính
Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyThu Aug 30, 2012 10:20 am

Phần II
Nguyễn Bính hành phương Nam
- Hà Đình Nguyên -

Nguyễn Bính và văn nghệ sĩ miền Nam


Năm 1966, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, đất nước tạm thời bị chia cắt, cái tin Nguyễn Bính từ trần ở miền Bắc vẫn làm rúng động giới cầm bút miền Nam.

Nguyễn Bính ra đi vào ngày cuối cùng của năm Ất Tỵ, nhằm ngày 20.1.1966. Vài tháng sau, tập san Văn số 60 (ra ngày 15.6.1966) đã dành một số trang nhằm truy niệm Nguyễn Bính. Ở trang đầu, nhóm chủ trương (Nguyễn Đình Vượng, Trần Phong Giao) viết: “Trong số này, về Nguyễn Bính, chúng tôi giới thiệu một thiên hồi ký và một bài tùy bút. Chúng tôi rất tiếc đã không thể làm trọn một số để truy niệm nhà thơ vừa khuất. Rất mong bạn đọc thông cảm... Trong mấy bài thơ trích dẫn dưới đây, bạn đọc sẽ bắt gặp những nét điển hình của Nguyễn Bính, như một chàng quê mùa (thơ rất gần với ca dao), như một gã si tình lãng mạn, như một tay giang hồ phóng đãng và như một chiến sĩ...”.

Thiên hồi ký kể trên là của nữ sĩ Mộng Tuyết với tựa đề Để nhớ Nguyễn Bính - Những ngày ghé bến Hà Tiên (chúng tôi đã có trích đăng một số chi tiết của hồi ký này ở số báo trước, đoạn nói về Nguyễn Bính gặp gỡ Đông Hồ -Mộng Tuyết). Ở đây chúng tôi xin trích tiếp đoạn cuối: “Rồi thì phong yên nổi dậy. Cuộc kháng chiến bắt đầu. Chúng tôi cũng trôi nổi mỗi người một phương. “Yiễm Yiễm thương điếm” đã tan tành hết còn “Yễm Yễm thư trang” mở lại ở phố Nguyễn Thái Học Sài Gòn. Tôi lại bận bịu chuyện buôn bán, bận bịu chuyện phát hành, để anh Đông Hồ thung dung làm nhà đại ẩn... Một buổi chiều có người con gái quê đến, giao cho tôi một mảnh giấy nhàu nát. Trong giấy, xin cây bút máy tốt và chiếc đồng hồ đeo tay, lội nước. Dưới ký “Người yêu Ngọc”, đó là Bính ký ẩn danh... Sau ngày tập kết 1954, cũng người thiếu phụ quê áo cánh, chiếc áo mà tôi đã chia cho nàng dạo trước, tay bồng đứa con, về ghé nhắn tôi: “Anh Bính bảo là ngày trước chị Tuyết đã thương Bính như em, thì nay Bính mong là vợ con Bính cũng còn giữ được tấm lòng thương đó của chị”. Tôi còn gặp vợ Bính đôi lần nữa, rồi ít lâu sau thì biệt tin. Mới đây, lại nghe tin Bính mất ở đất Bắc. Than ôi, nhớ người bạn ghé bến Hà Tiên năm xưa mà ngậm ngùi. Mùa này, trời miền Nam mưa đang rơi nặng hạt. Cố nhân còn đâu! (Và bây giờ vợ Bính, con Bính ở đâu? Có đọc thấy những dòng thăm hỏi này không nhỉ?)...”.

Cũng trong tập san Văn này, nhà văn Sơn Nam có viết bài Vài kỷ niệm về nhà thơ Nguyễn Bính trong thời kỳ kháng chiến ở miền Nam: “...Một điều rõ rệt mà ai cũng phải nhìn nhận: Nguyễn Bính là nhà thơ yêu nước. Thời kháng Pháp tôi đã gặp Nguyễn Bính, uống rượu, uống trà, trao đổi với nhau nhiều lần... Giờ đây, anh đã mất. Tôi cố gắng ghi chép lại những điều đáng ghi chép về đời anh, những điều tai nghe mắt thấy, có thể đem đến ích lợi cho bạn đọc: Từ chợ Rạch Giá, anh vào chiến khu để tham gia kháng Pháp. Bấy giờ là vào khoảng 1946-1947 gì đó. Thời tiền chiến người miền Hậu Giang hiểu phong trào thi ca qua sự tuyển chọn và giới thiệu của Hoài Thanh và Hoài Chân. Nguyễn Bính là thi nhân duy nhứt có tên trong Thi nhân Việt Nam đã tham gia kháng chiến tại miền duyên hải vịnh Xiêm La. Anh khởi xướng việc thành lập Đoàn văn hóa Cứu quốc tỉnh Rạch Giá, cho ra mắt Tập thơ yêu nước sau khi vào chiến khu chừng một đôi tháng... Vài tháng sau, Nguyễn Bính lãnh trách nhiệm Phó chủ tịch Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Rạch Giá rồi về Ban văn nghệ Khu 8 - có máy in, in rất đẹp để phổ biến tác phẩm. Mỗi bài thơ của anh đều được anh cắt từ bản vỗ (morasse), gởi cho tôi. Như vậy có điều tiện lợi là tôi được đọc sớm, trước khi báo in ra. Xin trích vài đoạn tiêu biểu, gọi là để làm tài liệu thôi (trích thơ Đây Nam bộ, Trường ca Đồng Tháp). Nhưng đẹp đẽ và êm ái nhứt vẫn là bài Những người của ngày mai. Các bài thơ sáng tác trong thời gian ở Ban văn nghệ Khu 8 được gom vào một tập nhan đề là Sóng biển cỏ. Biển cỏ tức là vùng cỏ bao la Đồng Tháp Mười... Làm thơ yêu nước là chuyện khó, phải kết hợp hình thức với nội dung, ngôn ngữ kỹ thuật, tâm tình cá nhân với hoàn cảnh chiến đấu của dân tộc... Nguyễn Bính đã thành công lớn trong giai đoạn mà ít ai thành công. Bây giờ, nếu cho rằng Nguyễn Bính là một thiên tài thì có lẽ hơi sớm, nhưng hậu thế sẽ cho chúng ta thấy thơ Nguyễn Bính có nhiều câu trở thành ca dao, vài bài thơ yêu nước của anh rất xứng đáng được trích giảng trong sách giáo khoa Việt văn... Nguyễn Bính đã phiêu lưu từ Bắc vào Nam rồi từ Nam ra Bắc, xa cố hương để rồi nằm trong lòng đất cố hương. Trong thời buổi chiến tranh, con người có thân hình ốm yếu mà sống được non năm mươi tuổi, nghĩ cũng thọ...”. Trong tập san Văn số này còn có bài viết về Nguyễn Bính của Mai Thảo và một số bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Bính (Bài thơ vần rẫy, Tương tư, Xuân về, Cô hái mơ, Một nghìn cửa sổ, Tỉnh giấc chiêm bao).

Có lẽ tự thấy vẫn chưa thỏa mãn, chưa xứng tầm với nhà thơ nên hơn 5 năm sau, tập san Văn lại ra một số đặc biệt về Nguyễn Bính (số 189, ra ngày 1.11.1971). Số này tập hợp các bài viết của Vũ Hoàng Chương (nhắc lại những kỷ niệm cùng với Nguyễn Bính, Tô Hoài đi “giang hồ vặt” ở Phủ Lạng Thương, ghé nhà Bàng Bá Lân chơi hoặc xuống Hải Phòng hát cô đầu với Nguyễn Bính, Chu Ngọc...), Vũ Bằng - tác giả của Thương nhớ mười hai thì viết Nguyễn Bính - một thi sĩ suốt đời mắc bệnh tương tư, nữ sĩ Mộng Tuyết cũng tham gia với bài viết Bóng giai nhân và Nguyễn Bính, Đào Trường Phúc với Nguyễn Bính: những mùa xuân tha hương.

Đặc biệt có ông Phạm Văn Song - một thầy giáo dạy trường Trung học Sa Đéc và Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho) đã giới thiệu và bình bài thơ Đám cưới bướm - trích trong tập Một nghìn cửa sổ mà theo ông là “một tập thơ ít người biết vì được xuất bản trong thời Nam Bộ kháng chiến chống Pháp”. Ông Phạm Văn Song cũng đã giới thiệu bài thơ Ngô sơn vọng nguyệt mà ông sưu tầm được. Bài thơ này gồm 12 cặp lục bát do Nguyễn Bính, Trúc Khê và Thâm Tâm thay phiên nhau làm, mỗi người làm một cặp lục bát, xoay vòng...
(Theo ThanhNien)

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ EmptyThu Aug 30, 2012 10:36 am

Phần II
Nguyễn Bính hành phương Nam
- Hà Đình Nguyên -

Nguyễn Bính với cố nhân


Loạt bài viết về thi sĩ Nguyễn Bính được mở đầu bằng những hồi ức của nhà văn Hoàng Tấn - người đã trực tiếp vận động Nguyễn Bính “hành phương Nam”. Nay chúng tôi cũng xin khép lại đề tài này bằng những bài thơ Hoàng Tấn khóc bạn và cả những vần thơ khóc cha của người con gái phương Nam: Nguyễn Bính Hồng Cầu.

Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Mtmt

Từ trái sang: chị Hồng Cầu và nữ sĩ
Mộng Tuyết - Ảnh: Gia đình cung cấp
Dệt thơ khóc người

Như chúng tôi đã từng viết: “Hoàng Tấn thường tự hào là người gần gũi, thân thiết với Nguyễn Bính còn hơn cả những người tình, những bà vợ của Nguyễn Bính”. Dù thua bạn 2 tuổi nhưng Hoàng Tấn chơi thân với Nguyễn Bính từ năm 1938. Họ cùng Đức Trấn thuê chung một căn gác ở phố Hoàng Mai (Hà Nội) mà Nguyễn Bính đặt tên là Mộc Hoa Trang. Cuối năm 1939, Hoàng Tấn vào Sài Gòn viết cho các báo Hạnh phúc, Ngày mai… Chính Hoàng Tấn đã “dụ dỗ” Nguyễn Bính vào Nam (1943), để rồi từ đó đôi bạn Nguyễn Bính - Hoàng Tấn như bóng với hình. Nguyễn Bính đặt thêm cho Hoàng Tấn bút danh Hồ Tăng Ấn (đảo tự từ chữ Hoàng Tấn) và lúc nào cũng ngâm nga: “Trải bao nhiêu núi sông rồi/Đến đây lại vẫn hai người chúng ta”. Họ có quá nhiều điểm tương đồng: cùng là người gốc Bắc hiếm hoi trong làng báo Sài Gòn, cùng vào chiến khu tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, cùng tập kết (đúng ra là hồi hương) ra Bắc, và… cuối cùng (dù không hẹn ước) cũng chung hoàn cảnh qua đời giống nhau: chết nghèo trong neo đơn! (Hoàng Tấn mất ngày 16.5.2003, tại Thanh Đa - TP.HCM. Chị Nguyễn Bính Hồng Cầu cho biết đến cuối đời ông Hoàng Tấn mới lấy bà Trâm. Bà này có cô con riêng tên là Vân Anh. Cô Vân Anh rất thương quý ông Tấn. Những ngày ông ốm liệt giường cho đến lúc ông ra đi, một tay cô săn sóc, vệ sinh…).

Trong giai đoạn về lại cố hương, khi Nguyễn Bính rời Hà Nội về quê Hà Nam thì Hoàng Tấn đang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, có nhà riêng ở phố Phủ Doãn. Phố này thời Pháp có tên là Julien Blanc nên Nguyễn Bính đặt tên cho chỗ ở của bạn là Gác Duy Liên. Ngày mùng ba Tết Bính Ngọ (1966), Hoàng Tấn mới được tin bạn chí thân từ trần, và ông đã làm bài thơ Khóc Nguyễn Bính:

“Một lần lỡ bước sang ngang
Đành thôi tan giấc mộng vàng từ đây
Rượu hồng ai chuốc mà say
Ai vin cành quế mà cay cuộc đời
Tim ta buốt! Cố nhân ơi!
Ngờ đâu Bính đã ra người ngàn xưa
Chợ đời những gió cùng mưa
Oanh ơi, Hương hỡi còn thừa thủy chung?
Một năm là bốn mùa đông
Kiệu hoa ai đón, ngựa hồng ai sang?
Mây tần một giải lang thang
Mười hai bến nước lỡ làng bước đi
Một nghìn cửa sổ kinh kỳ
Đêm xuân tiếng trống ngân dài
Dưới trời Đồng Tháp ai mài trăng khuya
Mình không lỡ pháo lầm xe
Mình không bỏ Sở sang Tề thì thôi
Chiều Ba Mươi hết năm rồi
Tin đâu sét giật dựng trời Quê hương
Chuyện đâu có chuyện dị thường
Là hoa sao lại hải đường lạ chưa!
Cùng nhau chung một hồn thơ
Ba mươi năm ấy để giờ… Bính ơi
Con tàu đúng hẹn thì xuôi
Nửa đêm quán trọ chia đôi chúng mình
Liễu xanh buộc dựng trường đình
Đành thôi, thôi thế thôi đành… tan mơ
Con tằm sót một đường tơ
Nay xin rút nốt dệt Thơ khóc Người”.

(Gác Duy Liên mùa xuân 1966 - Hoàng Tấn).

Sau ngày đất nước thống nhất (1975), Hoàng Tấn vào Sài Gòn sống ở chung cư Thanh Đa (Bình Thạnh). Ông thường đi diễn thuyết về Nguyễn Bính. Nhà văn Thế Phong từng nhận xét: “Hoàng Tấn rất yêu bạn, đôi khi hơn chính bản thân. Ông thường chú thích dưới tấm ảnh mỗi khi diễn thuyết “Ở mọi nơi, trong mọi lúc hễ có dịp thuận tiện là Hoàng Tấn lại nói về Nguyễn Bính và thơ. Người bạn già văn chương, tên tôi gọi Hoàng Tấn”. Như vậy cũng chưa thỏa lòng, năm 1982, ông lại “Gởi theo anh hồn Nguyễn Bính - cố nhân những vần thơ: “Bởi không lấy trắng làm đen/Mới thành trôi nổi, mới nên gập ghềnh/Nhìn lên cao thấy trời xanh/Với tâm Nguyễn Trãi, với tình Nguyễn Du/Phá cho tan mọi ngục tù/Lòng son rừng rực sáng như ban ngày/Nghe trong hồn đất ngất ngây/Tưởng hồn Nguyễn Bính về đây bồi hồi”.
(Vườn xoài mùa trăng lạnh 1982).
Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ 99979428

Nhà văn Hoàng Tấn - Ảnh: Hà Đình Nguyên

Hậu duệ Nguyễn Bính

Khi Nguyễn Bính tạm biệt vợ con trở về miền Bắc (1954) thì người con gái Nguyễn Bính Hồng Cầu chỉ mới 2 tuổi. Bà Hồng Châu (người vợ chính thức đầu tiên của Nguyễn Bính) sau đó được tổ chức cài vào hoạt động nội thành, do vậy mọi đầu mối liên quan đến thời gian kháng chiến và Nguyễn Bính đều phải giấu nhẹm.

Hồng Cầu lớn lên không biết cha là ai, chỉ nghe mẹ nói: “Ba nó đi theo vợ bé rồi!” khi có ai tình cờ hỏi tới - nếu như ở miền Bắc Nguyễn Bính làm bài thơ Nhớ kỹ tên con nhé với những câu:

“Hồng Cầu con gái của cha ơi
Con sống giữa Sài Gòn
Mười bốn, mười lăm tuổi còn kẹp tóc
Chúng nó đóng cửa trường
Cha chẳng muốn con thất học…”


thì ở Sài Gòn Hồng Cầu phải thay đổi tên liên tục, từ Minh Châu qua Minh Thu để được đi học ở trường Phan Sào Nam. “Người vợ miền Nam” nghe tin chồng mình qua đời cũng từ báo chí Sài Gòn nhưng phải nuốt ngược nước mắt vào trong, không dám hé lộ một điều gì. Phải đến những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, bà mang con vào lại chiến khu, khi ấy mới tiết lộ cho con gái biết cha mình chính là nhà thơ Nguyễn Bính… Hồng Cầu có cái “gien” thi sĩ của cha, 13 tuổi đã có thơ đăng trên báo Giải phóng của tỉnh Rạch Giá. Sau 1975 - bà Hồng Châu lặn lội ra Bắc thăm mộ chồng và họ hàng bên chồng. Bà có đem theo bản thảo một số bài thơ do Hồng Cầu sáng tác. Đọc thơ của Hồng Cầu, ông bác Trúc Đường nhận xét “Thơ có hình bóng, hơi hướm của Nguyễn Bính”.

Chị Hồng Cầu từng có một thời gian công tác tại Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM, rồi Fahasa, NXB Cửu Long, cuối cùng là Phó giám đốc NXB Văn nghệ TP.HCM. Trước khi nghỉ hưu năm 2008, chị đã cho ra mắt 3 tập thơ Ca dao một nửa, Nhặt bóng mình và Đau đáu trăm năm. Mẹ chị - bà Hồng Châu năm nay 89 tuổi, sức khỏe đã kém, nên việc chăm sóc Nhà lưu niệm Nguyễn Bính (số 23 đường 11, phường 11, Q.Gò Vấp - TP.HCM) đều do chị quán xuyến. Ở đây tập hợp rất nhiều tư liệu, hình ảnh liên quan đến Nguyễn Bính, trong đó có bài thơ Nỗi niềm của chị khóc cha:

“Thời cha Lỡ bước sang ngang
Bến bờ xô dạt ngửa nghiêng đất trời
Rượu suông cha uống quê người
Thế nhân giữa chợ, khóc cười riêng cha
Xa xôi cha yếu, mẹ già
Chiêm bao mách lẻo qua nhà người dưng
Một mình nhớ, một mình thương
Một đời đơn chiếc, buồn vương một đời
Lênh đênh gió dập, sóng dồi
Lang thang con bướm hát lời Chân quê
Cố hương ngàn dặm quay về
Tóc thề ai trắng, lời thề ai phai
Từ đây một chuyến đi dài
Vần thơ định mệnh còn say nhân tình”

(2000 - Hồng Cầu).

Kết thúc loạt bài này, người viết đã đến Nhà lưu niệm thắp một nén nhang trên bàn thơ thi sĩ Nguyễn Bính.

(Theo ThanhNien)

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ   Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nguyễn Bính
» Bùi Giáng - Đại lão Cái Bang
» Bạch Vân am thi tập - Nguyễn Bỉnh Khiêm
» Kính viếng Đại nguyên soái Võ Nguyên Giáp
» Bùi Giáng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tư liệu :: Văn học-
Chuyển đến