Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Gửi em ở cuối sông Hồng
Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyFri Feb 17, 2023 8:01 am by Vân Nhi

» Tôi đi học
Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptySat Sep 07, 2019 4:23 pm by Vân Nhi

» Trần Hưng Đạo
Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyWed Jun 06, 2018 4:53 pm by Vân Nhi

» Huyền Chi
Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyMon Jun 04, 2018 4:35 pm by Vân Nhi

» Guitar đường phố: đỉnh của đỉnh
Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyTue May 29, 2018 7:45 am by Vân Nhi

» Quan Âm Thị Kính
Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyFri May 25, 2018 2:02 pm by Vân Nhi

» Thanh Tịnh
Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyMon May 21, 2018 3:25 pm by Vân Nhi

» Thuyền viễn xứ
Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyThu May 03, 2018 2:19 pm by Vân Nhi

» Xuân Tâm
Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyThu Jul 06, 2017 1:49 pm by Vân Nhi

November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar
Most Viewed Topics
Lý Bạch
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Vũ Hoàng Chương
Chế Lan Viên
Bùi Giáng
Nguyễn Khuyến
Đại Nam Quốc Sử diễn ca
Đoạn Trường Tân Thanh
Trần Tế Xương
Quách Tấn
Keywords
Liên nhau những Trọng nguyễn dũng công nhất Phong thầy Luật khuất Đường Khuyến Pháp phan đoạn Chỉnh xuân thảm trường Trần Xương Lược miền nhân

 

 Nam Hải Dị Nhân

Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2
Tác giảThông điệp
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu



Tổng số bài gửi : 1056
Join date : 05/11/2011

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân   Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyFri Aug 10, 2012 1:49 pm

Nam Hải Dị Nhân
- Phan Kế Bính -

CHƯƠNG THỨ IV: CÁC VỊ THẦN LINH ỨNG

SỬ ĐỒNG TỬ

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Chudongtu

Hình minh họa; nguồn internet
Về đời vua Hùng Vương thứ ba, vua có một người con gái tên là Tiên Dong, mới 18 tuổi, nhan sắc xinh đẹp, không muốn lấy chồng, chỉ thường hay đi chơi các sông núi xem phong cảnh. Vua yêu nàng ấy, mặc ý cho đi chơi không cấm. Mỗi năm trong tuần tháng hai tháng ba, bơi thuyền chơi ở mạn sông làng Chử Xá (tức là làng Chử Xá, huyện Văn Giang bây giờ).

Ở làng ấy có một người tên là Sử Cù Vân và người con là Sử Đồng Tử[1]. Hai cha con thiên tính từ hiếu, gặp khi nhà phải hỏa tai, của cải hết sạch cả, chỉ còn một cái khố vải, cha con thay đổi nhau, ai đi đâu thì đóng. Đến khi Cù Vân phải bệnh, dặn con rằng:

- Tao mà chết đi rồi, thì cứ táng trần cho tao, còn cái khố đấy để cho mày.

Cù Vân mất, Sử Đồng Tử không nỡ để cha chết truồng, lấy khố quàng cho cha rồi mới chôn. Còn mình thì trần truồng, đói rét khổ sở, ngày ngày đứng náu hình bên sông, chờ có thuyền buôn qua lại thì xin, hoặc là câu cá bán để hộ thân.

Một hôm, nàng Tiên Dong bơi thuyền đến chơi bến làng Chử Xá, chiêng trống om xòm, đàn sáo rầm rĩ, cờ tàn rợp đất, lính tráng rất đông. Sử Đồng Tử trông thấy sợ hãi ẩn vào trong bãi lau sậy, cào cát lên nép mình xuống dưới, rồi lại lấy cát trùm lên trên.

Tiên Dong bơi thuyền đến bến ấy, nhìn trông phong cảnh vui đẹp, mới lên bãi cát đứng xem, thấy chỗ ấy sạch sẽ, giăng màn tứ vi[2] trên bãi cát để tắm. Tiên Dong vào màn, cổi áo xiêm tắm táp một hồi lâu, dội nước trôi cát. Sử Đồng Tử trồi lên. Tiên Dong trông thấy giật mình, nhìn ra biết là người con trai, mới gọi hỏi cơn cớ làm sao, thì Đồng Tử cũng thú thật cả đầu đuôi làm vậy.

Tiên Dong bảo rằng:

- Ta nguyên không muốn lấy chồng, nay sự đã thế này, tất là Nguyệt Lão xe duyên đây.

Mới sai Đồng Tử tắm táp, ban cho quần áo, đem xuống thuyền ăn yến vui vẻ. Người trong thuyền ai cũng cho là sự kỳ dị.

Đồng Tử nhất định xin từ, không dám lấy. Tiên Dong bảo rằng:

- Thiếp với chàng là tự trời xe duyên, can gì mà từ.

Đồng Tử từ mãi không được phải nghe. Từ bữa ấy hai người kết làm vợ chồng.

Có người về tâu với vua Hùng Vương, vua nổi giận nói rằng:

- Tiên Dong không biết tiếc danh giá, chơi bời đường xá, lấy kẻ nghèo hèn, còn mặt mũi nào mà nhìn đến ta!

Tiên Dong vì thế sợ hãi không dám về, mới cùng với Đồng Tử lập ra phố xá buôn bán với dân. Buôn bán mỗi ngày một thịnh, dần dần thành ra một làng. Các khách buôn bán ngoại quốc qua lại, ai cũng coi bà Tiên Dong làm chủ cả vùng ấy.

Có một người lái buôn bảo với Tiên Dong rằng:

- Nếu được trăm cân vàng, cho người đi với tôi ra ngoài bể, buôn những đồ quí, sang năm tất được lãi gấp mười.

Tiên Dong mừng rỡ, bảo với Sử Đồng Tử rằng:

- Vợ chồng ta là tự trời dắt lại, cơm ăn áo mặc cũng là tự trời cho, vậy thì chàng nên đem vàng ra bể mà buôn.

Sử Đồng Tử đem vàng đi với người lái buôn ra ngoài bể, đến núi Quỳnh Lãng, trông lên trên núi có một am nhỏ. Đồng Tử trèo lên xem phong cảnh. Trong am có nhà một nhà sư còn trẻ, tên là Phật Quang, thấy Đồng Tử có cách điệu thần tiên, muốn truyền phép cho Đồng Tử. Đồng Tử ở liền ngay đấy học đạo. Được hơn một năm, Đồng Tử trở về, Phật Quang tặng cho một cái gậy, một cái nón, và dặn rằng:

- Phép linh thông ở cả cái gậy và cái nón này.

Đồng Tử vâng lĩnh từ về, đem đạo Phật về dạy Tiên Dong; Tiên Dong tỉnh ra, mới bỏ cửa hàng buôn, hai vợ chồng rủ nhau đi học đạo. Một hôm đi xa, trời đã tối mà chưa đến chỗ dân cư, mới tạm chống gậy và che cái nón ở dọc đường để nghỉ. Canh ba đêm hôm ấy, bỗng dưng hiện ra thành quách, lầu ngọc, điện châu, kho, tàng, dinh, phủ, vàng bạc, châu báu, giường, sập, màn, trướng, lại có tiểu đồng, ngọc nữ, tướng sĩ thị vệ, hầu hạ xung quanh.

Sáng ngày mai, ai ai trông thấy cũng lấy làm lạ lùng kinh hãi, tranh nhau mang hương hoa ngọc thực đến dâng. Lại có đủ văn quan, võ tướng, chia quân canh giữ các cửa thành, tựa một hồ nước.

Vua Hùng thấy chuyện làm vậy, cho là làm loạn, sai quan quân đến đánh. Khi quan quân sắp đến nơi, chúng tâu xin đem binh ra cự.

Tiên Dong cười nói rằng:

- Việc nầy không phải tại ta làm ra, bởi tự trời xui nên thế. Ta dù sống chết đã có trời, dám đâu cự nhau với cha? Ta chỉ thuận theo lẽ phải, mặc ý cha ta ghết chết cũng cam tâm.

Khi quan quân tiến đến, đóng ở châu Tự Nhiên (bây giờ gọi là Khoái Châu phủ), còn cách bên này một con sông. Trời đã tối, quân chưa kịp sang sông. Đến nửa đêm, bỗng nhiên trời nổi giông gió bay cát đổ cây, rồi thì cả một khu bà Tiên Dong ở, cửa nhà, người, giống súc vật, trong một lúc bay cả lên trời; chỉ còn bãi đất không ở lại trong đầm mà thôi. Bởi thế bãi ấy gọi là bãi Tự Nhiên, đầm ấy gọi là đầm Nhất Dạ (một đêm).

Dân ở đấy thấy sự lạ lùng, mới lập miếu để thờ. Về sau, vua Triệu Việt Vương đóng binh trong đầm, cự nhau với quân nhà Lương. Tướng nhà Lương là Trần Bá Tiên đánh mãi không được. Đến lúc Bá Tiên trở về, ủy cho tì tướng là Dương Sàn vây đánh, Triệu Việt Vương thiết đàn trong đầm cầu khấn, xin thần giúp cho. Bỗng thấy một ông thần (tức là Sử Đồng Tử) cưỡi rồng xuống đàn, bảo rằng:

- Ta tuy đã lên trời, nhưng uy linh vẫn còn ở đây, ngươi có lòng thành cầu đến ta, vậy ta xuống giúp.

Nói đoạn nhổ một cái vuốt chân rồng, trao cho Triệu Việt Vương và dặn rằng:

- Ngươi lấy cái vuốt rồng này, cắm lên chỏm mũ đâu mâu thì đi đến đâu, giặc phải tan đến đấy.

Nói vừa dứt lời, rồng bay vụt lên trời biến mất. Triệu Việt Vương nghe lời, cắm vuốt rồng lên trên chỏm mũ, tự bấy giờ sức khỏe mạnh hơn trước, thanh thế mỗi ngày một to, mới đem quan đánh nhau với Dương Sàn, chém được Dương Sàn tại trước trận, quân nhà Lương phải tan chạy hết về Tàu.


1: Có sách gọi là Chử Đồng Tử
2: Vây bọc bốn bên (BT).

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu



Tổng số bài gửi : 1056
Join date : 05/11/2011

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân   Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyFri Aug 10, 2012 1:53 pm

Nam Hải Dị Nhân
- Phan Kế Bính -

CHƯƠNG THỨ IV: CÁC VỊ THẦN LINH ỨNG

PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Thanhgiong

Hình minh họa; nguồn viettoon.net
Về đời vua Hùng Vương thứ sáu, thiên hạ thái bình, dân gian giàu có; vua không triều cống với nhà Ân bên Tàu. Vua nhà Ân thấy vậy, giả tiếng đi tuần thú, muốn đem quân sang cướp nước Nam.

Vua Hùng Vương lo sợ, vời quần thần vào hỏi mẹo đánh giữ, có người phương sĩ[1] thưa rằng:

- Bệ hạ nên kêu khấn với Long quân, thì ngài sai thiên tướng xuống giúp mới xong.

Vua nghe lời, lập đàn làm chay, cúng cấp ba ngày cầu khấn. Bỗng đâu trời nổi cơn giông, sấm sét ầm ầm, mưa như trút nước. Rồi có một ông cụ già, cao lớn 9 thước, mặt mũi to lớn, đầu bạc râu trắng, ngồi ở ngã ba đường cái, vừa cười vừa nói, ngâm hát múa mênh.

Ai trông thấy cũng cho làm lạ, mới tâu vua. Vua thân hành ra mời ông cụ ấy đến chỗ đàn làm chay, dâng cơm rượu thết đãi. Ông cụ ấy không ăn uống và cũng không nói năng câu gì.

Vua hỏi rằng:

- Sắp có giặc Bắc xâm phạm nước Nam, được thua thế nào, xin cụ bảo cho.

Ông cụ lâu mãi mới nói rằng:

- Sau ba năm nữa, giặc Bắc tất kéo đến đây. Nhà vua nên tìm khắp cả thiên hạ, mà cầu lấy người kỳ tài, phá được giặc, thì nên chia đất phong tước cho người ta, truyền mãi vô cùng. Nếu được người giỏi phá giặc không khó gì nữa.

Nói đoạn, bay vụt lên trời biến mất.

Vua lấy làm lạ, mới tuân lời ấy, sai sứ đi khắp trong nước cầu người tài. Bấy giờ ở làng Phù Đổng, huyện Võ Ninh (bây giờ là Võ Giàng), có một ông nhà giàu, ngoại 60 tuổi, chỉ sinh được một người con trai lên ba tuổi chưa biết nói, mà chỉ nằm ngửa, không ngồi đứng lên được. Khi sứ giả đi cầu người tài, đến làng ấy, người mẹ cười nói bỡn con rằng:

- Đẻ được một chút con trai, chỉ biết ăn uống, ngồi đứng không được, thì đánh thế nào được giặc, để mà lĩnh thưởng của vua, đền công sinh dưỡng cho cha mẹ.

Người con nghe vậy, bỗng nhiên biết nói, bảo mẹ gọi sứ giả lại đây. Mẹ lấy làm lạ lùng, bảo với láng giềng. Người láng giềng thấy lạ chuyện, xui người nhà thử gọi sứ giả xem ra làm sao.

Khi sứ giả đến, trông thấy người còn bé, hỏi rằng:

- Tiểu nhi kia, gọi ta đến làm gì?

Tiểu nhi ngồi dậy, bảo với sứ giả rằng:

- Sứ giả trở về cho mau, tâu với vua, đúc cho ta một con ngựa sắt cao 18 thước; một thanh kiếm dài 7 thước; và một cái nón sắt, đem lại đây cho ta. Giặc đến trông thấy ta, tự nhiên phải sợ mà chạy, vua can gì phải lo?

Sứ giả mừng lắm, về tâu với vua.

Vua mừng rỡ bảo quần thần rằng:

- Đây là Long vương cứu ta đây! Năm ngoái ông cụ già nói chuyện, quả nhiên không sai, các ngươi chớ hồ nghi gì nữa!

Vua lập tức sai thợ rèn đúc ngựa sắt, kiếm sắt đến, sai người đem lại đưa cho tiểu nhi. Sứ giả sắp đến, mẹ ở nhà lo lắm, chỉ sợ con nói xằng thì vạ lây đến cả nhà.

Tiểu nhi cười ầm lên nói rằng:

- Mẹ cứ kiếm rượu thịt cho nhiều, cho tôi ăn uống, còn việc đánh giặc, mẹ không phải lo.

Tiểu nhi tự bấy giờ mỗi ngày một lớn, cơm ăn áo mặc tốn lắm. Mẹ tuy nhà giàu mà cũng không đủ nuôi cho ăn, hàng xóm láng giềng phải tư cấp giúp thêm; nào kẻ đỡ tiền thóc, người dâng rượu thịt, mà ăn vẫn không được no; vải lụa nhiều thế nào cũng mặc không đủ; cửa nhà ở cũng không vừa, phải ken cỏ lau lớp một cái nhà to để ngài ở.

Khi giặc Ân kéo đến núi Châu Sơn (thuộc về huyên Tiên Du) thì sứ giả đem ngựa kiếm đến nhà giao cho ngài. Ngài vươn vai đứng lên, cao hơn 2 trượng, ngẩng mặt lên trời, gầm lên vài mươi tiếng, rồi rút thanh kiếm cầm trên tay quát lên rằng:

- Ta là thiên tướng nhà trời đây!

Lập tức đội nón nhảy lên ngựa tế đi. Ngựa hét ra lửa mà chạy như bay, chỉ chớp mắt đã đến chỗ quân đóng. Ngài trở gươm đi trước, quan quân kéo theo sau, tiến sát đến trại giặc. Giặc bày trận ở dưới chân núi Châu Sơn, ngài xông vào trận đánh giết một hồi lâu, gẫy mất cả kiếm, mới vớ lấy tre ở bên cạnh đường cầm cả tảng tre mà quật vào đám giặc. Quân giặc tan nát tựa hồ đất lở ngói tan, tranh nhau lạy phục xuống đất, kêu rằng:

- Lạy ngài, ngài là thần tướng trên trời, chúng tôi xin chịu hàng cả.

Khi đánh đến núi Ninh Sóc, thì giặc đã tan hết cả rồi, ngài mới cởi áo bỏ đấy, rồi cưỡi ngựa bay lên trời. Đến bây giờ vẫn còn dấu người, ngựa ở trên núi.

Vua nhớ, không biết lấy gì báo được, mới phong ngài làm Phù Đổng thiên vương lập miếu thờ ngay ở vườn nhà khi trước, ban cho dân một trăm mẫu ruộng tự điền[2] bắt phải bốn mùa cúng tế.

Từ đấy, giặc Bắc không dám sang xâm phạm nữa. Bốn phương nghe chuyện làm vậy, đâu đâu cũng hòa hiếu với nước Nam.

Đến đời nhà Lý, gia phong làm Sung Thiên thần vương. Bây giờ vẫn còn thờ ở làng Gióng, mà tượng thì tô ở trên núi Vệ Linh, mỗi năm đến tháng tư dân làng ấy mở hội to lắm.

Những tre ngài nhổ lên đánh giặc bây giờ thành rừng ở huyện Gia Bình, gọi là tre Đằng Ngà.

Chỗ con ngựa thét ra lửa, cháy mất một làng, cho nên bây giờ làng chỗ ấy gọi là làng Cháy.


1: Người theo đạo tu tiên
2: Ruộng để thờ (BT).

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu



Tổng số bài gửi : 1056
Join date : 05/11/2011

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân   Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyFri Aug 10, 2012 2:21 pm

Nam Hải Dị Nhân
- Phan Kế Bính -

CHƯƠNG THỨ IV: CÁC VỊ THẦN LINH ỨNG

TẢN VIÊN SƠN THẦN

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Sonthuy

Hình minh họa; nguồn viettoon.net
Núi Tản Viên thuộc về huyện Phúc Lộc (bây giờ là huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây), có ba tầng cao chót vót hình như cái tán, cho nên gọi là núi Tản Viên.

Tục truyền thần núi ấy khi xưa là dòng dõi vua Lạc Long. Nhà nghèo, vào rừng kiếm củi, chặt một cây cổ thụ, hôm sau lại có sao Thái Bạch xuống cứu cây ấy sống lại, rồi cho ngài một cái gậy và dặn rằng: “Gậy này có phép cứu được bách bệnh cho người ta, hễ ai ốm đau chỉ cầm gậy gõ vào chỗ đau là khỏi, vậy ta cho ngươi để cứu dân độ thế”. Ông ấy nhận cái gậy, từ đấy bỏ nghề kiếm củi, đi chữa bệnh cho người đau. Có một hôm, đi qua bờ sông thấy lũ trẻ chăn trâu, đánh chết một con rắn. Ông ấy trông trên đầu con rắn có chữ vương, biết là rắn lạ mới cầm gậy gõ vào đầu con rắn, thì con rắn ấy sống lại bò xuống sông mà đi mất.

Được vài hôm, bỗng có một người con trai đem đồ vàng, ngọc, châu báu đến nói rằng:

- Thưa ông, tôi là Tiểu long hầu, con vua Long vương bể Nam. Bữa trước, tôi đi chơi trên trần, chẳng may bị bọn trẻ con đánh chết, nhờ có ông mới được sống, vậy tôi có của này đến tạ ơn ông.

Ông ấy nhất định không lấy, Tiểu long hầu mới cố mời ông ấy xuống chơi dưới bể, đưa ra một cái ống linh tê, để ông ấy rẽ nước đi xuống. Long vương thấy ngài xuống chơi, lấy làm mừng lắm, mở tiệc thết đãi ba ngày, rồi đưa tặng những của quí lạ, ông ấy cũng nhất định không lấy gì cả. Long vương mới biếu một quyển sách ước, ông ấy nhận sách đem về, giở ra xem, muốn ước phép nào cũng được. Từ bấy giờ cứu được cho dân nhiều lắm, mà các phép thần thông biến hóa không thần thánh nào theo kịp.

Khi ngài đã thành thần rồi, đi qua cửa bể Thần Phù lên mạn ngược, tìm chỗ nào cao ráo phong quang và được thói dân thuần hậu thì mới ở. Khi đến Thăng Long, xem dân tình ăn ở phù hoa, không bằng lòng mới bỏ mà lên huyện Phúc Lộc, thấy chỗ ấy có núi Tản Viên, ba từng núi xòa xòa hình như cái tán, phong cảnh vui vẻ, thần mới hóa phép làm một con đường về phía nam núi, thẳng tự bến Phan Tân đến Tản Viên. Đường quá cánh đồng làng Vệ Đỗng và làng Nham Toàn hóa phép hiện ra lâu đài để nghỉ ngơi. Lại qua cánh đồng Thạch Bạn, Vân Mộng, rồi lên mãi từng núi cao nhất để ở.

Thần tự khi ở núi ấy, thường thường ra chơi sông Tiểu Hoàng xem cá. Chỗ nào có phong cảnh đẹp cũng đến chơi. Chơi đến đâu lại hiện ra đền đài đến đấy để nghỉ ngơi. Các làng trông thấy chỗ nào có dấu đền đài, thì lại lập đền miếu để thờ.

Bấy giờ, vua Hùng Vương có người con gái tên là Mị Nương, nhan sắc rất đẹp, thần núi và vua thủy cùng hỏi xin lấy làm vợ. Vua Hùng Vương nói rằng:

- Một thuyền quyên không có lẽ sáng được hai anh hùng, vậy thì ngày mai, ai đem được đủ đồ lễ đến trước thì ta gả cho.

Sáng ngày mai, thần Tản Viên đem những đồ vàng bạc châu báu, cùng là giống chim quí thú lạ lại dâng (Tục truyền đồ lễ: Voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao và một chĩnh vàng cốm). Vua Hùng Vương y ước gả cho, thần mới đón nàng Mị Nương về ở trên đỉnh núi Tản Viên.

Vua Thủy đem đồ lễ đến sau, thấy thần núi đã rước dâu về rồi, tức giận lắm, mới làm ra mưa to gió lớn, và dâng nước lên để đuổi theo cướp về.

Thần núi thấy vậy, làm ra lưới sắt, chắn ngang đường thượng lưu huyện Từ Liêm. Vua thủy lại đi đường khác, tự sông Lý Nhân vào sát chân núi Quảng Oai, men bờ lên cửa sông Hát Giang, rồi ra sông Lư, vào sông Đà để đánh mé sau núi Tản Viên. Lại mở ra các sông nhỏ để đem nước vào đánh mé trước núi. Đi qua các làng Cam Giá, Đông Lân, Cổ Nhạc, My Xá, đi đến đâu xoáy nước xuống thành vực, để làm chỗ các giống thủy tộc ở, rồi tiến nước lên đánh nhau với thần núi. Thần núi thì bảo dân xung quanh đấy đan phên chắn nước và dùng cung nỏ bắn xuống; lại sai các loài hùm, beo, voi, gấu, bẻ cây cối vận đá ném xuống sông. Mỗi phen đánh nhau, mưa gió sấm chớp ầm ầm, trời đất mù mịt. Đánh nhau xong rồi, thì thấy những loài cá, ba ba, thuồng luồng, chết nổi cả trên mặt sông. Từ đấy hai thần thù nhau, mỗi năm đánh nhau một chuyến.

Thần núi linh ứng lắm. Phàm khi nào đảo mưa cầu tạnh, cũng thường ứng nghiệm. Ai nhờn nhỡ đến thì có tai nạn ngay. Mỗi khi tạnh trời, thần thường hiện hình chơi các nơi khe suối, có đám mây phủ như hình tán quạt.

Khi nước Nam nội thuộc nhà Đường, Cao Biền sang làm Đô hộ, muốn trấn yểm các nơi linh tích; bắt đứa con gái 17, 18 tuổi chưa có chồng, cho ăn đồ hoa quả, mặc áo xiêm lịch sự, đặt lên ngồi trên ngai, giết trâu bò tế bái để cho thần phụ vào người con gái ấy, rồi rình khi cất nhắc chân tay, thốt nhiên chém đi. Thường hay dùng thuật ấy để trấn áp bách thần. Khi Biền dùng mẹo ấy cúng thần Tản Viên, thì thần cưỡi ngựa trắng ngồi trên đám mây nhỏ vào cỗ tế mà đi.

Cao Biền than rằng:

- Linh khí nước Nam còn thịnh vượng lắm, không tài nào mà trừ được!

Thần có phép lạ, biến hóa không biết đâu mà lường. Quan Hàn lâm là Nguyễn Sĩ Cố về thời nhà Trần phải đi dẹp giặc, đi qua đền ngài, đem lễ vào khấn, rồi đề một bài thơ rằng:

Non ngất, thần thiêng lẫm liệt thay!
Động lòng đã thấu tới cao dày.
Mị nương cũng hiển oai linh lắm,
Xin giúp thư sinh một chuyến này.



Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu



Tổng số bài gửi : 1056
Join date : 05/11/2011

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân   Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyFri Aug 10, 2012 2:28 pm

Nam Hải Dị Nhân
- Phan Kế Bính -

CHƯƠNG THỨ IV: CÁC VỊ THẦN LINH ỨNG

LÝ ÔNG TRỌNG

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Lyongtrong


Hình minh họa; nguồn internet
Về cuối thời vua Hùng Vương, ở làng Thụy Hương (tục gọi là làng Chèm), huyện Từ Liêm, có một người họ Lý tên Thân, hiệu là Ông Trọng, cao 2 trượng 6 thước, khỏe mạnh tuyệt trần. Thuở còn hàn vi, nhân có sự giết người, đáng phải tội chết. Vua thấy người cao lớn lực lưỡng, không nỡ giết. Đến đời vua An Dương Vương, vua Thủy Hoàng nhà Tần đem binh sang xâm nước Nam. An Dương Vương xin hàng, rồi đem Lý Ông Trọng sang cống bên Tàu. Thủy Hoàng được Ông Trọng mừng lắm coi như của rất quí trong đời, dùng ngay làm Tư vệ hiệu úy.

Đến khi Thủy Hoàng đem binh đi đánh dẹp thiên hạ, thì sai Ông Trọng trấn thủ đất Lâm Thao, để phòng quân rợ vào quấy nhiễu. Ông Trọng hùng dũng, tiếng lừng lẫy một vùng, rợ Hung Nô không dám bén mảng đến cửa ải. Thủy Hoàng mới phong thêm cho Ông Trọng làm Phụ tín hầu.

Về sau, Ông Trọng cáo lão về nước nhà hưu dưỡng. Không được bao lâu, rợ Hung Nô thấy vắng Ông Trọng lại vào quấy nhiễu các sứ biên thùy, Thủy Hoàng nhớ đến Ông Trọng, sai người sang vời, thì bấy giờ người đã mất rồi.

Sứ giả về tâu lại, Thủy Hoàng phàn nàn thương tiếc vô cùng, mới đúc tượng Ông Trọng bằng đồng, đặt ở ngoài cửa Tư Mã cung Hàm Dương. Trong bụng để rỗng, có máy vặn cho chân tay động đậy được. Thường khi sai vài chục người chui vào trong tượng đồng vặn máy cho rung động, người rợ Hung Nô qua lại, tưởng là Ông Trọng còn sống, không dám vào quấy nhiễu nữa.

Đến đời nhà Đường, Triệu Xương sang làm Đô hộ nằm mơ thấy một người to tát cao lớn, đến chơi bàn giảng nghĩa sách Xuân Thu, Tả truyện. Hỏi tên họ thì nói là Lý Ông Trọng ở làng Thụy Hương. Triệu Xương tỉnh dậy ngày mai hỏi thăm đến chơi tận làng ấy, tra hỏi sự tích, rồi lập miếu ngay tại khu nhà cũ ông ấy để thờ. Khi sau Cao Biền sang đánh nước Nam Chiếu, Ông Trọng hiển linh giúp Cao Biền phá giặc thành công. Cao Biền mới sai sửa sang lại đình đài, tạc gỗ tô tượng, gọi là đền “Lý hiệu úy”.

Từ bấy giờ trở đi, thường linh ứng lắm, dân xã có việc gì cầu đảo đến cũng nghiệm. Lịch triều cũng phong tặng làm Linh ứng thượng đẳng thần. Vì ở làng Chèm cho nên tục gọi là Thánh Chèm.


Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu



Tổng số bài gửi : 1056
Join date : 05/11/2011

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân   Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyFri Aug 10, 2012 2:37 pm

Nam Hải Dị Nhân
- Phan Kế Bính -

CHƯƠNG THỨ IV: CÁC VỊ THẦN LINH ỨNG

TÔ LỊCH GIANG THẦN

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Butl

Hình minh họa; nguồn internet
Khi xưa có người tên là Tô Lịch, làm quan Lịch ở huyện Long Đỗ, nhà ở cạnh con sông nhỏ. Nhà ấy ba đời nhân nhượng ở chung với nhau, được cất lên đỗ khoa Hiếu liêm, và được vinh hiển cả nhà, vì thế ở làng đặt là làng Tô Lịch.

Đến thời vua Mục Tôn nhà Đường, Lý Nguyên Gia sang làm Đô hộ, lập dinh phủ ở trong thành Long Biên. Nguyên Gia thấy cửa bắc thành ấy, có con sông chảy ngược, sợ người ta sinh ra bụng làm phản, muốn cắm phủ chỗ khác, mà đắp ra thành La Thành.

Khi sắp xây thành, lập dinh ở cạnh sông Tô Lịch, rót rượu dâng khấn, xin ông Tô Lịch làm thành hoàng ở thành ấy.

Đêm nằm mơ thấy thần bảo rằng:

- Sứ quân sai tôi làm chủ thành này, ví dù tôi dạy dỗ được dân, để cho biết giữ đạo trung hiếu, thì phải lập miếu mà thờ tôi.

Nguyên Gia xin vâng lời. Từ đấy dân gian an nghiệp, không ai sinh ra bụng phản nghịch. Nguyên Gia mới đắp ra thành nhỏ để ở, và lập miếu để thờ Tô Lịch.

Khi Nguyên Gia mới đắp thành có thầy tướng bảo rằng:

- Tôi xem tướng ông không đắp nổi thành to đâu, sau năm mươi năm nữa, tất có một người họ Cao, đóng đô lập phủ ở đây, mới đắp nổi được.

Đến thời vua Ý Tôn nhà Đường, nước Nam Chiếu làm phản, vua Đường sai Cao Biền làm Tiết độ sứ. Cao Biền nhân thế giữ phủ Giao Châu, tự xưng là Cao Vương.

Cao Biền thông hiểu thiên văn, địa lý, xem xét hình thế, nhân chỗ thành nhỏ của Nguyên Gia, đắp rộng thêm ra gọi là Đại La thành, chu vi 8.000 bộ.

Mé bắc thành ấy có con sông, tự sông Lư (sông Cái) chảy vào mé tây bắc, rồi chảy xuống phía nam, vòng quanh La Thành, rồi lại đổ vào sông Cái. Mỗi năm đến tháng sáu mùa mưa nước sông tràn lên mông mênh. Có một khi Cao Biền ngồi thuyền chơi trong sông, bỗng thấy một ông cụ già, đầu bạc phơ phơ, râu mày trắng xóa hình dung kỳ dị, đang bơi tắm ở trong sông, cười nói vui vẻ lắm. Biền lấy làm lạ, hỏi tên họ, thì nói là họ Tô tên Lịch, hỏi chỗ ở thì nói là ở trong sông. Nói đoạn, vỗ tay cười ầm cả lên, rồi tự nhiên trời đất tối sầm, ông cụ ấy biến mất.

Cao Biền biết là thần, nhân thế gọi sông ấy là sông Tô Lịch.

Lại một buổi sớm, Cao Biền đứng ở cửa đông nam La Thành, trông ra sông Tô Lịch, thấy trong sông nổi cơn gió to sóng đánh bồn cồn, mây kéo mù mịt; rồi có một người dị dạng, đứng trên mặt nước, cao hai trượng, mình mặc áo vàng, đầu đội mũ đỏ, tay cầm một cái hốt[1] vàng, có bóng thấp thoáng như mây phủ, mãi đến lúc mặt trời mọc cao ba trượng mà chưa tan. Cao Biền lấy làm lạ, muốn dùng thuật trấn áp, đêm hôm ấy, chiêm bao thấy ông thần bảo rằng: “Ta là tinh đất Long Đỗ, thần linh xứ này, ở đây đã lâu. Nay thấy người đến đây, cho nên ta mừng mà hiện ra, can gì phải trấn áp ta?”. Biền tỉnh dậy sợ hãi, lập tức đặt đàn cúng cấp, rồi dùng những vàng bạc đồng sắt làm bùa, cúng ba đêm ngày, rồi mới chôn bùa để yểm.

Đêm hôm ấy mưa gió sấm sét, có tiếng quỉ thần hò hét quát tháo kinh thiên động địa. Một lát, những bùa vàng, bạc, đồng, sắt bật cả lên trên mặt đất, tan ra như gió, rồi bay tản vào trong không khí mất cả.

Cao Biền lấy làm lạ lắm, than rằng:

- Ở xứ này có thần thiêng như thế ta nên về Tàu, chớ có ở đây mà sinh vạ về sau.

Tự đấy, Cao Biền có ý muốn về, mới tôn thần Tô Lịch làm Đô phủ thành hoàng thần quân.

Đến thời vua Thái Tổ nhà Lý, thiên đô lên thành Thăng Long. Thần Tô Lịch có thác mộng vào lạy mừng. Vua lấy làm lạ, hỏi họ tên, thì cũng nói rõ họ tên là thế. Vua lại hỏi rằng: “Thần có giúp cho trẫm giữ mãi cơ nghiệp trăm nghìn năm không?”. Thần thưa rằng: “Xin bệ hạ hưởng phúc nghìn muôn năm, thì tôi cũng được hưởng trăm năm hương hoả”. Vua tỉnh dậy, ngày mai sai sứ đến tế ở đền ấy, tôn làm Đô quốc thành hoàng đại vương. Đến thời nhà Trần, lại phong “Bảo quốc định bang đại vương”. Đền thờ ở làng Đông Tác, huyện Thọ Xương (Bây giờ thuộc về thành phố Hà Nội).


1: Hốt là tấm thẻ các quan cầm theo lúc đi chầu vua (BT).
Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân   Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyFri Aug 10, 2012 3:03 pm

Nam Hải Dị Nhân
- Phan Kế Bính -

CHƯƠNG THỨ IV: CÁC VỊ THẦN LINH ỨNG

BẠCH MÃ THẦN

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Bachma

Điện thờ thần Bạch Mã; nguồn internet

Khi Cao Biền ở trấn nước Nam, giữ phủ xưng vương, đắp rộng thêm thành La Thành. Đắp xong, một buổi trưa, đứng ngoài cửa đông ngóng xem, bỗng nhiên mưa gió ầm ầm, rồi có một đám mây ngũ sắc, tự dưới đất bốc lên, khí sáng ánh ra tứ phía. Lại thấy có một người ăn mặc đường bệ, cưỡi con cầu long (rồng chưa có sừng) nửa vàng nửa đỏ, tay cầm hốt vàng, đứng trong đám mây, có bóng thấp thoáng lên xuống, lâu lâu thì tan mất.

Cao Biền lấy làm lạ lùng, nghi là ma quỉ, muốn thiết đàn cúng cấp, dùng phép trấn áp.

Đêm hôm ấy, nằm mơ thấy thần lại bảo rằng:

- Xin ông chớ nghi tôi, tôi là thần chính khí ở đất Long Đỗ này, chớ không phải ma quái nào. Tôi thấy ông mới đắp xong cái thành, cho nên mừng mà hiện ra đấy thôi.

Cao Biền tỉnh dậy, hội các quan lại bảo rằng:

- Ta không trị nổi được xứ này hay sao? Sao mà lắm ma quỉ hiện ra thế, hoặc là điềm gở gì đây chăng?

Chúng xin thiết đàn, bày hình tượng thần ấy, rồi dùng nghìn cân sắt, làm bùa trấn yểm.

Cao Biền nghe lời lập đàn cúng bái, rồi chôn nghìn cân sắt để yểm. Hôm sau, trời đất tối tăm mù mịt, mưa gió ầm ầm, rồi có tiếng sét đánh vào chỗ yểm bùa, sắt tan vụn bay đi mất cả. Biền thấy vậy sợ hãi, mới lập đền ở trong phố để thờ thần ấy. Về sau, vua Lý Thái Tổ thiên đô lên Thăng Long, mơ thấy thần lại mừng. Vua tỉnh dậy, sai các quan đem lễ đến tế, phong làm Thăng Long thành hoàng đại vương.

Bấy giờ vua mở ra chợ cửa đông, cho dân buôn bán, miếu thờ ngài ở bên cạnh đường, thường có hỏa tai, cháy lây cả một dãy phố, chỉ miếu của ngài là không động gì đến. Mỗi khi nhà vua làm lễ nghênh xuân, thường vẫn cúng trong miếu ấy.

Triều nhà Trần, ở phố ấy ba lần có hỏa tai, mà không lần nào động đến miếu; và một lần có sét đánh cũng không việc gì.

Thái sư là Trần Quang Khải có đề một bài thơ rằng:

Xưa nghe lừng lẫy tiếng anh linh,
Ma cũng ghê mà quỉ cũng kinh.
Ngựa lửa ba phen thiêu chẳng tới,
Roi lôi một trận đánh không chênh.
Chỉ tay đè nén trăm loài quỉ,
Quát tiếng trừ tan mấy vạn binh.
Nhờ đội oai thần xua giặc Bắc,
Khiến cho non nước lại thanh bình.


Trần triều phong là: “Thuận dụ phu ứng đại vương”. Đền ở phường Hà Khẩu huyện Thọ Xương, gọi là thần Bạch Mã (Bây giờ tức là đền Bạch mã ở phố Hàng Buồm).


Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân   Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyFri Aug 10, 2012 3:19 pm

Nam Hải Dị Nhân
- Phan Kế Bính -

CHƯƠNG THỨ IV: CÁC VỊ THẦN LINH ỨNG

SÓC THIÊN VƯƠNG

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Tysamonthienvuong

Tượng Sóc Thiên Vương; nguồn internet

Về thời vua Đại Hành nhà Lê, quan Khuông Việt Thái sư là Ngô Cảnh Chân thường hay chơi ở làng Bình Lỗ, ưa phong cảnh chỗ ấy vui đẹp, mới làm một cái am để ở. Một đêm đến canh ba, mơ thấy một ông thần mặc áo vàng giáp sắt, tay tả cầm một ngọn thương vàng, tay hữu cầm một hòn ngọc, có vài mươi người lính hầu, mặt mũi hung tợn, trông như quỉ sứ.

Ông thần ấy bảo với Thái sư rằng:

- Ta là Côn sa môn thiên vương đây, đầy tớ ta là thần Dạ xoa cả đấy. Thượng đế sai ta sang xứ bắc, coi giữ nhân dân. Ngươi có duyên với ta, cho nên ta lại đây nói chuyện với ngươi.

Thái sư giật mình đứng dậy, nghe trong núi có tiếng quát tháo ầm ầm, trong bụng lấy làm sợ hãi. Hôm sau vào núi xem thì thấy một cây cổ thụ, cành lá rườm rà, và có đám mây đẹp phủ trên ngọn cây. Thái sư sai thợ đẵn cây ấy, đem về tạc tượng ông thần như dáng trong mộng, rồi lập đền ở trên núi để thờ.

Trong năm Thiên Phúc thứ nhất (980), có quân nhà Tống vào cướp nước. Vua Đại Hành sai Thái sư cầu khẩn ở đền thần Côn sa môn. Bấy giờ quân nhà Tống đóng ở làng Tây Kết, chưa kịp đánh nhau với quân nhà Lê, quân Tống bỗng thấy một người ở dưới sông Bạch Đằng nhảy lên đứng trên mặt nước, cao hơn 10 trượng, xỏa tóc trừng mắt, quân Tống khiếp sợ tan chạy, phải lui về giữ trên thượng lưu. Lại gặp cơn phong ba to, thuyền bè chìm đắm mất nhiều, vua Đại Hành thừa thế đốc quân lên đánh, bắt được Chuyển vận sứ là Nhân Bảo, vì thế quân Tống phải tan.

Vua thấy thần Côn sa môn anh linh làm vậy, sai sửa sang thêm đền đài cho đẹp, rồi phong làm Sóc Thiên Vương, để trấn phương bắc. Đền ấy ở núi Vạn Linh, huyện Kim Hoa tỉnh Bắc Ninh.

Đến thời nhà Lý, lại lập đền thờ ở mé đông hồ Tây, phong làm Phúc thần, để trấn phương bắc, và để có việc kì đảo cho tiện (tức là đền ở làng Nhật Tảo bây giờ).


Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân   Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyFri Aug 10, 2012 3:51 pm

Nam Hải Dị Nhân
- Phan Kế Bính -

CHƯƠNG THỨ VI: CÁC VỊ THẦN LINH ỨNG

LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Princesst

Tượng Liễu Hạnh công chúa; nguồn internet
Về đời vua Anh Tôn nhà Lê (1557) ở về thôn Vân Cát, xã Yên Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, có một người gọi là Lê Thái Công, tiên tổ tích đức đã ba đời, đến đời Lê Thái Công cũng hay làm phúc. Ngoài 40 tuổi, sinh được một người con trai. Cách năm sau, Thái bà có mang được vài tháng thì phải bệnh, ưa những đồ hương hoa, người nhà cho là ma làm, mời thầy phù thủy cúng cấp mà bệnh lại nặng thêm.

Đến đêm hôm trung thu có người xin vào chữa bệnh cho Thái bà. Thái công mời vào, người ấy cầm cái búa ngọc, lên đàn niệm câu thần chú rồi ném búa xuống đất. Thái công ngồi cạnh ngã ngay xuống mơ mơ màng màng, thấy có hai người lực sĩ đưa đi. Đường đi khuất khúc, đến một nơi nhà vàng cửa ngọc, lực sĩ đưa đi qua chín từng cửa, rồi đến chốn cung đường, thì đứng lại ở dưới hè. Trông lên trên thấy có một vị áo mũ đường hoàng, hai bên văn võ cầm hốt đứng chầu, nghi vệ rất thịnh. Sực có một người con gái mặc áo đỏ, bưng chén ngọc dâng rượu thọ, lỡ tay rơi chén, sứt mất một góc. Tả ban có một viên mở ngay sổ ra biên vài chữ, rồi thấy hai người sứ giả và vài chục người thị nữ xúm lại dắt nàng mặc áo đỏ tự cửa nam đi ra. Mé trước có một cái biển vàng, trên có hai chữ “Sắc giáng”, giữa có hai chữ “Nam nam”, còn các khoản dưới thì mập mờ không rõ.

Thái công hỏi người lực sĩ rằng:

- Đó là việc gì thế?

Lực sĩ nói:

- Đây là bà tiên chúa thứ hai tên là Quỳnh Hoa chuyến này chắc là phải đầy xuống trần.

Nói đoạn, lực sĩ đưa Thái công về đến nhà thì tỉnh dậy, mà Thái bà đã sinh ra một người con gái, nhân thế đặt tên là Giáng Tiên.

Khi nàng Giáng Tiên lớn lên, nhan sắc lạ thường, Thái công cho ở tĩnh một nhà học hành. Nàng ấy thông minh, mà lại tài nghề âm nhạc, thường làm ra ca từ bốn mùa, lựa vào khúc đàn để chơi.

1. XUÂN TỪ (ĐIỆU XUÂN QUANG HẢO)

Cảnh như vẻ, khéo ai bày? Hoa đào mỉm miệng liễu giương mày. Bướm nhởn nhơ bay, oanh vàng líu lo trong bụi, én đỏ ríu rít trên cây. Buồng xuân dìu dặt mối tình ngây, đề thơ này!

2. HẠ TỪ (ĐIỆU CÁCH PHỐ LIÊN)

Trời đất nhiều phần nóng nẫu. Đầu cành rức giọng ve, bãi cỏ vang tiếng chẫu; vò võ quốc kêu sầu, eo éo oanh hót ngẫu. Dường bảo nhau: “Chúa xuân về rồi thôi cũng hảo!”. Cảnh sắc dường kia, ngao ngán cầm lòng khôn đậu. May đâu, thần Chúc dong gảy một khúc nam huân, hương sen thoảng đáo, một trận gió bay, sạch lòng phiền não.

3. THU TỪ (ĐIỆU BỘ BỘ THIỀM)

Mặt nước trong veo non tựa ngọc, gió vàng hây hẩy khua khóm trúc. Hoa lau muôn dặm trắng phau phau, cây cối vẻ hồng pha vẻ lục. Cung thiềm sáng quắc ả Hằng ngủ, dạo bước thềm giao tình rạo rạc. Chi bằng đến thẳng dưới giậu hoa cúc thơm, thảnh thơi dạo đàn gảy một khúc.

4. ĐÔNG TỪ (ĐIỆU NHẤT TIỄN MAI)

Khí đen mờ mịt tỏa non sông, hồng về nam xong! Nhạn về nam xong! Gió bắc căm căm tuyết mịt mùng! Tựa triện ngồi trông, tựa triện đứng trông. Sưởi lò mặt vẫn giá như đồng, ngồi chẳng yên lòng, nằm chẳng yên lòng! Dậy xem phong cảnh lúc trời đông, hoa quên lạnh lùng! Người quên lạnh lùng!

Một khi Thái công dạo chơi sau vườn, nghe thấy khúc đàn ấy, trong bụng buồn rầu, nhân có ông bạn quen họ Trần ở cùng một làng, mới cho làm con nuôi ông ấy, và làm riêng một nhà lầu ở sau vườn Trần công cho con gái ở.

Cạnh nhà Trần công có một nhà quan, tuổi già chưa có con trai, nhân đêm trăng ra chơi vườn đào, bắt được đứa con trai ở dưới gốc đào, vì thế đặt tên là Đào lang. Đào lang mặt mũi tuấn tú. Trần công thấy Giáng Tiên tư chất khác phàm và lại nết na, có ý muốn kết duyên cho Đào lang. Hai bên cha mẹ thuận lòng, mà hai người cũng tốt duyên phải lứa, mới gả cho nhau. Từ khi cưới về, Giáng Tiên một lòng hiếu thuận. Năm sau, sinh được một mụn con trai, cửa nhà thêm vui vẻ.

Ngày tháng thắm thoát, chợt đã ba năm. Hôm mồng ba tháng ba, Giáng Tiên tự nhiên vô bệnh mà mất, bấy giờ mới hai mươi mốt tuổi. Ba nhà sầu thảm vô cùng.

Thái bà đau xót đêm ngày khóc lóc. Một bữa đang khóc thì thấy con về ôm lấy mẹ mà nói rằng:

- Mẹ ôi! Con ở đây, mẹ khóc gì thế?

Thái bà mở choàng mắt ra trông quả là con, cả nhà xúm lại hỏi han.

Tiên Chúa nói rằng:

- Con là Đệ nhị tiên cung phải đầy xuống trần, nay đã hết hạn, lại phải lên chầu Thượng đế. Cha mẹ có âm công, đã vào sổ tiên, mai sau cũng được đoàn tụ, không can gì phải lo sầu.

Nói đoạn thì lại biến mất.

Chàng Đào lang từ khi uyên bay, trăm phần sầu não. Một đêm đang ngồi ngâm thơ giải phiền, sực thấy Tiên chúa đến, chàng kia níu lấy kể lể nỗi đoạn sầu khổ. Tiên chúa khuyên giải hết điều rồi lại biến mất.

Tự bấy giờ đi mây về gió, chơi xem phong cảnh các nơi. Một hôm, đến tỉnh Lạng Sơn, trông thấy có ngọn chùa trên núi, mới lên xem cảnh, rồi ra nghỉ mát dưới gốc cây thông, gẩy đàn ngâm hát. Xảy có Phùng Khắc Khoan (Trạng Bùng) đi sứ về qua, hai bên đối đáp với nhau.

Phùng công đọc trước một câu rằng:

- Tam mộc sâm đình; tọa chước hảo hề nữ tử.

Tiên chúa ứng thanh đối rằng:

- Trùng sơn xuất lộ; tẩu lai sứ giả lại nhân.

Phùng công lại đọc rằng:

- Sơn nhân bằng nhất kỉ; mạc phi tiên nữ lâm phàm.

Tiên chúa lại đọc rằng:

- Văn tử đái tràng cân; tất thị học sinh thị trướng.

Phùng công thấy vậy, muốn hỏi lai lịch thì đã biến mất rồi, chỉ thấy gỗ nằm ngổn ngang, hình ra bốn chỗ: “Mão khẩu công chúa”[1], và có một cây gỗ dựng viết bốn chữ “Thủy mã dĩ tẩu”[2]. Phùng công đoán ý tứ các chữ ấy, biết là Liễu Hạnh công chúa nhờ mình khởi công sửa sang chùa ấy, mới xuất tiền cho dân sửa sang.

Lại một khi Phùng công đem bạn lên chơi hồ Tây, cũng gặp Tiên chúa, xướng họa liên ngâm với nhau. Về sau Tiên chúa hiển thánh ở đèo Ngang phố Cát tỉnh Thanh Hóa, hiện ra làm con gái đẹp bán nước, những kẻ đùa bỡn chết hại rất nhiều. Triều đình nghi là yêu quái, sai thầy phù thủy và Trịnh Hoàng Thúc đem quân đi tiễu. Quan quân bắn vào trong núi, tàn phá đền đài. Được vài tháng dân xứ ấy dịch tễ, lập đàn cầu khấn, thì mới biết là Tiên chúa hiển thánh; tâu lên triều đình, vua sai sửa sang lại đền miếu, phong làm Mã vàng công chúa. Sau lại có công giúp nước phá giặc Mán, được phong làm Chế thắng bảo hòa điệu đại vương lập đền trên núi Sùng Sơn đến giờ vẫn còn anh linh.


1: Gỗ ngổn ngang là hình chữ mộc 木. Chữ mão 卯 chữ khẩu 口 gia thêm chữ mộc, là chữ Liễu 柳 Hạnh 杏.
2: Thủy 水 mã 馬 là chữ Phùng 馮, dĩ 已 tẩu 走 là chữ khởi 起, ý là bảo họ Phùng khởi công.

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân   Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyFri Aug 10, 2012 4:27 pm

Nam Hải Dị Nhân
- Phan Kế Bính -

CHƯƠNG THỨ VII: CÁC VỊ TIÊN TÍCH

TỪ THỨC

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Tuthuc

Hình minh họa; nguồn internet
Từ Thức người ở Hóa Châu (Thanh Hóa). Trong thời Quang Thái, đời vua Thánh Tôn nhà Trần, nhân có chân ấm sinh, được làm Tri huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Cạnh huyện có ngọn chùa to, trong chùa có một cây mẫu đơn, mỗi khi mùa xuân hoa nở khách bốn phương đến chùa xem hoa đông như hội, nhân thế gọi là hội xem hoa.

Tháng hai năm Đinh tị (1396), chính giữa hôm hội, có một cô ả nhan sắc mĩ miều, mới độ 15, 16 tuổi, son phấn điểm nhạt mặt mũi tươi dòn. Đến xem hoa nhỡ tay vịn gẫy mất một cành, bị nhà chùa bắt giữ lại. Từ Thức xẩy đi qua trông thấy, hỏi cơn cớ đầu đuôi, rồi cổi áo cẩm bào chuộc cho ả ấy đi.

Từ bấy giờ ai cũng khen là quan huyện nhân đức, nhưng chỉ vì tính hay uống rượu ngâm thơ, tờ bồi việc quan bỏ đọng cả lại, lắm phen bị quan trên quở mắng.

Từ Thức than rằng:

- Ta không thể nào vì vài đấu thóc lương mà buộc mình vào trong đám danh lợi được mãi, thôi thì một mái chèo bơi về tìm nơi nước biếc non xanh, cho thỏa chí ta còn hơn.

Lập tức cổi ấn giao trả quan trên rồi đi. Tính Từ Thức ưa chơi những chốn khe đỗng[1] trong huyện Tống Sơn, mới về làm nhà ở huyện ấy, mỗi khi nhàn đi chơi, sai một thằng nhỏ đeo một bầu rượu, cắp một cái đàn và mang một quyển thơ. Đi đến chỗ nào thích ý, thì ngồi chơi đánh chén, hoặc gảy đàn. Phàm chỗ nào có nước non lạ lùng, như núi Chính Trợ, đỗng Lục Vân, sông Lãi, cửa Nga, thì tất tìm đến chơi và có thơ đề vịnh.

Một khi dậy sớm, trông ra cửa Thần Phù, cách vài mươi dặm, có khí mây năm vẻ, kết lại như hình cái hoa sen. Mới sai bơi thuyền đến tận chỗ ấy, thì thấy có núi rất đẹp. Đỗ thuyền trèo lên núi thì thấy khí núi xanh biếc, cao vòi vọi ước nghìn trượng.

Nhân đề một bài thơ rằng:

Đầu cành thấp thoáng bóng kim ô,
Hoa đỗng vui mừng đón khách vô.
Cạnh suối nào là người hái thuốc?
Quanh nguồn chỉ có gã bơi đò.
Xênh xang ghế mát cầm ba khúc.
Đủng đỉnh thuyền câu rượu một vò.
Ướm hỏi Võ Lăng chàng đánh cá,
Làng Đào đâu đó cách chừng mô?


Đề xong bài thơ nhìn xem phong cảnh một hồi, bỗng thấy trong sườn núi đá, có một cái hang, cửa hang tròn và rộng độ một trượng, thử vào hang xem ra làm sao, vừa đi được vài bước, thì cửa hang bỗng dưng đóng sập lại, trong hang tối mù mịt, không còn biết đường nào mà đi. Từ Thức chắc là chết ở chỗ ấy, nhưng cũng cứ đi liều xem ra sao, mới quờ tay sờ sệt vào sườn đá mà đi, trước còn loanh quanh đi trong khe nhỏ, dần dần thấy có bóng sáng, trông lên thấy núi cao chót vót, đá mọc lởm chởm, mới cố leo vịn lên thì đường đi đã hơi rộng.

Khi lên đến đỉnh núi, thì lại thấy mặt trời sáng sủa, trông ra bốn bề, cùng có lâu đài cung điện, cửa nhà trang hoàng, cây cối tươi tốt, tựa hồ một cảnh chùa chiền.

Từ Thức lấy làm lạ lùng, ngắm nhìn phong cảnh, rồi thấy hai ả con gái nhỏ mặc áo xanh, bảo với nhau rằng:

- Chú rể mới nhà ta đã đến kia kìa!

Nói thế, đoạn trở vào trong nhà báo tin, rồi lại ra báo với Từ Thức rằng:

- Phu nhân cho chúng tôi ra mời người vào chơi.

Từ Thức theo hai đứa con gái đi vào, qua một dãy tường gấm, vào cửa sơn son, thấy đôi bên cung cấm, vàng bạc sáng quắc, có chữ đề rằng: “Quỳnh hư chi điện. Giao quang chi các”[2].

Khi trèo lên gác thì thấy một bà tiên mặc áo lụa trắng, ngồi trên giường thất bảo. Cạnh giường có đôi kỷ gỗ đàn hương, bà tiên mời Từ Thức ngồi trên kỷ và bảo rằng:

- Ngươi vốn hay chơi cảnh lạ, có biết đây là chốn nào không?

Từ Thức thưa:

- Tôi tuy dong chơi giang hồ đã nhiều, nhưng không biết ở đây lại có tiên cảnh, xin bảo cho tôi được rõ.

Bà tiên cười nói rằng:

- Ngươi biết đâu được chỗ này! Đây tức là hang thứ sáu trong 36 đỗng núi Phi Lai; núi ấy đi khắp các mặt bể, chân không bén đến đất, chỉ theo chiều gió mà hợp tan thôi. Ta tức là Địa tiên núi Nam nhạc, gọi là Ngụy phu nhân đây. Vì thấy ngươi có cao nghĩa, cho nên mới đón đến chơi.

Nhân bảo con hầu gọi một người con gái ra. Từ Thức trông ra thì chính là người con gái đánh gẫy cành hoa mẫu đơn khi trước.

Bà tiên trỏ vào con gái bảo với Từ Thức rằng:

- Con em tên nó là Giáng Hương, khi trước xem hoa phải cái ách nạn, nhờ ngươi cứu cho, ta vẫn còn hàm cái ân ấy, nay muốn cho nó kết duyên với ngươi để báo ân.

Lập tức đêm hôm ấy, truyền sai đốt đèn mỡ phụng, trải chiếu vẩy rồng, cho làm lễ thành thân.

Hôm sau các tiên đến ăn mừng, kẻ cưỡi li vàng (tựa rồng mà không sừng), người cưỡi câu đỏ (loài rồng) đến hội. Bà tiên mở tiệc trên gác Giao quang, nào là rèm ngọc trướng điều, nào là đệm hoa ghế bạc. Các tiên ngồi riêng một bên tả, còn mé hữu thì Từ Thức ngồi.

Trong khi ăn yến, đủ thứ sơn hào hải vị, chả phụng nem công, thơm tho ngào ngạt, toàn những vị dưới trần không có bao giờ. Lại có đàn sáo bát âm rất là vui vẻ.

Chiều tối tiệc tan, các tiên đâu về đấy. Từ Thức ở lại đấy được một năm, có ý nhớ nhà, nhân một khi thong thả bảo với nàng Giáng Hương rằng:

- Tôi vốn đi chơi, xa xôi đã lâu, khó đè nén được bụng trần, lại tưởng nhớ đến quê cũ, xin cho tôi hãy về thăm nhà một chút.

Giáng Hương có ý ngần ngừ, không nỡ ly biệt.

Từ Thức lại nói rằng:

- Cho tôi về chơi ít ngày tháng, bảo với anh em cho biết, rồi sẽ lại lên đây.

Giáng Hương khóc mà nói rằng:

- Thiếp không dám vị tình vợ chồng mà ngăn trở bụng quân tử, chỉ vì cõi trần bé nhỏ, ngày tháng ít oi, nếu có về chăng nữa, chỉ sợ cây cối cửa nhà không được còn như trước nữa đâu.

Nàng ấy mới nói với phu nhân. Phu nhân than rằng:

- Không ngờ gã ấy còn vướng víu trong đám bụi hồng, làm chi mà phải ngậm ngùi như thế?

Phu nhân mới cho một cỗ xe cẩm vân, sai ngồi lên xe ấy mà về. Giáng Hương cũng viết một phong thư buộc kỹ đưa cho, dặn về nhà hãy mở ra mà xem.

Từ Thức cáo biệt, ngồi lên trên xe, đi vừa chớp mắt đã đến nhà. Về đến nơi thì phong cảnh đã khác xưa, nhân dân thành quách, không có gì là giống khi trước, chỉ còn hai bên khe núi thì vẫn còn nguyên.

Từ Thức đem họ tên mình, hỏi thăm các cụ già trong làng, thì có một người nói rằng:

- Tôi từ lúc còn nhỏ, có nghe cụ tổ ba đời nhà tôi cũng tên họ như thế, sa vào hang núi đã hơn 80 năm nay rồi.

Từ Thức buồn rầu lắm, muốn lại ngồi xe đi lên, thì xe đã hoá làm chim loan bay đi mất rồi. Mở bức thư ra xem thì có câu rằng: “Trong mây kết bạn loan hoàng, duyên xưa đã hết; trên bể tìm người tiên tử, hội khác khôn cầu”, mới biết là lời ly biệt.

Về sau, Từ Thức mặc áo khinh cừu, đội cái nón nhỏ, vào núi Hoàng Sơn ở huyện Nông Cống (Thanh Hóa), không biết lên tiên hay là đi mất.


1: Động (BT).
2: Nghĩa là đền Quỳnh hư, gác Giao quang.

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân   Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyFri Aug 10, 2012 4:35 pm

Nam Hải Dị Nhân
- Phan Kế Bính -

CHƯƠNG THỨ VII: CÁC VỊ TIÊN TÍCH

TÚ UYÊN

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Tuuyen

Hình minh họa; nguồn internet
Thời nhà Lê, ở làng Bích Câu (tức là làng Yên Trạch bây giờ, Hà Nội), có một người học trò, tên là Tú Uyên, vốn người tài mạo, cha mẹ mất sớm, nhà nghèo, chỉ chăm việc học hành.

Có một hôm, chùa Ngọc Hồ mở hội, Tú Uyên đi xem. Đến chiều trở về qua chùa Tiên Tích (ở phố cửa Nam) trông thấy một người con gái đẹp lắm, đang đứng ở dưới gốc cây đu. Tú Uyên lại gần hỏi chuyện, rồi hai người vừa đi vừa đối đáp với nhau, đến chỗ đình Quang Minh thì người con gái ấy biến mất, mới biết là tiên.

Tú Uyên đứng ngẩn ra một lúc, mới trở về nhà. Từ đấy đêm ngày tưởng nhớ, phải bệnh tương tư thuốc nào chữa cũng không khỏi. Một hôm, nhớ đến sự bói thẻ, mới đến đền Bạch Mã xin thẻ, rồi nằm mộng ở đấy. Đêm thần báo mộng rằng: “Sáng sớm mai, ra cổng cầu Đông sông Tô Lịch thì gặp”. Tú Uyên mừng lắm, sực tỉnh dậy thì trời đã rạng đông; vội vàng chạy ra đấy, đứng thơ thẩn độ một vài giờ, không thấy gì, toan trở về, thì gặp một ông cụ bán bức tranh. Tú Uyên cầm mở ra xem, thấy người tố nữ vẽ trong tranh, giống như người mình gặp khi trước. Mua đem về, treo ở cạnh buồng học, từ bấy giờ mới giải phiền.

Tú Uyên mỗi khi đến bữa cơm ăn, cũng đặt hai cái bát hai đôi đũa, mời người tố nữ trong tranh, như hai vợ chồng thực. Một hôm, mời thì hình như tủm tỉm cười muốn nói. Hôm sau, đi học về, thấy mâm cơm dọn sẵn, nghĩ không biết thế nào, ăn thì toàn những mùi ngon vật lạ cả. Hai ba hôm cùng luôn như thế. Bữa sau, giả cách đi học, đứng rình dòm vào trong nhà, thấy người trong tranh hiện ra đang điểm trang. Tú Uyên rón rén bước vào, hỏi rằng:

- Duyên sự làm sao, thì nói cho tôi được biết.

Nàng ấy mới nói rằng:

- Thiếp ở trên cung tiên tên là Giáng Kiều, vì nhà chàng có phúc đức lớn, nên gặp nhau từ khi ấy. Sau lại thấy chàng thương nhớ, cho nên chúa tiên cho thiếp xuống kết duyên với chàng.

Nói vừa xong, rút trâm trên mái đầu, hóa phép hiện ra nhà cửa, lâu đài, đầy tớ, đồ đạc, rồi làm cỗ bàn, mời các bạn tiên xuống ăn cưới. Từ đấy kết duyên làm vợ chồng.

Tú Uyên tự bấy giờ ham mê về tửu sắc, cả ngày chỉ uống rượu say sưa, bỏ sự học hành. Trong ba năm trời, Giáng Kiều khuyên ngăn mãi mà vẫn không nghe. Mỗi khi say rượu rồi thì lại chửi mắng ỏm tỏi. Nàng ấy giận lắm mới biến đi. Tú Uyên tỉnh rượu, thấy vợ bỏ mình mà đi, mới hối lại, bực mình muốn tự vẫn. Bỗng thấy nàng ấy ở đâu lại về. Tú Uyên nửa mừng nửa thẹn, lấy lời từ tạ, hai vợ chồng lại vui vẻ tử tế như xưa.

Không bao lâu, sinh được một người con trai, đặt tên là Trân Nhi. Đến sau, con học hành thông minh, đã sắp nên người, nàng ấy bảo với chồng rằng:

- Ở hạ giới này, một đời người chỉ được bảy tám mươi tuổi mà thôi, kể ra không được là bao nhiêu. Vả lại trong sổ tiên cũng có tên chàng, thì ta đưa nhau lên ở trên cung tiên là hơn.

Liền đưa cho Tú Uyên một viên thuốc và một đạo bùa. Một lát thì có hai con hạc xuống đón, hai vợ chồng mỗi người cưỡi một con, ngoảnh lại dặn con rằng:

- Con hãy ở đây, bao giờ thi đỗ thì tao xuống đón.

Nói đoạn, bay cả lên trời.

Dân làng ấy vì thế lập miếu ngay chỗ nhà cũ ông ấy để thờ, gọi là đền Tú Uyên.


Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân   Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyFri Aug 10, 2012 4:43 pm

Nam Hải Dị Nhân
- Phan Kế Bính -

CHƯƠNG THỨ VII: CÁC VỊ TIÊN TÍCH

PHẠM VIÊN

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Aaaaaaawt

Hình minh họa; nguồn internet
Phạm Viên người làng An Bài huyện Đông Thành tỉnh Nghệ An. Đời ông tổ Phạm Viên hiền lành phúc hậu, gặp được người Tàu để cho ngôi mộ, đoán rằng: “Ngôi này phát một đời Tiến sĩ, một đời thành tiên”.

Đời con ông cụ ấy là Phạm Chất đỗ Tiến sĩ về thời vua Trần Tôn nhà Lê, làm đến Tả thị lang. Phạm sinh ra hai con, con cả là Phạm Tán, con thứ là Phạm Viên.

Phạm Viên lớn lên, 18 tuổi mà vẫn biếng học, chỉ ham sự chơi bời. Ông bố chửi mắng thì Phạm Viên nói rằng:

- Người ta quí thích chí là hơn, phú chí 80 năm chẳng qua cũng là một giấc mộng hoàng lương[1] mà thôi.

Từ đấy bỏ nhà đi, vào núi Hồng Lĩnh hái thuốc. Đi cùng kiệt 3 ngày, vào đến rừng sâu, gặp một cụ già chống cái gậy trúc, mặc áo thầy tu, Viên biết là người lạ, quì xuống trước mặt, kể lể sự mình. Cụ già đem Phạm Viên về, đi nửa thôi đường, thấy có vài gian nhà tranh cụ già dắt vào trong nhà ấy. Vào đấy thì chỉ thấy trên bàn có một quyển sách con, bên cạnh có một vò nước, còn thì không có gì cả và cũng không có một người đầy tớ nào.

Phạm Viên ở đấy, cụ già thỉnh thoảng múc cho một gáo nước, bảo phải uống hết, lại cho một cái túi, bảo rằng:

- Về cứ mở túi ra mà xem, tự khắc biết.

Nói xong, cụ già và cửa nhà biến mất cả. Phạm Viên trở ra tìm lối về, cứ trông về phía mặt trời mọc mà đi. Một lát đến đầu làng, về đến nhà thì đã được 12 năm rồi.

Bấy giờ Phạm Viên đã 30 tuổi, họ hàng làng mạc ai cũng lấy làm kỳ, nhưng không ai biết Phạm Viên đã thành tiên. Phạm Viên ở nhà, có khi ngủ đến 10 ngày mới dậy, có khi 2, 3 tháng mới ăn một thìa cháo. Quan Thị lang vẫn gọi Phạm Viên là thằng rồ.

Phạm Viên có bà cô ngoài 70 tuổi, không có con cái, Phạm Viên cho bà cụ 21 đồng tiền và dặn rằng:

- Nếu có mua gì, chỉ mua 20 đồng, còn để dành lại một đồng, tự nhiên lại có 20 đồng khác, có thể đủ dùng được trọn đời.

Bà cụ nghe lời ấy, quả nhiên cứ mua buổi sáng thì buổi chiều lại đủ 21 đồng tiền. Được một năm, bà ấy mất, món tiền ấy cũng biến đi.

Thường một khi đến chơi núi Ngọc Sơn, nằm trọ trong nhà hàng, bảo với mụ già nhà hàng rằng:

- Ở gần đây sau có hỏa tai, ta cho mụ một lọ rượu này, khi nào thấy cháy, thì lấy rượu vẩy vào, kẻo gió to thì cháy mất cả.

Tháng năm, quả nhiên là có hỏa tai, bấy giờ đương mùa gió nồm, không tài nào cứu được. Mụ già nhớ đến lời Phạm Viên cầm lọ rượu rảy vào đám lửa, tự nhiên trời mưa xuống như trút nước, lửa phải tắt ngay, nước mưa sặc những mùi rượu ba ngày chưa tan mùi.

Lại một khi Phạm Viên đi qua huyện Hoằng Hóa thấy một người già ngoài 70 tuổi còn phải đi xin ăn, Phạm Viên thương tình, cho một cái gậy dặn rằng:

- Hễ đi đến chợ nào thì cắm cái gậy bên cạnh đường, không phải van gì, tự nhiên người ta phải lấy tiền cắm vào đầu gậy, cứ đủ 100 đồng thì nhổ đem đi chỗ khác.

Ông già kia y lời ấy, quả được dư ăn thừa mặc, khi ông già ấy chết thì cái gậy cũng biến mất.

Phạm Viên thường dạy một người học trò, chỉ học hai chữ “cát cao” nghĩa là gàu múc nước. Người học trò xin học chữ khác, Phạm Viên bảo rằng:

- Ngày sau phú quí, chỉ hai chữ ấy đủ rồi, can gì phải học nhiều cho mệt?

Về sau, người ấy phải đi lính, canh thuyền, xảy khi chúa Trịnh đi chơi, bắt khai các đồ trong thuyền. Đến cái gầu múc nước, không ai biết biên chữ gì. Bấy giờ cả quan Tham tụng là Hà Tôn Mục ở đấy, cũng không nhớ chữ gì là cái gầu.

Người ấy nhân canh ở đấy mới nói rằng:

- Khi trước tôi đi học, còn nhớ được hai chữ cát cao là cái gầu múc nước.

Quan Tham tụng cho là người học rộng, tâu với chúa Trịnh, vì thế được cất làm quan lục phẩm.

Đến năm Phạm Viên 40 tuổi, ông thân sinh đang được vua chúa yêu dùng, làm quan tại kinh. Phạm Viên ở nhà, một hôm bỗng dung sai người nhà sắm sửa đồ thờ, may áo chế sắm gậy trúc. Được vài ngày, quả nhiên có tin quan Thị lang mất tại kinh.

Phu nhân làm ma, toan đem xuống thuyền, để đi đường hải đạo về Nghệ. Phạm Viên không nghe, sắm đủ minh tinh nhà táng, áo quan võng vì, và đủ các đồ nghi vệ đi đường, xin đến gà gáy thì rước ma đi bộ từ Thăng Long về Nghệ. Ai cũng cười là người gàn. Không ngờ đi tự gà gáy, mới đến lúc mặt trời mọc, đã về đến đầu làng An Bài, chúng bấy giờ mới tin Phạm Viên có phép tiên.

Tống táng đâu đấy, Phạm Viên từ mẹ lại đi. Được năm năm thì phu nhân mất. Chiều hôm cất ma xong, Phạm Viên về khóc ở trước mồ, rồi để một hòm ở lại đấy mà đi. Sáng hôm sau, người nhà trông thấy mở hòm ra xem, thì thấy đủ cả trâu bò lợn gà, và các thứ giò nem bánh trái, không biết bao nhiêu mà kể. Lại có 500 quan tiền, 100 cân bạc. Trên mặt hòm đề rằng: “Của cô ai tử là Phạm Viên kính tế”.

Từ đấy trở đi, hoặc khi có người gặp ở Thăng Long, hoặc khi có người gặp ở cửa bể Thần Phù. Trong năm Bảo Thái, có ông Trương Hữu Điền mở trường học ở Hà Nội, có người ăn mặc lam lũ vào làm văn, chỉ chớp mắt xong bài văn rồi biến mất. Ông kia xem văn rồi nói rằng: “Văn chương này cách cục nhà tiên, lại ông Phạm Viên đùa ta đây!”. Biến hóa không biết đâu mà lường được.


1: Hoàng lương là kê vàng. Xưa có người nằm mộng làm quan phú quí hơn 20 năm trời, lúc tỉnh dậy, nhà trọ vẫn chưa thổi chín nồi kê.
Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân   Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyFri Aug 10, 2012 4:48 pm

Nam Hải Dị Nhân
- Phan Kế Bính -

CHƯƠNG THỨ VII: CÁC VỊ TIÊN TÍCH

TỪ ĐẠO HẠNH

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Tudaohanh

Tượng từ Đạo Hạnh (bằng đá); nguồn internet
Từ Lộ tự Đạo Hạnh, người làng An Lãng (tức là làng Lãng) huyện Vĩnh Thuận (Hoàn Long), làm thầy cúng ở chùa Tiên Phúc, núi Phật Tích (tức là chùa Thầy ở Sơn Tây). Khi xưa thân phụ Từ Đạo Hạnh là Từ Vinh làm Tăng quan đô sát triều nhà Lý, thường vào chơi làng An Lãng, mới làm nhà ở đấy, lấy con gái họ Lăng, sinh ra Đạo Hạnh.

Đạo Hạnh lúc còn bé hay chơi bời, nhưng vẫn có chí, cùng với Phí Sĩ, Phan Ất, Lê Hoàn kết bạn, đêm thì cố công đọc sách, ngày thì đàn sáo đánh bạc làm vui. Cha thường vẫn trách mắng là biếng học, nhưng sau biết cứ đến đêm thì chăm học lắm, từ bấy giờ mới không nói gì nữa.

Về sau Đạo Hạnh thi khoa Bạch liên đỗ Tăng quan. Không bao lâu cha là Từ Vinh dùng tà thuật phản ông Diên thành hầu. Diên thành hầu nhờ thầy phù thủy là Đại Điên dùng phép đánh chết, quẳng xuống sông Tô Lịch. Thây ông Từ Vinh trôi qua cầu Yên Quyết, đến bên nhà ông Diên thành hầu, bỗng nhiên đứng lên trỏ tay vào trong nhà, suốt ngày hôm ấy không đi. Diên thành hầu mời Đại Điên đến. Đại Điên đến nơi quát rằng:

- Thầy chùa giận không để cách đêm, dù sống dù chết, cũng là một giấc mộng mà thôi.

Nói dứt lời thì thây ngã xuống trôi đi. Từ Đạo Hạnh muốn báo thù cho cha, rình khi Đại Điên đi chơi, muốn đón đường đánh, bỗng nghe trên không có tiếng ngăn rằng: “Chớ! Chớ!”. Vì thế bỏ gậy mà chạy về.

Đạo Hạnh nghĩ lấy làm tức giận lắm muốn sang nước Ấn Độ học phép, nhưng đi qua núi Kim Sỉ, hiểm trở lắm phải trở về. Đạo Hạnh mới vào trong hang núi Phật Tích, kết thành hội Bạch Liên, để học phép Ngũ giáo. Ngày nào cũng tụng kinh “Đại bi tâm” và niệm câu thần chú “Bà la ni”, cứ tụng 18 vạn lần mới thôi.

Một hôm thấy thần báo mộng rằng:

- Đệ tử tức là Tứ trấn thiên vương đây, cảm công đức của thầy tụng kinh cho nên lại hầu, tùy thầy muốn sai khiến gì tôi xin vâng lệnh.

Đạo Hạnh biết là đạo pháp mình đã thành rồi, có thể phục thù được cho cha, mới đến đầu bến sông Yên Quyết, cầm cái gậy ném xuống sông. Nước sông chảy xuôi mà gậy thì trôi ngược, trông tựa con rồng, đi mãi đến cầu Tây Dương mới thôi.

Đạo Hạnh mừng nói rằng:

- Phép ta hơn Đại Điên nhiều rồi!

Đạo Hạnh mới dùng phép tàng hình đến thẳng chỗ Đại Điên ngồi chơi, bảo rằng:

- Mày còn nhớ việc ngày trước không?

Đại Điên ngẩng đầu lên trông, không thấy gì. Đạo Hạnh cầm gậy đánh, Đại Điên vì thế thành bệnh mà chết.

Đạo Hạnh báo xong thù rồi, từ bấy giờ tan hết oán cũ, sạch hẳn lòng trần, mới đi chơi khắp nơi rừng núi, hỏi tìm ấn chứng. Nghe có Kiều Trí Huyền tinh thông đạo phép, đến hầu tận nơi, hỏi thế nào là chân tâm.

Có câu kệ rằng:

Lâu nay vẫn đám hồng trần,
Vàng còn chẳng biết, biết chân tâm nào!
Xin cho trỏ bảo làm sao?
Cho tìm thấy rõ kẻo nao lòng người.


Từ Trí Huyền cũng đọc một câu kệ đáp lại rằng:

Năm âm bí quyết là vàng,
Trông ra đầy mắt rõ ràng thuyền tâm.
Bồ đề đạo phật u thâm,
Muốn tìm tới đó muôn tầm chẳng xa!


Đạo Hạnh thấy câu kệ như vậy, chưa hiểu ý tứ ra làm sao, mới đến hỏi ông Pháp Phạm Sùng Vân rằng:

- Thưa ông thế nào gọi là chân tâm?

Sùng Vân nói:

- Cái gì chẳng phải là chân tâm?

Đạo Hạnh bấy giờ mới tỉnh ra, lạy từ ông ấy rồi trở về. Từ bấy giờ pháp lực lại càng tấn tới, nội là rắn độc trong núi, hùm dữ trên rừng, cũng có phép sai khiến được cả.

Có một thầy tăng nói rằng:

- Khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi, đó là phật tâm.

Đạo Hạnh đọc câu kệ rằng:

Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không.
Thử xem bóng nguyệt dòng sông,
Ai hay không có, có không là gì?


Bấy giờ vua Lý Nhân Tôn chưa có con, có người ở Thanh Hóa ra tâu rằng:

- Ở ngoài bãi bể, có đứa con trai lên 3 tuổi, tự xưng là Hoàng tử, gọi là Giác Hoàng. Nhà vua có những sự gì, y cũng biết cả.

Vua sai sứ đến xem tận nơi, quả nhiên có đứa trẻ ấy, mới đem về kinh, cho ở trong chùa Báo Thiên. Vua thấy đứa trẻ ấy thông minh thần dị lắm, muốn nuôi làm con.

Các quan can rằng:

- Nó tuy linh dị, nhưng tất phải thác sinh vào trong cung cấm mới được.

Vua nghe lời, thiết tuần chay to bảy đêm ngày, để cho nó làm phép đầu thai.

Đạo Hạnh nghe chuyện làm vậy, bảo riêng với chị rằng:

- Đây tất là Đại Điên, muốn đầu sinh vào cửa nhà vua để báo thù đây, kẻ kia dùng tà thuật, làm hoặc[1] người ta đã nhiều, tôi sao nỡ ngồi nhìn mà không cứu, để nó làm càn hay sao?

Mới bảo chị ăn mặc giả nhà sư, cầm giấu vài quả ấn pháp sư, giắt lên mái nhà chỗ đàn chay. Cúng được ba hôm, Giác Hoàng phải bệnh, bảo với người ta rằng:

- Khắp cả thế giới, chỗ nào cũng chăng lưới sắt, không có đường nào mà đầu thai được.

Nói xong thì mất. Vua sai tìm các nơi có bùa bèn gì không, thì bắt được mấy quả ấn kết lại, có tên Từ Đạo Hạnh. Vua giận lắm, sai bắt Đạo Hạnh vào lầu Hưng Khánh đánh trượng, rồi hội các quan lại nghị án.

Xảy có Sùng hiền hầu đi qua, Đạo Hạnh kêu rằng:

- Xin ngài rủ lòng thương mà cứu cho tôi, tôi sẽ xin đầu thai vào cung để báo ơn ấy.

Sùng hiền hầu gật đầu. Đến lúc hội nghị, Kim hầu xin đem Đạo Hạnh chính pháp. Sùng hiền hầu cười nói rằng:

- Giác Hoàng nếu có thần lực, thì dù Từ Lộ giải chú thế nào cũng không việc gì. Nay vì thế mà phải chết, thì Giác Hoàng còn kém Từ Lộ xa lắm. Tôi thiết tưởng bắt tội hắn, thà rằng cho hắn thác sinh còn hơn, xin bệ hạ nghĩ cho.

Vua nghe lời, tha tội cho Đạo Hạnh. Đạo Hạnh trở ra, vào hầu nhà riêng Sùng hiền hầu, nhân thấy phu nhân đang tắm, đến sát tận nơi đứng xem. Phu nhân giận lắm, bỗng thấy một đứa trẻ con chạy vào trong thùng tắm, phu nhân kinh hãi, nói chuyện với chồng. Sùng hiền hầu đã biết rồi, không trách hỏi gì đến. Từ đấy phu nhân có mang.

Đạo Hạnh dặn Sùng hiền hầu rằng:

- Khi nào phu nhân sắp ở cữ, thì phải bảo cho tôi biết trước.

Đến khi phu nhân ở cữ, trở dạ đã lâu mà chưa sinh được, Sùng hiền hầu sai người ruổi mau đến bảo Đạo Hạnh.

Đạo Hạnh vội vàng tắm gội thay áo, dặn học trò rằng:

- Bụng ao ước của ta vẫn chưa thỏa, nay lại thác sinh vào cửa đế xương, tạm làm thiên tử 23 năm. Nếu khi nào thân kiếp sau ta thác đi, thì mới thực là chìm vào bể sâu, không bao giờ sinh diệt được nữa.

Học trò nghe câu ấy, ai nấy cùng rỏ nước mắt. Đạo Hạnh mới an ủi học trò vài câu, rồi lột xác ra mà hóa. Người làng lấy làm lạ, để cái xác ấy vào trong khám phụng thờ.

Giờ ngọ Đạo Hạnh nhập tịch, đến giờ mùi thì phu nhân sinh ra đứa con trai, đặt tên là Dương Hoán, bấy giờ là tháng sáu năm Bính thân niên hiệu Hội Trường Đại Khánh thứ bảy (1116).

Dương Hoán lên hai tuổi, thông minh lắm, vua yêu mến nuôi ở trong cung cho làm con, rồi lập lên làm Hoàng thái tử. Khi vua mất, thái tử lên ngôi, tức là vua Thần Tôn, đó là kiếp sau ông Từ Đạo Hạnh.

Khi xưa Đạo Hạnh mới vào chùa Thiên Phúc, thấy có một vết chân người ở trong hang đá. Đạo Hạnh lấy bàn chân in vào thì vừa bằng nhau, tục truyền hang ấy tức là chỗ Đạo Hạnh lột xác.

Mỗi năm mồng bảy tháng ba, thiên hạ đến chùa ấy lễ bái đông như hội. Thây Đạo Hạnh đến mãi lúc nhà Minh sang cướp quân sĩ đốt mất, về sau dân đấy lại tô tượng để thờ như xưa.


1: Gạt gẫm (BT).
Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân   Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyFri Aug 10, 2012 4:52 pm

Nam Hải Dị Nhân
- Phan Kế Bính -

CHƯƠNG THỨ VII: CÁC VỊ TIÊN TÍCH

NGUYỄN MINH KHÔNG

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Minhkhong

Tượng Quốc sư Minh Không (tạc năm 1853); nguồn internet
Người làng Ðàm Xá, phủ Tràng An (Nam Ðịnh) tên là Nguyễn Chi Thành. Lúc nhỏ đi học, xẩy gặp Từ Ðạo Hạnh, mới theo học Ðạo Hạnh hơn 40 năm [civ]. Ðạo Hạnh khen là người có chí, cho ấn quyết và đổi tên gọi là Minh Không thiền sư cho ở riêng một chùa Quốc Thanh.

Khi Ðạo Hạnh sắp hóa[1], bảo Minh Không rằng:

- Ngày xưa phật Thế tôn ta, đạo quả đã tròn trặn, mà còn có báo kim tảo, huống chi lâu nay phép đạo suy mòn, thì ta giữ mình làm sao cho xiết được. Kiếp sau ta ở thế gian, giữ ngôi nhân chủ, chắc là không khỏi được bệnh nợ, ngươi nên nghĩ nghĩa thầy trò, đến bấy giờ phải cứu cho ta.[2]

Ðến khi Ðạo Hạnh hóa rồi, Minh Không trở về quê nhà, cày cấy làm ăn, trụ trì hơn 20 năm, không cầu tiếng tăm với đời.

Năm Thiên Chương Bảo Tự thứ tư đời vua Thần Tôn (1136), vua bỗng sinh ra một bệnh kỳ dị, thuốc chữa thế nào cũng không khỏi. Tinh thần phiền loạn, tiếng gào hét kinh người (tục truyền vua hóa ra hổ). Các thầy thuốc, có hàng nghìn muôn người, nhưng không ai biết chữa ra cách làm sao.

Minh Không nghe tin làm vậy, mới chống gậy đến chỗ trẻ con chơi, cho chúng nó ăn quà và dạy chúng nó hát rằng:

- “Tập tành vông, có ông Nguyễn Minh Không chữa được Hoàng thái tử”.

Dần dần đám trẻ nào cũng hát câu ấy, tiếng đến tai triều đình. Triều đình sai sứ đi hỏi thăm mà tìm được Minh Không. Minh Không thấy sứ giả đến triệu mình, mới thổi một nồi cơm con, cho bọn chở thuyền cùng ăn.

Sứ giả nói rằng:

- Bọn chở thuyền đông lắm, có một niêu cơm con thế kia, thì ăn làm sao?

Minh Không nói:

- Hãy cứ ăn đi, lúc nào thiếu sẽ hay.

Minh Không mới sai dỡ cơm ra rá, thì càng dỡ càng nhiều, hàng mấy trăm người ăn mà vẫn không hết. Chúng cùng ngạc nhiên lấy làm lạ. Ðến lúc ăn xong, Minh Không bảo các quan chở thuyền rằng:

- Các anh hãy ngủ đi một lát, đợi lúc nào có nước thủy triều lên sẽ đi.

Chúng nghe lời, nằm ngủ cả trong thuyền, một lát tỉnh dậy thì thuyền đã ngược đến Kinh đô rồi, ai nấy mừng rỡ cho là phép tài.

Minh Không đến Kinh, các thầy thuốc cùng các thầy phù thủy đang túc trực cả trên điện, mỗi người dùng một cách chữa bệnh cho vua, mà vẫn chưa thầy nào kiến hiệu. Trông thấy Minh Không đến, ăn mặc quê mùa cộc kệch, chúng ai cũng khinh bỉ, không thèm chào hỏi đến. Minh Không lấy một cái đanh dài 5, 6 tấc, đóng lên cột, nói to lên rằng:

- Hễ ai rút được cái đanh này ra, thì mới chữa được bệnh hoàng đế.

Nói hai ba câu, không ai thèm trả lời. Minh Không mới lấy hai ngón tay trái sẽ nhổ ra, cái đanh ấy bật ngay ra ngoài.

Minh Không đến tận trước mặt vua, thét to lên rằng:

- Ðại trượng phu đã phú quí mà làm đến thiên tử, sao lại còn cuồng loạn như thế?

Vua sợ hãi run lật bật, Minh Không sai lấy cái vạc to, đổ nước hòa thuốc vào đun lên, đun sôi một trăm dạo, Minh Không lấy tay khoắng vào trong vạc thuốc hai ba lượt rồi múc ra tắm cho vua, tắm xong thì vua khỏi bệnh.[3]

Vua khỏi rồi, phong Minh Không làm quốc sư, thưởng cho vài trăm nóc nhà, cho lấy thuế mà ăn.

Ðến năm Ðại Ðịnh thứ hai Minh Không mất, bấy giờ đã bẩy mươi sáu tuổi. Minh Không mất rồi thiêng lắm, nhiều sự hiển linh. Phàm dân xã cầu mưa đảo nắng rất nghiệm. Các chùa ở huyện Giao Thủy, huyện Phả Lại, có tô tượng Minh Không để thờ cả.


1: Đạo Phật cho người chết là chuyển hóa sang một trạng thái khác (BT).
2: Sử cho là Đạo Hạnh để thuốc lại giao cho Minh Không.
3: Tục truyền vua tắm xong thì bao nhiêu lông lốt hổ tuốt cả ra vì thế mới khỏi bệnh.

Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân   Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyTue Aug 14, 2012 9:31 am

Nam Hải Dị Nhân
- Phan Kế Bính -

CHƯƠNG THỨ VII: CÁC VỊ TIÊN TÍCH

TRẦN LỘC

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Minhhoa

Tranh mang tính minh họa; nguồn internet
Lúc nhà Lê trung hưng, việc binh cách mới yên, sinh lắm yêu quái, dân gian khổ sở. Bấy giờ người làng An Đông, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, tên là Trần Lộc, có phép phù thủy. Một bữa, Trần Lộc đi qua trái núi Na Sơn, đang lúc mùa hè nắng nực mới nghỉ mát ở dưới rặng tre. Sực ngẩng đầu trông lên trên núi, thấy có một ông cụ già đầu bạc phơ, đang đứng dựa cạnh sườn đá ngóng xem rừng rú, rồi cầm nón vẫy Trần Lộc lên.

Trần Lộc xắn áo trèo lên, chiều tối mới đến đỉnh núi, cúi đầu lạy ông cụ ấy.

Ông cụ ấy bảo rằng:

- Bụng thầy mến đạo lắm, trời cũng chứng cho rồi, sai ta xuống cho thầy mấy bài quyết đây.

Nói đoạn, giao cho ấn quyết, rồi lại ghé vào tai dặn rằng:

- Đây là phép phật Thượng phương đây, nên nhận lấy mà phải siêng năng tế độ cho đời.

Nói xong thì biến. Trần Lộc ngẩng lên trời lạy tạ rồi trở về. Từ đấy thí nghiệm phù phép nổi tiếng cao tay bùa bèn. Mới tự xưng mình là Phật tổ như lai; hai con gọi là tả hữu tôn thánh; học trò lớn gọi là tiền quân tôn thánh; học trò khác gọi là bồ tát, kim cương, minh sư, chia làm ba hạng: thượng thừa, trung thừa, hạ thừa.

Trần Lộc nghe tin ở núi Mỏ Diều (thuộc về Ninh Bình) có con yêu tinh, thường hại những người đi đường, mới đến núi ấy để trừ nó. Con yêu ăn mặc ra dáng con gái trong cung, giữ trên đầu núi để cự nhau với Tổ sư ba ngày. Tổ sư giận lắm bắt một cái quyết Bài sơn, sạt một góc núi. Con yêu hóa ra con quạ, bay lên trên trời. Tổ sư lại bắt luôn mấy cái quyết bắn theo, con yêu tinh phải quyết, sa xuống đất chết.

Lại ở nước ta về mặt tây nam có 12 cửa bể, mỗi cửa bể có một thần sóng, chỗ nước cồn như núi rồi đổ xuống, thuyền bè đi qua hại nhiều. Tổ sư sai học trò bắn chết chín thần sóng, còn sót ba thần chưa trừ xong, xảy có việc phải vào coi Sùng Sơn, mới bỏ sót lại.

Bấy giờ vua Thần Tôn phải bệnh kỳ quái, có người cho là nhân quả kiếp sau vua Lý Thần Tôn, các quan lấy làm lo lắng. Đại nguyên súy là Thanh vương đã phải xin ngài nhường ngôi cho thái tử, để ở riêng một cung mà trị bệnh. Vài năm không thuốc nào khỏi. Nghe tin Tổ sư cao tay phù chú, sai sứ đón ra để trị bệnh. Tổ sư vì tây nam có nhiều yêu khí, không thể đi được, sai học trò là Pháp bộ kim cương đi thay. Kim cương vào cung, vỗ ngực niệm chú, hơn một tháng thì Thượng hoàng khỏi bệnh, mới cho lập riêng một trường nội đạo, để cho vinh hiển.

Kim cương trở về, đi qua làng Bố Vệ, trong làng đang họp uống rượu. Kim cương vô ý, đứng tiểu tiện ngay trước cửa đình, bị tuần làng ấy bắt trói lại, van vỉ mãi mới được tha. Kim cương trở đi, ngoảnh lại bắt một cái phộc quyết[1], tự dưng già trẻ ở trong đình ôm cả vào cột, như người bị trói, giằng gỡ ra thế nào cũng không được. Cả làng kinh hãi, đuổi theo tìm Kim cương thì không thấy đâu.

Việc ấy đến tai vua, vua biết là tự Kim cương, sai người vào nói với Tổ sư, Tổ sư bắt Kim cương phải giải cái quyết ấy rồi thu cả lấy các pháp bảo của Kim cương học được, chỉ cho vài quyết trừ tà mà thôi.

Đạo nội trường mới có từ đấy.


1: Bùa trói (BT).
Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân   Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyTue Aug 14, 2012 9:41 am

Nam Hải Dị Nhân
- Phan Kế Bính -

CHƯƠNG THỨ VIII: CÁC NGƯỜI CÓ DANH TIẾNG

NGÔ SOẠN

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Ssssst

Tranh mang tính minh họa; nguồn internet
Ngô Soạn tự là Tử Văn, người huyện An Dũng, phủ Lạng Thương, có khí thái cương trực ghét kẻ gian phi, người ta thường khen là người có thẳng tính.

Cạnh làng ấy có một cái đền, xưa nay linh ứng lắm. Tự khi cuối nhà Hồ, quân Tàu sang xâm chiếm, ở xứ ấy làm nơi chiến trường. Có tên bộ tướng của Mộc Thạnh là Thôi Bách Hộ chết trận ở đấy thành ra yêu quái, dân gian lắm người khuynh gia bại sản để cầu cúng mà không yên.

Ngô Tử Văn thấy vậy tức lắm, tắm gội khấn trời mà đốt cái đền ấy. Tử Văn đốt xong trở về, nghe trong mình hơi khác, rồi thì rùng mình nhức đầu, nổi cơn sốt rét mà người thì mê mẫn bàng hoàng. Trông thấy một người to lớn lực lưỡng, đội mũ mặc áo, ra dáng người Tàu, tự xưng là Cư sĩ, bắt phải làm đền lại miếu khác, không có thì sinh vạ.

Tử Văn không nói làm sao, cứ ngồi nghiễm nhiên như không.

Người Tàu nói rằng:

- Phong đô (âm ti địa ngục) chẳng xa gì đâu, nếu không làm lại đền cho ta, ta sẽ lôi ngươi đến ngục ấy.

Nói đoạn đứng phắt đi ra.

Chiều hôm ấy Tử Văn lại thấy một người áo vải mũ thâm, cách điệu khoan hòa, đi từ từ vào trong thềm, chào nói rằng:

- Tôi là Cư sĩ đây, nghe ông làm được việc sướng quá nên tôi đến mừng.

Tử Văn ngạc nhiên nói rằng:

- Mới rồi người mặc áo khách, tự xưng là Cư sĩ, có phải là thần thổ địa này không? Sao bây giờ cụ lại xưng là Cư sĩ.

Ông cụ ấy nói rằng:

- Hắn là tướng bại trận ở bên Tàu, hồn nhờ gửi bên nước Nam ta, chiếm lấy đền miếu của tôi mạo tên họ tôi, gian giảo độc ác, trên thì man[1] cả trời, dưới ngược với dân, phàm các sự yêu quái, là tự hắn cả, chớ không phải tôi làm điều gì. Tôi là Ngự sử thời vua Lý Nam đế, chết vì việc nước, được phong ở đây, giúp dân hộ chúng đã hơn nghìn năm nay, có điều gì hung dữ như nó đâu. Vì tôi hở cơ không giữ gìn, bị nó đánh đuổi đi, hiện tôi phải nương nhờ ở đền thần Tản Viên đã mấy năm nay rồi.

Tử Văn nói:

- Nếu như thế sao không kêu với Thiên đình, mà chịu bỏ chức vị đi nhờ chỗ khác?

Ông già nói:

- Thế lực nó lai láng, khó lòng lay động được nó. Tôi muốn đi kêu, thì nó dùng trăm chiều ngăn trở tôi. Các thần từ[2] bên cạnh, tham của đút lót, tranh nhau đi nhận cho nó, bụng tôi không tỏ giải được lên, cho nên phải nhịn nhục thế này.

Tử Văn hỏi:

- Nó hung dữ thế, có hại được tôi không?

Ông già nói:

- Nó đang muốn cam tâm với ông, thế nào nó cũng kiện ở dưới âm ti. Tôi xin dò chuyện nó, lại bảo cho ông biết để mà tìm phương lo liệu, kẻo mà chết oan. Khi nào âm ti có tra hỏi, thì ông cứ lấy lời tôi làm chứng, nó có không chịu, thì xin hỏi đến đền Tản Viên, như thế thì không cãi được nữa.

Tử Văn vâng lời. Đến đêm, bệnh lại nặng thêm, mơ thấy hai tên quỉ sứ, bắt điệu đem đi đến một dinh phủ lớn, ngoài có tường sắt cao chừng vài mươi trượng. Hai tên quỉ sứ vào bẩm, rồi ra bảo rằng: “Tội anh nặng lắm, không có phép nào tha được”. Nói xong, vẫy tay xua sang mặt bắc. Mặt ấy, có con sông to, trên sông bắc một dịp cầu dài, ước hơn nghìn bộ, sông đen như mực, mùi tanh hôi, khí lạnh buốt đến tận xương. Hai bên cầu có vài vạn quân dạ xoa, mắt xanh tóc đỏ mặt mũi dữ dội. Hai tên quỉ sứ lấy trạc to trói Tử Văn, điệu ra đường ấy.

Tử Văn kêu to lên rằng:

- Tôi là người thẳng tính trên dương gian, có tội lỗi gì, xin bảo cho biết, không nên bắt oan uổng thế này.

Sực nghe trên điện có tiếng truyền rằng:

- Thằng ấy nó cứng cổ lắm, nếu không phân đoán cho rõ tội, thì sao nó chịu? Vậy thì hãy đem nó vào đây.

Hai tên quỉ sứ mới dẫn Tử Văn vào cửa phủ, thì đã thấy người áo khách đang kêu ở ngoài sân.

Diêm vương quở mắng Tử Văn rằng:

- Cư sĩ kia hắn là người trung thần đời trước, có công với nước. Thượng đế phong cho hắn được hưởng cúng tế ở một phương. Mày là thằng học trò, sao dám ngạo ngược mà đốt tiền của hắn? Thế là mày làm nên tội, còn cãi được nữa không?

Tử Văn kể rõ lại sự đầu đuôi như lời ông già nói trước, rạch ròi minh bạch, không lúng túng câu nào.

Người khách đứng nguyên đơn kêu rằng:

- Nó ở chốn vương phủ này, mà còn nỏ mồm cãi cọ, gây sự phao vu, huống chi một cái đền hoang của tôi, thì nó còn sợ gì mà chẳng đốt?

Tử Văn lại kêu rằng:

- Đại vương nếu không tin lời tôi, xin hỏi đến thần Tản Viên thì đủ biết hư thực. Tôi nhược bằng nói sai, xin cam chịu tội.

Người khách thấy viện chứng đã có ý sợ, mới quì xuống tâu rằng:

- Thư sinh kia thực là ngây dại, tội là đáng lắm, nhưng điện hạ[3] đã quở mắng nó, cũng đủ răn nó rồi, vậy xin ngài rộng dong cho nó, để tỏ cái lượng nhân từ của ngài, bất tất phải tra cứu cùng kiệt làm gì nữa.

Diêm vương nghe nói, biết ý, mới quát lên rằng:

- Nếu như thế thì tội tại mầy rồi đó, luật gian dối còn đủ cả đây, sao mày dám xuất nhập nhận tội?

Lập tức sai người đến núi Tản Viên xét hỏi tường tận, quả hợp hết cả lời Tử Văn.

Diêm vương giận lắm, bảo các phán quan rằng:

- Các ngươi chia giữ các tòa, mỗi người coi một việc, nên phải cầm lòng công bình, thưởng phạt cho đích đáng. Thế mà sao còn để cho bọn gian giảo nó khi trá được. Ấy là ở đây còn thế, huống chi đời Hán, Đường, bán quan mua tước, cái tệ còn nói làm sao cho xiết!

Lập tức sai lấy gông sắt đóng gông và lấy miếng gỗ tròn nhét vào miệng người khách, áp điệu vào ngục cửu u, mà Tử Văn thì sai tha cho về.

Diêm vương bảo với Cư sĩ rằng:

- Tử Văn kia nó có công trừ được hại cho dân, phàm các đồ cùng tế mồng năm ngày tết, ngươi nên xẻ một nửa mà chia cho hắn.

Tử Văn về đến nhà, thì chết đã hai ngày rồi mới hồi lại. Tử Văn kể chuyện ấy cho người làng biết, người làng mua gỗ chữa lại đền Cư sĩ. Mà ngôi mả của người khách, tự nhiên trụt đất, xương cốt bật cả lên trên.

Sau một tháng nữa, Tử Văn lại mơ thấy Cư sĩ bảo rằng:

- Lão phu được về miếu cũ, là công của ông cả, không biết lấy gì mà báo được ơn ấy. Hiện nay đền Tản Viên có khuyết một viên phán quan, tôi hết sức để bầu cử ông vào chức ấy. Diêm vương đã ưng cho rồi, xin đem việc ấy để báo cái ơn trước. Người ở đời xưa nay ai chẳng chết, nhưng chết mà tỏ được cái tiếng là hơn, vậy xin ông để lòng cho, nếu chậm nửa tháng nữa thì có người tranh mất đấy.

Tử Văn mừng rỡ nhận lời, dặn hết công việc cửa nhà, rồi tự nhiên vô bệnh mà mất.

Về sau, người huyện Đông Quan biết Tử Văn, một buổi sớm gặp khi mưa dầm, trông thấy quân quan trẩy đi đông lắm, mà có tiếng quát tháo dẹp đường để quan phán quan đi. Trông lên trên xe thì là Tử Văn. Tử Văn cũng chắp tay có ý chào hỏi, như không nói câu gì, cứ đi ào ào như gió.

Đến giờ con cháu nhà ấy vẫn còn sự tích truyền lại.


1: Dối gạt (BT).
2: Đền thờ thần (BT).
3: Cách khiêm xưng ngôi thứ nhất (BT).
Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân   Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyTue Aug 14, 2012 10:02 am

Nam Hải Dị Nhân
- Phan Kế Bính -

CHƯƠNG THỨ VIII: CÁC NGƯỜI CÓ DANH TIẾNG

NHỊ KHANH

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Nhikhanh

Tranh mang tính minh họa; nguồn internet
Từ Đạt người ở Khoái Châu (Hưng Yên), làm quan ở huyện Đông Quan. Gần đấy có quan Thiêm thư là Phùng Lập Ngôn. Hai người đi lại chơi bời với nhau thân thiết lắm. Phùng có con trai tên là Trọng Quì, Từ có con gái tên là Nhị Khanh, hai bên trai tài gái sắc, tốt lứa đẹp duyên, mới kết duyên Châu Trần với nhau.

Nhị Khanh tuy còn ít tuổi, nhưng về làm dâu nhà họ Phùng, hiền hậu hoà thuận, ai cũng khen là người nết na. Trọng Quì tính hay chơi bời, nàng kia khuyên ngăn mãi không được.

Năm sau, gặp khi ở tỉnh Nghệ lắm giặc cướp, triều đình cần một quan cai trị giỏi để bổ vào. Các đình thần ghét Phùng Lập Ngôn là người thẳng tính, có ý muốn hại ngầm, mới cử Lập Ngôn vào chức ấy.

Lập Ngôn sắp đáo lị[1], bảo với Nhị Khanh rằng:

- Đường đất xa xôi, ta không muốn cho con đi theo, vậy thì con hãy tạm ở nhà, đợi khi nào trời đất bình tĩnh, thì sẽ cho con về với chồng con.

Trọng Quì thấy vợ không đi, có ý ngần ngại, cũng muốn ở nhà, Nhị Khanh bảo rằng:

- Nay nghiêm đường[2] vì nói thẳng mà người ta ghét, tuy cất vào chỗ quan sang, mà kỳ thực đưa vào nơi đất chết. Muôn dặm ba đào, hai thân mưa nắng, chàng không đi thì ai là kẻ sớm trưa hầu hạ? Vậy thì chàng phải đi theo, chớ có vì tôi mà bỏ mất đạo hiếu.

Trọng Quì bất đắc dĩ phải theo cha mẹ về Nghệ, để Nhị Khanh ở lại Đông Quan. Không được bao lâu, cha mẹ đẻ nàng Nhị Khanh mất cả. Nhị Khanh đem mả về táng ở phủ Khoái, rồi thì ở nương nhờ với người bà cô họ là là Lưu thị.

Bấy giờ có người quan võ họ Bạch, nguyên là cháu ngoại Lưu thị, thấy nàng Nhị Khanh có nhan sắc, muốn lấy làm vợ, nói với Lưu thị để dỗ hỏi nàng Nhị Khanh.

Nhị Khanh nghe tình sợ hãi lắm, bảo riêng với người vú già rằng:

- Ta còn nhẫn nhục đến giờ, là vì vướng có chàng họ Phùng còn đó, nếu không còn thì ta chết theo rồi, chứ không khi nào ta mặc áo xiêm của chồng ta, mà đi làm đỏm cho người khác, mụ ở nhà ta đã lâu, nên nhớ ân tình chủ cũ, vào Nghệ hỏi thăm gọi về cho ta.

Người vú vâng lời. Bấy giờ đang lúc loạn lạc đường sá khó khăn, mụ ấy cố sức tìm vào đến Nghệ, hỏi thăm thì ai cũng nói rằng: “Quan Tuyên phủ Lập Ngôn đã mất rồi, gặp phải con trai chơi bời, cửa nhà sa sút mất cả”. Người vú đi đường, gặp Trọng Quì ở trong chợ. Trọng Quì đem về chỗ ở, thì chỉ còn một túp nhà tranh, bốn bề bỏ trống, mà đồ đạc chỉ có cái bàn cờ, bộ ấm chén uống rượu, và con gà chọi, con chó săn mà thôi.

Trọng Quì bảo người vú rằng:

- Ta vì đường sá xa xôi không sao về được, tuy ở chỗ này, nhưng lúc nào cũng nhớ đến nhà.

Người vú cũng nói cả chuyện đầu đuôi ở nhà.

Trọng Quì mới định ngày về. Khi về đến nhà, hai vợ chồng li biệt lâu ngày, nay lại xum họp, ân ái biết là dường nào. Nhưng Trọng Quì đã quen thói chơi bời với người lái buôn là Đỗ Tam. Trọng Quì thì tham của nhà Đỗ Tam. Đỗ Tam thì tham nhan sắc của vợ Trọng Quì, mới rủ nhau rượu chè cờ bạc, định lừa lẫn nhau.

Trọng Quì đánh bạc thường thường hay được. Nhị Khanh can rằng:

- Lái buôn tính hay lừa lọc, chớ nên chơi bời với hắn nữa, bây giờ tuy được của nó, rồi sau cũng thua hết với nó mà thôi.

Trọng Quì không nghe. Một hôm, Đỗ Tam họp bạn đánh bạc, bỏ ra trăm vạn quan tiền. Trọng Quì muốn vay. Đỗ Tam bắt phải viết giấy lấy nàng Nhị Khanh làm cuộc. Trọng Quì quen mui hay được, tưởng chừng chẳng đến nỗi thua nào, mới viết giấy cam kết với Đỗ Tam. Uống rượu rồi đánh bạc, Trọng Quì thua luôn ba tiếng, hết sạch cả tiền, gọi vợ bảo rằng:

- Tôi vì nghèo ngặt, phải lụy đến nàng, nay đã trót lỡ thế này, dù hối lại cũng không kịp. Thôi nàng hãy ở lại đây với ông ấy, không mấy bữa tôi sẽ đem tiền đến chuộc.

Nhị Khanh biết thân không khỏi được về tay nó, mới nói rằng:

- Bỏ chỗ nghèo theo chỗ giàu, thiếp còn ngại gì, mà cũng là duyên trời tiền định, ví dù chàng mà có bụng yêu đến thiếp, thì thiếp cũng xin hầu hạ chăn đệm như ở với chồng trước. Nhưng thiếp hãy xin một chén rượu, để biệt chồng cũ, và về nhà từ giã với con một đôi lời.

Đỗ Tam mừng lắm, sai rót vài chén rượu đưa cho, uống rồi về nhà ôm hai con ra vỗ vào lưng mà bảo rằng:

- Cha con bạc tình, không nương tựa được vào đâu, thôi thì các con ở lại với cha con, mẹ không mặt mũi nào bỏ con mà đi với người khác nữa.

Nói rồi tự vẫn. Đỗ Tam chờ mãi không thấy đến, cho người gọi thì nàng ấy đã chết rồi. Trọng Quì thương tiếc vô cùng, tự bấy giờ mới ăn năn, chừa chơi bời, nhưng sinh kế mỗi ngày một kém, sớm tối nhờ người, nhân có người bạn cũ làm quan ở Qui Hóa, mới đem con sang đấy để nương nhờ. Đi đến nửa đường, mỏi mệt lắm, nghỉ ở dưới gốc cây bàng, bỗng nghe có tiếng trên không gọi rằng:

- Có phải chàng Phùng đấy không? Nếu chàng còn nhớ ân tình cũ, thì đến ngày ấy chờ tôi ở trong đền bà Trưng Vương, chớ coi u minh[3] là khác.

Trọng Quì nghe rõ ràng tiếng nàng Nhị Khanh, ngẩng lên trông thì chỉ thấy đám mây đen bay về phương bắc. Trọng Quì nghĩ lấy làm lạ, y hẹn đến ngày vào đền. Khi đến nơi thì bóng chiều đã xế, phong cảnh đìu hiu, chỉ có tiếng chim kêu ríu rít trên cây cổ thụ, tình cảnh buồn rầu, muốn về thì trời đã tối, mới nằm nghỉ ở trong nhà tả mạc. Cuối canh ba nghe ti tỉ có tiếng khóc, trước còn xa sau đến gần, trông mập mờ thấy rõ mặt thì chính là nàng Nhị Khanh.

Nhị Khanh bảo Trọng Quì rằng:

- Từ khi thiếp mất đi, Thượng đế thương tình cho giữ riêng một đền, coi về việc tấu sở, không lúc nào rỗi mà thăm được chàng. Bữa trước nhân có việc đi làm mưa, xảy gặp chàng cho nên gọi mà hẹn, nếu không có dịp ấy thì không bao giờ được gặp nhau.

Trọng Quì hỏi:

- Nàng hẹn tôi đến đây có việc gì vậy?

Nhị Khanh nói:

- Thiếp thường được hầu cạnh Ngọc hoàng có nghe các tiên nói chuyện rằng: “Vận nhà Hồ đã hết, đến năm Bính tuất có việc binh đao, chết hại hơn 20 vạn người, ai mà không vun trồng cây đức, thì sợ mắc vào nạn ấy. Bao giờ có chân nhân họ Lê khởi lên thì mới yên”. Vậy chàng cố dạy hai con, phải vững lòng mà theo ông ấy, thì thiếp chết cũng được cái tiếng về sau.

Hai vợ chồng chuyện trò đến gần sáng mới biệt. Trọng Quì từ khi ấy hết sức dạy bảo hai con, cho đến lúc thành người. Đến khi vua Thái Tổ khởi nghĩa trong Lam Sơn, hai con mộ quân vào theo, về sau cùng làm đến Thị nội, bây giờ ở phủ Khoái, con cháu nhà ấy vẫn còn thịnh.


1: Ý nói lên tỉnh nhận nhiệm sở (BT).
2:Ý nói lên tỉnh nhận nhiệm sở (BT).
3: Cõi âm, nơi người chết ở (BT).
Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân   Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyTue Aug 14, 2012 10:10 am

Nam Hải Dị Nhân
- Phan Kế Bính -

CHƯƠNG THỨ VIII: CÁC NGƯỜI CÓ DANH TIẾNG

TẢ AO

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Taaon

Hình minh họa; nguồn internet
Người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ An, tên là Nguyễn Đức Huyên (có bản nói là Hoàng Chỉ). Nhân tên làng, cho nên tục gọi là Tả Ao. Lúc còn trẻ nhà nghèo lắm, mẹ phải bệnh lòa mắt, Tả Ao mới theo người khách buôn ở phố Phù Thạch về Tàu, để lấy thuốc chữa mắt cho mẹ. Thầy thuốc khen là người có hiếu, mới dạy cho phép làm thuốc. Học thành nghề mới trở về, xảy có một thầy địa lý chính tông đau mắt, sai người mời thầy thuốc đến chữa, thầy thuốc già yếu không đi được, mới sai Tả Ao đi chữa thay. Thầy địa lý khỏi đau mắt, thấy Tả Ao có ý tứ khôn dễ dạy, và cảm cái ơn chữa khỏi cho mình, mới truyền cho Tả Ao phép làm địa lý, Tả Ao học hơn một năm đã giỏi. Thầy địa lý muốn thử xem sức học làm sao, đổ cát làm ra hình sông núi, rồi yểm 100 đồng tiền xuống dưới cát, và cho Tả Ao 100 cái kim sai tìm huyệt mà cắm kim vào lỗ đồng tiền.

Tả Ao ngắm xem các huyệt, cắm trúng 99 cái kim vào 99 lỗ đồng tiền, chỉ sai mất một cái cắm ra ngoài.

Thầy địa lý nói rằng:

- Nghề ta sang phương Nam mất rồi!

Mới cho Tả Ao một cái tróc long và các câu thần chú hô thần để cho về nước Nam. Tả Ao vâng lời từ về; về đến nhà thì mẹ vẫn còn mạnh, mới chữa thuốc cho mẹ khỏi lòa.

Một khi, đi qua núi Hồng Lĩnh, trông lên xem, thấy có kiểu đất “cửu long tranh châu”, mừng mà nói rằng:

- Huyệt đế vương ở đây rồi!

Lập tức nhổ ngôi mộ của cha, cất vào huyệt trên núi. Không bao lâu sinh được một đứa con trai. Người Tàu xem thiên văn, thấy các vì sao chầu cả về phương Nam, biết là người nước Nam được đất. Chính phủ Tàu truyền cho các nhà địa lý, ai để đất cho người An Nam, hoặc là dạy người An Nam, thì phải sang nước Nam dùng thuật mà phá đi, nếu không thì tru di cả ba họ.

Thầy địa lý trước, biết chắc là ông Tả Ao được đất mới sai con sang tìm đến nhà Tả Ao, lập mưu mà triệt đi.

Người ấy tìm đến nơi, vào chơi nhà mà bảo rằng:

- Từ khi đại huynh ở Tàu về, đã cất được ngôi tiên phần nào chưa?

Tả Ao nói thực cả chuyện trước. Con thầy Tàu mới dùng mẹo đào lấy ngôi mộ ấy, mà bắt đứa con của Tả Ao đem về Tàu.

Được ít lâu mẹ Tả Ao mất. Tả Ao tìm một ngôi đất ở ngoài bãi bể, kén ngày kén giờ để hạ huyệt. Đến giờ, sóng gió ầm ầm, người anh Tả Ao giữ áo quan của mẹ, không cho hạ xuống, một lát sóng gió yên thì ở đấy nổi lên thành bãi rồi.

Tả Ao than rằng:

- Đây là hàm rồng đây, cứ 500 năm mới há miệng ra một lần, mà há chỉ trong một lát mà thôi. Bây giờ đã ngậm lại rồi, còn táng làm sao được nữa. Trời không cho thì chỉ uổng mất công ta mà thôi.

Từ bấy giờ Tả Ao không chịu làm ăn gì cả, chỉ lang thang đi làm đất cho người ta. Một bữa đi xem đất đến làng Bùi Sơn, huyện Hoằng Hóa, thấy có một huyệt đất hay, bèn bảo người ta rằng: “Có ngôi đất, táng giờ Dần đến giờ Mão thì phát, nếu ai táng ngôi ấy tất được của, hễ ai chịu nhường cho ta một phần chia mười, thì ta cho ngôi đất ấy”. Có một người xin táng, Tả Ao dặn đến sáng sớm mai thì cất. Táng xong mặt trời mới mọc. Người ấy vác cuốc ra rửa chân ngoài sông, thấy một người chết trôi, nhân thể có cuốc, mới vớt lên chôn cho xác ấy, thấy trong bọc người chết có hai túi bạc, mở ra đếm thì được 50 nén, mới biết Tả Ao là tài, biếu Tả Ao 5 nén, rồi Tả Ao đi.

Khi đến huyện Thanh Liêm lại tìm được một ngôi, bảo người ta rằng: “Đây có ngôi đất, chỉ táng trong một tháng thì phát quận công, nếu ai cho ta 100 quan tiền, thì ta táng cho”. Có một ông nhà giàu xin táng. Bấy giờ chúa Trịnh đang đánh nhau với nhà Mạc. Tướng nhà Mạc là Mạc Kinh Độ thua trận ở huyện Kim Bảng chạy trốn. Chúa Trịnh rao ai bắt được thì thưởng cho làm quận công một đời. Ông nhà giàu ấy táng được 20 ngày rồi. Bỗng một hôm thấy có một người vào nhà bảo rằng: “Ta là Mạc Kinh Độ đây, cho ta đánh một bữa chén, ta sẽ làm ơn mà cho đem nộp lấy thưởng”. Ông nhà giàu mừng rỡ, làm cơm thết đãi. Mạc Kinh Độ ăn uống xong, cho trói mình lại mà đem đến đồn Cầu Châu nộp cho chúa Trịnh. Chúa Trịnh lập tức thưởng cho làm quận công. Người ấy được thưởng tạ Tả Ao 100 quan tiền. Tả Ao chỉ lấy 3 quan để ăn đường, rồi đi chỗ khác.

Tự bấy giờ danh tiếng đồn khắp thiên hạ. Tả Ao đi chu du bốn phương, phàm 20 năm trời. Đi qua các huyện Gia Bình, Từ Liêm, Đông Ngạn, Siêu Loại, Gia Lâm, táng cho nhà nào cũng được, lớn thì làm đến Tiến sĩ, Thượng thư; nhỏ cũng làm nên giàu hùng trưởng. Kể ra nhiều lắm, không sao cho xiết.

Khi đi qua làng Thiên Mỗ, thấy có một ngôi đất to, muốn táng hộ cho nhà họ Trần. Vừa đặt tróc long xuống đất, tróc long đổ ba lượt. Tả Ao niệm phù chú gọi Thổ thần lên hỏi, thì Thổ thần nói rằng: “Đất này phát ba đời quốc sư đại vương, con cháu công hầu không bao giờ hết. Trời đã để đành cho nhà Nguyễn Qui Đức; còn nhà họ Trần kia ít hồng phúc, không kham nổi được đất này; nếu ông làm cưỡng của trời thì tất có vạ. Vả lại ông đi khắp thiên hạ, làm phúc cho người ta đã nhiều, mà không được ngôi nào để táng cho cha mẹ, ông nên nghĩ thế thì biết”. Vì thế, Tả Ao từ bấy giờ không dám khinh thường để mả cho ai nữa.

Tả Ao sinh được hai con trai, nhà thì nghèo mà làm đất không lấy tiền của ai, cho nên con cái thường không đủ bữa mà ăn. Khi đã già, tìm sẵn một ngôi đất sinh phần cho mình, ở xứ Đồng Khoai, gọi là cách “Nhất khuyển trục quần dương” (nghĩa là một con chó đuổi đàn dê). Nếu táng được ngôi ấy, thì chỉ ba ngày thành địa tiên. Đến lúc phải bệnh, sai hai con khiêng mình ra đấy, toan phân kim lấy rồi nằm xuống cho chôn; nhưng đến nửa đường thì đã gần chết, không kịp đến được chỗ kia, mới trỏ một cái gò bên cạnh đường, dặn con rằng: “Chỗ kia là ngôi huyết thực (nghĩa là được hưởng người ta cúng tế), bất đắc dĩ táng ngay ở đấy cũng xong”.

Nói xong thì mất, bấy giờ mới 65 tuổi. Hai con đem táng vào gò ấy, quả nhiên về sau làm phúc thần một làng.

Địa lý xưa nay ở nước Nam, không ai giỏi bằng ông Tả Ao, thế mà chỉ làm phúc cho người, đến mình thì không sao làm được, mà con cái vẫn nghèo khổ, thế mới biết rằng câu tục ngữ nói: “Tiên tích phúc nhi hậu tầm long”.


Về Đầu Trang Go down
Ngao_0p
Chế rượu
Chế rượu
Ngao_0p


Tổng số bài gửi : 1056
Points : 1144
Thanks : 17
Join date : 05/11/2011

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân   Nam Hải Dị Nhân - Page 2 EmptyTue Aug 14, 2012 10:19 am

Nam Hải Dị Nhân
- Phan Kế Bính -

CHƯƠNG THỨ VIII: CÁC NGƯỜI CÓ DANH TIẾNG

NGUYỄN THỊ ĐIỂM

Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Doanthidiem

Hình minh họa; nguồn internet
Thị Điểm người huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương[1], em gái ông Tiến sĩ Nguyễn Trác Luân. Lúc lên 5, 6 tuổi, học sách Hán Cao Tổ, anh có ra câu đối rằng:

“Bạch xà đương đạo; Quí bạt kiếm nhi trảm chi”.

Thị Điểm đối rằng:

“Hoàng long phụ chu; Vũ ngưỡng thiên nhi thán viết”. [2]

Anh chịu câu ấy là tài, tự bấy giờ cho chuyên tập về nghề nghiên bút. Đến năm 15 tuổi, văn chương đã giỏi lắm. Một khi ngồi trước cửa sổ soi gương, anh ra câu đối rằng:

“Đối kinh họa mi; nhất điểm phiên thành lưỡng điểm”. [3]

Thị Điểm ứng khẩu đối rằng:

“Lâm trì ngoạn nguyệt; chích luân chuyển tác song luân”. [4]

Thái học Sinh là Đặng Trần Côn nghe tiếng Thị Điểm hay chữ, đưa thơ đến có ý muốn ghẹo.

Thị Điểm xem thơ cười nói rằng:

- Trẻ thơ mới học, thơ từ chẳng bõ ngứa tai!

Đặng Trần Côn tức giận trở về, cố công đi học, mới thành danh sĩ.

Bấy giờ tiếng Thị Điểm lừng lẫy chốn kinh thành. Các học trò hay chữ ai cũng muốn trêu ghẹo. Một hôm có Nguyễn Huy Kỳ ở Thụy Nguyên, Trần Danh Tân ở Cổ Am, Nguyễn Bá Cư ở Cổ Đô, Võ Toại ở Thiên Lộc, bốn người ấy có tiếng hay chữ, người ta thường gọi là “Tràng an tứ hổ” (nghĩa là bốn con hổ ở chỗ Tràng an). Bốn người đến chơi tận nhà Thị Điểm, muốn thử làm thơ với nhau.

Thị Điểm ra câu đối rằng:

“Đình tiền thiếu nữ khuyến tân lang”. [5]

Bốn người không đối được, phải xấu hổ trở về.

Lại một khi Thị Điểm đi thủng thẳng một mình, gặp quan Thượng thư là Nguyễn Công Hãng ở ngoài đường. Công Hãng bắt Thị Điểm vừa đi vừa ngâm một bài thơ: “Đi một mình”.

Thị Điểm ngâm ngay rằng:

“Đàm đạo cổ kim tâm phúc hữu”, [6]
“Chu toàn tả hữu cổ quăng thần”. [7]

Công Hãng khen hay, thưởng cho 10 quan tiền.

Trong thời Long Đức (đời vua Thần Tôn nhà Lê), có sứ Tàu sang phong vương. Hoàng thượng sai Thị Điểm đứng chực ở ngoài của Đoan môn. Thị Điểm có ý muốn trêu ghẹo sứ giả. Sứ giả nói đùa một câu rằng:

“An Nam nhất thốn thổ; bất tri kỉ nhân canh?”

Thị Điểm đối rằng:

“Bắc quốc đại trượng phu; giai do thử đồ xuất!” [8]

Sứ giả thẹn đỏ mặt rồi đi.

Thị Điểm kén chồng kỹ lắm, không ai lấy được. Ngoài 20 tuổi, mới lấy lẽ quan Thượng thư ở huyện Từ Liêm là Nguyễn Kiều. Hai vợ chồng quí trọng nhau như vàng.

Thị Điểm có làm ra bộ sách “Tục truyền kỳ” lưu truyền ở đời.[9]


1: Đăng khoa lục cho là người Bình Lao, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Tang thương lục cho là người Bắc Giang, chưa biết đích lời nào là phải.
2: Hai câu dùng chữ sẵn mà chọi nhau từng chữ, cho nên tài.
3: Nghĩa là soi gương vẽ lông mày, một nét hóa ra hai nét. Điểm là nét vẽ, lại là tên bà ấy, có ý một nàng Điểm hóa ra hai nàng Điểm nữa.
4: Nghĩa là cạnh sông xem bóng trăng, một vừng giống như hai vừng. Luân là vừng trăng, vừa là tên anh. Có ý một ông Luân thành ra hai ông Luân nữa.
5: Thiếu nữ một nghĩa là gió, một nghĩa là con gái nhỏ. Tân lang một nghĩa là cau, một nghĩa là rể mới. Câu này nghĩa là: Trước sân gió động cây cau và có thêm ý con gái nhỏ mời rể mới ăn trầu, cho nên khó đối.
6: Bàn bạc chuyện xưa nay, có người lòng ruột.
7: Chung quanh bên tả hữu, có bầy tôi chân tay. Hai câu chững chạc, mà rõ là tình cảnh đi một mình.
8: Nghĩa là: Một tấc đất An Nam, chẳng biết mấy người cày; đại trượng phu Bắc quốc, đều do đường này ra (BT).
9: Nguyễn Thị Điểm tức Đoàn Thị Điểm, tương truyền là người đã diễn “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn ra chữ nôm (BT).

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nam Hải Dị Nhân   Nam Hải Dị Nhân - Page 2 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Nam Hải Dị Nhân
Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2
 Similar topics
-
» Diệu Nhân Ni sư

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tư liệu :: Văn học-
Chuyển đến