Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Định Hương Trưởng lão Mon May 27, 2013 9:39 am | |
| Định Hương Trưởng lão(? - 1050) Định Hương Trưởng lão (定香禪師) tức Lã Định Hương (呂定香) tu tại chùa Cảm Ứng, Ba Sơn, phủ Thiên Đức, người Châu Minh, Hà Bắc, gia thế dòng tịnh hạnh. Trưởng lão là một trong ba người (một người khuyết lục) thuộc thế hệ thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông. Trong số hơn trăm học trò của thiền sư Đa Bảo, ông và Quốc sư Bảo Hoà là hai người giỏi nhất. Nhưng ông lại là người am hiểu sâu sắc về yếu chỉ Thiền tông hơn. Sách xưa còn chép lại rằng: Định Hương hỏi thầy, Thiền sư Đa Bảo: - Làm sao thấy được chân tâm? Thầy đáp: - Chính người tự phát hiện lấy, không có cái nào là bắt đầu. Nghe xong ông bừng tỉnh ngộ và nói : - Tất cả đều như thế đâu riêng chi đệ tử. Thiền sư bảo: - Lấy tâm mà bảo nhiệm. (Nên đem tâm đó mà quyết chắc) Định Hương lập tức bịt tai đứng quay lưng lại. Thiền sư liền nổi cáu xua đuổi: - Đi đi! Định Hương sụp xuống lạy tạ. Thiền sư lại dặn dò: - Về sau ngươi giao tiếp với người phải làm như kẻ mắt mờ tai điếc.Thời đó ở kinh thành có viên Đô tướng thành hoàng sứ tên là Nguyễn Tuân rất mến mộ tiếng lành đồn xa của Định Hương nên đã thỉnh ông về trụ trì chùa Cảm Ứng ở núi Ba Sơn, phủ Thiên Đức, Cổ Pháp, tạo ra nhiều công đức lớn. Học trò theo học rất đông. Ngày 3 tháng 3 năm Canh Dần, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ 2 (1050) đời vua Lý Thái Tông, Trưởng Lão Định Hương nhuốm bệnh sắp mất, ông gọi các đệ tử đến đọc một bài kệ rồi tịch. Tác phẩm: còn lại một bài kệ: Nguồn: internet
| |
|
Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Chân dữ huyễn Mon May 27, 2013 9:49 am | |
| Chân dữ huyễnBản chữ Hán
真與幻
本來無處所, 處所是真宗。 真宗如是幻, 幻有即空空。
| Phiên âm Hán Việt
Chân dữ huyễn
Bản lai vô sứ sở, Xứ sở thị châu tông. Chân tông như thị huyễn, Huyễn hữu tức không không. | Dịch nghĩaChân và huyễn[Đạo] vốn không có xứ sở, Xứ sở của nó chính là cái chân tông. [Nếu nói rằng] chân tông cũng là huyễn, [Thì coi] cái "hữu" là huyễn và càng tỏ rõ cái "không" là không.Các bản dịch thơChân và huyễnVốn xưa không xứ sở, Xứ sở, ấy chân tông. Chân tông huyễn như thế, "Huyễn hữu" cũng "không không". Bản dịch: Đoàn Thăng
| |
|