Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Gửi em ở cuối sông Hồng
Đặng Dung     EmptyFri Feb 17, 2023 8:01 am by Vân Nhi

» Tôi đi học
Đặng Dung     EmptySat Sep 07, 2019 4:23 pm by Vân Nhi

» Trần Hưng Đạo
Đặng Dung     EmptyWed Jun 06, 2018 4:53 pm by Vân Nhi

» Huyền Chi
Đặng Dung     EmptyMon Jun 04, 2018 4:35 pm by Vân Nhi

» Guitar đường phố: đỉnh của đỉnh
Đặng Dung     EmptyTue May 29, 2018 7:45 am by Vân Nhi

» Quan Âm Thị Kính
Đặng Dung     EmptyFri May 25, 2018 2:02 pm by Vân Nhi

» Thanh Tịnh
Đặng Dung     EmptyMon May 21, 2018 3:25 pm by Vân Nhi

» Thuyền viễn xứ
Đặng Dung     EmptyThu May 03, 2018 2:19 pm by Vân Nhi

» Xuân Tâm
Đặng Dung     EmptyThu Jul 06, 2017 1:49 pm by Vân Nhi

November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar
Most Viewed Topics
Lý Bạch
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Vũ Hoàng Chương
Chế Lan Viên
Nguyễn Khuyến
Bùi Giáng
Đại Nam Quốc Sử diễn ca
Đoạn Trường Tân Thanh
Trần Tế Xương
Quách Tấn
Keywords
thầy phan công Lược Pháp Trần Khuyến nhau đoạn miền Trọng dũng thảm Luật những xuân Phong Xương Liên nhân Chỉnh nhất Đường khuất nguyễn trường

 

 Đặng Dung

Go down 
Tác giảThông điệp
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Đặng Dung     Empty
Bài gửiTiêu đề: Đặng Dung    Đặng Dung     EmptyThu May 10, 2012 8:17 am

Đặng Dung
(? - 1414)

Đặng Dung     Dangdung

Đặng Dung (鄧 容) là người xã Tả Hạ, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con trai cả của Quốc công Đặng Tất.

Dưới triều nhà Hồ, ông giúp cha là Đặng Tất (? - 1409) cai quản đất Thuận Hóa.
Sau khi quân Minh (Trung Quốc) tiến chiếm nước Việt (khi ấy có quốc hiệu là Đại Ngu), nhà Hồ sụp đổ, Đặng Dung cùng cha tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (tức Giản Định Đế).

Năm 1409, sau trận đại chiến ở Bô Cô (xã Hiếu Cổ, huyện Ý Yên, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay); “vì nghe lời gièm pha của bọn hoạn quan là Nguyễn Quỹ, nói rằng Đặng Tất chuyên quyền, vua Giản Định Đế đem lòng ngờ vực đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Đặng Dung tức giận bỏ Trần Ngỗi, cùng Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân) rước Trần Quý Khoáng từ Thanh Hóa về đất Chi La (nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), tôn lên ngôi vua (tức Trùng Quang Đế), và ông được giữ chức Đồng bình chương sự.

Về sau, do nhu cầu cần phải hợp nhất hai lực lượng, các tướng của Trần Quý Khoáng do Nguyễn Súy cầm đầu đã tổ chức đánh úp vào Ngự Thiên, đem Trần Ngỗi về Chi La tôn làm Thượng hoàng.

Dù phải chiến đấu dưới quyền người đã giết cha mình, nhưng vì sự nghiệp chung ông đã “vượt lên trên tất cả, trước sau vẫn giữ vững phẩm cách đường đường của một vị tướng”. Từ đó ông trải qua rất nhiều trận giao chiến, nổi bật hơn cả là trận đánh vào tháng 9 năm Quý Tị (1413) ở khu vực Thái Gia.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên chép:

Đang khi đôi bên quân nam và quân bắc đang cầm cự nhau thì Đặng Dung bí mật dùng bộ binh và tượng binh mai phục, đúng nửa đêm thì bất ngờ đánh úp vào doanh trại của (Trương) Phụ. (Đặng) Dung đã nhảy lên thuyền của (Trương) Phụ và định bắt sống (Trương) Phụ nhưng lại không biết mặt để có thể nhận ra hắn, vì thế, (Trương) Phụ liền nhảy sang thuyền nhỏ chạy thoát. Quân Minh bị tan vỡ đến quá nữa, thuyền bè, khí giới bị đốt phá gần hết, thế mà (Nguyễn) Súy không biết hợp lực để cùng đánh. (Trương) Phụ biết quân của (Đặng) Dung ít nên lập tức quay lại đánh. (Đặng) dung đành phải chịu thất bại, quân sĩ chạy tan tác hết.

Nguyễn Khắc Thuần kể tiếp:

Tháng 11 năm 1413, Đặng Dung cùng Nguyễn Cảnh Dị bị Trương Phụ bắt sống khi đang tìm đường tạm lánh sang Xiêm La để tính kế lâu dài. Vì liên tục lớn tiếng chửi mắng nên Nguyễn Cảnh Dị đã bị Trương Phụ hạ lệnh giết ngay. Còn Đặng Dung cùng Trần Quý Khoáng, Nguyễn Súy và một số tướng lãnh khác bị áp giải về Yên Kinh (Trung Quốc). Dọc đường, Trần Quý Khoáng nhảy xuống biển tự tử, Đặng Dung cũng lập tức nhảy xuống chết theo.

Trần Trọng Kim cũng cho biết tương tự:

Từ khi thua trận ấy rồi, Trần Quý Khoách thế yếu quá không thể chống với quân giặc được nữa, phải vào ẩn núp ở trong rừng núi. Chẳng được bao lâu Trần Quý Khoáng, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung, Nguyễn Súy đều bị bắt, và phải giải về Yên Kinh cả. Đi đến giữa đường, Quý Khoách nhảy xuống bể tự tử, bọn ông Đặng Dung cũng tử tiết cả. Ông Đặng Dung có làm bài thơ Thuật hoài, mà ngày nay còn có nhiều người vẫn truyền tụng.

Cha con ông Đặng Dung đều hết lòng giúp nước phò vua, tuy không thành công được, nhưng cái lòng trung liệt của nhà họ Đặng cũng đủ làm cho người đời sau tưởng nhớ đến, bởi vậy hiện nay còn có đền thờ ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh...



Nguồn: internet


Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Đặng Dung     Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đặng Dung    Đặng Dung     EmptyThu May 10, 2012 8:32 am

Cảm hoài


Bản chữ Hán

感懷

世事悠悠奈老何,
無窮天地入酣歌。
時來屠釣成功昜,
運去英雄飲恨多。
致主有懷扶地軸,
洗兵無路挽天河。
國讎未報頭先白,
幾度龍泉戴月磨。
Phiên âm Hán Việt

Cảm hoài

Thế sự du du nại lão hà?
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu[1] thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà[2].
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền[3] đới nguyệt ma.
Dịch nghĩa:

Nổi lòng

Việc đời dằng dặc mà ta đã già, biết làm thế nào?
Trời đất mênh mông đắm trong cuộc rượu hát ca.
Khi gặp thời, người làm nghề hàng thịt, kẻ câu cá cũng dễ thành công,
Lúc lỡ vận, bậc anh hùng đành phải nuốt hận nhiều.
Giúp chúa, những mong xoay trục đất lại,
Rửa vũ khí không có lối kéo tuột sông Ngân xuống.
Thù nước chưa trả được mà mái tóc đã bạc sớm,
Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng.



Các bản dịch thơ:

Nổi lòng

Việc đời man mác, tuổi già thôi!
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi.
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ,
Tan tành sự thế luống cay ai!
Phò vua bụng những mong xoay đất,
Gột giáp sông kia khó vạch trời.
Đầu bạc giang san thù chưa trả,
Long Tuyền mấy độ bóng trăng soi.

Bản dịch: Tản Đà


Việc đời bối-rối tuổi già vay,
Trời đất vô-cùng một cuộc say.
Bần-tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh-hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.[4]

Bản dịch: Trần Trọng Kim


Việc lớn chưa xong tuổi đã già
Đất trời thu gọn tiệc ngâm nga
Gặp thời bần tiện thành công dễ
Lỡ bước Anh Hùng dạ xót xa
Giúp Chúa những mong xoay trục đất
Rửa dòng không lối kéo ngân hà
Bạc đầu thù nước còn chưa trả
Mấy độ mài gươm bóng nguyệt tà

Bản dịch: Vân Trình

1. Điển tích đời Hán, Phàn Khoái làm nghề bán thịt chó, Hàn Tín làm nghề câu cá, cả hai sau này đều là khai quốc công thần, giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang phá Tần diệt Sở
2. Điển tích từ hai câu thơ của Đỗ Phủ trong bài "Tẩy binh mã": "An đắc tráng sĩ vãn thiên hà, Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng" 安得壯士挽天河,淨洗甲兵長不用 (Ước gì có được người tráng sĩ kéo sông Ngân Hà, Rửa sạch giáp binh để mãi mãi không dùng đến nữa)
3. Tên một loại gươm báu thời xưa
4. Bản dịch này trong Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, không rõ vì sao một số trang ghi là của Phan Kế Bính dịch.
Về Đầu Trang Go down
 
Đặng Dung
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Quang Dũng
» Dừng chân Bến Phật
» Những gương mặt - Chân dung văn học
» Vũ Hoàng Chương

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thơ Tuyển Việt Nam :: Thời Lý - Trần - Hồ (1009-1427)-
Chuyển đến