Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Gửi em ở cuối sông Hồng
Học Lạc     EmptyFri Feb 17, 2023 8:01 am by Vân Nhi

» Tôi đi học
Học Lạc     EmptySat Sep 07, 2019 4:23 pm by Vân Nhi

» Trần Hưng Đạo
Học Lạc     EmptyWed Jun 06, 2018 4:53 pm by Vân Nhi

» Huyền Chi
Học Lạc     EmptyMon Jun 04, 2018 4:35 pm by Vân Nhi

» Guitar đường phố: đỉnh của đỉnh
Học Lạc     EmptyTue May 29, 2018 7:45 am by Vân Nhi

» Quan Âm Thị Kính
Học Lạc     EmptyFri May 25, 2018 2:02 pm by Vân Nhi

» Thanh Tịnh
Học Lạc     EmptyMon May 21, 2018 3:25 pm by Vân Nhi

» Thuyền viễn xứ
Học Lạc     EmptyThu May 03, 2018 2:19 pm by Vân Nhi

» Xuân Tâm
Học Lạc     EmptyThu Jul 06, 2017 1:49 pm by Vân Nhi

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Most Viewed Topics
Lý Bạch
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Khuyến
Bùi Giáng
Vũ Hoàng Chương
Đoạn Trường Tân Thanh
Đại Nam Quốc Sử diễn ca
Chế Lan Viên
Trần Tế Xương
Quách Tấn
Keywords
trường quách trinh Thiên phan đoạn Luật nhất thầy thảm Trọng Lược công Đường Trần miền Chỉnh Pháp nguyễn Khuyến những Xương Liên xuân nhân dũng

 

 Học Lạc

Go down 
Tác giảThông điệp
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Học Lạc     Empty
Bài gửiTiêu đề: Học Lạc    Học Lạc     EmptyWed Apr 04, 2012 10:47 am

Học Lạc
(1842-1915)


Học Lạc tên thật là Nguyễn Văn Lạc, biệt hiệu là Sầm Giang, người làng Mỹ Chánh, thuộc tỉnh Mỹ Tho, nay là tỉnh Tiền Giang. Trong khuynh hướng thi văn, nhiều nhà nghiên cứu văn học xếp Học Lạc vào các nhà thơ có khuynh hướng trào phúng và châm biếm như Chu Mạnh Trinh, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến...


Học Lạc, con nhà nghèo, nhưng nhờ học giỏi nên được tuyển thẳng vào ngạch học sinh (ngạch do triều đình nhà Nguyễn đặt ra, được cấp lương và được học tại trường của nhà nước địa phương). Do đó, người ta gọi ông là "học sinh Lạc", dần dần bỏ mất chữ "sinh", còn lại hai chữ "Học Lạc".


Tuy học giỏi, nhưng ông thi mãi không đậu. Sau khi, triều đình Huế ký Hòa ước Nhâm Tuất (1862) nhường đứt ba tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp, thì Học Lạc không còn thiết tha đến việc thi cử nữa. Ông rời bỏ làng Mỹ Chánh, dời nhà về chợ Thuộc Nhiêu (Mỹ Tho) chọn nghề dạy học và bốc thuốc mưu sinh cho đến hết đời (1915).



Nguồn internet


Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Học Lạc     Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Học Lạc    Học Lạc     EmptyWed Apr 04, 2012 10:53 am

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Học Lạc     Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Học Lạc    Học Lạc     EmptyWed Apr 04, 2012 10:58 am

Cặp gà [1]


Hai bên chưa chắc đặng cùng không,

Thiên hạ ngày tròn mỏi mắt trông.

Một trận quyết đền ơn tắm máng,

Hai người chớ nại nhấm xương lông.

Rủi may đã có người hương khói,

Khuya sớm cho cam kẻ ẵm bồng.

Lừng lẫy lấy danh trong mấy nước,

Sao cho năm đức[2] giữ cho đồng.



Học Lạc



1. Sách Nam thi hiệp tuyển chú giải: Tác giả làm ra bài này có ý giục người ta ra ứng mộ đi lấy lại ba tỉnh phía Tây Nam Kỳ đã nhường cho Pháp
2. Năm đức: gà có năm đức là văn, vũ, dũng, nghĩa, tín.

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Học Lạc     Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Học Lạc    Học Lạc     EmptyWed Apr 04, 2012 1:42 pm

Chó chết trôi [1]


Sống thời bắt thỏ, thỏ kêu rêu

Thác thả dòng sông xác nổi phêu

Vằn vện sắc còn phơi lững đững[2],

Thốt tha danh hãy nổi lêu bêu.

Tới lui bịn rịn, bầy tôm tép,

Đưa đón lao xao, lũ quạ diều

Một trận sóng dồi cùng gió dập,

Tan tành xương thịt biết bao nhiêu!



Học Lạc



1.Tác giả làm bài thơ này để mỉa mai giễu cợt các hương lý và quan lại thối nát.
2. Có bản chép là lẩn dẩn và chú thích là chưa tra được nghĩa.

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Học Lạc     Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Học Lạc    Học Lạc     EmptyWed Apr 04, 2012 1:45 pm

Chó mắc lẹo


Ủa ủa giống trì trẹo,

Ờ ờ chó mắc lẹo.

Đực vện ngõng đuôi trì,

Cái vàng cong lưng kéo.

Chòm hom tám cẳng bơi,

Quằn quại hai lưng ẹo.

Hai bên hai cái đầu,

Chính giữa đánh xà nẹo.



Học Lạc



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Học Lạc     Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Học Lạc    Học Lạc     EmptyWed Apr 04, 2012 1:51 pm

Con tôm

Học Lạc     Tomwm

Chẳng phải vương công, chẳng phải hầu,

Học đòi đái kiếm lại mang râu.

Khoe khoang mắt đỏ trong dòng bích,

Chẳng biết mình va cứt lộn đầu.



Học Lạc



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Học Lạc     Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Học Lạc    Học Lạc     EmptyWed Apr 04, 2012 2:23 pm

Con trâu [1]


Mài sừng cho lắm cũng là trâu,

Gẫm lại mà coi thật lớn đầu.

Trong bụng lam nham ba lá sách.

Ngoài cằm lém đém một chòm râu.

Mắc mưu đốt đít[2] tơi bời chạy,

Làm lễ bôi chuông[3] nhớn nhác sầu,

Nghé ngọ già đời quen nghé ngọ,

Năm dây đàn khẩy biết nghe đâu.



Học Lạc



1. Học Lạc ghét bọn người ra làm tay sai cho Pháp, lập những “hội tề” áp bức bốc lột nhân dân nên ông đã làm nhiều bài thơ châm biếm rất sâu hiểm. Đây là một bài trong số đó (GS. Nguyễn Quảng Tuân, Từ điển văn học [bộ mới]. Nxb. Thế giới, 2004, tr. 628).
2. Tích Hỏa ngưu trận: Điền Đan, tướng nước Tề thời Chiến Quốc cho tập trung cả ngàn con trâu lấy vải nhuộm màu sắc lòe loẹt, may thành áo mặc cho chúng, rồi dùng gươm đao buộc vào sừng, lấy cỏ lau khô tẩm dầu bó vào đuôi. Đến đêm khuya cho quân châm lửa đốt đuôi trâu. Đàn trâu rống lên đâm đầu xông thẳng vào trại quân Yên. Đang ngái ngủ, quân Yên thất kinh hồn vía chạy tán loạn nên thua trận.
3. Theo lễ xưa, mỗi khi làm chuông xong, người ta giết trâu lấy máu bôi vào chuông, nhất là chỗ bị rạn.

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Học Lạc     Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Học Lạc    Học Lạc     EmptyWed Apr 04, 2012 2:30 pm

Không đề [1]
(bài ca trù tương truyền của Học Lạc)


Năm Kỷ Sửu tuổi vừa bốn tám,
Lấy gương soi ngẩm lại luống cười thầm.
Tóc tơ đà muốn điểm hoa râm,
Nhỏ rồi lớn, lớn rồi già, già trối kệ.
Thân hạt lúa nổi chìm trên mặt bể,
Cánh chim hồng cao thấp dưới chân trời.
Thôi từ đây đến năm mươi, sáu, bảy, tám, chín, mười mươi.
Già một kiếp, cũng ngày tàn chó mãn kiếp.
Nhập thế cuộc bất khả vô công nghiệp,
Xuất mẫu hoài tiện thị hữu quân thân[1]
Nhưng mà lúc thiếu niên đã lỡ bước thanh vân,
Giờ lão cảnh phải an bề bạch bố[2].
Say dựa gối ngâm thơ ngâm thơ cho vợ ngủ,
Buồn chong đèn đánh kiệu[3] với con chơi.
Gia đình này đã sẳn có thú vui,
Lọ là phải Nam, Bắc thương hoàng cho nhọc xác.
Nhìn thế sự nay đà đổi khác,
Ngẫm bất tái nên há dễ bôn chôn.
Co tay một giấc hành môn[4].



Học Lạc



1.Thơ Nguyễn Công Trứ. Có nghĩa là: Đã sanh ra thì phải tạo sự nghiệp cho mình. Chào đời thì dù sang, hèn cũng mang trong mình nghĩa vụ hay trách nhiệm.
2. Bạch bố: chưa rõ nghĩa.
3. Kiệu: một loại bài đặc biệt của dân miền Trung.
4. Hành môn: Hành là thanh gỗ gác ngang, môn là cửa; từ này dùng để chỉ chỗ ở của những người tầm thường.

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Học Lạc     Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Học Lạc    Học Lạc     EmptyWed Apr 04, 2012 2:35 pm

Mỹ Tho tức cảnh


Trên Sài Gòn dưới Mỹ Tho,

Đâu đâu phong cảnh cũng nhường cho.

Lớn ròng chung rạch, chia đôi ngã,

Cũ mới phân nhau cũng một đò.

Phố cất vẽ vời xanh tựa lục,

Buồm dong lên xuống trắng như cò.

Đắc tình trạo tử[1]nên mưa nắng,

Dắn dỏi[2] đua nhau tiếng hát đò.



Học Lạc



1.Trạo tử: chỉ người chèo đò (trạo: mái chèo).
2. Dắn dỏi hay dắng dỏi: lanh lảnh. Thí dụ: Tiếng ve dắng dỏi kêu sầu (lời ca Huế).

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Học Lạc     Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Học Lạc    Học Lạc     EmptyWed Apr 04, 2012 2:47 pm

Ngồi trăn [1]


Quá An Nam, lứ[2] khách trú,

Trăng trói lăng xằng nhau một lũ.

Ngoài mặt ngỡ ngàng lạ Bắc, Nam,

Trong tai, cắc cớ xui đoàn tụ.

Bọn làng chẳng vị sĩ năm kinh[3]

Ông Bổn[4] không thương người bảy phủ[5]

Phạt ta xong rồi trở lại nhà,

Quá thời hốt thuốc, lứ bong vụ.



Học Lạc



1. Bài này còn có tựa "Coi bong vụ bị bắt". Còn có trang ghi tựa là "Ngồi trăng". Thiết nghĩ người bị bắt xưa thường gọi là bị bắt đóng trăn chứ không thấy đóng trăng.
Xuất xứ bài thơ: PGS Pham Hữu Yên giải thích: "Tác giả đứng coi một đám đánh thò lò (bong vụ), bị chức trách trong làng bắt trói chung với một người Hoa kiều làm cái" (Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 6. Nxb. KH-XH, 2004, tr. 846). Theo nhà văn Phan Khôi thì: "Có một lần trên mâm xôi Học Lạc đem ra đình, ông đề hai chữ "Thằng Lạc" thay vì chức tước và tên họ (Xem bài Tạ hương đảng . Đại để việc trên đây, đủ làm cho người làng hờn ghen, thành ra có sự vu cho việc đánh bông vụ (thò lò) mà bắt ông đóng trăng...nên mới có bài thơ này (Chương dân thi thoại). Nhà Văn Phan Văn Hùm thì dẫn lại lời kể của ông Nguyễn Tất Đại ở Cần Thơ, nguyên Chủ bút nhật báo "An Hà" và là bạn thân của Học Lạc. Lời kể đó như sau: "Trong làng ông Học Lạc có ông Nhiêu Dự. Ông này cũng nhà Nho nhưng học kém rồi ra làm hương chức. Ông Lạc với ông Dự vốn không ưa nhau. Thường khi say rượu, ông Lạc vẫn đem ông Dự ra chửi. Ỷ quyền làm lộng, ông Dự bắt ông Lạc đóng trăng. Khi ấy có người khách trú (người Hoa) bị tội đánh bông vụ cũng ngồi chung. Ông Lạc mới làm thơ thuật lại sự đó." (Dẫn lại theo GS. Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển [quyển 1], tác giả tự xuất bản, Sài Gòn, 1966, tr. 503).
2. Quá, Lứ: tôi, anh.
3. Năm kinh (ngũ kinh) đó là: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc và Kinh Xuân Thu.
4. Ông Bổn tức Phúc đức chính thần, một trong những vị phúc thần quan trọng theo tín ngưỡng của người Hoa.
5. Bảy phủ là: Ninh Ba, Phước Châu, Chương Châu, Truyền Châu, Quảng Châu, Triều Châu và Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) của các tỉnh: Trực Lệ, Phước Kiến và Quảng Đông. Tất cả đều ở Trung Quốc.

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Học Lạc     Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Học Lạc    Học Lạc     EmptyWed Apr 04, 2012 3:06 pm

Ông làng hát bội [1]


Chi chi trong khám[2] sắp ngang hàng

Nghĩ lại thì ra các bợm[3] làng

Trong bụng trống trơn mang cổ giữa,

Trên đầu trọc lóc bịt khăn ngang

Vào buồng gọi tổ châu đầu lạy,

Ra rạp rằng con nịch nách mang

Dám hỏi hàm ân người lớp trước,

Hay là một lũ những quân hoang.



Học Lạc



1. Học Lạc ghét bọn người ra làm tay sai cho Pháp, lập những "hội tề" áp bức bốc lột nhân dân nên ông đã làm nhiều bài thơ châm biếm rất sâu hiểm. Đây là một bài trong số đó... (GS. Nguyễn Quảng Tuân, Từ điển văn học [bộ mới]. Nxb. Thế giới, 2004, tr. 628).
2. Khám: giống như cái tủ nhỏ bằng gỗ không có cánh, dùng để đặt bài vị, đồ thờ.
3. Bợm: chỉ kẻ sành sỏi về những trò ăn chơi hoặc kẻ chuyên lừa bịp.

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Học Lạc     Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Học Lạc    Học Lạc     EmptyWed Apr 04, 2012 3:25 pm

Tạ hương đảng [1]


Vành mâm xôi, đề: "Thằng Lạc",

Nghĩ mình ti tiện không đài các

Văn chương chẳng phải thứ[2] mèo quào,

Danh phận[3] không ra cái cóc rác.

Bởi thế bơ thờ thẹn núi sông,

Dám đâu vúc vắc[4] ngạo cô bác,

Việc này dầu có thấu lòng[5] chăng?

Trong có ông thần, ngoài cặp hạc!



Học Lạc



1. Bài này cho thấy tính ngông nghênh ngạo mạn của ông (GS. Nguyễn Quảng Tuân, Từ điển văn học [bộ mới]. Nxb. Thế giới, 2004).
2. Có bản ghi là: "bợm".
3. Có bản ghi là: "lợi".
4. Có bản ghi là: "lúc láo".
5. Có bản ghi là: "cùng".

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Học Lạc     Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Học Lạc    Học Lạc     EmptyWed Apr 04, 2012 3:39 pm

Thuộc Nhiêu tức cảnh [1]


Đất linh bồi đắp cuộc Ba Giồng,

Cảnh Thuộc Nhiêu nhiều khách ngợp trông,

Đường thẳng, ngựa biêu chơn ngán bước,[2]

Rạch cùng, cá lội mến quên sông

Trướng văn giỏi kẻ thêu rồng cọp,[3]

Miếu võ[4] nhiều tay trí bá tòng.

Cứng cát thú quê vui tục cũ,[5]

Thềm dâu ruộng lúa dễ cho không.[6]



Học Lạc



1. Thuộc Nhiêu nay thuộc huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.
2. Có bản ghi câu này là: "Đường , ngựa biêu chơn ngán bước".
3. Có bản ghi câu này là: "Trướng văn lắm kẻ thêu rồng cọp".
4. Miếu võ: Nhà thờ.
5. Có bản ghi câu này là: "Cứng cáp thú quê vui tục cũ".
6. Có bản ghi câu này là: "Thềm dâu ruộng mía dễ cho không".

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Học Lạc     Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Học Lạc    Học Lạc     EmptyWed Apr 04, 2012 3:46 pm

Tống Nguyễn Liêng Phong [1]


Le the một cụm Thuộc Nhiêu giòng,

Chân bước đi rồi, mắt lại trông.

Chỉ nhện lăng nhăng cò vướng cánh,

Bãi lau luẩn quẩn cá quên sông.

Tấm lòng qua lại cầu Ba Bếp,

Khúc ruột quanh co rạch Lão Tòng.

Hai chữ tương tư đầy nặng gánh,

Nước non thăm thẳm biết hay không?



Học Lạc



1. Nguyễn Liêng Phong (chữ Liêng có g) là tác giả "Điếu cổ hạ kim thi tập" (1919) và "Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca" (1909).
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Học Lạc     Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Học Lạc    Học Lạc     EmptyWed Apr 04, 2012 3:58 pm

Tức cảnh ban chiều

Học Lạc     Chieu

Ngó ra ngoài ngõ gió hiu hiu,

Xem thấy cảnh trời, trời đã chiều.

Hăm hở trẻ con múa lại hát,

Đứa thì làm tướng, đứa làm yêu.



Học Lạc



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Học Lạc     Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Học Lạc    Học Lạc     EmptyWed Apr 04, 2012 4:33 pm

Phụ lục
Tặng liễn người hàng cơm



Học Lạc một hôm đi thăm bệnh nhân về trễ, ông ghé vào một quán cơm bên đường nghỉ chân. Chủ quán biết ông là người hay chữ nên khẩn khoảng xin ông viết cho đôi liễn treo ở quán. Ông nhận lời viết, khi đôi liễn ấy treo lên thì như lập tức các quán ăn khác đều bắt chước theo.

Mạc vị quán trung vô Phiếu mẫu; [1]

莫 爲 館 中 無 票 母


Chỉ hiềm lộ thượng thiểu vương tôn.

只 嫌 路 上 少 王 尊

Nghĩa:

Trong quán chớ rằng không Phiếu mẫu;

Trên đường chỉn ngại ít vương tôn.




Học Lạc



1. Lấy tích Hàn Tín thuở hàn vi ăn nhờ cơm Phiếu mẫu.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Học Lạc     Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Học Lạc    Học Lạc     Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Học Lạc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thơ Tuyển Việt Nam :: Nhà Tây Sơn - Cận đại (1778 - 1930)-
Chuyển đến