Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Gửi em ở cuối sông Hồng
Diệu Nhân Ni sư EmptyFri Feb 17, 2023 8:01 am by Vân Nhi

» Tôi đi học
Diệu Nhân Ni sư EmptySat Sep 07, 2019 4:23 pm by Vân Nhi

» Trần Hưng Đạo
Diệu Nhân Ni sư EmptyWed Jun 06, 2018 4:53 pm by Vân Nhi

» Huyền Chi
Diệu Nhân Ni sư EmptyMon Jun 04, 2018 4:35 pm by Vân Nhi

» Guitar đường phố: đỉnh của đỉnh
Diệu Nhân Ni sư EmptyTue May 29, 2018 7:45 am by Vân Nhi

» Quan Âm Thị Kính
Diệu Nhân Ni sư EmptyFri May 25, 2018 2:02 pm by Vân Nhi

» Thanh Tịnh
Diệu Nhân Ni sư EmptyMon May 21, 2018 3:25 pm by Vân Nhi

» Thuyền viễn xứ
Diệu Nhân Ni sư EmptyThu May 03, 2018 2:19 pm by Vân Nhi

» Xuân Tâm
Diệu Nhân Ni sư EmptyThu Jul 06, 2017 1:49 pm by Vân Nhi

November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar
Most Viewed Topics
Lý Bạch
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Vũ Hoàng Chương
Chế Lan Viên
Bùi Giáng
Nguyễn Khuyến
Đại Nam Quốc Sử diễn ca
Đoạn Trường Tân Thanh
Trần Tế Xương
Quách Tấn
Keywords
Lược những Phong Trọng Khuyến đoạn miền Xương công trường thảm Liên Đường thầy nguyễn Chỉnh Trần quách dũng nhân xuân nhất thường Pháp phan Luật

 

 Diệu Nhân Ni sư

Go down 
Tác giảThông điệp
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Diệu Nhân Ni sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Diệu Nhân Ni sư   Diệu Nhân Ni sư EmptyTue Jul 24, 2012 10:02 am

Diệu Nhân Ni sư
(1041 - 1113)

Diệu Nhân Ni sư Nisu10
Diệu Nhân (妙因) là Công chúa nhà Lý; và sau khi xuất gia, bà là người đứng đầu thế hệ thứ 17 của Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi thời nhà Lý trong lịch sử Việt Nam.

Thiền sư (hay ni sư, sư bà) Diệu Nhân trước khi xuất gia có tên là Lý Ngọc Kiều(李玉嬌) hay Lý Thị Ngọc Kiều(李氏玉嬌). Bà là con gái lớn của Phụng Càn vương Lý Nhật Trung (con vua Lý Thái Tông).

Thuở nhỏ, bà được vua Lý Thánh Tông nuôi ở trong cung, lớn lên được phong làm Công chúa. Khoảng năm 1058, bà được nhà vua gả cho châu mục Chân Đăng ( thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay) họ Lê (không rõ tên). Chồng mất, bà tự nguyện thủ tiết không chịu tái giá.

Theo Thiền uyển tập anh ngữ lục, thì một hôm bà than rằng: "Ta xem tất cả các pháp trong thế gian đều như mộng ảo, huống gì là những thứ vinh hoa phù phiếm mà có thể trông cậy được sao?". Sau đó, bà đem cho hết các đồ trang sức, đến xin xuất gia (thọ Bồ-tát giới) với Thiền sư Chân Không ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).

Thuận theo thỉnh nguyện của bà, nhà sư Chân Không xuống tóc cho, ban hiệu là Diệu Nhân và cho phép bà tu học tại ni viện Hương Hải (còn gọi là chùa Linh Ứng, hiện nay nằm bên cạnh chùa Kiến Sơ, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm).

"Theo sử liệu, thì bà là người đứng đầu thế hệ thứ 17 của thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi thời nhà Lý.

Hằng ngày, bà gìn giữ giới luật và hành thiền được chánh định, là bậc mẫu mực trong Ni chúng thời ấy. Có người đến cầu học, bà thường dạy họ tu tập Đại thừa, dạy rằng:

- Chỉ tánh mình trở về nguồn, đốn tiệm liền tùy đó mà vào.

Thường ngày, bà chỉ thích ngồi lặng lẽ, có bệnh kỵ thanh sắc, ngôn ngữ. Có học giả hỏi:

- Tất cả chúng sanh bệnh nên ta bệnh, tại sao lại kỵ sắc thanh?

Bà nương theo kinh đáp:

Nếu dùng sắc thấy ta,
Dùng âm thanh cầu ta,
Người ấy hành đạo tà,
Không thể thấy Như Lai.


(Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai.)

- Tại sao ngồi yên?

- Xưa nay không đi.

- Thế nào chẳng nói?

- Đạo vốn không lời."

Ngày mùng 1 tháng 6 năm Hội Tường Ðại Khánh năm thứ 4 (1113), đời vua Lý Nhân Tông, ni sư Diệu Nhân lâm bệnh, gọi tăng chúng đến đọc kệ (thị tịch). Sau đó, ni sư gội tóc, tắm rửa sạch sẽ, ngồi kiết già mà viên tịch, thọ 72 tuổi.

Cuộc đời của ni sư Diệu Nhân, đã được sách Đại Việt sử ký toàn thư chép gọn như sau:

Quý Tỵ, [Hội Tường Đại Khánh] năm thứ 4 [1113]...Mùa hạ, tháng 6, phu nhân của châu mục Châu Đăng là công chúa họ Lý mất. Phu nhân tên là Ngọc Kiều, con gái lớn của Phụng Càn vương, được (vua) Thánh Tông nuôi ở trong cung, lớn lên phong làm công chúa, gả cho châu mục Châu Chân Đăng là người họ Lê, chồng chết, phu nhân tự thề ở góa, đi tu làm sư nữ, đến đây mất, thọ 72 tuổi. (Vua) Thần Tông tôn làm Ni sư

Tác phẩm: còn một bài kệ đọc trước lúc thị tịch.

Nguồn: internet

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Diệu Nhân Ni sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Diệu Nhân Ni sư   Diệu Nhân Ni sư EmptyTue Jul 24, 2012 10:14 am

Thị tịch kệ

Bản chữ Hán

示寂偈

生老病死,
自古常然。
欲求出離,
解縛添纏。
迷之求佛,
惑之求禪。
禪佛不求,
杜口無言。
Phiên âm Hán Việt

Thị tịch kệ

Sinh lão bệnh tử,
Tự cổ thường nhiên.
Dục cầu xuất ly,
Giải phược thiêm triền.
Mê chi cầu Phật,
Hoặc chi cầu Thiền.
Thiền Phật bất cầu,
Đỗ khẩu vô nghiên (ngôn).
Dịch nghĩa

Bài kệ dặn trước khi mấti

Sinh, già, bệnh, chết,
Tự cổ xưa là lẽ thường.
Muốn cầu thoát khỏi,
Càng cởi trói thì càng buộc thêm.
Vì mê nên cầu Phật,
Vì lầm nên cầu thiền.
Thiền Phật chẳng cầu,
Mím miệng ngồi lặng im.


Các bản dịch thơ

Bài kệ dặn trước khi mất

Sinh, lão, bệnh, tử,
Lẽ thường tự nhiên.
Muốn cầu siêu thoát,
Càng trói buộc thêm.
Mê, phải cầu Phật,
Hoặc, phải cầu Thiền.
Chẳng cầu Thiền, Phật,
Mím miệng ngồi yên.


Bản dịch: Nguyễn Đức Vân - Đào Phương Bình



Sinh, già, bệnh, chết... thế thôi
Xưa nay vẫn vậy lẽ đời tự nhiên
Cầu cho siêu thoát về tiên
Càng cầu càng trói buộc thêm phận người
Vì lầm cầu Phật... thế thôi
Cầu Thiền bởi trót mê lời u mê
Cầu Thiền cầu Phật mà chi
Ngồi im chả nói năng gì là hơn.


Bản dịch: Nguyễn Duy


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

“Sanh lão bệnh tử, tự cổ thường nhiên”. Sanh già bệnh chết từ xưa tới nay là lẽ thường, có ai sanh ra ở đời này mà không già, không bệnh, không chết ? Như vậy sanh già bệnh chết là lẽ thường, đã là lẽ thường thì có quan trọng không ? Không quan trọng nhưng sao sợ chết ? Sanh già bệnh chết ai cũng phải trải qua, không ai tránh khỏi, vậy mà lo sợ thì vô lý làm sao ! Có người bào chữa tôi không sợ già không sợ bệnh mà chỉ sợ chết, chết cũng là lẽ thường sao lại sợ ? Ví dụ ở Đà Lạt năm nào tới mùa đông cũng lạnh. Biết vậy rồi mùa đông đến chúng ta có sợ không ? Nó đến thì nó đến, chỉ có điều chúng ta phải khôn ngoan là sắm chăn áo ấm cho đầy đủ, để mùa đông mặc cho ấm thì đâu có sợ ! Vì chúng ta không chịu sắm chăn áo ấm cho đầy đủ, để mùa đông mặc cho ấm thì đâu có sợ ! Vì chúng ta không chịu sắm áo ấm, nên mùa đông đến chúng ta sợ lạnh. Cũng vậy, vì chúng ta không chịu tu hành nên mới sợ chết. Vậy sợ có khỏi không ? Biết chắc ai sanh ra cũng phải già bệnh chết, có sợ cũng không khỏi nên không sợ, mà chuẩn bị thì khi sắp chết chúng ta an nhiên vui cười. Nếu không chịu tu khi chết đến, dù có cầu Phật trời cứu độ cũng không được cứu độ. Đó là một lẽ thật mà ai ai cũng phải chiêm nghiệm.

“Dục cầu xuất ly, giải phược thiêm triền”. Muốn cầu thoát ra, mở trói thêm buộc. Có một số người hiểu lầm cho rằng tu theo đạo Phật để giải thoát sanh tử, tức là tu tới già khỏi chết. Họ cho rằng giải thoát sanh tử là khỏi chết. Như vậy thì giống như mấy vị tu tiên luyện thuốc trường sanh bất tử sao ? Ý Ni sư nói, người muốn thoát ra cái sanh già bệnh chết giống như người muốn mở trói mà lại cột thêm. Tại sao vậy ? Vì theo luật vô thường thì con người sanh ra ai cũng già bệnh chết, không ai tránh khỏi. Nhưng nơi thân sanh già bệnh chết này, nếu chúng ta nhận ra thể chân thật thì chúng ta không bị sanh già bệnh chết chi phối làm cho khổ đau. Tu mà mong sống hoài không chết là quan niệm sai lầm. Quan niệm sai lầm ấy làm cho chúng ta thêm trói buộc, chớ không giải thoát được. Sau đây là câu chuyện cầu giải thoát của sai di Đạo Tín. Một hôm sa di Đạo Tín đến lễ Tam Tổ, thưa:

- Xin Hoà thượng từ bi ban cho con pháp môn giải thoát.

Tổ hỏi:

- Ai trói buộc ngươi ?

Ngài nhìn lại một hồi rồi thưa:

- Bạch Hòa thượng không ai trói buộc.

Tổ bảo:

- Không ai trói buộc, cầu giải thoát làm gì ?

Ngang đây Đạo Tín bừng ngộ. Ngài ngộ cái gì ? - Ngài Ngộ cái lý giải thoát mà không mong cầu giải thoát. Chúng ta ngày nay cầu giải thoát mà nghĩ rằng có pháp tu nào đó để cho mình sống hoài không chết đó là điều lầm lẫn rất lớn.

Bốn câu kệ này Ni sư dạy người học đạo phải dùng trí tuệ thấy đúng lẽ thật của cuộc đời, thấy bốn tướng sanh già bệnh chết là lẽ thường. Nhận chân được điều đó rồi chúng ta không còn lo sợ nữa, ngay trong cái vô thường của sanh già bệnh chết, chúng ta nhận ra cái chân thường bất tử, đó là giác ngộ giải thoát.

“Mê chi cầu Phật, hoặc chi cầu thiền”. Mê đó cầu Phật, lầm đó cầu thiền. Ni sư nói người mê mới cầu Phật, người lầm mới cầu thiền. Ni sư nói như vậy chúng ta tu thiền là mê lầm phải không ? Chúng ta đi chùa lạy Phật là mê phải không ? Chỗ này rất nhiều người hiểu lầm. Ở đây nói “mê đó cầu Phật” là cầu Phật ngoài mình. Bởi vì ngay nơi mình có sẵn tánh giác mà bỏ quên, chạy tìm ở non này núi nọ nên nói mê. Tại sao cầu thiền là lầm ? Vì thiền là một phương tiện sống để Phật tánh hiển lộ, chớ không phải là một phép lạ mầu nhiệm ở bên ngoài. Nếu cầu xin người này người kia cho mình được thiền là lầm. Thiền là định tâm để tánh giác hiển lộ. Cầu và tìm ở đây ngầm chỉ cho bệnh ỷ lại trông cậy bên ngoài. Hướng ra ngoài cầu là quên mình rồi vậy.

“Thiền Phật bất cầu, uổng khẩu vô ngôn”. Thiền Phật chẳng cầu, nhọc miệng không lời. Nếu không có niệm cầu Phật cầu thiền thì tâm yên không động, tức là không còn hướng ngoại thì dứt sạch vọng tưởng đảo điên, tâm an định thì miệng không nói, do đó mà nói nhọc miệng không lời. Sở dĩ chúng ta nói liên miên là vì tâm chúng ta lúc nào cũng động niệm. Tâm không khởi niệm thì có gì để nói ? Hằng ngày chúng ta tọa thiền tuy ngoài miệng không nói mà trong tâm thì nói liên miên. Nói chuyện mình nói chuyện người đủ thứ. Khởi nghĩ là đã nói rồi, vì khởi nghĩ là có ngôn ngữ, không phải đợi mở miệng mới có ngôn ngữ. Khi xưa có người hỏi: “Thế nào là Phật?”. Có thiền sư trả lời bằng cách im lặng. Cũng có thiền sư trả lời bằng cách nói đông nói tây. Như có một vị tăng hỏi ngài Động Sơn: “Thế nào là Phật ?”. Ngài đáp: “Ba cân gai”. Đáp như vậy khiến cho người hỏi không vin vào đâu để suy nghĩ. Người xưa quá chân thành, muốn chỉ lẽ thật cho chúng ta mà chúng ta thì quen chạy theo tâm vượn khỉ không chịu nhận. Thế nên khi hỏi, các Ngài chỉ cho chúng ta lẽ thật không cho chúng ta kẹt trong ngôn ngữ. Hỏi “Thế nào là Phật?”. Đáp: “Ba cân gai”. Ngài đáp không cho suy nghĩ, không suy nghĩ thì nhận ra ông Phật của mình liền. Còn nếu giải nghĩa Phật là giác, gồm có tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn... Giải nghĩa một hồi tâm vượn nhảy lung tung thì ông Phật đâu còn hiện tiền. Giải nghĩa Phật mà Phật mất tiêu ! Thiền sư không giải nghĩa Phật là gì, mà người nghe khéo nhận thì Phật hiện. Đó là một lẽ thật.

Xưa ngài Lâm Tế hỏi Tổ Hoàng Bá: “Thế nào là đại ý Phật pháp ?”. Tổ không trả lời mà lại đánh. Ba lần hỏi ba lần bị đánh. Khi ngài Lâm Tế đến thiền sư Đại Ngu, thiền sư Đại Ngu nói: “Bà già Hoàng Bá đã vì ngươi chỉ chỗ tột khổ, lại đến trong ấy hỏi có lỗi không lỗi”. Ngay câu nói ấy ngài Lâm Tế đại ngộ. Đó là những giai thoại thiền cho chúng ta thấy tâm lão bà tha thiết của các bậc Thầy. Ngày xưa khi khai ngộ như thế thì được, ngày nay thì không được buộc lòng tôi phải nói, phải giảng cho nghe. Song nói rồi phải khỏa lấp những dấu vết của việc giải thích bằng cách dạy cho tọa thiền. Nếu người nghe không chiụ ứng dụng lời dạy bằng cách tọa thiền, mà cứ mãi mê suy nghĩ luận đàm suông những kiến giải về thiền, về chân tâm... thì lâu ngày sanh bệnh đa ngôn đa lự, nói nhiều là do nghĩ nhiều.

Tóm lại hai câu kết Ni sư dạy chúng ta, nếu không huớng ra ngoài để cầu Phật cầu thiền thì tâm an nhiên lặng lẽ. Tâm an nhiên lặng lẽ thì không còn gì để trình thưa, không còn gì để đàm luận nên nói nhọc miệng không lời, nói ra là mỏi miệng. Đa số chúng ta thì không sợ cái miệng nhọc mà thích nói đủ thứ, nên không có giây phút nào yên lặng và thân tâm luôn luôn trạo cử rộn ràng. Đây là bài kệ ý nghĩa thâm trầm của một thiền sư ni Việt Nam đã thấy đạo đến chỗ rốt ráo.


Về Đầu Trang Go down
 
Diệu Nhân Ni sư
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nam Hải Dị Nhân
» Xuân Diệu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thơ Tuyển Việt Nam :: Thời Lý - Trần - Hồ (1009-1427)-
Chuyển đến