November 2024 | Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|
| | | | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | | Calendar |
|
feeds | |
|
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp | |
| | |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Join date : 04/11/2011
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Wed Jul 11, 2012 3:32 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần II - ĐẠO DẪN
4. Y TÔNG Học Y tất độc Tiều rằng: Sách thuốc chào rào, Bọn ta tính học bộ nào cho hay? Dẫn rằng: Đạo thuốc xưa nay, Hơn trăm bộ sách, đều tay thánh hiền. 885. Người sau lấy việc công truyền, Tới trong có chỗ chú biên lỗi lầm. Hỡi ai muốn trọn đạo tâm, Xét nguồn, tỏ gốc, rộng tầm trong Kinh. Nghĩa là Kinh biết đặng tinh, 890. Chỗ hay nương lấy ý mình suy ra. Lại coi các sách bách gia, "Chiết trung" [1] hai chữ, mặc ta học đòi. Đạo đời ai dễ giấu mòi? Dón nơi đại khái, hẳn hòi chỉ cho. 895. Trước coi Bản thảo làm đò, [2] Sau xem Tố vấn, chín so bệnh tình. Muốn sai vị thuốc hành kinh, Lôi Công bào chế [3] phép linh để lòng. Muốn xây thang dịch cho ròng, 900. Phép ông Y Doãn [4], tới trong lo lường. Bệnh người ngoại cảm nhiều phương, Học ông Trọng Cảnh một đường cho chuyên. Nội thương học phép Đông Viên, Bao nhiêu chứng nhiệt học quyền Hà Gian. 905. Kìa như tạp bệnh nhộn nhàng, Đan Khê phép cũ, khuyên chàng sử đương. Mạch kinh đọc sách họ Vương, [5] Sự thân đọc sách ông Trương Tử Hòa. [6] Hỡi ơi nghề thuốc lắm khoa, 910. Kể cho hết sách, nói ra bướu thừa. Sách nhiều mà lý càng thưa, Phương nhiều mà phép so xưa lỗi dòng Muốn cho nguồn sạch dòng trong, Nêu ngay bóng thẳng, ghi lòng lời ta. Chú thích:1. Nghĩa như giữ đạo trung, điều chỉnh lại ở mức vừa phải. 2. Làm đò: làm chuẩn, làm mực. 3. Lôi Công bào chế: tức sách bào chế dược tính của Lưu Công. Lôi Công tức Lôi Hiệu, một bề tôi của Hoàng Đế giỏi về y dược. Đồng thời "Lôi Công bào chế" còn là tên gọi chung cho cách gia công xử lý dược liệu vốn là hai phương pháp chế thuốc khác nhau. "Bào chích luận" của Lôi Hiệu là tác phẩm giới thiệu về các phương pháp gia công xử lý dược liệu. 4. Y Doãn (伊尹): là tướng nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Ông có công giúp Thành Thang tiêu diệt nhà Hạ, thành lập nhà Thương và phò nhà Thương ổn định trong thời gian đầu. Về phương diện y học, tương truyền Y Doãn là người phát minh ra lối ngâm và sắc thuốc. Ông còn làm "Thang Dịch Kinh", dạy phép dùng thuốc chữa bệnh. 5. Tức "Mạch Kinh" của Vương Thúc Hòa sinh tại Sơn Dương, Cao Bình thời Ngụy Tấn (nay là tỉnh Sơn Ðông, Trung Quốc) thời Tam Quốc (vào những năm 220 đến 280, nhưng không ai rõ ngày sinh ngày mất của Vương Thúc Hòa). Vương Thúc Hòa là một danh y cống hiến cho nền Y học Trung Quốc và một số quốc gia có nhiều ảnh hưởng nền văn hóa Ðông Phương rất nhiều, chủ yếu quyển "Mạch Kinh" đến nay ngành Ðông Y Học vẫn xem như cẩm nang nghề nghiệp của mình. 6. Tức sách "Nho môn sự thân" của Trương Tùng Chính (1156 - 1228). Ông có tên tự là Tử Hòa, hiệu Đái Nhân; đời Kim, người Khảo Thành (Thư Châu), đời nay Lan Khảo Đông (Hà Nam). ông là một trong "tứ đại gia" đời Kim, Nguyên. Do vì phép trị bệnh của ông chủ trương "hãn (mồ hôi), thổ (mửa), hạ (hạ xuống)" ba phương pháp chính yếu, nên người đời sau xem ông là nhân vật đại biểu cho "công hạ phái". Quan điểm và tư tưởng học thuật chủ yếu của ông được thấy rõ ở mặt luận bệnh và phép trị bệnh. ông nhận xét rằng nguyên nhân căn bản làm cho con người sinh bệnh là tà khí xâm phạm vào thân thể. ông cho rằng tà khí của trời là: phong (gió) thử (nắng), hỏa (nóng), thấp (ướt), táo (khô), hàn (lạnh); tà khí của đất là: vụ (mù), lộ (móc), vũ (mưa), bạc (mưa đá), băng (giá), nê (bùn); lại thêm tà khí của sự ăn uống là: toan (chua), khổ (đắng), cam (ngọt), tân (cay), hàm (mặn), đạm (lạt). Đồng thời nhận xét rằng các tà khí đó, các nguyên nhân gây bệnh đó, "không phải thân thể con người vốn tự có mà là từ ngoài đi vào, hoặc từ trong sinh ra". Cho nên, một khi đã phát bệnh thì trước hết phải tìm cách đuổi tà ra ngoài, "tà"đi thì "chính" yên. Phép duỗi tà thì dùng ba phép tấn công bệnh của thương hàn luận là: hãn (mồ hôi), thổ (mửa), hạ (làm xuống) làm chủ. Lý luận do Trương Tùng Chính độc sáng (tự mình đưa ra) gây chấn động rất lớn trong giới y học đời Kim, Nguyên. Đời ấy và các đời sau, số nguồn phản đối là không ít. Ông đã viết hơn mười loại sách về y học, nội dung nói rõ sự hiểu biết của mình về ba phép "hãn, thổ, hạ" và giới thiệu kinh nghiệm lâm sàng của mấy mươi năm hành nghề. Về sau, các học trò của ông chỉnh lý số sách ấy thành một quyển "Nho môn sự thân". Cuối đời, vì không bằng lòng sự thống trị của Kim triều, ông sống ở quê với thái độ tiêu cực của con người ẩn thoát.
| |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Join date : 04/11/2011
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Wed Jul 11, 2012 3:57 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần II - ĐẠO DẪN
4. Y TÔNG Lịch đại thánh hiền 915. Ngư rằng: Miếu tổ một toà, Thờ trong bài vị ấy là bậc chi? Dẫn rằng: Trong miếu rừng Y, Tổ xưa vốn họ Phục Hy làm đầu. Thiên nguyên ngọc sách [1] trước trau, 920. Mười đời tới Quỷ Du Khu [2] đọc truyền. Linh khu, Tố vấn noi biên, Nối theo vua thánh, tôi hiền dạy ra. Họ tên kể đặng mười ba, Đều người thượng cổ y khoa mở dòng. [3] 925. Nho y bốn chục một ông, Đều người kinh sử dày công học hành. Theo trong khoa mục là mình, Trương, Tôn bọn ấy dõi danh trên đời. Minh y chín chục tám người, 930. Tần, Sào bọn ấy tài tươi sáng lòa. Thế y hai chục sáu nhà, Lâu, Từ bọn ấy nối cha nghiệp này. Đức y mười có tám thầy, Từ, Tiền bọn ấy lòng đầy yêu thương. 935. Tiên y như bọn Trường Tang, Có mười chín họ, truyền phang nhiệm màu. Tính danh cộng đếm trước sau, Hai trăm một chục năm đầu tiên sư. Chú thích:1. Thiên nguyên ngọc sách: tên sách, truyền là của Phục Hy ghi những điều truyền miệng về y học của ông tổ 10 đời của Quỷ Du Khu. "Tố Vấn" trong "Nội Kinh" thường trích lời trong sách này. 2. Quỷ Du Khu: bề tôi của Hoàng Đế, hiệu là Đại Hồng. Theo truyền thuyết là một thầy thuốc giỏi thời cổ đại bên Tàu. 3. Sách "Y học nhập môn" phần "Y học tính thị" có kể ra 13 nhân vật, gọi là "thượng cổ thánh hiền" sống trước thời Tam đại (Hạ, Thương, Chu) có công sáng lập ra ngành y: Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Tựu Thái Quý, Kỳ Bá, Bá Cao, Thiếu Du, Quỷ Du Khu, Du Phủ, Đồng Quân, Lôi Công (Lôi Hiệu), Vu Hàm, Y Doãn. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Join date : 04/11/2011
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Wed Jul 11, 2012 4:18 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần II - ĐẠO DẪN
4. Y TÔNG Châm cứu Tiều rằng: Trước họ Phục Hy, 940. Chưa hay nghề thuốc tên chi mở đàng? Dẫn rằng: Người thuở Tam hoàng, [1] Có ông Tựu Thải mở mang mối đầu. Dạy ông Kỳ Bá học sau, Huyệt do kinh lạc, phép mầu cứu châm. 945. Ngư rằng: Trong phép cứu châm, Chẳng chờ thuốc uống mà âm dương hòa. Xin lời vàng ngọc nhả ra, Sách ông nào bí, vẽ ta học hành. Dẫn rằng: Muốn học máy linh, 950. Coi chừng trời đất trong hình người ta. Độ trời giáp một năm qua, Ba trăm sáu chục lẻ ra năm ngày, Mình người kể khắp chân tay, Ba trăm sáu chục năm vài lóng xương. 955. Đếm theo kinh lạc âm dương, Ba trăm sáu chục năm đường huyệt danh, Khá coi Hoàng Phủ Châm kinh, Cảnh Khôi Cứu pháp cùng Minh Đường đồ Huyệt nào sâu cạn phải đo, 960. Bệnh nào bổ tả phải dò cho thông, Nhớ câu "đoạt dược chi công", Phép châm cứu ấy chẳng đồng phương thơ (thư). Chú thích:1. Thưở Tam hoàng: Tam Hoàng là 3 vị vua thời thượng cổ ở Trung Quốc. Về Tam hoàng có nhiều thuyết khác nhau. Các học giả Trung Hoa không nhất trí với nhau về Tam Hoàng cụ thể là ai. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, ba vị vua là: Thiên Hoàng - 天皇 (trị vì 18.000 năm); Địa Hoàng - 地皇 (trị vì 11.000 năm);Nhân Hoàng - 人皇 (còn gọi là Thái Hoàng - 泰皇) (trị vì 45.600 năm). Vận Đẩu Xu (運斗樞) và Nguyên Mệnh Bao (元命苞) cho rằng ba vị là:Phục Hi; Nữ Oa; Thần Nông. Các sách Thượng thư đại truyện (尚書大傳) và Bạch hổ thông nghĩa (白虎通義) thay thế Nữ Oa bằng Toại Nhân (燧人), người phát minh ra lửa. Sách Đế vương thế kỉ (帝王世紀) thay thế Nữ Oa bằng Hoàng Đế (皇帝), người được coi là tổ tiên của người Hán. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Join date : 04/11/2011
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Wed Jul 11, 2012 4:40 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần II - ĐẠO DẪN
4. Y TÔNG Ngoại khoa Tiều rằng: Ta hãy còn mờ, Ngoại khoa phép bí, biết thờ ông chi? 965. Dẫn rằng: Từ thuở Hiên, Kỳ, Có ông Du Phủ [1] khôn bì ngoại phang, Bệnh người chẳng dụng thuốc thang, Xẻ đầu, mổ bụng, rửa gan, cạo trường, Hoa Đà [2] sách cũng khác thường, 970. Hùng kinh chi cố [3], nhiều phương rất kỳ. Cho hay mấy bậc thần y, Để kinh sách lại thiếu gì ngoại khoa. Đan Khê sau nhóm các nhà, Bổ di [4] một bộ ngoại khoa thêm rành. 975. Khuyên ngươi gắng đọc Nội kinh, Sờ sâu, mò kín, tỏ tình ngoài, trong. Chú thích:1. Du Phủ: bề tôi của Hoàng Đế. Theo "Sử ký Biển Thước thương công liệt truyện", thượng cổ có thầy thuốc là Du Phủ, chữa bệnh không dùng thuốc men, chỉ dùng kim bằng đá chích, lể, lại biết cả phép mổ xẻ, có thể cạo rửa ruột, gan. 2. Hoa Đà (華佗): tự là Nguyên Hóa (元化) (145-208) là một vị lương y nổi tiếng thời Đông Hán trong lịch sử Trung Hoa, được xem như thần y. Ông được xem là một trong những ông tổ của Đông Y. Hoa Đà được cho là đã biết áp dụng kỹ thuật gây mê bằng một hỗn hợp rượu và thảo dược được gọi là ma phí tán (麻沸散), 1600 năm trước khi người phương Tây biết áp dụng kỹ thuật này trong phẫu thuật. Theo tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung thì Tào Tháo khi được Hoa Đà khuyên nên mổ sọ để cạo chất độc đã nghi Hoa Đà muốn giết mình nên tống ông vào ngục và giết chết Hoa Đà. Cũng theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hoa Đà vì cảm kích người gác ngục đã chăm sóc mình khi đang ở trong ngục nên đã truyền sách của mình cho người lính này. Tuy nhiên, do vợ của người lính đó sợ nếu chồng mình theo nghề y sẽ có kết cục bi thảm như Hoa Đà nên đã đốt mất, do đó tất cả sách vở của Hoa Đà về nghề y đã thất truyền. Hoa Đà được cho là người sáng tác ra Ngũ Cầm Hí (五禽戲), tập luyện dựa theo động tác của năm loài vật: hổ, hươu, gấu, khỉ và chim. 3. Hùng kinh chi cố: một phương pháp dưỡng sinh của Hoa Đà dựa theo động tác của loài gấu. 4. Bổ di: bổ sung thêm những điều còn thiếu sót. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Join date : 04/11/2011
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Wed Jul 11, 2012 4:50 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần II - ĐẠO DẪN
5. MẠCH Tứ chẩn Ngư rằng: Kìa bốn lầu song, Chưa hay bốn ấy để phòng coi chi? Dẫn rằng: Tâm pháp nhà y, 980. Vọng, văn, vấn, thiết, chữ ghi bốn lầu, Vọng là xem sắc người đau, Văn là nghe tiếng nói màu thấp cao, Vấn là hỏi chứng làm sao, Thiết là coi mạch bộ nào thật hư. 985. Sau rồi thong thả học sư, Bốn lời yếu quyết ta chừ đọc cho. Quan hình sát sắc (Xem hình dáng, xét khí sắc) Dịch nghĩa: Thứ nhất là xem thần khí, sắc của người bệnh, Xem nhuận hay khô, gầy hay béo, dậy cùng nằm thế nào. Nhuận thì sống, khô thì chết, béo là thực, Gầy là hư yếu, xưa nay vẫn truyền. Lom khom là trong lưng đau, nhìn biết ngay. Chau mày là nhức đầu, chóng mặt. Tay không nhấc lên được là vai và lưng đau. Bước đi khó nhọc là đau trong khoảng ống chân, Chắp tay đè trước ngực là trong ngực đau, Đè trước rốn là đau trong vùng bụng, Trở dậy không ngủ được là đờm và nhiệt; Thích ngủ là vì lạnh và hư khiến nên, Quay mặt vào vách nằm co ro, phần nhiều là vì lạnh. Ngửa mặt nằm sóng soải là vì bị nóng nung nấu. Mặt, trên người và con mắt có màu vàng là bị bệnh thấp nhiệt. Môi xanh, mặt xạm đen cũng là bị lạnh như trên. Thính thanh âm (Nghe giọng, xét tiếng cười) Dịch nghĩa: Thứ hai là nghe xem tiếng trong hay đục; Xét xem người bệnh nói thật hay nói xàm. Tiếng đục biết ngay là bị đờm vướng lấp; Tiếng trong, đó là vì bị lạnh ở bên trong, Lời nói rõ ràng thì không phải là thực nhiệt; Nói bậy và kêu gào thì bệnh nhiệt đã sâu lắm rồi. Nói chuyện ma quỷ, lại còn trèo tường, leo mái nhà, Đó là ngực bụng có đọng đờm, gọi là bệnh điên. Lại có thứ bệnh kéo dài đã lâu ngày, Bỗng nhiên mất tiếng, thì mạng ôi thôi! Vấn chứng (Hỏi chứng lạnh) Dịch nghĩa: Thử hỏi đầu mình có đau hay không, Nóng lạnh không ngớt thì rõ ràng là bệnh ngoại cảm. Bàn tay nóng, ăn không biết ngon, Đó là nội thương vì ăn uống hay nhọc mệt quá sức. Trong lòng bồn chồn lại thêm bị ho, Người gầy gò, đó là chứng âm hư hỏa động. Trừ ba chứng ấy ra, còn thì các chứng khác, Như sốt rét, kiết lỵ đều có tên. Từ đầu tới chân phải hỏi cho rõ. Chứng bệnh tương tự, cần nghe cho cặn kẽ. Tạng phủ định vị (xác định vị trí các tạng phủ) Dịch nghĩa: Tay trái là tim, ruột non, gan, mật, thận; Tay phải là phổi, ruột già, lá lách, dạ dày và mệnh môn. Tim và ruột non ứng với bộ Thốn tay trái. Gan, mật cùng hội về bộ Quan tay trái. Mạch thận nguyên ở bộ Xích tay trái. Bàng quang là phủ của thận cũng ở đấy. Phổi cùng ruột già ứng với bộ Thốn tay phải. Lá lách, dạ dày xem ở bộ Quan tay phải. Màng tim sóng đôi với tam tiêu, hợp với bộ Xích tay phải. Đó là bí quyết cho kẻ mới học nghề y. Chú thích: | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Wed Jul 11, 2012 4:54 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần II - ĐẠO DẪN
5. MẠCH Quan bệnh tử sinh Tiều rằng: Xem bệnh tử sinh, Phép ông nào trọn, xin rành dạy ta? Dẫn rằng: Xưa có Thúc Hòa, 990. Xem hình, xét sắc, ít nhà dám chê. Chẳng chờ miệng nói tai nghe, Mấy mòi sống thác khôn che mắt thần. Nay trau con mắt phong trần, Coi lời ca quyết sáng ngần hơn châu. Vương Thúc Hòa quan bệnh sinh tử hậu ca (Bài ca về phép xem triệu bệnh sống chết của Vương Thúc Hòa) Dịch nghĩa: Bệnh sắp khỏi, vè mắt có sắc vàng (vị khí đã lưu hành). Vành quanh mắt thình lình trũng xuống, biết chắc là chết (ngũ tạng tuyệt). Tai, mắt, mũi, miệng nổi sắc đen, Đã lan vào đến miệng thì mười phần có đến tám là khó cứu (thận khí chế vi khí), Mặt vàng, mắt xanh thường do uống rượu quá say, Dể gió tà xông vào vị nên mất mạng (mộc khắc thổ). Mặt đen, mắt trắng là mệnh môn hỏng. Trong người lại thấy quá nhọc mệt, thì tám ngày chết. Trên mặt thình lình thấy có sắc xanh, Nếu như dần dần trở thành màu đen là chết, khó cứu (can và thận tuyệt). Mặt đỏ, mắt trắng, lại thở khò khè thì rất đáng sợ, Đợi qua mười ngày sẽ rõ sống hay chết (hỏa khắc kim). Sắc vàng, đen, trắng nổi lên chạy vào mắt, Vào cả mũi, miệng là có tai vạ (thận chế tỳ). Nếu lại thêm mặt xanh, mắt vàng thì giờ Ngọ sẽ chết, Còn lại thì cũng chỉ sống trong vài ngày là cùng (mộc khắc thổ). Mắt không có tinh thần, lợi răng có sắc đen (tâm và can tuyệt). Mặt trắng, mắt đen cũng là tai vạ (phế và thận tuyệt) Miệng mở ra như miệng cá, không ngậm lại được (tỳ tuyệt), Thở ra mà không hít vào thì mạng lên tiên (can và thận đã tuyệt trước). Vai xo lên, mắt trợn ngược, môi khô, Mặt sưng lên, mắt trợn ngược, môi khô, Mặt sưng lên lại có sắc xám hay đen cũng khó thoát chết. Nói xàm bậy bạ hay không nói gì, Hơi thở nặng mùi như xác chết, biết là không thọ (tâm tuyệt). Nhân trung đầy hết lên, miệng và môi xanh, Nên biết là ba ngày mạng không còn (mộc khắc thổ). Chỗ giáp lưỡng quyền (hai gò má) đỏ, là bệnh tim đã lâu. Miệng há, thở ra thì mạng khó sống (tỳ và phế tuyệt). Chân đau, ngón sưng, đầu gối sưng to như cái đấu, Nên biết là khó giữ mạng sống trong mười ngày (tỳ tuyệt). Gân cổ lỏng lẻo biết chắc là chết (mạch Đốc tuyệt). Trong lòng bàn tay không còn ngấn vết cũng sống không lâu (màng tim tuyệt). Môi xanh, mình lạnh, nước tiểu cứ són ra (bọng đái tuyệt). Thấy đồ ăn thức uống thì quay mặt đi, hẹn trong bốn ngày sẽ chết (can tuyệt) Móng chân, móng tay đều xanh đen, Xương sống đau, lưng nặng, trở mình khó, Đó là xương tuyệt, năm ngày rồi xem. Mình nặng, nước tiểu đỏ lại són ra không ngớt, Đó là thịt tuyệt, sáu ngày là chết. Móng chân, móng tay xanh, thường chửi rủa la thét, Đó là gân tuyệt, khó qua được chín ngày. Tóc cứng như sợi gai, nửa ngày là chết (ruột non tuyệt). Lần áo, nói chuyện chết, mười phần biết là hỏng (tâm tuyệt). Chú thích: | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Wed Jul 11, 2012 4:57 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần II - ĐẠO DẪN
5. MẠCH Mạch trạng 995. Ngư rằng: Mạch lý u vi, Chưa hay hình trạng mạch đi ít nhiều? Dẫn rằng: Tên mạch rất nhiều, Hai mươi tám trang sách nêu rõ ràng. Chẳng qua hai chữ âm dương, 1000. Muốn cho phân biệt coi thường lề biên. Chu mạch thể trạng (Bài ca nói về hình trạng các mạch) Dịch nghĩa: Mạch Phù ấn xuống thấy yếu, nâng lên thấy mạnh, Mạch Trầm ấn xuống thấy mạnh, nâng lên thì không thấy, Mạch Trì, một hơi thở đến ba lượt. Mạch Sác một hơi thở đến sáu lần. Mạch Hoạt như chuỗi hạt trai và đi, lại mau, Mạch Sắc đi lại vướng như róc da tre. Mạch Đại ấn nổi thì đầy ngón tay, ấn chìm thì không có sức Mạch Hoãn so với mạch Trì nhanh hơn chút, Mạch Hồng như nước lụt nổi sóng lên. Mạch Thực ấn thấy găng tay, mạnh khác hẳn. Mạch Huyền thẳng rẵng như giương dây cung. Mạch Khẩn như là mới kéo dây, vặn chạc. Mạch Trường qua ngón tay, ra ngoài bộ. Mạch Khâu hai đầu có mà giữa thưa không. Mạch Vi như tơ nhện, khá dễ xét. Mạch Tế đi lại như sợi chỉ càng dễ coi, Mạch Nhu không có sức không ưa ấn. Mạch Nhược thì như muốn đứt, nửa có, nửa không, Mạch Hư tuy mở rộng song không chắc, Mạch Cách, rất bền vững, như ấn vào da trống. Mạch Động như hạt đậu lăn, không có đi, lại, Mạch Tán chốc chốc mới thoáng tới đầu ngón tay. Mạch Phục ấn xuống sát xương mới thấy. Mạch Tuyệt thì không có hẳn, tìm cũng uổng công, Mạch Đoản ngay trong bộ cũng không tới. Mạch Xúc đến mau gấp, dần dần khoan đi là đáng mừng. Mạch Kết đi chậm, thỉnh thoảng lại dừng. Mạch Đại cũng dừng giữa chừng mà không trở lại được. Chú thích: | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Thu Jul 12, 2012 7:56 am | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần II - ĐẠO DẪN
5. MẠCH Chư mạch chủ bệnh Tiều rằng: Tên mạch đã trao, Mạch nào chuyên chủ bệnh nào xin nghe. Dẫn rằng: Chẳng mếch chẳng phe, [1] Mạch nào chứng nấy, tay đè thì hay. 1005. Xiết bao trong sách nhiều thầy, Sẵn lời ca quyết ta rày vẽ ngươi. Chư mạch chủ bệnh (Các bệnh thể hiện qua hình trạng mạch) Dịch nghĩa: Phù là bệnh phong, Khâu là bệnh huyết, Hoạt là nhiều đờm, Thực là bệnh nhiệt, Huyền là bệnh lao, Khẩn là bị đau đớn. Hồng là bệnh nhiệt, Vi là bệnh hàn, đều tích tụ dưới rốn. Trầm là đau vì khí, Hoãn thì da tê. Sắc là bị tổn tinh âm, hại huyết. Trì cũng là bệnh lạnh, Phục là bệnh ở cách quan. Nhu thường bị toát mồ hôi, riêng người già thường mắc. Nhược là tinh khí thiếu, xương và thân thể ê ẩm, Trường là khí tốt, Đoản thì khí bị bệnh. Tế là khí ít, Đại là khí suy. Xúc là bệnh nhiệt cùng cực, Kết là tích tụ. Hư là bệnh kinh giật, Động là thoát bị ra máu liên tiếp. Sác là bệnh trong lòng buồn bực, Đại là bệnh đang tiến. Cách là bệnh di tinh, băng huyết, cũng lạ lùng thay. Chú thích:1. Chẳng mếch chẳng phe: "Mếch" thiên về một phía; "phe" một nhóm, một tóm. Ở đây ý nói bệnh không như nhau nên mạch cũng khác nhau. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Thu Jul 12, 2012 8:19 am | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần II - ĐẠO DẪN
5. MẠCH Tứ tổng mạch Tiều rằng: Thầy thuốc nói thường, Thất biểu, bát lý, chín đường [1] mạch chi? Dẫn rằng: Ấy thật tục y, [2] 1010. Thấy đâu nói đó, biết gì Mạch kinh. [3] Ta từng coi sách Mạch kinh, Chín đường, biểu, lý, không danh mục đề. Mạch kinh đã chẳng nêu đề, Đến ông Trọng Cảnh [4] ròng nghề nào biên. 1015. Ngư rằng: Gốc bởi ai truyền, Cớ sao sách thuốc còn biên làm gì? Dẫn rằng: Sách thuốc thiếu chi, "Hãn ngưu sung đống" câu ghi trước tường. Gốc ra từ họ cao Dương, 1020. Đặt tên mạch ấy mạo Vương Thúc Hoà. Nối sau, họ Đới đồng ra, Mạch thư san ngộ cứu tra dọn rồi. Đan khê chẳng nỡ bỏ trôi Để cho hậu học làm dùi chiết trung. 1025. Hỡi ôi mạch lý nhiều ông, Ông nào ý nấy, rồng rồng đua nhau. Những kiêm nhau với giống nhau, Coi vào mạch lý lộn nhầu như tương. Nói cho rộng chước y phương, 1030. Rọt đồng hồ, cũng về đường tứ tông. Phù, Trầm, Trì, Sác, tứ tông, Tóm coi ba bộ cho ròng thời hay. Nghìn xưa bốn mạch đón thay! Lời ca tâm pháp ta nay thuộc lòng: Tổng Khan tam bộ mạch pháp (Tổng quát về phép xem mạch ba bộ) Dịch nghĩa: Mạch hội ở kinh Thái âm, xem ở đó có thể biết sống chết, Thốn, Quan, Xích đủ cả tình hình âm dương. Bằng ba cách ấn nổi, ấn giữa, ấn chìm mà biết mạch đi trì hay sác. Thuận hay nghịch, thực hay hư đều ứng với ngũ hành. Nào cửu hậu, nào thập biến, rất là phiền phức Nhưng đều do tạng phủ hợp lại mà thành ra. Mạch ba bộ mà đủ thì dễ biết bệnh, Nhưng nếu khi đến, khi không đến thì thật khó có bằng cứ. Mạch lên, xuống, đi, lại đều có dấu vết, Nên tìm mạch, tay phải cứng và nằm ngang. Duy có mạch Thiên hòa thì không ứng, Nhảy gấp khác thường là thuộc kỳ kinh. Một mạch mà biến hai lần chớ lo là lạ, Nam hay nữ cũng vậy, nếu thấy nó giữa giờ Dần chớ lo sợ hão, Năm mươi là số chót của phép Thái diễn, Theo ngôi chủ tiên thiên mới biết là thiêng liêng. Bốn mùa đều lấy khí của vị làm gốc, Sáu Giáp kế tiếp nhau như anh với em. Gọn gàng thay phép tứ mạch để lại cho ngàn đời, Lập ra then chốt để xem động tĩnh thật giản dị và rõ ràng. Chẳng cần hỏi ở kinh nào hay tạng phủ nào, Chỉ cần đinh ninh xét rõ mạch mạnh hay yếu. Muốn rõ gốc nguồn, không có sự khéo léo nào khác, Chỉ cốt là khi xem mạch thì tâm thần phải trong sạch.1035. Phép hay nhóm một thiên này, Ý sâu, nghĩa kín, vốn thầy bách gia. Thêm còn Y quán dọn tra Kiêm lời tiểu tự biên ra hẳn hòi. Cứ theo thiên ấy tóm coi, 1040. Thực hư ba bộ, biết mòi tử sinh. Lạ thay mấy mạch kỳ kinh, Thiên hoà, chẳng ứng nhiều anh dốt ngầm. Chú thích:1. Chín đường: cửu đạo mạch. 2. Tục y: thầy thuốc bình thường. 3. Mạch kinh: tức Mạch kinh của Vương Thúc Hòa gồm 97 thiên. 4. Trọng Cảnh: tức Trọng Cơ. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Thu Jul 12, 2012 8:21 am | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần II - ĐẠO DẪN
5. MẠCH Tam công Ngư rằng: Tấm biển Y lâm, Chữ "Tam Công" ấy, chủ cầm ý chi? 1045. Dẫn rằng: Bốn chữ phép kỳ, "Vọng, văn, vấn, thiết", bậc ghi ba tầng. Thượng công là chữ "vọng văn", Trung công chữ "vấn" chủ rằng thông minh. Hạ công chữ "thiết" đã đành, 1050. Trong ba bậc ấy tài lành khác nhau. Ba công nghề nghiệp lau làu, Coi kinh Tố vấn thấy màu thợ hay. Chú thích: | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Thu Jul 12, 2012 9:58 am | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần II - ĐẠO DẪN
5. MẠCH Giới thiệu nhập môn Ngư, Tiều, đều dậy vòng tay, Rằng: Xin lạy tạ gặp nay lời lành. 1055. Tuy chưa đến cửa cao minh, Trước đà nghe dạy mở tranh lấp rào. [1]Mấy hồi lòng chịu miệng trao, Phá ngu phát rậm, biết bao nhiêu lời. Bấy lâu ngồi giếng xem trời, [2]1060. Dòm beo trong ống [3], đạo đời biết đâu. Dẫn rằng: Bằng hữu giúp nhau, Miễn cho trọn nghĩa theo câu ngũ thường. Phần ta học hãy tầm thường, Còn nhờ một bạn tê Đường Nhập Môn. [4] 1065. Nhập Môn học có tiếng đồn, Rộng thông kinh sử, trí khôn vượt bầy. Nhà nho đèn sách công dày, Tài kiêm tám đấu, sách đầy năm xe. Văn chương ai cũng muốn nghe, 1070. Phun châu, nhả ngọc báu khoe tinh thần. Vì câu " sinh bất phùng thần", Dẹp nghề cửa Khổng theo phần kỹ lưu. Đan Kỳ đồ đệ trước sau, Đều nhường tên ấy ở đầu y sinh. 1075. Ngư, Tiều nghe nói tỏ tình, Nhìn rằng tên ấy tiền trình vốn quen, Nhớ xưa cũng bạn sách đèn, Nước loàn nên mới thân hèn lìa nhau. Tấm lòng mơ tưởng bấy lâu, 1080. Chưa hay tông tích ở đâu đi tầm (tìm). Chú thích:1. Mở tranh lấp rào: Lời ví lòng người như đi trong khe núi, không đi lại thì cỏ tranh lấp bít. Phá cỏ tranh lấp rào tức là mở lòng cho. 2. Dịch chữ "tọa tỉnh quanh thiên" nhìn trời qua miệng giếng, ý nói kiến thức hẹp hòi. 3. Dịch chữ "Quản trung khuy báo". Nhìn con beo qua cái ống, ý nói kiến thức hẹp hòi. 4. Đường Nhập Môn: tên người có ý nghĩa tượng trưng. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Thu Jul 12, 2012 10:07 am | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
NHẬP MÔN Ngư, Tiều đang lối mừng thầm, Xảy nghe ngoài cửa tiếng ngâm thơ rền, Gió trong đưa dắt hơi lên, Trước am Bảo Dưỡng nghe rền lời thơ. Nhập môn ngâm thơ rằng: Hoa cỏ ngùi ngóng gió đông, Chúa xuân đâu hỡi, có hay không? Mây giăng ải bắc trông tin nhạn, Ngày xế non nam bặt tiếng hồng. Bờ cõi xưa đà chia đất khác, Nắng sương nay há đội trời hung, Chừng nào thánh đế ân soi thấu Một trận mưa nhuần rửa núi sông. 1085. Nghe rồi Đạo Dẫn vội vàng, Bước ra trước cửa rước chàng Nhập Môn. Ngư, Tiều nhìn thấy Nhập Môn, Chạnh lòng bạn cũ, bôn chôn hỏi chào, Miệng cười mà nước mắt trào, 1090. Mừng thương giao cách, biết bao nhiêu tình. Mừng là mừng gặp bạn lành, Thương là thương đạo ở mình hèn lâu. Luống ôm báu tốt minh châu, Ở nơi nước tối, ai hầu biết ai. 1095. Cách nhau mười mấy năm dài, Gặp nhau một thuở, dễ phai lòng này. Việc nhà ấm lạnh rủi may, Cùng nhau trót đã tỏ bày căn duyên. Môn rằng: Cám cảnh bạn hiền, 1100. Người sông, kẻ núi lưu liên bấy chầy. Từ năm dứt hội rồng mây, Những ngờ chúng bạn theo bầy tinh chiên. Buồn xem trong đất U Yên, Y quan xưa hóa nón chiên áo cầu. 1105. Người so cầm thú khác nhau, Vì noi lễ nghĩa, giữ câu cương thường. Tuy rằng ở cuộc tang thương, Tấm lòng ngay thảo nào thường đổi xây. Hai người tài trí vượt bầy, 1110. Chẳng tham danh lợi buổi này khá khen. Dẫn rằng: Mấy mặt như sen, Đứng trong bùn lấm, mà bèn sạch trơn. Chưa hay trong ý cao nhơn (nhân), Lời thơ ngâm trước còn hờn, trông chi? 1115. Môn rằng: Ta đọc sách y, Thấy trong vận khí xây đi nhiều tòa, Trời đông mà gió tây qua, Hai hơi ấm mát chẳng hòa, đau dân. Nhớ câu "vạn bệnh hồi xuân", 1120. Đòi ngày luống đợi Đông quân cứu đời. Tiều rằng: Nào xiết lo đời, "Vinh, khô" hai chữ, mặc trời chủ trương. Thánh kinh còn chữ "xuân vương", Trong, ngoài, há dễ lộn đường Hoa, Di. 1125. Đạo đời có thịnh có suy, Hết cơn bế bĩ, đến kỳ thái hanh. Ngư rằng: Gặp thuở thái hanh, Bọn ta cũng đặng rạng danh nước nhà, Chỉn e đời xuống càng xa, 1130. Tấm lòng nhân dục đắm sa lở bờ. Dẫn rằng: Gặp bạn Thi, Thư, Luống bàn lý sự, bao giờ cho xong. Ai ai cũng có tấm lòng, Biển sâu chưa hẳn đục trong lẽ nào. 1135. Nay xin mở tiệc tửu hào, Phú thi vài lối tầm phào nghe chơi. Ngư, Tiều, Môn, Dẫn bốn người, Cùng nhau ăn uống vui cười ngỏa nguê. Môn rằng: Nam, bắc, đông, tê (tây), 1140. Gặp nay thơ biết cảnh đề ra chi? Dẫn rằng: Nào phải trường thi, Ra đề hạn vận, một khi buộc ràng! Trượng phu có khí ngang tàng, Rộng cho phóng tứ làm bàn thi tiên. 1145. Noi theo đạo cũ kim liên, Cùng nhau xướng họa đoản thiên nối bài. Mặc dù hai chữ tả hoài, Việc xưa được mất bởi ai, cớ gì? Người xưa sao có thị phi? 1150. Đạo đời sao có thịnh suy chẳng đồng? Học theo ngòi viết chí công, Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân Thu. Họ Đường mở vận xướng đầu, Sau Châu Đạo Dẫn nối theo họa liền. Nhập môn xướng rằng: Đời hoàng rồi đế, đế rồi vương, Từ dấu vương sau bá dọn đường. Ai cấm đỉnh Chu người Sở hỏi, Máy trời đã mở tiệm giày sương. Đạo Dẫn họa rằng: Nghìn năm có một hội minh lương, Vua thánh tôi hiền vững bốn phương. Nhớ thuở khóc lân treo bút đạo, Mặc tình trời đất với quân vương. Nhập môn xướng rằng: Tà thuyết đua ra lấp nẻo đường, Bủa lời Dương, Mặc, nét Thân, Hàn. Sự đời bóng rối cười ông Lão, Nợ nước khô lâu khóc họ Trang. Tiều họa rằng: Nửa nghìn chưa gặp vận sông Vàng, Năm nhạc, hơi che một chữ quang, Khổng thánh còn mang lời hạ quỷ, Mạnh hiền luống chịu tiếng Tàng Thương. Nhập môn xướng rằng: Kiếm phù Hán tổ đãi Hàn công, Nệm gối Đường tông sánh vợ chồng. Hai chữ cương thường như thế ấy, Dầu lân, điềm phụng, vội khôn trông. Ngư họa rằng: Bạo Tần dọn chỗ sẵn cho Lưu, Trời khiến bầy hùng dấy đuổi hươu. Lửa đốt A Phòng đền lửa sách, Hầm chôn hàng tốt trả hầm nhu (nho). Đạo Dẫn ngâm rằng: Thuở nào năm ngựa lội sông nam, Lắm bậc tài danh mấy có làm Người Địch chống chèo thề cũng luống, Họ Đào vận bịch sức còn tham. Nhập môn ngâm rằng: Công danh bọn trước rủi xiêu bè, Biển bụi lênh đênh sóng gió đè. Rồng phụng Kinh Châu còn mắc núp, Chó gà Tề khách chớ nên khoe. Tiều ngâm rằng: "Mông thỏ, cung chim" tiếng trước de, Tôi người họ Lục chở đầy xe, Kén tơ kéo hết ra thân nhộng, Hơi tiếng kêu còn nhọc sức ve. Ngư ngâm rằng: Tàu ngựa cầm trâu, trước lỗi nghì. Năm Hồ roi dấu lấp đường đi. Việc đời hỏi tới người mò rận, Nạn nước trông về kẻ bán ky. Nhập Môn ngâm rằng: Cuộc cờ thúc quý ngựa xe đua, Nay chúa, mai tôi, lộn ấn bùa. Một núi ông Đoàn riêng trốn khách, Năm triều ngươi Đạo nhọc thờ vua. Chú thích: | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Thu Jul 12, 2012 11:03 am | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
ĐẠO DẪN LUYỆN ĐAN 1155. Bốn người họa xướng thơ rồi, Thứ này Đạo Dẫn phản hồi Đông Thanh. Dẫn rằng: Bên quán Đông Thanh, Ngày mai đã đến giờ lành luyện đan. Ta xin về chốn luyện đan, 1160. Ngư, Tiều ngươi phải theo Đường Nhập Môn. Hai ngươi nay gập Nhập Môn, Theo nhau cho trọn một phồn nho y, Phần ta theo việc tiên y, Ngày sau cũng tới Đan Kỳ hợp nhau. 1165. Ngư, Tiều nghe nói dàu dàu, Muốn theo Đạo Dẫn trước sau vuông tròn. Riêng hiềm một nỗi vợ con, Trần duyên chưa mãn, khó lòn động tiên, Trót đà chịu phép chân truyền, 1170. Ở am Bảo Dưỡng hỏi biên năm ngày. Tuy chưa đủ thấy nghề hay, Song nhờ dạy vẽ, công dày, ơn sâu. Nửa đường đây lại chia nhau, Khiến lòng bịn rịn, mặt sầu chẳng vui. 1175. Rót ba chén rượu phụng bồi, Lễ đưa Đạo Dẫn, một hồi tạm ly. Tiều rằng: Chưa đến Đan Kỳ, Mười phần đường thuốc, mới đi năm phần. Mấy ngày nghe đạo truân truân, 1180. Như mình ngồi giữa gió xuân hơi hòa. Xưa rằng : "Ích hữu có ba", Giúp ta lành ấy cũng là ngô sư. Chú thích: | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Thu Jul 12, 2012 1:54 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
NGƯ TIỀU NGỤ Y QUÁN Môn rằng: Đạo Dẫn đã đi, Bữa nay cũng vắng Đan Kỳ thầy ta. 1185. Nhân khi gặp tiết thưởng hoa, Bạn hiền mời nhóm chơi toà Thiên Thai. [1]Mỗi phen chơi cảnh Thiên thai, Cầm, kỳ, thi , tửu, tiệc dai quên về, Thầy đi chưa hẹn ngày về, 1190. Xin hai người hãy đề huề theo ta. Theo ta tới chỗ riêng nhà, Ở chờ vài bữa rồi qua Đan Kỳ. Ngư, Tiều theo Nhập Môn đi, Tách am Bảo Dưỡng đến Y quán rồi. 1195. Từ nay Y quán lần hồi, Đến nhà thong thả tiệc bồi vui say. Họ Bào, họ Mộng lối này, Ở nơi đường thị lâu ngày học riêng. Sẵn sàng nghề nghiệp thầy truyền, 1200. Vầy nhau bàn luận, hỏi biên phép mầu, Lại đem vấn đáp chuyện đầu, Tra vào sách thuốc, câu câu chẳng lầm. Môn rằng: Bạn cũ thanh khâm, [2] Mừng nay đặng chữ đồng tâm giúp đời, 1205. Chi lan thơm cũng một hơi, Chớ chê bỉ thử, mờ lời keo sơn. Nhớ câu "Thủ thiện phụ nhân", Nhờ người biết trước mở lần biết sau. Mấy lời Đạo Dẫn vẽ đâu. 1210. Chỗ nào sót ý, phải âu xét bàn, Miễn cho thấy đạo rõ ràng, Chớ e hỏi dưới ngỡ ngàng hổ ngươi. Chú thích:1. Thiên thai: chỉ chốn tiên ở. 2. Thanh khâm: áo bâu xanh. Ngày xưa học trò trường công Trung Quốc mặc áo sắc mà xanh nên gọi học trò là thanh khâm, ở đây chỉ bạn học cũ. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Thu Jul 12, 2012 2:14 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
ÂM CHẤT Tiều rằng: Muốn học làm người, Đã đi cầu đạo, sợ cười chê chi. 1215. Chưa hay trước cõi rừng Y, Có truông Âm Chất [1], việc gì kể ra? Môn rằng: Thứ nhất y khoa, Chữ kêu "âm chất", thật là âm công. Xưa rằng: Thầy thuốc học thông, 1220. Thể theo trời đất một lòng hiếu sinh. [2]Giúp đời chẳng vụ tiếng danh, Chẳng màng của lợi, chẳng ganh ghẻ tài, Biết không, không biết mặc ai, Chuyên nghề làm phải, chẳng mài thiệt hơn. 1225. Trọn mình noi nghĩa ở nhơn (nhân). Bo bo giữ việc ra ơn, làm lành. Bệnh nào cho thuốc chẳng lành, Nhỏ lòng lo sợ, xét mình phải chăng. Vốn không theo thói tham nhăng, 1230. Nhân khi bệnh ngặt, đòi ăn của nhiều. Cũng không ghé mắt coi dèo, Chỗ giàu trân trọng, chỗ nghèo đảo điên. Đời nhiều thầy thuốc bất thiên, Đủ tiền đủ vị, thiếu tiền hốt vơ. 1235. Mở coi trong sách y thư, Nêu thiên Âm chất chỗ nhờ sinh linh. Phong, lao, các chứng thiên hình, Gặp thời thương xót, bệnh tình khôn toan. Chẳng nên láu táu khoe khoang, 1240. Lấy tiền ăn trước, cuốn đàng chạy sau. Thấy người đau, giống mình đau, Phương nào cứu đặng, mau mau trị lành. Ăn mày cũng đứa trời sinh, Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành cho không. 1245. Tổ xưa thuốc điểm mắt rồng, Thuốc châm môi cọp, khổ công dường nào, Chữ Kinh "ngô dữ ngô bào". Nghĩ dân cùng vật lẽ sao cũng đồng. Nhớ câu "Y tích âm công ", 1250. Ta nên chứa phúc để dùng lâu thay! Hỡi ai có bụng như vầy, Đạo y ngày sáng, tiếng thầy nào hư. Ngư rằng: Nhà đạo chẳng hư. Bởi thầy trước để phúc dư đã đành. 1255. Đến như người tục làm lành, Chưa hay âm chất có thành cùng chăng? Môn rằng: Âm chất không ngần, Việc làm lành ấy, há ngăn người nào? Giàu thời bắt chước xưa hào, 1260. Nợ lâu đốt khế, lúa vào đong ra, Con ai cô quạnh mẹ cha, Lớn khôn chọn gả, bé nhà gìn nuôi. Thấy người đói khó chớ nguôi, Chỗ cho cơm áo, chỗ giồi tiền lương, 1265. Chỗ thời thí dược, thí quan, Chỗ thời giúp táng, trợ tang vuông tròn. Bạn nghèo chôn bạn giùm con, Nhà con vợ sẵn hầu non cho về. Vàng quên, của gửi trả về, 1270. Thế thường, thay nạp, người bia nhờ mình. Sang thời bắt chước xưa minh, Án từ rửa sạch tình hình dân oan. Noi câu "xuất tội hoạt hàng ", Cứu tai muôn họ, dấy đàng lợi sinh, 1275. Nghèo thời bắt chước xưa thanh, Gặp nàn trút đãy, cứu sinh mạng người. Tập theo nghề thuốc cứu người, Cứu đui, cứu ngọng, ai cười trối thây. Phóng hư, phóng hạc theo bầy, 1280. Bắc cầu đưa kiến, làm thầy quạ đau. Hèn thời bắt chước xưa tu, Vá giày, vá dép, công phu lợp nhà. Hoặc khi khâm liệm, khiêng ma, Việc người khó nhọc, thảy ra sức giùm. 1285. Ấy là âm chất cả dùng, Lấy câu "vi thiện" kể chung phẩm người. Đến như âm chất gốc trời, Ở câu hiếu thuận, đời đời bia son. Người xưa giữ vẹn đạo con, 1290. Thảo nhờ cha mẹ, thuận tròn nghĩa thân. Sống thời bắt chước thầy Tăng, Hôm mai nuôi miệng lại phăn nuôi lòng. Thác thời bắt chước Chu công, "Lành noi lành nối", dấu ông chú rằng. 1295. Thường thời bắt chước vua Văn, Sớm khuya thăm hỏi, bữa ăn kính hầu. Biến thời bắt chước họ Ngu, Lần lần dỗ dắt, khỏi câu gian tà. Chuyện khôn xiết kể trăm nhà, 1300. Kia làm con thảo, sinh ra cháu lành. Hễ như mấy kẻ có danh, Hai mươi bốn thảo, tiếng lành đồn xa, Bằng ai bắt chước nhà va, Hết lòng thảo thuận, ấy là âm công. 1305. Cho hay gốc lớn vững trồng, Vậy sau dòng lớn mới không mối dường. Coi pho Vĩnh loại kiềm phương, Thể nhân vị lục, thời tường các danh. Tiều rằng: Hỏi việc bất bình, 1310. Xưa nay nhiều kẻ làm lành làm duyên. Những người cùng Phật, cùng Tiên, Cất chùa, cất miễu, bạc tiền đua nhau. Những người đắp sửa đường cầu, Làm chay hát bội, của giàu thí ra, 1315. Ta nghe làm phúc nhiều nhà, Cớ sao mắc họa lại ra bần xừ ? Môn rằng: Đời lắm danh hư, So câu "tích thiện hữu dư " sao nhằm ? Kẻ giàu muốn đặng nghìn trăm, 1320. Cho vay một vốn, bốn năm mười lời, Kẻ sang cậy thế lấn hơi, Tham lam của quấy, ăn chơi mấy ngày Lấy câu hãn huyết chi tài, Cúng cho chùa miễu, nào ai chứng lòng. 1325. Trong mình thảo thuận vốn không, Gọi là làm phước, phước trồng vào đâu? Coi câu "Thiện ác đáo đầu..", Lành đâu có trả, dữ đâu có đền. Người tua xét lại hai bên, 1330. Ít lành, nhiều dữ, chẳng nên trách trời. Chú thích:1. Truông: đường hẹp trong rừng núi. "Truông" tên gọi âm chất ở đây thuộc cõi tưởng tượng nên gọi Đan Kỳ. Âm chất cũng gọi là âm công, âm đức, tức là điều phúc đức ngầm, làm không cần người biết, chi để quỷ thần soi xét mà thôi. 2. Hiếu sinh: Yêu thương cuộc sống. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Thu Jul 12, 2012 2:28 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
THIÊN CHÂN Tiều rằng: Trước Đạo Dẫn mời, Đến am Bảo Dưỡng kề nơi truông này. Chưa hay Âm Chất truông này, Có am Bảo Dưỡng ở vầy theo chi? 1335. Môn rằng: Chỗ dạy nhà y, Đã tu âm chất phải vì tấm thân. Tiếc yêu hai chữ "tinh thần", Nhảy vòng thực sắc [1], theo phần đắm lung. Dù không biết chước gìn long, 1340. Theo bề Lục Tặc hại trong lẽ trời. Ở mình đã tối lẽ trời, Làm thầy cứu mạng giúp đời sao xong, Muốn cho thần sáng, tinh ròng, Giữ nuôi khí huyết, ngăn lòng dục sâu, 1345. Thử coi Tố vấn thiên đầu, Kỳ, Hoàng [2] tôi chúa hỏi nhau rõ ràng. Kỳ, Hoàng xưa đẵ mở đàng, Sách y nay có lời bàn Thiên chân. [3] Thiên chân tiết giải rõ phân, 1350. Coi vào thấy gốc, giữ thân nuôi lòng. Muốn bề ăn ở đặng xong. Rượu trà có bữa, việc phòng chớ dâm. Người nào đàm hỏa hư âm, Lời bàn Nhự Đạm phải tầm (tìm) chín coi, 1355. Người nào tình dục không soi, Lời bàn Âm hỏa phải coi cho ròng. Cho hay thực sắc đắm lòng, Người nhiều thèm muốn, khá phòng khá răn. Ta nghe thánh trước bảo răn: 1360. "Đau hay cầu thuốc, chi bằng ngừa đau". Biết người trước khỏi bệnh đau, Máu hơi đầy đủ, tuổi đầu sống dai. Chú thích:1. Thực sắc: Sách Mạnh Tử thiên "Cáo Tử" viết: "Cáo Tử viết: thực sắc tính dã" (Cáo Tử nói: bản tính con người ai cũng thích ăn ngon, ai cũng thích mặc đẹp). 2. Kỳ, Hoàng: tức Kỳ Bá và Hoàng Đế. 3. Thiên chân: là tên một tiết trong phần "Tố Vấn" sác Nội Kinh. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Thu Jul 12, 2012 2:41 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
THIÊN QUÍ Tiều rằng: Xưa ấy sống dai, Nay nhiều chết trẻ, cũng loài vi nhân. [1] 1365. Cớ sao thọ yểu khác phần, Hoặc là thiên quý độ lần [2] sai chăng? Nhập môn giây phút than rằng: "Xưa nay một lẽ", thầy hằng dạy ta. Người xưa ăn ở thật thà, 1370. Ít ai đắm rượu tham hoa quên mình. Vốn không làm quấy nhọc hình, Nào lo mắc bệnh thất tình, lục dâm. "Thiên niên" hai chữ trọn cầm, Vừa chừng trăm tuổi mới trầm về quê. 1375. Người nay ăn ở khác bề, Rượu dầm trong bụng, sắc kề bên thân. No say rồi lửa dục hừng, Đốt trong khí huyết, tinh thần còn chi? Chịu đau lấy chứng nan y, 1380. Bốn năm mươi tuổi chết đi uổng đời, Coi thiên Bảo dưỡng mấy lời, Biết người thọ, yểu, số trời nào riêng. Thường nghe thiên quý số biên, Con trai, con gái, xưa truyền như nay: 1385. Gái sinh, bảy tuổi răng thay, Tóc lần lần rậm, phần đầy hơi âm. Hai bảy thông mạch Xung Nhâm, Gọi "thiên quý chí", mở trầm nguyệt kinh. Ba bảy hơi thận quân bình, 1390. Răng cùng mọc đủ, trong mình mới sung, Bốn bảy gân cốt đều sung, Tóc đen dài tóc, hình dung tráng phì. Năm bảy Dương minh mạch suy, Tóc dài hầu rụng, diện bì hết non. 1395. Sáu bảy hơi dương trên mòn, Tóc râm mặt ngấn, ít còn như xưa. Bảy bảy Xung Nhâm mạch hư, Gọi "thiên quý kiệt" mới từ đường kinh. Hỡi ôi! phận gái chữ trinh, 1400. Bốn mươi chín tuổi, hết sinh đẻ rồi. Con trai tám tuổi thận bồi, Răng thay, tóc rậm, vừa ngôi tiểu đồng, Hai tám hơi thận mới sung, Rằng "thiên quý chí" mạch thông, tinh đầy. 1405. Ba tám răng cứng, tóc mây, Bốn tám xương đá, gân dây, mạnh kỳ. Năm tám hơi thận mới suy, Tóc răng hầu mỏi, diện bì hầu tiêu. Sáu tám tóc rụng răng xiêu, 1410. Bảy tám xương mỏi, gân teo, da dùn. Tám tám tạng phủ đều thun, Rằng "thiên quý kiệt" lạnh lùng hơi dương. Cho hay thiên quý số thường, Con trai, con gái, một đường xưa nay. 1415. Bằng ai bảo dưỡng thời may, Ngoài tuần thiên quý còn bày gót lân. Bằng ai tửu sắc quá chừng, Dầu còn thiên quý trong tuần, cũng hư. Chú thích:1. Vi nhân: làm người. 2. Thiên quí độ lần: "Thiên quí" theo sách Nội Kinh là tinh của con trai và là kinh huyết của đàn bà, con gái. Độ: xây đi. Chỉ trình tự phát triển tự nhiên, vận động của thiên quí.
| |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Thu Jul 12, 2012 2:50 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
TU TIÊN Tiều rằng: Rõ lẽ nên hư, 1420. "Dưỡng sinh" [1] hai chữ tinh như lời này, Cớ sao còn kẻ chơi mây, Lìa đời, dứt thói, gọi thầy tu tiên? Môn rằng: Một việc tu tiên, Xưa vua Hoàng Đế phép truyền [2] gây ra. 1425. Sau rồi phép ấy sai ngoa, Đời sau phương sĩ [3] lấy tà hoặc nhân. [4] Vậy thà theo lẽ an phần, Trăm năm nhờ mạng trong thân có trời. Coi Vương Bao tụng mấy lời, 1430. Sáng giơ đường chính, dạy đời báu to, Làm chi nghiêng ngửa duỗi co, Như ông Bành Tổ riêng lò hóa công. Làm chi như họ Kiều, Tùng. Thổ hà, xì hít hơi hung luyện hình. 1435. Xin lòng nhân dục cho thanh, Trau mình nào phải đọc kinh Hoàng đình. Xin lòng luân lý cho minh, Nuôi lòng nào phải đọc kinh Âm phù. Cho hay Tiên, Phật rằng tu, 1440. Cũng trong bảo dưỡng đương đầu trổ ra. Cả than Đạo Dẫn bạn ta, Học y một cửa, nay đà tách thân. Lòng va muốn chữ xuất trần, Để câu phụ tử quân thần mặc ai. 1445. Tiếc đời ôm đức cưu tài, Sĩ đều có khí khôn nài đó sao. Chú thích:1. Dưỡng sinh: nghĩa như bảo dưỡng. 2. Vua Hoàng đế bày ra phép "đạo dẫn" dườn sinh, vận động, hít thở) để rèn luyện cơ thể. 3. Phương sĩ: người học phương thuật trừ tà, trừ quỷ. 4. Hoặc nhân: lấy tà đạo mà gạt gẫm, mê hoặc người ta. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Thu Jul 12, 2012 3:19 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
1. VẬN KHÍ Tiên thiênNgư rằng: Thời vậy nài sao. Dù Tiên, dù Phật, bề nào cũng xong. Nay ta còn chỗ nghi lòng, 1450. Nghề y, nghề bốc, khác dòng nhau xa. Cờ sao ba tượng trong tòa, Tiên thiên đồ[1] ấy treo ra làm gì? Môn rằng: Tám quẻ Bào Hy, [2] Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. 1455. Tiên thiên, một bức đồ khai, Để coi phương hướng muôn loài hóa sinh. Kiền, tây bắc, Tuất, Hợi đình, Khảm phương chính bắc, ngôi đành Tý cung, Cấn, đông bắc, Sửu, Dần thông, 1460. Chấn ngôi đương Mão, chính đông phương trời. Tốn, đông nam, Thìn, Tỵ vời, Ly cung đương Ngọ, hướng trời chính nam. Khôn : Mùi, Thân, phía tây nam, Đoài đương ngôi Dậu, chính nhằm tây phương. 1465. Xét trong tám hướng âm, dương, Máy trời xây bủa, bốn phương năm hành. Chú thích:1. Tiên thiên đồ: bức vẽ hình bát giác, mỗi cãnh vẽ một quẻ trong bát quái của Kinh Dịch.2. Bào Hy: tức Phục Hy vị vua thời cổ theo truyền thuyết Trung quốc, họ Phong. Dạy dân chăn nuôi súc vật để đưa vào bếp nấu nương nên gọi là "Bào Hy" (Bào: nhà bếp; Hy: con vật đem làm thịt). Phục Hy cũng là người đầu tiên vạch ra những quẻ bát quái cơ sở của Kinh Dịch. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Thu Jul 12, 2012 3:41 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
1. VẬN KHÍ Hậu thiênHậu thiên [1] Ly, Khảm vẽ hình. Cho hay khí huyết trong mình chủ trương. Ly là hơi, lửa, thuộc dương, 1470. Khảm là nước, máu, lẽ thường thuộc âm. Song mà Ly trống vốn âm, Khảm cung đầy giữa, thật cầm chân dương. Ấy chia hư thực âm dương, Nước đầy, lửa trống, khôn lường máy sâu. 1475. Mạnh thời nước lửa, hoà nhau, Yếu thời nước lửa chia đau trong mình. Đạo y nửa ở Dịch kinh, [2] Chưa thông lẽ Dịch, sao rành chước y. Tổ rằng "Muốn học Hiên Kỳ, 1480. Trước tua đọc quẻ Bào Hy mới tường ". Chú thích:1. Hậu thiên : bức vẽ hình bát giác, mỗi cạnh vẽ một quẻ trong bát quái của Kinh Dịch.2. Kinh dịch: tức Chu dịch do Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử soạn ra dựa trên cơ sở tám quẻ (bát quái) của Phục Hy. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Thu Jul 12, 2012 3:50 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
1. VẬN KHÍ Khí hậu đồTiều rằng: Một tượng Minh Đường, [1] Một đồ khí hậu [2] chủ trương việc gì? Môn rằng: Trên dưới hai nghì, Giữa thì người vật, tóm ghi một đồ. 1485. Vẽ mười vòng nhóm một đồ, Để coi khí hậu xây bồ ứng nhau. Năm ngày một hậu đến xâu, Ba hậu một khí, cứ đầu toán ra. Hai khí một tháng kể ra, 1490. Giáp mười hai tháng, ấy là một niên. Một niên chia bốn mùa riêng, Hai mươi bốn tiết, theo liền dựng giao. Đoanh xây hai chục tám sao, Trải ba mươi sáu cung nào chẳng xuân. 1495. Mỗi năm khí hậu xây vần, Mười vòng lớn nhỏ, có chừng thuỷ chung. Việc nguời, lẽ vật ở trong, Một hồ trời đất, mười vòng tóm giơ. Lặng lòng coi bức đồ thơ (thư), 1500. Ba ngàn thế giới, thấy bờ cõi xinh. Chú thích:1. Minh đường: Các huyệt để học châm cứu trên đồ hình. Đây tức là Minh đường đồ. 2. Đồ khí hậu: tức khí hậu đồ. Bức vẽ tổng quát đối chiếu khí hậu, thiên văn địa lý của Đông y để chữa bệnh. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Thu Jul 12, 2012 4:28 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
1. VẬN KHÍ Minh đường đồSách châm lại vẽ ba hình, Ba hình người ấy gọi Minh Đường đồ. Một hình nằm sấp để đo, Thái dương kinh túc, huyệt dò sau lưng. 1505. Một hình nằm ngửa làm chừng, Dương minh kinh túc, huyệt ngưng trước mình, Một hình ngồi mé hông trinh, Thiếu dương kinh túc, huyệt hành hai bên. Ba hình tóm lại một nền, 1515. Ba trăm sáu chục năm tên huyệt rời. Rộng coi kinh lạc nơi nơi, Minh người đủ ứng độ trời một niên, Dón coi thủ túc đôi bên, Trong ba âm, với ngoài liền ba dương. 1515. Mười hai kinh huyệt chia đường, Sáu du, sáu hợp, chỗ thường phép châm. Bệnh nào đau ở kinh âm, Huyệt du cấp cứu, khỏi lầm tai ương. Bệnh nào đau ở kinh dương, 1520. Cứu theo huyệt hợp ngăn đường tà đi. Cứ theo du hợp phép ghi, Chân trời kíp tỉnh, bệnh gì còn lo. Kinh dương sáu phủ đếm cho, Bảy mươi hai huyệt, đủ dò tay chân, 1525. Kinh âm, năm tạng có chừng, Sáu mươi chỗ huyệt, tay chân chia đều. Kể mười hai huyệt tóm nêu, Có lời toát yếu, đặt điều thơ ca. Sáu âm, sáu dương đã ca, Lại thêm khí huyết theo ra sáu bài, Kể thơ, mười có tám bài, Âm dương khí huyết theo loài quán thông. Muốn cho châm cứu phép ròng, Huyệt kinh phải đọc thuộc lòng thi ca. Dương kinh lục phủ tỉnh, vinh, du, nguyên, kinh, hợp ca (Bài ca về các huyệt tỉnh, vinh, du, nguyên, kinh, hợp của dương kinh thuộc sáu phủ) Dịch nghĩa: Tay chân đều có ba dương kinh, tổng cộng ba mươi sáu huyệt, cả hai bên phải và trái tổng cộng là bảy mươi hai huyệt. 1. Túc thiếu dương: Mật (đởm) Khiếu âm làm huyệt tỉnh. Hợp khê làm huyệt vinh. Lâm khấp làm huyệt du, Khưu khư làm huyệt nguyên. Dương phụ làm huyệt kinh. Dương lăng làm huyệt hợp. (Khiếu âm biệt hậu, hận tương khiên, Kỷ hiệp khê lâm khấp đỗ quyên. Hoài bảo khưu khư tinh vị tất Phiền quân dương phụ ký lăng tuyền.) 2. Thủ thiếu dương: tam tiêu Quan xung làm huyệt tỉnh. Dịch môn làm huyệt vinh. Trung chữ làm huyệt du. Dương tri làm huyệt nguyên. Chi câu làm huyệt kinh Thiên tỉnh làm huyệt hợp. (Quang xung đào lý dịch môn tài, Trung chữ, dương trì thứ đệ khai. Hoa lạc chi câu hương mãn giản. Nhất thiên tỉnh tự diệp phi lai). 3. Túc dương minh: Dạ dày Lệ đoái làm huyệt tỉnh. Nội đình làm huyệt vinh. Khê cốc làm huyệt du. Xung dương làm huyệt nguyên. Giải khê làm huyệt kinh. Tam lý làm huyệt hợp. (Nhất phàm phong tống đoái đình tê (tây) Hãm cốc xung dương quá giải khê. Tam lý vị trí hà nhật đáo, Kỷ phiên kiều thủ dục tư tề). 4. Thủ dương minh: Ruột già Thương dương làm huyệt tỉnh, Nhị gian làm huyệt vinh. Tam gian làm huyệt du. Hợp cốc làm huyệt nguyên. Dương khê làm huyệt kinh. Khúc trì làm huyệt hợp. (Thương dương mao ốc nhị tam gian. Hợp cốc dương khê độ kỷ loan Cưu khúc trì biên minh nguyệt sắc, Mãn thiên tinh đẩu dục ba lan). 5. Túc thái dương: Bọng đái Chí âm làm huyệt tỉnh. Thông cốc làm huyệt vinh. Thúc cốt làm huyệt du Kinh cốt làm huyệt nguyên Côn lôn làm huyệt kinh Uỷ trung làm huyệt hợp, (Mao đinh kết khởi chí âm biên, Thông cốc phù vân tứ vọng yên. Kinh, thúc lưỡng phong long thổ phục, Côn lôn sơn cận uỷ trung liên). 6. Thủ thái dương: Ruột non Thiếu trạch làm huyệt tỉnh, Tiền cốc làm huyệt vinh. Hậu khê làm huyệt du, Hoãn cốt làm huyệt nguyên. Dương cốc làm huyệt kinh. Thiếu hải làm huyệt hợp. (Phù bình thiếu trạch nhậm đông tê (tây) Tiền cốc nguyên lưu quá hậu khê Hoãn cốt hựu thông dương cốc giản, Tận cung thiếu hải lý ngư đê).Âm kinh ngũ tạng tỉnh, vinh, du, kinh, hợp ca (Bài ca về các huyệt tỉnh, vinh, du, kinh, hợp của các kinh âm thuộc ngũ tạng ) Dịch nghĩa: Tay chân đều có ba kinh âm, tổng cộng ba mươi huyệt, cả hai bên phải và trái tổng cộng sáu mươi huyệt. 1. Túc quyết âm: Gan Đại đôn làm huyệt tỉnh. Hành gian làm huyệt vinh. Thái xung làm huyệt du. Trung phong làm huyệt kinh. Khúc tuyền làm huyệt hợp. (Vân hà yên tỏa đại đôn hề, Tiếu chỉ hành gian lộ thái mê. Dã tự trung phong vô đạo nhập, Khúc tuyền hoàn hữu lão tăng quy). 2. Thủ quyết âm: Màng tim Trung xung làm huyệt tỉnh. Lao cung làm huyệt vinh, Đại lăng làm huyệt du. Gián sứ làm huyệt kinh. Khúc tuyền làm huyệt hợp. (Trung xung cô nhạn triệt vân tiêu, Kỷ độ lao cung chỉ tự liêu. Cánh hữu đại lăng biên gián sứ. Xung dương khúc trạch mạc chiêu diêu). 3. Túc thiếu âm: Thận Dũng tuyền làm huyệt tỉnh. Nhiên cốc làm huyệt vinh. Thái khê làm huyệt du. Phục lưu làm huyệt kinh. Âm cốc làm huyệt hợp. (Tam thu vi khách dũng tuyền biên, Nhiên cốc, khê, lưu quá tiểu niên. Âm cốc hữu thuyền hồi tiện đáp, Văn cừ quy khứ kỷ đa tiền). 4. Thủ thiếu âm: Tim Thiếu xung làm huyệt tỉnh. Thiếu phủ làm huyệt vinh. Thần môn làm huyệt du. Linh đạo làm huyệt kinh. Thiếu hải làm huyệt hợp. (Thiếu xung, thiếu phủ bả sư ban. Binh mã thần môn đắc thắng hoàn. Linh đạo chiến thư tiền nhật phát, Như kim thiếu hải tận quy hàng). 5. Túc thái âm: Lá lách Ẩn bạch làm huyệt tỉnh. Đại đô làm huyệt vinh. Thái bạch làm huyệt du. Thương khưu làm huyệt kinh. Lăng tuyền làm huyệt hợp. (Ẩn bạch vân trung nhất lão tăng, Đại đô ly tục thiểu nhân tăng. Kỷ hồi thái bạch thương khưu quá, Ngập tận lăng tuyền thủy cộng chưng). 6. Thủ thái âm: Phổi Thiếu thương làm huyệt tỉnh. Ngư tế làm huyệt vinh. Thái uyên làm huyệt du. Kinh cừ làm huyệt kinh, Xích trạch làm huyệt hợp. (Thiếu thương hồ hải đổ ngư ông, Ngư tế thái uyên bất khả phùng. Kim nhật kinh cừ thuyền mã tải, Tu tri xích trạch hoạch xà long).Khí huyết quán chú thập nhị kinh, trú dạ chu nhi phục thủy ca (Bài ca về vòng tuần hoàn trong một ngày đêm của khí huyết vận hành qua mười hai kinh mạch) Dịch nghĩa: Hiểu trình trung phủ mã đề mang, Hoài bảo tư lương xuất thiếu thương. Cực mục thương dương tòng thử khứ, Gia tiên nhất trực thượng nghênh hương.
Tự thừa khấp biệt lưỡng vi mang, Ức tích phân huề lệ đoái hương, Quy ẩn bạch vân chuyên mại túc, Đại bao lường tận, tiểu bao lường.
Tâm xuất cực tuyền tự thủy thanh, Thân như bình diệp thiếu xung linh. Tự tòng thiếu trạch thừa tra khứ, Hốt thính cung nga hữu tiếu thanh.
Tình minh lưỡng mục phán phù dung, Vũ chí âm trầm nguyệt sắc mông. Tịch mịch dũng tuyền nhân bất kiến, Không văn du phủ báo thời chung.
Kỷ niên hạp kiếm dược thiên trì, Vân quyển trung xung nhập tử vi. Tam vũ quan xung vô trú trở, Trúc ty liêm ngoại bá lao phi.
Đồng tử hiểu tư tự diểu nhiên, Thời thời lưu luyến khiếu âm biên, Đại đôn nhật nguyệt thường lai vãng Phục nhập kỳ môn hựu nhất thiên. Chú thích: | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Thu Jul 12, 2012 4:35 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
1. VẬN KHÍ Khí huyết quán chú1535. Tiều rằng: Tạng phủ trong ngoài, Mười hai kinh nguyệt gẫm bài thơ hay. Hơi đi máu chạy dần quay, Sáu bài khí huyết nghe nay mặt mờ. Môn rằng: Khí huyết sáu thơ, 1540. Mỗi câu mỗi huyệt luôn bờ lại qua. Lần nghe thứ lớp kể ra: Bài đầu từ phế chạy qua đại trường. Xung phủ đến huyệt Thiếu thương, Mối theo hung ức, ra đường ngón tay. 1545. Thương dương cũng ngón cái tay, Chạy lên trước mũi, tên bày Nghênh hương, Bài nhì, vị với tỳ hương, Thừa khấp tủa xuống dưới đường ngón chân. Lệ đoài lên ngón cái chân, 1550. Ẩn bạch xuống ngón thẳng chừng Đại bao. Đại bao vú tả làm rào, Bài ba tâm chủ, cùng ao tiểu trường. Cực tuyền chỗ tột da xương, Hữu ra ngón út, đầu đường Thiếu xung. 1555. Thiếu trạch ngón út tả thông, Thính cung tai tả ở lồng bên tai. Bài tư bàng quanh, thân cai, Tình minh gốc mũi xuống dài Chí âm. Ngón chân út tả Chi âm. 1560. Giữa bàn chân hữu lại xâm Dũng tuyền. Dũng tuyền ấy chạy lên liền, Đến Du phủ huyệt tả biên hữu điều. Bài năm tâm bào, tam tiêu, Thiên trì giữa bụng ra chiều Trung xung. 1565. Tay hữu ngón giữa : Trung xung, Tay tả ngón cái : Quan xung trổ màu, Quan xung tả chạy lên đầu, Trúc ty huyệt ấy ở sau chặng này. Bài sáu đảm với can vầy, 1570. Ra từ Đồng tử, xuống đầy Khiếu âm. Đồng tử gò má tả cầm, Ngón chân út tả, Khiếu âm chỗ phòng. Ngón chân út hữu Đại đôn, Thẳng bên vú hữu, Kỳ môn đóng đồn. 1575. Ngày đêm khí huyết xây vòng, Mười hai kinh lạc, ngoài trong khắp hòa. Khí như mã, huyết như xa, Xa nhờ mã kéo, mã hoà xa đi, Thử xem bộ sách Lý y 1580. Vẻ hình gương giá dùng thì khá tra. Chú thích: | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Thu Jul 12, 2012 4:43 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
1. VẬN KHÍ Minh đường thiNgư rằng: Như gấm thêm hoa, Nhớ lời đạo hữu dạy ta đành rành. Dạy rằng: "Muốn thấy phép linh, Coi chừng trời đất trong hình người ta ". 1585. Đường huynh nay lại vẻ ra, Máy trời đất nhắm trong ba hình người. Môn rằng: Coi tấm thân người, Mười hai chi hóa, cùng mười can sinh Nội kinh câu chữ luận rành: 1590. "Thân tứ đại hóa hữu sinh ", phải lời. Dung y mấy biết thời trời, Nỡ đem thuốc độc thử chơi mạng người, Ta thường lo sợ mạng người, Gắng công đọc sách hơn mười năm nay, 1595. Nhiệm màu mới thấy chỗ hay, Minh Đường thơ cổ, ngâm rày người nghe: Minh Đường Thi (Bài thơ về minh đường) Dịch nghĩa: Giáp thuộc mật, Ất thuộc gan, Bính thuộc ruột non, Đinh thuộc tim, Mậu thuộc dạ dày, Kỷ thuộc lá lách, Canh thuộc ruột già, Tân thuộc phổi, Nhâm thuộc bọng đái, Quý do thận giữ, Tam tiêu cũng gởi về ở cung nhâm, Màng tim cùng tụ về ở cung quí. Lại có thơ rằng (Bài thơ về minh đường) Dịch nghĩa: Phổi ứng với Dần, ruột già ứng với Mão, dạ dày ứng với Thìn, Lá lách ứng với Tỵ, tim ứng với Ngọ, ruột non ứng với Mùi, Thân ứng với bọng đái, Dậu ứng với thận, màng tim ứng với Tuất, Hợi ứng với tam tiêu, Tý ứng với mật, Sửu ứng với gan.Coi hai thơ ấy tỏ tình, Thấy trời đất ở trong mình người ta Cho hay máy tạo chẳng xa, 1600. Âm dương qua lại, trẻ già trong thân. Chú thích: | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Thu Jul 12, 2012 4:52 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
1. VẬN KHÍ Dẫn kinh dượcTiều rằng: Đạo hữu trước phân, Mười hai kinh lạc có phần thơ ca. Còn lo tính thuốc nhiều khoa, Dẫn kinh mấy vị, hỏi qua chưa rành. 1605. Môn rằng: Học phải có hành, Hợp coi vị thuốc dẫn kinh cho tường. Thái dương kinh túc bàng quang, Kinh thủ tiểu trường, phần biểu nêu tên. Khương hoạt, Cao bản, dẫn lên, 1610. Hoàng bá dẫn xuống, chớ quên mà lầm. Trong ấy là kinh Thiếu âm, Gọi rằng túc thận, thủ tâm hai phần. Vào trong Hoàng bá, Tế tân, Khương hoạt, Tri mẫu, về phần thận chuyên. 1615. Thiếu dương kinh hoả biểu truyền, Túc là phủ đảm, thủ liền tam tiêu. Sài hồ, Xuyên khung lên điều, Thanh bì xuống dắt, trị tiêu nhờ chàng. Trong rắng Túc Quyết âm can, 1620. Thủ mệnh môn hỏa, hai đàng kinh đi. Sài hồ, Xuyên khung, Thanh bì Tuy chia biểu lý, cũng y một đường. Dương minh kinh túc vị hương, Kinh thủ đại trường, chỗ chứa đồ ăn, 1625. Thăng ma, Bạch chỉ, Cát căn, Thạch cao lên xuống, nêu rằng dẫn kinh, Phần trong là Thái âm kinh Túc tỳ, thủ phế, hai tình cũng y. Bạch thược, Thăng ma vào tỳ, 1630. Cát cánh, Bạch chỉ, Thông [1] đi phế đình. Ấy đều vị thuốc dẫn kinh, Trong ngoài nhận chứng cho tinh khỏi lầm. Chú thích:1. Thông: tức Thông bạch (củ hành) | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Fri Jul 13, 2012 8:18 am | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
2. THƯƠNG HÀN Lục kinh kiến chứngNgư rằng: Ba dương, ba âm, Sáu kinh dón lại chứng làm dường nào? 1635. Môn rằng: Bệnh mới cảm vào, Sáu kinh kiến chứng [1], xưa rao rõ ràng. Thái dương phát nóng, ghét hàn, Cứng đơ xương sống, đau ngang lưng quần. Thiếu dương nóng lạnh không chừng. 1640. Tai bùng, miệng đắng, ẩu lừng nách hông. [2] Dương minh nóng khát nước sòng, [3] Mũi khô, mắt nhức, ngồi chong chẳng nằm. Lại thêm ỉa bón hãn dầm, [4] Ngầy xem ban mọc, da ngâm nước vàng. 1645. Thiếu âm họng lưỡi khô khan, Nóng lòng thèm nước dựa màn nằm co, Quyết âm gân giật, hung no, Lưỡi cong, dái thụt, môi lò sắc xanh. Thái âm đau bụng no cành, 1650. Ỉa không, khát nước, nóng hình chân tay. Âm dương các chứng tỏ bày, Lại còn hợp bệnh, lâu ngày truyền kinh. Trong ngoài nhận chứng chẳng tinh, Mang câu "dẫn khấu nhập đình" [5], tội to. 1655. Học y muốn khỏi tội to, Hợp kinh mấy chứng phải dò căn nguyên. Sẵn lời ca quyết thầy truyền, Ta xin thuật lại người biên giúp đời: Tam dương kinh kiến chứng tổng quyết (Khái quát về triệu chứng các bệnh thuộc ba dương kinh) Dịch nghĩa: Phát nóng, sợ rét, lưng và xương sống đau (Thái dương ). Mắt đau, mình nóng, trong mũi khô ( Dương minh). Tai ù, miệng đắng, cổ ọe khan. Nóng rét liên tiếp xen kẽ nhau, dưới hông đau ê (Thiếu dương). Tam âm kinh kiến chứng tổng quyết (Khái quát về triệu chứng các bệnh thuộc ba âm kinh) Dịch nghĩa: Tay chân nóng hâm hấp, lúc lúc lại đau bụng. (Thái âm). Đi lỵ mà không khát nước, vốn là tạng bị hàn (Thái âm). Mạch trầm, sợ khô, vốn liên quan với thận, Uống ừng ực, cổ khô, nước dãi ít (Thiếu âm). Gân rút, môi xanh, tứ chi đau, Tai ù, luỡi cuốn lại thụt dái (Quyết âm ). Lưỡng cảm chứng ca (Bài ca về triệu chứng bệnh lưỡng cảm ) Dịch nghĩa: Chứng thương hàn lưỡng cảm nửa âm nửa dương, Lúc bắt đầu, đầu nhức chịu không nổi. Trong người bứt rứt, miệng khô, hay khát nước, Vốn là do thận và bọng đài cùng bị bệnh. Lưỡng thương bệnh chứng ca (Bài ca về triệu chứng bệnh lưỡng thương ) Dịch nghĩa: Nguyên là Thái dương và Dương minh cùng bị bệnh, Bệnh cả hai kinh dồn lại làm một. Nếu còn chứng về Thái dương thì nên làm ra mồ hôi (phát hãn), Nếu không còn chứng về Thái dương thì nên dùng phép hạ (xổ). Biểu bệnh chứng ca (Bài ca về triệu chứng các bệnh thuộc biểu) Dịch nghĩa: Phát nóng, sợ rét là chứng biểu, Mạch Phù, đau mình là thuộc kinh Thái dương. Sợ rét ấy là biểu hư, Dùng thuốc phát biểu nên xét rõ nặng nhẹ. Mùa xuân, dương khí còn kém và yếu, Nếu dùng thuốc phát hãn (làm ra mồ hôi) quá thì âm sẽ thắng, Mùa đông, dương khí nấp sâu ở trong thì phát hãn là đúng. Nếu dùng thuốc nhẹ thì bệnh không khỏi. Lý bệnh chứng ca (Bài ca về triệu chứng các bệnh các bệnh thuộc lý) Dịch nghĩa: Mạch của chứng lý, Trầm mà Hoạt, Không sợ lạnh chừ, lại sợ nóng, Lòng bàn tay và dưới bụng mồ hôi dầm dề, Cổ ráo miệng khô, phân táo kết, Bụng đầy, bị suyễn, có khi nói sàm, Đại tiện không đều, càng lúc càng nóng, Ấy là nóng ở trong, đúng là bệnh lý thực, Đó là các chứngthuộc kinh Dương minh, nên dùng thuốc hạ (xổ) Luận biểu lý tạng phủ sở thuộc ca (Bài ca luận về các bệnh biểu lý thuộc tạng phủ) Dịch nghĩa: Các chứng bệnh ở bọng đái, dạ dày và mật thuộc về dương, Các chứng bệnh ở lá lách, thận và gan thuộc về âm, Mạch Phù, Trường, Huyền thuộc dương, mạch Tế, Trầm, Vi, Hoãn thuộc âm. Trước hãy xem mạch và chứng thuộc về biểu hay lý. Chú thích:1. Sáu kinh kiến chứng: triệu chứng của bệnh hiện qua sáu kinh. Sáu kinh là Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm (3 kinh âm), Thái dương, Thiếu dương, Dương minh (3 kinh dương). 2. Ẩu lừng nách hông: dịch từ câu "hung hiếp khổ mãn" (ngực, hông khó chịu vì đầy tức). 3. Sòng: luôn luôn, thường xuyên. 4. Hãn dầm: mồ hôi dầm dề. 5. Dẫn khấu nhập đình: dẫn giặc vào nhà. Đây ý nói chẩn đoán không đúng, cho thuốc uống vào chẳng khác dẫn giặc về nhà. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Fri Jul 13, 2012 8:37 am | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
2. THƯƠNG HÀN Vận khí sử bệnhTrong ngoài hợp chứng tỏ truyền, 1660. Phải coi vận khí theo niên đổi dời, Năm vận, sáu khí ở trời, Năm tạng, sáu phủ ở người ứng nhau, Cho hay năm vận chủ đau, Sáu khí lâm bệnh, trước sau có lề. [1] 1665. Bởi câu "khí vận bất tề " Khiến dân bệnh hoạn trách về thấy lo. Chưa thông vận khí khôn mò, Nhóm lời ca quyết đọc cho biết đàng. Ngũ vận chủ mệnh ca (Bài ca các chủ bệnh của Ngũ vận) Dịch nghĩa: Các chứng phong, co giật, choáng váng thuộc về can mộc. Các chứng đau, ngứa nhọt, lở thuộc về tâm hỏa. Các chứng thấp, thũng, đầy vốn thuộc về tỳ thổ. Các chứng tức, uất, mòn mỏi thuộc về phế kim. Các chứng lạnh, co rút thuộc về thận thủy. Đó là danh mục chủ yếu các bệnh do ngũ vận gây ra.Lục khí vi bệnh tổng ca (Bài ca nói tóm tắt về các bệnh do lục khí gây nên) Dịch nghĩa:Các chứng bất thình lình bị cứng thẳng chân tay, Gân cốt co lại hay mềm oặt thật nhanh, Vốn thuộc hai kinh Túc chủ về gan và mật, Do khí Quyết âm phong mộc gây ra. Thiếu âm quân hỏa (Thiếu âm quân hỏa Dịch nghĩa:Các chứng thở khò khè, ợ và nôn ra nước chua, Thình lình ỉa chảy như rót nước, có khi bị chuột rút, Tiểu tiện đục như có cặn, lẫn cả những tia máu, Nổi hạch, nổi nhọt, phát ban, lên sởi, Ung thư, thổ tả do bị chứng hoắc loạn, trong người bực bội, phù thũng, mũi nghẹt và khô, Chảy máu cam, đái rát, mình phát nóng. Sợ lạnh, phát run, hay giật mình hoảng hốt, Khi cười, khi khóc, nói sàm, mất máu, Bụng chương lên, vỗ vào có tiếng bồm bộp. Đó là do khí Thiếu âm quân hỏa gây ra, Lỗi của hai kinh Thủ chủ về tim và ruột non. Thái âm thấp thổ (Thái âm thấp thổ) Dịch nghĩa:Các chứng chi và người cứng đơ, hay tích muốn thành trệ, Hoắc loạn, đầy do các chứng cách, bĩ, Trong mình thấy nặng nhọc, thổ tả, chân sưng, Thịt phù mềm, như bùn, ấn vào lõm xuống không nổi lên, Đó là do khí Thái âm thấp thổ của hai kinh Túc, Chủ về lá lách và dạ dày gây ra. Thiếu dương tướng hỏa (Thiếu dương tướng hỏa) Dịch nghĩa:Các chứng nóng, mê man, vật vã, gân giật giật, Hồi hộp, co giật, lăn lộn quá mức, Thình lình cấm khẩu, hôn mê, bứt rứt, điên cuồng, La thét, hoảng sợ, hơi xông ngược lên. Đùi sưng đau ê, hắt hơi, mửa, phát lở, Cổ họng buốt, tai ù tưởng chừng điếc đặc. Lợm mửa, ăn uống không thể nuốt trôi, Mắt mờ, nhìn không rõ, kéo màng, thịt giật, Hoặc là phát run, nói ngọng, ngơ ngác như mất hồn, Đau thình lình, tả lỵ thình lình. Đó là do khí Thiếu dương tướng hỏa của hai kinh Thủ, Chủ về màng tim và tam tiêu gây ra, Dương minh tướng kim (Dương minh tướng kim) Dịch nghĩa:Các chứng khô, cạn, sáp, bí Cứng ráo, da rộp lên, Đều do khí Dương minh táo kim, Chủ về hai kinh thuộc phổi và ruột già gây ra, Thái dương hàn thủy (Thái dương hàn thủy) Dịch nghĩa:Nước dãi và nước tiểu trong và lạnh. Bị khối u, sa đì, báng đều rắn, Đầy bụng, đau gấp, đại tiện chỉ có nước, Ăn uống không thấy đói, thổ tả đều có mùi tanh. Co duỗi khó khăn, thấy lạnh giá, Lạnh giá, bế tắc thuộc về kinh Thái dương, Chủ về thận và bọng đái tức là khí hàn thủy gây nên. Âm dương, gốc ngọn chỉ trong vòng lục khí. Chú thích:1. Lề: lệ thường. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Fri Jul 13, 2012 8:47 am | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
2. THƯƠNG HÀN Thương hànPhong, hỏa, thử thấp táo hàn, 1670. Bốn mùa qua lại, chàng ràng [1] hơn thua. Khí nào hơn lại vẽ bùa, Khiến hơi tà nghịch theo lùa làm đau. Người cùng trời đất ứng nhau, Khí mùa chẳng chính, chứng đau không thường. 1675. Ngoại rằng cảm, nội rằng thương, Ngoài tiêu trong bản, âm dương khác phần. Từ ngoài sáu phủ vào lần, Đến trong năm tạng, tinh thần chẳng an. Thử xem một chứng thương hàn, 1680. Tạng nào mạch nấy, chia bàn tử sinh. Tâm can, tỳ, phế, thận danh, Noi trong sinh khắc năm hành đoán ra, Giả như tâm hỏa chịu tà, Vì nơi thận thủy đắm sa gây loàn. 1685. Lấy hai tạng ấy so bàn, Thổ tỳ, kim phế, mộc can cũng vầy. Thương hàn ngũ tạng thụ bệnh ca (Bài ca về bệnh thương hàn mà ngũ tạng bị bệnh) Dịch nghĩa: Nhói tim, lưỡi cứng, cười thì mặt đỏ lên. Bực bội, bàn tay nóng, miệng ráo, Trên rốn động hơi, mạch nên Hồng, Khẩ, Sác, Nếu đi Trầm, Vi, thì mạng không toàn. (thuỷ khắc hỏa) Bệnh gan thì mặt xanh, mắt đau, nhắm, Gan co, vẻ giận dữ, bên trái rốn thấy tưng tức, Mạch nên Huyền và Trường Nếu Phù, Sắc, Đỏan đều không chữa được! (kim khắc mộc) Bệnh tỳ thì không ăn, da mặt vàng, Mình nặng, chân tay đau, thích nằm liệt giường, Hơi động giữa rốn, mạch nên Hoãn và Đại, Huyền, Trường và Khẩn ấy là tai ương. (mộc khắc thổ) Bệnh phổi thì mặt nhợt, vẻ lo buồn, Thở dốc, đổ máu cam, nóng rét, ho, suyễn. Thấy tưng tức ở bên phải rốn, mạch nên Trầm, Tế, Sắc, Đại mà Lao là căn do của sự chết. (hỏa khắc kim) Bệnh thận thì mặt đen, móng tay, móng chân xanh, Chân lạnh bụng đau, trong tai ù, Hơi động dưới rốn, mạch nên Trầm, Hoạt, Hoãn mà Đại là tình tạng chết. (thổ khắc thủy) Chú thích:1.Chàng ràng: quanh quẩn, trở đi, trở lại. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Fri Jul 13, 2012 8:58 am | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
2. THƯƠNG HÀN Trúng thươngẤy rằng của đệ nhất quan, Chứng nào chẳng bởi thương hàn gây ra. Đến chừng biện các khí tà, 1690. Bệnh người mới cảm gọi là trúng thương, Sách nêu chữ "trúng", chữ "thương". Cho hay khí độc không thường người xuông. [1] Lắm cơn mưa gió luồng tuồng, [2] Núi, đầm, khe, suối, độc duồng [3] hơi bay, 1695. Rằng ai gặp ấy chẳng may, Chứng nào thuốc nấy nhờ tay thấy điều. Trong là bản, ngoài là tiêu Ta từng nhận chứng học nhiều bài ca: Biểu lý nhị chứng ca (Bài ca về hai chứng biểu, lý) Dịch nghĩa: Khi phát nóng, sợ lạnh, thân thể đau, Mạch Phù là thuộc biểu, anh nên nhớ, Nếu không sợ lạnh, chỉ sợ nóng, Mạch Trầm, mồ hôi nhiều, thì đúng là lý không còn ngờ gì nữa. Biên phong thấp chứng ca (Bài ca biện luận chứng phong thấp) Dịch nghĩa: Xưa nay vẫn truyền có chứng phong, thấp hợp làm một bệnh. Hơi thở khò khè, lừ đừ chỉ muốn ngủ, Trong người thấy nặng nhọc, mạch Phù, hay ra mồ hôi, Nếu cho uống thuốc phát hãn ắt sinh nói xàm. Trúng thấp chứng ca (Bài ca về triệu chứng bệnh trúng thấp ) Dịch nghĩa: Mạch mà Trầm, Hõa là trúng thấp, Chỉ vì mưa gió, hơi xông lên nhiễm vào, Đau khắp thân thể và khắp người nổ sắc vàng, Đại tiện thì nhanh, nhưng tiểu tiện lại khó. Ôn độc chứng ca (Bài ca về triệu chứng bệnh ôn độc) Dịch nghĩa: Bệnh ôn độc toàn thân nổi vằn như gấm, Phát ban, lên sởi, nôn mửa thường xuyên, Hoặc có lúc lại trở ho, trong lòng buồn bực, Đó là mùa đông cảm lạnh mà mùa xuân mới phát ra. Nhiệt bệnh chứng ca (Bài ca về triệu chứng bệnh nhiệt) Dịch nghĩa: Bị cảm mùa hè phần lớn là bệnh nhiệt, Vốn cùng là một chứng với thương hàn. Sợ lạnh, thân thể đau và nhức đầu, Phát nóng lại thêm mạch Hồng mạnh. Trúng thử chứng ca (Bài ca về triệu chứng bệnh cảm năng ) Dịch nghĩa: Đổ mồ hôi trong mùa hè, gọi là cảm nắng, Mạch Hư, Vi, Nhược, người rất bực bội, khát nước nhiều. Mạch cáu, lưng lạnh toát, thân thể không đau, Triệu chứng bên ngoài đại khái tựa bệnh nhiệt. Kính bệnh chứng ca (Bài ca về triệu chứng bệnh kính) Dịch nghĩa: Nguyên bệnh kính là thuốc về bọng đái, Cấm khẩu giống chứng giản, mình ưỡn cong, Đó là trúng thương phong, hoặc cảm phải khí hàn thấp, Cho nên chia gồm hai chứng : nhu kính và cương kính. Chú thích:1. Khí độc không thường người xuông: khí độc chạm phải người ta một cách bất ngờ, không theo một qui luật nào cả. "Không thường" ở đây là không theo qui luật bình thường; "xuông": là mắc phải, vướng phải. 2. Luồng tuồng: bừa bãi, càn rỡ, không theo phép tắc. 3. Duồng: theo. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Fri Jul 13, 2012 2:04 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
2. THƯƠNG HÀN Tương tự chứngNgư rằng: Hà chỉn sáu hơi, 1700. Nghe nhiều chứng bệnh dưới trời khác nhau, Sư huynh vào cửa đạo lâu, Mấy tầng nhà kín, buồng sâu thấy nhằm. Chứng chi thầy thuốc nhiều lầm, Có lời ca quyết xin ngâm truyền lòng? 1705.Môn rằng: Ta rất dày công, Hôm mai lòn lõi theo ông Đan Kỳ. Tôn sư vốn bậc nho y, Lòng cưu kinh tế, thiếu gì chước hay. Thường rằng: Sáu khí ấy xây, 1710. Biến ra muôn bệnh, làm thầy phải lo. Ra nghề cặn kẽ dạy cho, Tây cơ ứng biến, tột mò gốc đau. Mấy lời ca quyết truyền nhau, Đều thầy ta đặt, trước sau cứu người. 1715. Chứng nào khúc mắc lầm người, Nay ta tóm kể cho ngươi ghi lòng: Thương hàn kiến phong bệnh chứng ca (Bài ca về bệnh thương hàn mà có triệu chứng bệnh thương phong) Dịch nghĩa: Chứng này lạnh nhiều mà nóng ít, Không bực bội trong mình, mà tay chân hơi lạnh, Đó chính là bệnh thương hàn mà có triệuchứng bệnh thương phong. Mạch thì Hoãn mà Phù, không thể nói khác được. Thương phong kiến hàn bệnh chứng ca (Bài ca về bệnh thương phong mà có triệu chứng bệnh thương hàn) Dịch nghĩa: Chứng này chân tay hơi ấm chớ coi lầm, Phát nóng, sợ gió, lại thêm trong người bực bội. Nếu lại thấy mạch đi Phù mà Khẩn, Đó chính là bệnh thương phong mà có triệu chứng bệnh thương hàn.
Biểu nhiệt lý hàn bệnh chứng ca (Bài ca về triệu chứng bệnh ngoài nóng trong lạnh) Dịch nghĩa:
[i]Người bệnh ngoài nóng nhưng lại thích mặc áo, Lạnh ở trong xương, nóng chỉ ngoài da. Trong lạnh ngoài nóng, mạch đi Trầm, Hoãn, Tay chân hơi giá, đại tiện lỏng. (Những chứng âm (lạnh) mà lại phát nóng, Thì thang Tứ nghịch thật đúng là thuốc chữa). Biểu hàn lý nhiệt bệnh chứng ca (Bài ca về triệu chứng của bệnh ngoài lạnh trong nóng) Dịch nghĩa: Mình lạnh lại không muốn mặc áo, Lạnh ở ngoài da, nóng trong xương tủy. Ngoài lạnh, trong nóng, mạch đi Trầm, Sác, Miệng ráo, lưỡi khô, nên rõ như vậy. (Cho nên lúc gặp chứng về Thiếu âm sợ lạnh, Trong người bứt rứt, không muốn mặc áo, nên dùng thuốc công). Âm chứng tự dương bệnh ca (Bài ca về bệnh âm chứng tự dương) Dịch nghĩa: Âm chứng tựa dương nên nhận rõ, Buồn bực, bứt rứt, mặt đỏ, mình hơi nóng. Đó là âm lạnh phát buồn bực, nên dùng thuốc ôn (ấm). Bệnh ấy bộ Xích và Thốn mạch đi Vi và Trầm, nói cho anh biết. Dương chứng tự âm bệnh ca (Bài ca về bệnh dương chứng tựa âm ) Dịch nghĩa: Dương chứng tựa âm, lấy gì mà lường biết, Chân tay lạnh giá, tiểu tiện đỏ, Đại tiện thì hoạc bón, hoặc đen, Bệnh ấy mạch đi Trầm, Hoạt, anh nên rõ. Vưu quyết chứng ca (Bài ca về chứng giun sân) Dịch nghĩa: Đói mà chẳng ăn, đó là bệnh giun sán, Ăn xong lại vì thế mà thổ ra giun. Đó là vì trong dạ dày vốn bị lạnh tích tụ lại, Nên dùng thang Lý trung, Tứ nghịch và Ô mai. Yết hầu bệnh chứng ca (Bài ca về triệu chứng bệnh yết hầu) Dịch nghĩa: Phát ban, khạc ra máu là chứng dương độc, Nếu là chứng âm độc thì trong cổ ắt có mụn. Bệnh này ra mồ hôi nhiều, các mạch âm dương(Xích Thốn) đều đi Khẩn và Sác, Phép để trị bệnh đau cổ họng gọi là vong dương. Thương hàn tổng luận ca (Bài ca tổng luận về thương hàn ) Dịch nghĩa: Muốn hỏi về bệnh thương hàn, Trước hết nên định rõ tên. Dương kinh phần nhiều mình nóng, Âm chứng ít bị nhức đầu. Bổ dương nên dùng thuốc chín, Thuốc tốt, sống chẳng hề gì. Rành rành việc trong lòng, Xa xa dưới đầu ngón tay. Sách Bách vấn quả đã rõ ngọn ngành, Sàch Thiên kim nên lấy làm khuôn mẫu, Các bậc danh hiền nghĩ cách giúp đời, Tên đã chua trong sách tiên. Phát cuồng bệnh chứng ca (Bài ca về triệu chứng bệnh phát điên) Dịch nghĩa: Bứt rứt, buồn bực, nói nhảm, mặt đỏ, Nóng dữ, cổ đau gọi là Trùng dương. Lại chữa bằng phép chữa dương độc, Dùng các vị Đình lịch, Thăng ma và Đại hoàng. Hoắc loạn bệnh chứng ca (Bài ca về triệu chứng bệnh hoắc loạn) Dịch nghĩa: Chân tay co quắp, lại thêm lạnh giá, Phát nóng, thêm lạnh, dùng thang Tứ nghịch. Ỉa mửa đã cầm rồi mà mình còn đau, Dùng thang Quế chi hòa giải là tốt nhất. Bất khả hãn bệnh chứng ca (Bài ca về triệu chứng các bệnh không thể phát hãn được) Dịch nghĩa: Mạch đi Nhược là vô dương, đi Trì là thiếu máu Bệnh thấp ôn, chứng phát nấc, mệt mỏi và bứt rứt, Đàn bà bị khi vừa có kinh, Những người khi bị động cùng là hư nhược rất không nên dùng thuốc phát hãn. Bất khả hạ bệnh chứng ca (Bệnh ca về triệu chứng các bệnh không thể dùng thuốc xổ được) Dịch nghĩa: Mạch đi Phù, Hư, Tế lại có các chứng biểu, Nôn mửa, sợ lạnh, không thể trung tiện được, Đại tiện rắn, táo, tiểu tiện trong, Hoặc ít, hoặc nhiều, hoặc đại tiện lỏng.Phúc thống bệnh chứng ca (Bài ca về triệu chứng các bệnh đau bụng) Dịch nghĩa: Bệnh thương hàn đau bụng phải xem cho rõ, Có chứng hư, chứng thực, có chứng âm, chứng dương, Bệnh về kinh Thái dương mà xổ thì sinh ra đau ruột, Nên dùng thang Quế chi thêm Thược dược, nếu đau quá thì thêm Hoàng Bệnh về kinh Thiếu âm mà đau ruột thì tháo dạ rất nhanh. Nên dùng thang Tứ nghịch thêm Thược dược, Đau trong ruột nên xem người bệnh già hay trẻ, Nếu là thực thì dùng thang Thừa khí rất hay. Cước khí bệnh chứng ca (Bài ca về triệu chứng bệnh cườc khí) Dịch nghĩa: Chứng cước Khí tương tự chứng thương hàn, Đầu nhức, mình nóng, đại tiện bì, Càc khớp chân tay đau, thêm cả nôn ọe, Chỉ khác ở chỗ bệnh cước khí khó co chân tay hơn. Chú thích: | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Fri Jul 13, 2012 2:28 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
2. THƯƠNG HÀN Hư thựcTiều rằng: Trước đạo hữu truyền, Năm tạng, sáu phủ, lệ biên đủ chừng Tuy rằng bệnh, mạch rõ phân, 1720. Chỉn [1] hư cùng thực chưa từng biện minh. [2] Môn rằng: Người chịu khí sinh, Ốm, gầy, béo, chắc, vóc hình khác nhau. Vậy nên tạng phủ chịu đau, Chứng hư, chứng thực lố màu tựa như. 1725 Thực là khí thịnh có dư, Hư là bất túc, lừ đừ ốm o. Can thực thời hay giân lo, Hai tròng mắt đỏ, nét co sảy sần. [3] Can hư dưới nách giựt gân, 1730. Móng tay khô biếc, phăn phăn ê hoài. [4] Tâm thực thời mừng cười dai, Nhức trong cánh nách, xuống dài hông đau. Tâm hư sợ sệt lao chao, Cứng trong gốc lưỡi, mặt sầu thương lo. 1785. Tỳ thực thời bụng đầy no, Nặng nề mình mẩy, mỏi giò, lộ hung. [5] Tỳ hư bốn vóc chảng dùng, [6] Ít ăn, nhiều ỉa, ẩu lung, ruột lồi. Phế thực thời suyễn ho đồi, [7] 1740. Vai lưng vế nhức, buồn hôi ra dầm. Phế hư hơi thở vắn trầm, Miệng khô mũi nhức rên ngâm mạc hình. Thận thực thời dạ trướng bành, Đái vàng, ỉa rót, thủng hình, mặt thâm. 1745. Thận hư lạnh lẽo như dầm, Lưng co đau nhức ầm ầm tai kêu. Chứng trong năm tạng chẳng đều, Bệnh ngoài sáu phủ cũng nêu khác chừng. Đảm thực thời khí mộc hừng, 1750. Trong minh hồi hộp ngập ngừng chẳng an. Đảm hư hay ẩu nước toan, Đắng mồm nhăn nhò, mơ màng luống nghi. Tiểu trường thực ắt hỏa suy, Nóng khô khát uống, dưới đì nhỉ vung. [8] 1755. Tiểu trường hư ắt lạnh lùng, Mấy lèo ruột nhỏ hơi sùng sục đau, Vị là chỗ chứa cơm rau, Thực thời bụng nhảy, no trào hơi nhăng. Vị hư cơm chẳng chịu ăn, 1760. Ẩu lên hôi hám, ỉa rằng chẳng tiêu. Đại trường thực khí kim nhiều, Ruột như dao cắt chín chiều quặn đau. Đại trường hư, ắt trống sau, Khách hàn vào ngụ, làm no ỉa liền. 1765. Bàng quang thực khí nước truyền, Nóng ran khát uống, đan điền mích chưng. [9] Bàng quang hư át lạnh dần, Bào trơn đái láo không chừng chảy tuôn. [10] Tam tiêu là phủ hơi luồn, 1770. Uống ăn, tiêu hóa, nhờ luồng ba hơi. Thực thời da sủi sững hơi, Đái vàng, ỉa bón, là nơi thăm chừng. Hư thời ngôi trống, hàn ngưng, Đái xót, ỉa bón, ăn ngừng, chậm tiêu, 1775. Chứng đau hư, thực chẳng đều, Bởi nơi tạng phủ bệnh nhiều khác nhau. Hợp chia bệnh mới, bệnh lâu, Bệnh già, bệnh trẻ, gan cầu thực hư, Lâu cùng già ấy, nhiều hư, 1780. Mới mà trẻ ấy, thực dư hơi tà. Rẽ phân biểu lý chia ra, Hoặc hàn, hoặc nhiệt ở ta xét bàn. Tóm câu biểu, lý, nhiệt, hàn, Chẳng qua hư, thực nẻo đàng ấy thôi. 1785. Một lời ta dón ngươi ôi! Thực thời tả thực, hư rồi bổ hư, Dẫu lầm chứng thực làm hư, Chứng hư làm thực khôn từ lỗi ngươi Thực, hư, thầy thuốc giết người, 1790. Độc hơn ôn dịch bắt tươi oan hồn. Chú thích:1. Chỉn: vốn, vẫn (từ cổ). 2. Biện minh: làm sáng tỏ. 3. Nét co sảy sần: chung quang mí mắt nổi lên những mụn nhỏ như nổi sẩy, da ở đó nhăn lại. 4. Các móng tay khô lại có sắc xanh, đầu ngón tay chạm vào đâu cũng thấy tê tê như mất cảm giác. 5. Lộ hung: bụng to ra. 6. Bốn vóc chảng dùng: bốn vóc chỉ tứ chi (hai tay, hai chân) ở đây nói người bệnh thấy trong người mỏi mệt, không muốn vận động. 7. Ho đồi: ho từng cơn, ho liên tục. 8. Nhỉ vung: rỉ ra, thấm ra liên tục. 9. Đan điền mích chưng: nóng ở rốn. 10. Tiểu tiện và đại tiện không bình thường cứ són ra, rỉ ra không giữ được. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Fri Jul 13, 2012 3:15 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
2. THƯƠNG HÀN Tả thựcNào lời đạo hữu dạy khôn, Trong ngoài tạng phủ, phải dồn sánh [1] coi. Sánh coi tật bệnh mở mòi, Đến khi trị liệt lại soi mạch hình. 1795. Trong, ngoài, hư, thực tỏ tình, Mặc dầu đối chứng phẩm bình thuốc thang, Bổ hư xưa đã sẵn phương, Chỉn e tả thực lắm đường sai ngoa. Các kinh đều có hỏa tà, [2]1800. Thuốc đi hỗn nghịch [3] gây ra sự loàn, Bùa linh thầy vẽ rõ ràng, Cầm coi các đạo cứu an hỏa tà: Chư dược tả chư kinh chi hỏa tà (Các vị thuốc trị hỏa tà ở các kinh mạch) Dịch nghĩa: Hoàng liên trị hỏa tà ở tim, Chi tử, Hoàng cầm trị hỏa tà ở phổi, Bạch thược trị hỏa tà ở lá lách, Sài hồ, Hoàng liên trị hỏa tà ở gan và mật. Tri mẫu trị hỏa tà ở thận, Mộc thông trị hỏa tà ở ruột non. Hoàng cầm trị hỏa tà ở ruột già, Sài hồ, Hoàng cầm trị hỏa tà ở tam tiêu. Hoàng bá trị hỏa tà ở bọng đái. Chú thích:1. Dồn sánh: tập hợp và đối chiếu. 2. Hỏa tà: bệnh ở kinh Thái dương, dù có sưởi cũng không ra mồ hôi được, thấy nóng nảy bức rức trong người gọi là hỏa tà. 3. Thuốc đi hỗn nghịch: ý nói dùng thuốc không hợp với bệnh, gây ra những biến chứng vì thuốc. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Fri Jul 13, 2012 3:27 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
2. THƯƠNG HÀN Cảm thươngNgư rằng: Bệnh nhiễm hơi tà, Sao là ngoại cảm, sao là nội thương? 1805. Chứng kiêm ngoại cảm nội thương, Phép thầy trị liệu theo đường nào ôi? Môn rằng: Sách có biện rồi, Nội thương, ngoại cảm, hai hồi phân minh. Nội thương đều bởi thất tình, 1810. Đau từ năm tạng trong mình gây ra. Ngoại thương đều bởi xông pha, Khiến nên sáu phủ chịu tà lục dâm. Hợp coi mạch lý dương âm, Mạch Phù ngoại cảm, mạch Trầm nội thương. 1815. Bệnh nào ăn uống nội thương, Tay hữu Khí khẩu [1] mạch cường nhảy to, Bệnh nào cảm mạo ngoại lo, Nhân nghênh tay tả [2] mạch to nhảy về. Nội thương nóng lạnh chẳng tề, 1820. Thoạt nóng, thoạt mát, rề rề nào kham, Ngoại thương nóng lạnh đều làm, Buổi không xen hở, nằm dầm rên than. Ngoại thương chứng thật ố hàn, Dù gần bếp lửa chẳng tan hơi hàn. 1825. Nội thương chứng cũng ố hàn, Đăng mền nệm ấm bèn tan lạnh lùng, Ngoại thương chứng cũng ố phong, Ghét luồng gió lớn thổi giông đùng đùng. Nội thương chứng cũng ố phong, 1830. Ghét hơi gió nhỏ lòn trong cửa nhà. Ngoại thương rõ ở mũi va, Mũi hơi nghẹt cứng, hoặc ra nước bồi. Nội thương rõ ở miệng môi, Miệng không biết vị, trong ngôi chẳng hoà. 1835. Lại coi trên bàn tay va, Lưng bàn tay nóng, ấy là ngoại thương. Khác thay mấy chứng nội thương, Lòng bàn tay nóng, phép thường chẳng sai, Ngoại thương thường nhức đầu hoài, 1840. Bao giờ truyền lý mới phai nhức đầu. Nội thương cũng có nhức đầu, Thoạt êm thoạt nhức, mau lâu không chừng. Ngoại thương tiếng nói lẫy lừng, Lời ra trước nhẹ, sau ngừng nặng hơi. 1845. Nội thương tiếng dức ra lời, Trước nặng sau nhẹ, ít hơi đã đành. Chú thích:1. Tay hữu Khí khẩu: huyệt khí khẩu tay phải. 2. Nhân nghênh tay tả: huyệt Nhân nghênh tay trái. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Fri Jul 13, 2012 3:34 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
2. THƯƠNG HÀN Truyền kinhĐến như mấy chứng truyền kinh, Trong ngoài đều có bệnh tình đua nhau. Hợp coi lời biện trước sau, 1850. Phép làm hoãn, cấp, [1] theo đau trị điều. [2] Bằng tay chứng ngoại cảm nhiều, Chứng nội thương ít, kíp theo ngoại điều. [3] Bằng tay chứng nội thương nhiều, Chứng ngoại cảm ít, kíp theo trong điều. Chú thích:1. Hoãn: thong thả, cấp: gấp rút. 2. Trị điều: tức điều trị. 3. Ngoại điều: điều trị bên ngoài, ngoại cảm. 4. Trong điều: điều trị bên trong (nội thương). | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Fri Jul 13, 2012 3:53 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
2. THƯƠNG HÀN Tiêu bản1855. Ấy rằng trị bản, trị tiêu, Hoặc chầy, hoặc kíp, phép điều ở ta. Trị tiêu thời phát tán ra, Gọi rằng ngoại cảm, thật là hữu dư. Trị bản thời chuyên bổ hư, 1860. Gọi rằng bất túc, gốc từ trong đau. Dù cho nội ngoại đều đau, Bản, tiêu kiêm trị, có màu thuốc phân. Ngoài nhiều trong ít chẳng cần, Sáu phần trị ngoại, bốn phần trị trong. 1865. Ngoài chầy trong kíp chẳng đồng, Trị ngoài phần ít, trị trong phần nhiều, Cho hay thương, cảm chẳng đều, Xưa nay trị luận sách nêu nhiều bài. Tục công [1] học thuốc sơ sài, 1870. Lấy trong bất túc làm ngoài hữu dư, Chẳng thông hai chữ thực, hư, Phép dùng hãn, hạ rối như tơ vò. Chú thích:1. Tục công: thầy thuốc tầm thường, lang băm, lang vườn. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Fri Jul 13, 2012 4:40 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
2. THƯƠNG HÀN Tứ phápTiều rằng: Sông biển dễ dò, Bệnh tình chân giả ít mò đặng ra. 1875. Phép y: thổ, hãn, hạ, hoà. [1]Làm sao nhằm bệnh, dạy ta khỏi lầm? Môn rằng: Nóng lạnh hầm hầm, Giả hàn, giả nhiệt, dễ lầm dung y. Giả hàn ngoài lạnh tứ chi, 1880. Họng khô, khát nước, đái đi vàng già. Giả nhiệt nóng ở ngoài da, Trùm không khát nước, đái ra trong ngần, Lạnh giả thời nóng ắt chân, Nóng giả thời lạnh, thật phân cho tường. 1885. Như chứng cách âm đới dương, Ngoài rờ giống hực, trong thường lạnh hâm. Lại như mấy chứng tự âm, Ngoài rờ nóng lạnh, trong hầm nóng ran. Phép y trị nhiệt, trị hàn, 1890. "Ôn lương" hai chữ khuyên chàng chớ quên. Muốn chia chân giả hai bên, Vọng, văn, vấn, thiết, phép trên hợp lường. Cho hay là khí nhiều đường, Vốn không định vóc, biến dường trở tay. 1895. Phép y thổ, hãn, hạ hay, Quả như thực chứng, dùng dày mới nên. Thổ vì tà thực ở trên, Thượng tiêu tức nghẹn, đóng bền hơi ngăn, Hãn vì biểu thực tà giăng, 1900. Buồn hôi chẳng rịn, nằm lăn vật mình. Hạ vì tà nhóm âm kinh, Gấp đau bụng dạ thực tình bởi trong, Tà như xen nửa ngoài trong, Hợp làm hoà giải mới ròng nghề hay. 1905. Biểu hư phép hãn chớ bày, Hợp làm thanh giải cho tày kinh dương. Lý hư phép hạ bất lương, Hợp làm tiêu bổ, gìn đường kinh âm. Cho hay mấy bệnh u thâm, 1910. Hạ lầm âm thoát, hãn lầm vong dương, Hỡi ôi sách thuốc lắm phương, Bổ hòa, công, tán, vẽ đường sẵn cho. Tổ sư lời dạy bo bo, Chứng soi hư thực, mạch dò ngoài trong. 1915. Học sau sách thuốc chẳng thông, Đáng bổ làm tả, đáng công làm hoà. Khiến nên mở cửa dắt tà, Chứng khinh hoá trọng, học ra khuấy đời. Chú thích:1. Thổ, hãn, hạ, hoà: 4 cách chữa bệng. Thổ làm cho mửa, hãn làm cho đổ mồ hôi, hạ làm cho xổ, hòa cho uống thuốc và điều trị để từ từ khỏi bệnh. Bốn cách rên chủ về công phạt.
| |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Fri Jul 13, 2012 4:50 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
2. THƯƠNG HÀN Cang thừaNgư rằng: Nhiệm bấy cơ trời, 1920. Coi vào sách thuốc nhiều nơi mịt mù. Trong Kinh có luận một câu: "Cang hại thừa chế" ở sau khí vần. Vốn chưa rõ đặng máy thần, "Cang hại" hai chữ xin phân cho rành. 1925. Môn rằng: Khí bẩm [1] trong mình. Gốc nơi thái cực sinh thành người ra, Âm dương nam tạng bình hoà, Tiên thiên phối ngẫu [2] đôi đà xứng nhau, Quân hoả có âm tinh theo, 1930. Tướng hoả có thủy khí theo rằng thừa. Thủy xuống có thổ khí thừa, Thổ xuống có mộc khí thừa vần theo. Mộc xuống có kim khí theo, Kim xuống có hoả khí theo vốn hoà, 1935. Âm, dương, đã sánh đôi nhà, Năm hành mếch thắng mới ra tai nàn. Hơi dâm thái quá là cang, Hơi theo chờ trả thù oan là thừa. Khí cang thời có khí thừa. 1940. Lẽ trời báo ứng nào chừa đâu đâu. Trong Kinh luận ấy một câu, Nghĩa con vì mẹ trả thù mới an. Trên dầu cậy thế lăng loàn, Chờ thời dưới cũng thầm toan việc mình. 1945. Loại như quân hỏa chẳng bình, Động cang thời hại, âm tình phế kim. Thận thủy là con phế kim, Theo bèn chế hoả dằn kìm hơi cang. Lấy đôi thủy, hỏa làm dàng, 1950. Còn kim, mộc, thổ, cũng bàn như đây. Ấy bèn tạo vật máy xây, Âm dương sinh sát lẽ này rất công. Cho hay chỗ diệu hóa công, Trong động có tĩnh, hết cùng lại thông. 1955. Suy ra lẽ ấy cả đồng, Vật tột thời phản, vốn không tột hoài. Lẽ đâu cang hại đặng dai, Đến khi cang cực, nghiêng vai chịu cầm. Chữ rằng : mộc cực tự câm (kim), 1960. Kim cực tự hỏa, nóng xâm sắt ruồng, Hỏa cực tự thuỷ, đổ buồn, Thủy cực tự thổ, đọng duồng cáu doanh. Thổ cực tự mộc, động mình. Ấy là tạo hoá máy linh lố màu. 1965. Thử xem phong mộc làm đau, Giãy vùng tột sức, rồi sau nghiêng mình. Mộc cực tự kim đã đành, Động qua phải tĩnh, hết tình thời thôi. Thấp thổ làm bệnh cực rồi, 1970. Gân run thịt động giựt rồi tay chân, Thổ cực tự mộc đã ưng, Tĩnh lâu phải động, theo chừng mới xong. Lấy hai chứng ấy ghi lòng, Dù muôn bệnh cũng tới trong xét lường. 1975. Chỗ rằng "Âm chứng tự dương, Dương tự âm ấy" y phương dễ lầm, Dù không xét máy dương âm, Biện câu "cang hại" ít làm giết người. Lại như tạp chứng đau người, 1980. Lạng qua nóng lại, khuyên ngươi thám tình. Đau sau buổi trọng buổi khinh, Hoặc chờ ngày đến truyền kinh rồi lành. Xưa rằng "chẳng thuốc mà lành", Gẫm câu "thừa chế", bệnh tình khá trông. 1985. Dịch rằng "Tạo hóa linh thông", Máy xây chẳng đến chung cùng lại lâu. Bệnh chờ thời vận đến đầu, Nhớ hơi thừa chế, đau đâu cũng lành. Hỡi ôi thầy thuốc tài lành. 1990. Thể theo ý ấy cứu sinh cho người. Trị bệnh hợp xét thời trời, Khí cang làm hại, trách nơi khí thừa. Cớ sao cang hại trách thừa ? Bởi thừa chẳng đủ sức ngừa hơi cang. 1995. Thiên này nhiều tiếng ngọc vàng, Chớ nề lời tục phụ phàng nôm na. Chú thích:1. Khí bẩm: khí bẩm sinh tức khí tiên thiên sinh ra đã có. 2. Phối ngẫu: phối hợp thành đôi. Đây chỉ 2 khí âm dương trong cơ thể con người. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Fri Jul 13, 2012 4:56 pm | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
2. THƯƠNG HÀN Âm dương tương tựNgư rằng: Tạng phủ khác xa, Âm chứng, dương chứng sao mà giống nhau. Âm dương máy hiểm vả sâu, 2000. Thị phi muốn biện theo đâu khỏi lầm? Môn rằng: Dương chứng tự âm, [1] Ngoài da lạnh ngắt, trong hầm nóng ran. Trừng ra con mắt đỏ vàng Miệng môi khô khát, hai đàng tiện nan. [2] 2005. Mạch Sác ỉa bón, đái vàng, Thực là dương thịnh giả hàn hơi xen. Dù cho lạnh đắp run en, [3]Hợp cùng thuốc mát, trị bèn đăng an. Tự âm vốn chẳng phải hàn, 2010. Thừa khi, Giải độc, các thang nên đầu, Lạnh lâu thời nóng cũng lâu, Trong khi nói ấy một câu nghĩa tường. Lại như âm chứng tự dương, Ngoài da nóng rực, trong thường lạnh tanh. 2015. Trừng ra nước dãi trong thanh, Dộp môi, nhớt miệng, mục thanh, mạch Trì. Nằm co trùm đắp bố vi, Ít đòi uống nước, ỉa đi bã hèm. Ví dù nói quấy nói sàm, 2020. Muốn bôn nê thủy cũng làm tự dương, Thuốc ôn trị chứng tự dương, Lý trung, Tứ nghịch các phương hợp dùng. Hỡi ôi đời lắm tục công, Lẽ âm dương tột, chẳng thông ắt lầm. 2025. Âm phản dương, dương phản âm, Cang cực thời biến, cổ câm (kim) lẽ thường Muốn cho rộng chước y phương, Đọc lời ca quyết, thấy đường chẳng xa. Âm chứng tự dương bệnh ca (Bài ca về bệnh âm chứng tự dương) Dịch nghĩa: Âm chứng tựa dương nên nhận rõ, Buồn bực, bứt rứt, mặt đỏ, mình hơi nóng. Đó là âm lạnh phát buồn bực, nên dùng thuốc ôn (ấm). Bệnh ấy bộ Xích và Thốn mạch đi Vi và Trầm, nói cho anh biết. Dương chứng tự âm bệnh ca (Bài ca về bệnh dương chứng tựa âm ) Dịch nghĩa: Dương chứng tựa âm, lấy gì mà lường biết, Chân tay lạnh giá, tiểu tiện đỏ, Đại tiện thì hoặc bón, hoặc đen, Bệnh ấy mạch đi Trầm, Hoạt, anh nên rõ. Chú thích:1. Dương chứng tự âm: bệnh dương mà triệu chứng giống như bệnh âm. 2. Hai đàng tiện nan: đại tiện và tiểu tiện điều khó. 3. Run en: run vì lạnh. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Mon Jul 16, 2012 9:49 am | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
2. THƯƠNG HÀN Y biến y nguyênNgư rằng: Vận khí vốn hoà, 2030. Bệnh không thuốc uống, thời qua cũng lành. Cang cực thừa chế đã đành, Bệnh người nặng nhẹ, tử sinh có trời. Chuyên theo vận khí ở trời, Còn làm thầy thuốc ở đời làm chi? 2035. Môn rằng: Hợp lấy lẽ suy, Bằng cầm một mạch, biết chi giúp đời? Tượng người tùy ứng tượng trời, Chỉn người vật dục lắm hơi chẳng đồng, Hoặc vì tửu sắc đắm lung, 2040. Hoặc vì đói lạnh, sức nông nhọc làm. Mình gầy đau ốm đã cam, Trách trời, trời biết xuống làm sao cho? Vậy nên tạo vật sớm lo, Mở rừng dược phẩm, nhen lò tế sinh, [1] 2045. Nấy [2] cho các bậc thánh minh, Dựng phương pháp trị trong mình người ta. Sách nho rằng "trí trung hòa". "Tham thiên tán hóa" ấy là lương y. Chỗ rằng "bất dược trúng y", 2050. Ấy là nhân bệnh thiên thì ứng nhau. Hơi trời vay phất làm đau, Chớ khi thừa chế theo sau bèn lành. Đến như nhân dục hại mình, Đau không uống thuốc sao bình máu hơi. 2055. Nên rằng vận khí ở trời, Cũng có vận khí ở nơi mình người. Thời trời hơn ấy theo trời, Bệnh người hơn ấy theo người xét tra. Lấy trong hai ấy chia ra, 2060. Đâu là y biến, đâu là y nguyên. Hỡi ôi ai biết y nguyên, Trọn nơi vận khí, ấy chuyên theo trời. Mới hay y biến theo người, Luống cầm phương sẵn lầm đời sao nên ? 2065. Muốn cho rõ lẽ dưới trên, Lời thơ Trương tử chớ quên mà lầm. Trương Tử Hòa thi (Bài thơ của Trương Tử Hoà) Dịch nghĩa: Bệnh nếu không hợp với vận khí trong năm, Thì xem nó hợp với vận khí năm nào. Cứ theo năm ấy mà châm chước cách chữa, Mới biết là đều trong vòng chí lý. Chú thích:1. Tế sinh: cứu giúp sự sống. 2. Nấy: gởi cho. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Mon Jul 16, 2012 9:55 am | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
2. THƯƠNG HÀN Nam Bắc chínhTiều rằng: Ba bộ mạch thường, Thốn, Quan, Xích đủ âm dương ra vào. Chia nam, bắc chính [1] cớ sao? 2070. Thiên hoà bất ứng, năm nào bộ chi? Môn rằng: Vận khí xây đi, Nam chính, bắc chính, định vì chúa, tôi, Sáu hơi quân hoả cao ngòi, Chẳng dùng làm việc, một ngồi rảnh rang. 2075. Năm vận thấp thổ quyền sang, Dùng nên số ở giữa bàn trung ương, Cho hay vận thổ làm vương, Mặt nam ra lệnh bốn phương đến chầu. Mộc, kim, thủy, hoả ứng hầu, 2080. Đều tôi mặt bắc, cúi đầu xưng phan (phiên). Chia ngôi nam, bắc rõ ràng, Lấy trong mười chữ thiên can hóa vời. Nam chinh ấy nói đạo trời, Bắc chính đạo đất thật lời sách biên. 2085. Thử xem Giáp, Kỷ hai niên, Hóa ra phận thổ, thật quyền nam quân. Tám năm bắc chính đều thần, Đinh, Nhâm, Canh, Ất, Bính, Tân, Quí, Mồ (Mậu). Lấy hai ngôi chính phân đồ, 2090. Theo niên bàn mạch nói phô mới rành. Chú thích:1. Nam bắc chính: tức nam chính và bắc chính. Trong mạch pháp của Đông y ngoài những mạch bình thường có những mạch lạ gọi là " mạch bất ứng". Để biết mạch bất ứng người ta phải biết Khí "Thiếu âm quân hỏa" ở đâu. Vì vậy chia nam chính bắc chính để tính vận khí mà xem mạch. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Mon Jul 16, 2012 10:01 am | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
2. THƯƠNG HÀN Thiên hòaThiên hoà mạch ấy vốn binh, Mạch trầm chỉn luận tình hình tam âm. Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm. Giữ trời, giữ đất, xét tầm theo niên. 2095. Nam chinh Thái âm tư thiên, Bộ thốn tay hữu mạch chuyên đi chìm. Nam chinh Thái âm tại tuyền, Bộ Xích tay hữu mạch chuyên đi chìm, Nam chinh Quyết âm tư thiên, 2100. Bộ Thốn tay tả mạch chuyên đi chìm. Nam chinh Quyết âm tại tuyền, Bộ Xích tay tả mạch chuyên đi chìm. Nam chinh Thiếu âm tư thiên, Bộ Thốn, tả, hữu đều chuyên đi chìm. 2105. Nam chinh Thiếu âm tại tuyền, Bộ Xích tả, hữu đều chuyên đi chìm. Bắc chính Thái âm tư thiên, Tay hữu, bộ Xích, mạch riêng đi chìm. Bắc chinh Thái âm tại tuyền, 2110. Tay hữu, bộ Xích, mạch riêng đi chìm. Bắc chinh Quyết âm tư thiên, Tay tả bộ Xích mạch riêng đi chìm. Bắc chinh Quyết âm tại tuyền, Tay tả bộ Thốn mạch riêng đi chìm. 2115. Bắc chinh Thiếu âm tư thiên, Tả, hữu bộ Xích đều riêng đi chìm. Bắc chinh Thiếu âm tại tuyền, Tả, hữu bộ Thốn đều riêng đi trầm. Ấy là mạch lý tam âm, 2120. Gọi rằng bất ứng đều trầm trong tay. Cam châu sách [1] lại tỏ bày, Coi ngôi quân hoả năm nay bộ nào. Ở nơi Xích Thốn bộ nào. Mạch rằng chẳng ứng chìm vào lột xương. 2125. Cho hay phép mạch ấy thường, Bốn mùa bệnh biến nhiều đường chẳng câu. Kinh rằng trời đất máy sâu, Khí làm thắng phục mạch đâu thấy hình. Xem hơi thắng phục cho tinh, 2130. Chữ thời, chữ bệnh, mặc tình trị theo. Đạo y lắm chỗ cheo leo, Chẳng nên chấp nhất làm nghèo người ta. Dón thay một mạch thiên hoà, Tổ xưa sẵn đặt bài ca dạy đời: Ca viết (Ca rằng) Dịch nghĩa: Nói về mạch Thiên hòa chỉ bàn đến ba khí âm, Nam chính tư thiên thì bắc chính tại tuyền. Thái âm chuyên chủ bộ Thốn và Xích tay phải, Quyết âm chuyên chủ bộ Thốn và Xích tay trái, Thiếu âm thì Xích và Thốn cả hai bên đều không ứng. Nếu giao hay phản là sắp chết. Chú thích:1. Cam Châu sách: Cam Châu tập của Mễ Thắng Phi đời nhà Tống soạn. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Mon Jul 16, 2012 10:14 am | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
2. THƯƠNG HÀN Bệnh tà2135. Ngư rằng: Gẫm lẽ dưới trời, Đã sinh dược phẩm cứu đời nhân gian. Cớ sao lắm kẻ ngỗ ngang, Đau thời cầu phép dị đoan độ mình. Hoặc cầu thầy sãi tụng kinh, 2140. Hoặc cầu thầy pháp rập rình chữa chuyên, Hoặc cầu thần quỷ cho thuyên, Hoặc cầu đồng bóng chúc nguyền chư linh? Thấy làm những việc bất kinh, [1] Bùa đeo, thuốc giải, bệnh tình cũng thuyên. 2145. Chẳng hay đạo thuốc xưa truyền, Phương nào trị đặng thói xiên nhân tình? Môn rằng: Trong cuộc u minh, [2] Người cùng thần quỷ yêu tinh khác đường. Bởi người ăn ở không thường, 2150. Hơi tà duồng gió vấn vương tai nàn. Như nay miễu sập chùa hoang, Thần nghèo, quỷ đói mượn đàn làm ôn. Như nay hồ mị[3] hớp hồn, Vực giao bắn bóng, đều phồn yêu tinh. 2155. Có nơi quỷ mị hiện hình, Làm cho bệnh nhiễm trong mình người si. Sách rằng "trúng ác truyền thi ", [4] Ấy là tật quấy, bệnh kỳ xiết bao. Tổ xưa làm thuốc ấy cao, 2160. Có phương lại có phép màu nhiều môn Ông thời lấy thuốc đuổi ôn, Lấy trâm trừ quỷ, tiếng đồn đã vang, Ông thời ếm huyệt Cao hoang, Chích hang Quỷ nhãn, giải nàn cứu tai. 2165. Ông thời mũ áo trắng trai, Phá hình cày gái trừ loài yêu ma. Đao ta lắm chước trừ tà, Yêu tinh, quỷ quái khó qua thánh hiền. Vậy nên trong sách thuốc biên, 2170. Chữ rằng hoạt pháp rộng truyền nhiệm thay ! Thầy nay chấp nhất chẳng hay, Gặp cơn tà thắng khoanh tay, lắc đầu. Khiến bầy thuật sĩ theo sau, Ra làm phép bậy đua nhau dối đời. 2175. Dân ngu chẳng tỏ lẽ trời, Đau thời sợ chết, khắp vời chư sư. Lòng tà gây bởi chư sư, Dân phong lần nhiễm ngày hư thói đời. Dù người đau tỏ lẽ trời, 2180. Y còn phép bí, ai vời dị đoan? Chú thích:1. Bất kinh: không hợp với đạo thường, không bình thường. 2. U minh: U là tối chỉ cõi âm; minh là sáng chỉ cõ dương. Đây ý nói 2 cõi: người ta và ma quỷ. 3. Hồ mị: tức hồ ly tinh, chồn cáo hóa thành người. 4. Trúng ác truyền thi: bệnh chết thình lình. Truyền thi (truyền nhiểm) tức bệnh lao, người xưa tin bệnh lao là do di truyền. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Mon Jul 16, 2012 10:22 am | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
2. THƯƠNG HÀN Trừ tàMuốn cho dẹp lũ dị đoan Dò theo phép tổ, rỡ ràng đạo ta. Người đau có chính có tà, Nhà y phép trị có khoa biến thuờng. [1]2185. Bệnh chính thời dụng thuốc thường, Bệnh tà thời dụng biến phương phép ngoài Trời sinh muôn vật đều tài, Học cho tột lẽ, trừ loài yêu tinh, Loại như vật uế trừ tinh, 2190. Vật hương trừ quái, quỷ kinh A ngùy. Hồ tinh sợ chó săn đi, Xà yêu sợ tỏi, lại nghi Hùng hoàng, Lấy vài vật ấy suy bàn, Biết trong tạo hóa nhiều đàng thuốc tinh, 2195. Vật đều có chỗ hợp sinh, [2] Khác nhau thời ắt có hình chế nhau. Chú thích:1. Có khoa biến thuờng: ý nói bệnh tật có nhiều loại nên nghề thuốc cũng có những phương pháp chữa bệnh bình thường và bất thường. 2. Hợp sinh (hiệp sinh): tương hợp (phù hợp với nhau) thì tương sinh (ảnh hưởng tốt với nhau). | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Mon Jul 16, 2012 10:31 am | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
2. THƯƠNG HÀN Bản thảo dẫnCho hay vật có chế nhau, Khắp xem Bản thảo trước sau chẳng đồng. Sách nêu tinh dược nhiều ông, 2200. Nếm mùi chẳng một Thần Nông xưa truyền. [1] BẢN THẢO DẪN(Lôi công soán tiệp kinh) (Lời dẫn về bản thảo. Tóm tắt sách Lôi công bào chế) Dịch nghĩa: Đạo Y truyền lại, Lai kịch thiệt xa... Vua thánh tôi hiền lịch đại, ai cũng lưu tâm; Người nhân, con hiếu từ xưa, thảy đều chú ý. Sinh làm người trong khoảng hai nghi; Đúc nên xác nhờ xông bốn chất, Phong hàn, thử, thấp, nấu nung... Mừng, giận, nghĩ lo, uất kết... Héo tươi, khổ, sướng, tất tổn đến tinh thần; nhọc, rỗi, đói, no, đều hại cho khí huyết. Đã có sống khó mà trốn khỏi; Đã có thân ai cũng thế thôi. Bẩm thụ người hư thực chẳng đồng, phải giữ mực thường mới được; Cây cỏ chất độc lành đều khác, chưa rõ tính nó chớ dùng. Thuốc nào mà chẳng hiệu; Dùng đúng thì hay. Thử ngậm ô mai, răng ê ngay mà nước dãi chảy; Vừa thổi Bồ kết, hắt hơi liền mà lỗ mũi thông. Ăn cải cay mà lệ vòng quanh; Nhai Hoa tiêu mà hơi bế tắc. Âm giao dò biết nhọt trong ở đâu; Tiêu mạt chữa chứng đầu đau tưởng chết! Đái vặt, dái săn, đêm sắc Tỳ giải; Mình lạnh, bụng lớn, nhờ cả Lô từ. Nước đái rùa chữa được cấm khẩu; Xương xảu chuột làm cho mọc răng. Từ thạch bắt được mũi kim; Hổ phách nhặt được hạt cải. Mật rái rẽ được nước, Keo loan nối được xương; Cho ngó sen mà tiết không đông; Bỏ xác cua mà sơn tan rữa. Nhựa có thể nấu tan quế ra nước; Mỡ cóc có thể làm mềm ngọc như bùn. Tạm kể ít điều để làm chứng nghiệm rõ ràng; Cho rõ hết thảy đều có công dụng riêng biệt Thường khi dùng một, khí thuần nhất thì công hiệu càng nhanh. Hoặc lúc kiêm nhiều, vị phức tạp mà kết quả hơi chậm. Tá, sứ biết để tâm kén kỹ, giúp đỡ thêm thì chóng thu công; Uý, ố lầm những vị trái nhau, ganh ghét lộn sẽ thành rắc độc. Mừng, lo trông cả ở bệnh lui hay tiến; Chết sống quan hệ bởi phương dở hay hay. Phải tinh tường theo sách định bài; Chớ quấy quá gặp chăng hay chớ! Đối chứng lập phương, phải lọc lấy sở trường trong các sách; Tùy nghi dùng thuốc, họa là mong công hiệu được vạn toàn. (Nhượng Tống dịch) Chú thích:1. Câu này ý nói có nhiều người biết về thuốc chứ không riêng gì Thần Nông. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp Mon Jul 16, 2012 10:49 am | |
| Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
Tác giả: Nguyễn Đình Chiều
Phần III - NHẬP MÔN
3. SẢN PHỤ KHOA Dưỡng thaiTiều rằng: Hỏi phụ nhân khoa, Xin nghe các chứng đàn bà có thai. Coi trong kinh lạc mười hai, Chia theo mười tháng nuôi thai xưa bàn 2205. Dưỡng thai một tháng kinh can, Hai tháng kinh đảm, ba sang tâm bào, Bốn tháng kinh tiểu trường trao, Năm tháng tỳ dưỡng, sáuvào vị hương, Bẩy tháng kinh phế nuôi thường 2210. Bước qua tám tháng đại trường thay phiên Chín tháng kinh thận nối liền, Trọn phần mười tháng về miền bàng quang. Mười kinh, mười tháng chia đàng, Âm dương thủ túc nuôi bàng Xung Nhâm 2215. Cớ sao kinh Thiếu Tâm, Cùng Tam Tiêu phủ chẳng cầm nuôi thai? Môn rằng: Một việc dưỡng thai, Có lời Sào thị [1] để bài sách biên. Tâm làm mẫu tạng chủ chuyên. 2220. Tam tiêu phủ ấy làm truyền tống quan, Gốc thai lấy máu làm sang, Máu nhờ tâm chủ tóm đàng mạch kinh. Cho hay mạch máu các kinh, Nhóm nuôi chửa nghén nên hình bởi tâm. 2225. Phải nhường kinh Thủ Thiếu âm, Chẳng chia phiên thứ mối cầm chủ trương, Gẫm trong kinh lạc âm dương, Năm hành đắp đổi lẽ thường sinh nhau, Có ông Phùng thị [2] nối sau, 2230. Gốc theo Kinh chỉ, lời mầu luận cao, Kinh rằng "tâm với tâm bào", Tuy chia hai mạch thực vào một nơi. Mười hai kinh lạc máu hơi, Ngày nào chẳng khắp vần nơi trong mình, 2235. Có thai rồi lại bế kinh Vầy hơi nhóm máu, đồng tình nuôi thai. Lấy lời Sào thị luận thai, So lời Phùng thị vắn dài khác nhau, Học thời sáng lẽ làm đầu, 2240. Lời nào xác lý phải cầu xét coi. Chú thích:1. Sào thị: Sào Nguyên Phương. 2. Phùng thị: Phùng Triệu Tương | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp | |
| |
| | | | Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |