Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Gửi em ở cuối sông Hồng
Trần Cao Vân EmptyFri Feb 17, 2023 8:01 am by Vân Nhi

» Tôi đi học
Trần Cao Vân EmptySat Sep 07, 2019 4:23 pm by Vân Nhi

» Trần Hưng Đạo
Trần Cao Vân EmptyWed Jun 06, 2018 4:53 pm by Vân Nhi

» Huyền Chi
Trần Cao Vân EmptyMon Jun 04, 2018 4:35 pm by Vân Nhi

» Guitar đường phố: đỉnh của đỉnh
Trần Cao Vân EmptyTue May 29, 2018 7:45 am by Vân Nhi

» Quan Âm Thị Kính
Trần Cao Vân EmptyFri May 25, 2018 2:02 pm by Vân Nhi

» Thanh Tịnh
Trần Cao Vân EmptyMon May 21, 2018 3:25 pm by Vân Nhi

» Thuyền viễn xứ
Trần Cao Vân EmptyThu May 03, 2018 2:19 pm by Vân Nhi

» Xuân Tâm
Trần Cao Vân EmptyThu Jul 06, 2017 1:49 pm by Vân Nhi

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Most Viewed Topics
Lý Bạch
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Khuyến
Bùi Giáng
Đoạn Trường Tân Thanh
Vũ Hoàng Chương
Chế Lan Viên
Đại Nam Quốc Sử diễn ca
Trần Tế Xương
Quách Tấn
Keywords
nguyễn Luật dương xuân thầy Khuyến quách khuất phan dũng Liên đoạn châu miền nhân Xương Pháp Đường Trọng Thiên trinh Lược trường thảm Trần những

 

 Trần Cao Vân

Go down 
Tác giảThông điệp
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 2:40 pm

Trần Cao Vân
(1866 - 1916)

Trần Cao Vân Trancaovan

Trần Cao Vân (陳高雲) là một trong những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại Trung kỳ Việt Nam, do Việt Nam Quang Phục Hội chủ xướng.

Ông sinh năm Bính Dần (1866) tại làng Tư Phú, tổng Đa Hòa, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông tên thật là Trần Công Thọ, lúc lớn lên từng học và đi thi lấy tên là Trần Cao Đệ, lúc vào chùa lấy pháp danh là Như Ý, khi ra hoạt động cách mạng đổi tên là Trần Cao Vân, biệt hiệu là Hồng Việt và Chánh Minh, còn có biệt danh là Bạch Sĩ.

Ông là con trai trưởng của ông Trần Công Trực, ngụ làng Tư Phú,tổng Đa Hòa, phủ Điện Bàn, Quảng Nam, một làng trong mười mấy làng của cuộc đất Gò Nổi, nơi đã sản sinh ra rất nhiều bậc hùng anh xứ Quảng như Hoàng Diệu, Phạm Phú Thứ…Cha ông là một nhà Nho, tuy không đỗ đạt nhưng cũng là bậc trí thức trọng vọng của làng xã hồi ấy.

Trần Cao Vân có tánh bình dị, không chuộng sự xa hoa. Lúc thiếu thời không kể, nhưng từ khi được 21 tuổi, ngày mà ông bắt đầu ly hương cho đến ngày từ giã cuộc đời, ông đã trải qua nhiều giai đoạn: từ một nho sĩ, một đạo sĩ rồi đến một nhà cách mạng, ông sống một cuộc đời thanh đạm. Luôn luôn ông mặc một cái áo vải ta nhuộm màu xanh chàm, bịt khăn nhiễu thâm, đội chiếc nón lá, ngoài ra không có thêm một trang phẩm nào cả.

Tuy là một nhà cách mạng, nhưng Trần Cao Vân rất nổi tiếng về văn chương thi phú. Lúc thiếu thời, khi còn là một thư sinh. ông tỏ ra xuất sắc nhất. Năm 13 tuổi, một hôm thầy học ra câu đối cho học trò tập làm bài. Nhìn thấy giữa lớp học có một cây đèn treo, thầy ra câu đối:

"Đèn treo giọi sáng bốn phương nhà"

Tuy nhỏ tuổi nhất lớp, nhưng lanh trí Cao Vân đã lên tiếng:

"Trăng tỏ khắp soi muôn cụm núi"

Có lần vào lúc tháng mười âm lịch. Cao Vân đến nghe giảng sách ở nhà cụ Cử. Sau buổi giảng sách xong, có người láng giềng đưa đến biếu bà cụ một mớ hành hương để làm giống. Bà cụ bảo: Hành này còn non mà tàn sớm e giống khổng mạnh (khổng là do tiếng không đọc trại ra, tiếng nói địa phương Quảng Nam, ngay tại miền Nam tiếng không ở miền quê vẫn đọc là "hổng" hay "khổng". Cũng như: Tôi hổng biết hay Tôi không biết nó đi đâu mất rồi). Cụ Cử nghe câu nói hay hay, liền lấy ý ấy ra câu đối cho học trò làm:

"Hành tàn giống khổng mạnh"

Câu đối này có hai nghĩa:

1- Nghĩa đen: Giống hành hay tàn không tốt
2- Nghĩa bóng: Lúc tiến lúc thoái đều theo đạo Khổng Mạnh


(Hành tàn đồng âm với Hành tàng, tức hành động và đi ở ẩn - Khổng mạnh đồng âm với Khổng Mạnh, tức Khổng Tử và Mạnh tử trong nho giáo).

Nghe xong Trần Cao Vân ứng khẩu đối lại:

"Cải hóa con càng khôn".

Câu đối này có hai nghĩa:

1- Nghĩa đen: Rau cải nảy nở càng tốt (vì cải con "hoá" tức là nẩy nở lên, "càng khôn", tức là càng tốt)

2. Nghĩa bóng: Làm người cần phải biết thay dổi, cách mạng để tiến hóa theo biến dịch của vạn vật (Cải hóa: thay đổi, tiến hóa, càng khôn, đồng nghĩa với càn khôn. Theo lối đối miệng (ứng khẩu) ngày trước các cụ thường dùng cách mượn âm)


Cụ cử và các môn đệ đều tán thưởng tài của Cao Vân không ngớt lời. Chẳng mấy lúc mà câu đối trên được truyền tụng khắp các vùng Bình Định, Quảng Nam.

Năm 1882, Cao Vân được cùng các sĩ tử dự lễ dám táng của Hoàng Diệu Tổng Trấn Bắc Thành, khi linh cửu được đưa về làng Xuân Đài, tỉnh Quảng Nam. Tiếp đến là những cái tang của vua Tự Đức và cảnh đất nước chìm đắm trong khói lửa xâm lăng của Pháp. Sau đó, Cao Vân lại vào chùa Cổ Lâm tại làng An Định, huyện Đại Lộc, thuộc miền thượng du tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian này, Cao Vân quen với Võ Thạch, tức là Thừa Tô, con trai của cụ Cai Tổng Trưng Chính trong sự kết thân này mà ông Thừa Tô đã đem em gái là Võ Thị Quyền. tục gọi là cô Ba Bàn gả cho Cao Vân. Có một dạo Cao Vân ngồi dạy học tại làng Đại Giang, kế cận làng An Định, cũng gọi là Bồ Phan.

Bước chân bôn đào của ông đã đến với xứ Bình Định, Phú Yên để cùng Võ Trứ làm nên cuộc nổi dậy gọi là giặc Võ Trứ hay giặc Thầy Chùa,còn gọi là giặc Rựa (vì người tham gia đều ẩn náu dưới danh nghĩa sư sãi, vũ khí toàn giáo mác, rựa dao) năm 1898. Thất bại,Võ Trứ can đảm nhận hết tội trạng về mình rồi bước ra pháp trường,cứu được nhiều anh em đồng chí, trong đó có Trần Cao Vân, tuy rằng ông cũng bị giam giữ xét hỏi 11 tháng ròng.

Ở Bình Định hai năm,Trần Cao Vân lại vướng vào vòng lao lý với vụ án Trung Thiên Dịch (1900). Nguyên Dịch học có hai trường phái, Tiên Thiên Dịch do Phục Hy làm ra, Hậu Thiên Dịch do Châu Văn Vương soạn thành, Chu Công (con Văn Vương), Khổng Tử phụ thêm các phần Hào từ, Thoán từ, Văn ngôn, Hệ từ, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái…để bàn cho rộng và rõ thêm nghĩa của Dịch… chỉ có 64 quẻ mà quán thông tất cả nguyên lý trong trời đất và xã hội loài người.

Vốn là người tinh thông dịch lý, Trần Cao Vân nghiên cứu hai lý thuyết dịch Tiên Thiên Hậu Thiên để sáng tạo ra Trung Thiên Dịch,với ý nghĩa lấy con người đứng giữa trung tâm trời đất, là Tài quan trọng nhất trong Tam Tài Thiên Địa Nhân. Tương truyền Trung Thiên Dịch của ông rất được dân chúng ngưỡng mộ, họ còn đồn rằng Trần Cao Vân, nhờ tài bói dịch, có thể xuất quỷ nhập thần, đoán định được cơ trời.

Chuyện đến tai Bố Chánh Bình Định Bùi Xuân Nguyên. Vốn không ưa Trần Cao Vân qua cuộc nổi dậy của Võ Trứ hai năm trước mà không có bằng cớ buộc tội, nay thấy dân chúng tin theo ông, e sợ sẽ có một cuộc nổi dậy nữa, Nguyên bèn ra lệnh bắt giam Trần Cao Vân, tiêu hủy hết Dịch đồ Trung Thiên Dịch. Cho đến nay, hậu sinh chúng ta không biết gì về đồ hình thuyết lý của ông. Tiếc thay.

Một năm tù ở Bình Định, rồi hai năm di lý về giam tại Quảng Nam.Trần Cao Vân ra khỏi ngục tù, làm một túp nhà tranh nhỏ ngoài cửa hậu thành Quảng Nam, tiếp tục kết giao bạn đồng chí mưu sự cứu nước.

Năm 1908, nhân sự kiện chống sưu thuế của dân nghèo miền Trung, cùng với Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,Ngô Đức Kế…Trần Cao Vân lại bị bắt, kết án đày đi Côn Đảo hết 6 năm.

Năm 1914, vừa ra tù, gặp ngay đại tang phụ thân qua đời,người con trung hiếu Trần Cao Vân chỉ kịp về thọ tang cha vài tháng lại vội vã lên đường dấn thân vào sự nghiệp cách mạng. Lần này hưởng ứng lời kêu gọi từ hải ngoại của cụ Phan Bội Châu là người chủ trương bạo động đánh đuổi giặc Pháp qua việc thành lập Việt nam Quang Phục Quân (tổ chức này đã làm nên binh biến Thái Nguyên 1917 của Trịnh Văn Cấn). Trần Cao Vân cùng Thái Phiên, Phan Thành Tài, Lê Ngung…ráo riết vận động anh em lính khố xanh mưu sự khởi nghĩa khắp 5 tỉnh miền Trung. Lãnh tụ khởi nghĩa đã diện kiến Vua Duy Tân,một vị vua trẻ yêu nước để móc nối, mời vua tham gia khởi nghĩa và được nhà vua hăng hái chấp thuận tham gia. Buổi gặp gỡ giữa Duy Tân và Trần Cao Vân trong bộ dạng người đi câu đã được Ưng Bình Thúc Giạ thị cảm khái trong bài thơ tuyệt cú:

Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu
Ai sầu ai thảm
Ai thương ai cảm
Ai nhớ ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non


Ai ngồi ai câu chỉ Vua Duy Tân, còn thuyền ai thấp thoáng là thuyền của Trần Cao Vân đậu sẵn để chờ diện kiến nhà vua.

Theo kế hoạch,đêm mồng 3-5-1916 (mồng Một tháng Tư năm Bính Thìn), khởi nghĩa sẽ nổ ra bắt đầu từ Huế,rồi phát lệnh cho Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi nhất tề nổi dậy hưởng ứng. Các yếu nhân khởi nghĩa sẽ bí mật rước vua Duy Tân vào căn cứ phát hịch kháng chiến lâu dài. Trần Cao Vân tuy chưa đồng tình với thời điểm khởi nghĩa (ông dự định khởi nghĩa vào giờ Ngọ, ngày Ngọ, tháng Ngọ tức là ngày mồng 2 tháng 5 năm Bính Thìn ,nhằm ngày 8 tháng 6 năm 1916), nhưng trước khí thế lên cao của phong trào, và sự thôi thúc của hoàng đế Duy Tân, ông đành chấp nhận và lên kế hoạch tỉ mỉ cho cuộc nổi dậy.

Tuy nhiên, vì một sơ suất từ Quảng Ngãi, kế hoạch bị bại lộ. Các lãnh tụ khởi nghĩa như Trần Cao Vân, Thái Phiên, Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu cùng vua Duy Tân bị bắt. Cuộc nổi dậy ngỡ như long trời lở đất đã không xảy ra.

Trần Cao Vân nhận hết lỗi về mình. Từ trong ngục, ông viết thư gửi đại thần Hồ Đắc Trung, mong bảo toàn sinh mạng cho nhà vua trẻ tuổi, để rồi ngày 17-5-1916 nhằm ngày 16-4 năm Bính Thìn ông cùng các đồng chí của mình ra pháp trường An Hòa, hiến trọn cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.


Nguồn: Tổng hợp internet

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 3:05 pm

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 3:08 pm

Chết


Đứa nào muốn chết, chết như chơi,

Chết vị non sông, chết vị Trời.

Chết thảo, bao nài xương thịt nát,

Chết ngay, há ngại cổ đầu rơi.

Chết trung, tiếng để ngoài muôn dặm,

Chết nghĩa, danh lưu đến vạn đời.

Chết được như vầy là hả lắm,

Ta không sợ chết, hỡi ai ơi!




Trần Cao Vân

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 3:29 pm

Côn lôn 1 [1]


Bản phiên ân Hán - Việt:


Vấn dư hà sự đáo Côn Lôn?
Tứ vọng thương mang ỷ ngục môn
Trung quốc vị thù nam tử trái
Hiếu gia du hám lão thân tồn!
Ngư thơ hải ngoại truyền tâm huyết,
Kình hống thiên biên tỉnh mộng hồn.
Hồng Lạc hôi tư khai Việt tổ,
Thử thân thệ hữu thử kiền khôn



Trần Cao Vân


Bản dịch:


Cớ gì ta lại đến Côn Lôn?
Trời bể mênh mang tựa ngục trông.
Thù nước chưa nguôi cơn báo phục,
Thảo thân khôn thấu nỗi hàn ôn!
Cá đi muốn gởi lời tâm huyết,
Sóng vỗ như khuya giấc mộng hồn.
Nhớ tổ Lạc Hồng công dựng nước,
Thân này thệ nguyện với kiền khôn!


Bản dịch của Hành Sơn

1. Bài này VXTĐ không rõ tựa, chỉ biết tác giả viết về Côn Lôn nơi ông bị giam giữ nên tạm thời đặt tên. Khi nào rõ hoặc có ai biết xin chỉ giùm sẽ sửa tựa lại.
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 3:31 pm

Côn lôn 2 [1]


Bản phiên ân Hán - Việt:


Phương châm vị định thốn tâm huyền,
Đa tích nhiệt thành dĩ hữu niên,
Bất đáo Côn Lôn chân lạc địa,
Yên trí hoàn hải đại toàn thiên.
Ngô đồ lạc lạc hưu đa thán,
Tạo chủ thương thương tự hữu quyền
Tối thị anh hùng ma luyện xứ
Cổ kim kỳ cục hựu kỳ duyên.



Trần Cao Vân


Bản dịch:


Phương châm chưa định dạ chưa yên,
Tâm sự bao năm chửa phỉ nguyền.
Chẳng đấn Côn Lôn nơi thắng cảnh,
Biết đâu hoàn hải cõi toàn thiên
Khuyên cùng bè bạn đừng ta thán,
Đã có cao xanh tự chủ quuyền.
Rèn đúc anh hùng đây đã sẵn,
Nghìn xưa kỳ cuộc cũng kỳ duyên.


Bản dịch của Hành Sơn

1. Bài này VXTĐ không rõ tựa, chỉ biết tác giả viết về Côn Lôn nơi ông bị giam giữ nên tạm thời đặt tên. Khi nào rõ hoặc có ai biết xin chỉ giùm sẽ sửa tựa lại.
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 3:33 pm

Gởi cho bà Trần Cao Vân


Xe trở bánh gần hết khúc co,

Trông chồng chi lắm mặt buồn teo,

Thân chàng chắc vững không nao núng,

Dạ thiếp đừng lo chú mẻo meo.

Trướng liễu xũ màn khuyên hãy giấc,

Vườn đào sẵn giếng để rồi gieo,

Thung dung mặc sức cùng nhau sẽ.

Chót núi thôi đừng ngó mỏi nheo.




Trần Cao Vân

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 3:40 pm

Hỏa xa Quế Hàn [1]


Một nỗi xa thơ đã biết chưa?

Bắc Nam hai ngã gặp nhau vừa,

Đường rầy đã sẵn thang mấy bước.

Ống khói càng cao ngọn gió đưa.

Sầm dậy tứ bề trăm máy chuyển,

Phút thâu muôn dặm nửa giờ trưa

Trời sai ra dọn xong từ đấy,

Một mối xa thơ đã biết chưa?




Trần Cao Vân

1. Bài thơ này làm trước cuộc tổng khởi nghĩa dự định vào giờ Ngọ, ngày Ngọ, tháng Ngọ tức là ngày mồng 2 tháng 5 năm Bính Thìn (nhằm ngày 8 tháng 6 năm 1916). Trần Cao Vân đã làm bài thơ "Hỏa Xa Quế Hàn" trên để ra hiệu lịnh mật cho các nơi. Nhưng sau đó, theo quyết nghị chung, vì trường hợp khẩn cấp, phải khởi nghĩa trước một tháng, vào đêm mùng 2 tháng 4 năm Bính Thìn, tức ngày 3 tháng 5 năm 1916. Nhưng ngay chiều mồng 1 âm mưu bị bại lộ, cuộc khởi nghĩa chưa kịp nổ ra đã thất bại.
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 3:43 pm

Nhất xoang ngâm


Nhất xoang ngâm sái sái,

Thiên trận bút thao thao[1]

Hỏi việc chi? Nó có biết đâu nào

Khi không thỉnh vô lao ngồi lúc nhúc

Nào những khách triều đình, nào những trang khoa mục

Cục hồn nguyên vinh nhục xáo nhất trường

Xâu một xâu ngô đạo mà thương

Thử nhân vấn bỉ thương hề thùy tạo?[2]

Phen này quyết níu lưng con tạo

Mở bùng ra, xin hỏi đạo đại nguyên

Nhắc câu dân tộc, dân quyền.




Trần Cao Vân

1. Nghĩa hai câu: Một khúc ngâm rầu rĩ, ngàn trận bút cuồn cuộn mạch văn
2. Hỏi trời xanh nguồn gốc việc đó do ai bày ra

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 3:56 pm

Thơ tuyệt mệnh [1]


Trời chung không đội với thù Tây

Quyết trả ơn vua nợ nước này;

Một mối ba giềng xin giữ chặt,

Thân dù thác xuống rạng đài mây.




Trần Cao Vân

Trần Cao Vân Hanhhinh

Một cuộc hành hình những người yêu nước Việt Nam
ở đầu thế kỷ 20. Người trong ảnh được ghi là Ông Ích Đường
bị hành quyết vào ngày 11-5-1908 tại chợ Túy Loan nay thuộc huyện Hòa Vang

1. Trước ngày ra pháp trường lên đoạn đầu đài đền nợ non sông, Trần Cao Vân có làm hai bài thơ tuyệt mệnh. Bài này ông đọc trước khi bị hành quyết.
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 4:02 pm

Tự thuật [1]


Chí quyết tan bồng vỡ bốn phương,

Chồng nằm chi để ghé râu vương.

Ba thù quyết trả đền ơn trọng,

Một giận mong ra gỡ tiếng ương.

Nợ nước đã toan tròn nghĩa vụ,

Tình nhà đành gác nỗi tư lương.

Nam mô nguyện trả xong rồi nợ

Mối thành đem về cõi Hạ Thương.




Trần Cao Vân

1. Bài thơ này VXTĐ không rõ tên nên tạm đặt tựa. Khi nào rõ sẽ sửa lại ngay.
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 4:14 pm

Tuyệt mệnh thi [1]


Bản chữ Hán:

絕命詩


中立乾坤不倚天,
越南文物古來傳。
君民共主精神會,
臣子尊周日月傳。
百越山河無白齒,
一腔忠義有青天。
英雄提局休成敗,
公論千秋付史編。
Phiên âm:

Tuyệt mệnh thi


Trung lập càn khôn bất ỷ thiên,
Việt Nam văn vật cổ lai truyền,
Quân dân cộng chủ tinh thần hội,
Thần tử tôn Châu nhật nguyệt truyền,
Bách Việt sơn hà vô bạch xỉ,
Nhất xoang trung nghĩa hữu thanh thiên,
Anh hùng đề cục hưu thành bại,
Công luận thiên thu phó sử truyền!

Trần Cao Vân


Dịch thơ:

Đứng giữa non sông, chẳng tựa trời,
Việt Nam văn hoá cổ kim soi,
Vua dân đồng chí nên tương đắc,
Noi dấu nhà Châu nghiệp chẳng dời,
Bách Việt đâu dung phường quỷ trắng,
Trời xanh minh giám tấc lòng trung,
Anh hùng thành bại lo chi tới,
Phó mặc nghìn thu sử sách khơi!


Bản dịch bachthuy @Mộc Gia Trang

1. Bài thơ này là một trong hai bài ông làm trước khi chết.
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 4:20 pm

Vịnh bàn cờ thắng


Đừng quen pháo mạnh vọt ngang cung,

Mệnh tướng truyền ra sĩ vẫy vùng.

Voi ngự thân chinh mang mở nước,

Binh triều ngự giá giục sang sông.

Xe liên vạn sát kinh tài cả,

Mã nhựt song trì mặc sức tung.

Sau trước trong tay rành rỏi nước

Cờ cao Hán Tổ dễ đua cùng.




Trần Cao Vân

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 4:27 pm

Vịnh Cái Cối Xay [1]


Khen ai xưa đã khéo trêu bày,

Bạn cối này ta vốn để xaỵ

Góc Tí[1] kiền khôn trồng giữa rốn,

Cán Dần[2] tinh đầu vận trong taỵ

Nghiên rằng tựa sâm ỳ ầm dậy,

Mở miệng đường mưa lác đác bay.

Tứ trụ dưới nhờ chơn đế vững

Cùng trên phụ bật sẵn hai tay.




Trần Cao Vân

1. Trần Cao Vân bày tỏ thân thế mình qua bài thơ này. Mồ côi mẹ từ lúc tuổi còn nhiều hứa hẹn, sống trong gia đình tẻ nhạt khô khan vì thiếu tình mẫu tử, đến năm Cao Vân được 20 tuổi là năm mà nước nhà rơi vào cảnh đen tối, nhục nhã. Kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn, đó cũng chính là năm mà Cao Vân đặt bước phiêu lưu.
2 & 3: Trong Đạo thư có câu: Thiên thai ư Tý, địa tịch ư Sửu, nhân sinh ư Dần. Gốc Tý: chỉ ngôi trời, Cán Dần: chỉ người. Ý nói mọi việc đều do ý trời và lòng người hợp lại mới mong thành tựu.

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 4:35 pm

Vịnh con Cóc [1]


Muốn vật thân ta nghĩ lại càng,

Nỗi mình trông thấy cóc ngồi hang

Áo sồi một tấm trời che đậy,

Hang thẳm mây từng đất mở mang.

Giếng ếch nó thèm đua lặn hụp

Cung Thiềm riêng ở mặc nghinh ngang.

Nghiến răng sấm dậy chừng ra cửa,

Lưỡi quét xong rồi kiến thảy tan.




Trần Cao Vân

1. Lo sợ dân chúng nổi loạn do sự kiện "Trung Thiên Dịch". Bố Chánh Bùi Xuân Nguyên truyền bắt Cao Vân và bà vợ cùng với người đệ tử Nguyễn Nhuận hạ ngục. Hôm bắt Trần Cao Vân lập lời khai trước công đường có trải chiếc chiếu, bỗng từ đâu có một con cóc nhảy vàọ Muốn hạ nhục Cao Vân, Bố Chánh Nguyên bảo ông phải làm bài thơ vịnh con cóc. Cao Vân viết ngay, đọc qua biết Cao Vân có ý mỉa mai và ngạo mạn sỉ vả mình, Bố Chánh Nguyên truyền đem phạm nhân tra khảo bảo cung khai về tội xúi dân làm loạn, nêu lên thuyết "Trung Thiên Dịch".
Nguyên lại đệ trình về kinh xin tuyên án tử hình Trần Cao Vân, nhưng nhờ có một số người muốn che chở, cho nên bản án được phê: 3 năm khổ saị Cao Vân bị giam tại ngục Bình Định, bà vợ cũng bị phạt tù và riêng thân phụ của ông bị phạt 40 đồng vì đã không dạy dỗ con nghiêm chỉnh.

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 4:39 pm

Vịnh con Tôm


Loài ở lộn bùn cũng mọc râu

Ngo ngoe nỏ biết mốc gì đâu?

Cong lưng cứ ỷ tài đâm bắn

Lõ mắt khôn dò lạch cạn sâu.

Ngoài ủ xôm xôm càng múa gọng

Trong oi trồi sụt đít co đầu

Giỡn rồng ta bảo đừng quen thói

Một nhũi là xong lựa tát, câu.




Trần Cao Vân

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 4:40 pm

Vịnh hòn Ông hòn Bà (Phú Yên)


Đất nén trời nung khéo định đôi

Hòn chồng Đực Cái sánh hai ngôi.

Ông xây nên đống cây trồi mụt,

Bà đúc y khuôn đá mọc chồi.

Mây núi phủ giăng màn tịnh túc

Nước khe hầu rót chén giao bôi.

Non thề giai lão trơ trơ đấy

Gió chẳng lung lay sóng chẳng nhồi.




Trần Cao Vân

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 4:42 pm

Vịnh Hòn Vay, Hòn Trả

(Hòn núi này tại tỉnh Phú Yên Trung Việt)


Ai nhủ hỏi đòi khéo lá lay

Ở qua Hòn Trả bởi vì Vay,

Tờ mây bóng rợp bà so chỉ,

Nợ nước ơn đền ông phủi taỵ

Ngày tháng rảnh chân muốn cụm bước,

Cỏ cây dâng lộc bốn mùa thaỵ

Khách giang hồ những tha hồ mượn,

Lân Hải Vân rồi đó sẽ haỵ




Trần Cao Vân

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 4:48 pm

Vịnh ông Trời n... c... [1]
(Động cỡn)


Từ xưa Thái cực đúc nên hòn,

Mới biết ông trời c... thẳng bon.

Gù mông vổng nằm nang gốc bể,

Ngũ mây sựng đứng trất đâu non.

Nhởn nhơ đì gió trên qua lại,

Thấp thoáng mườn trang ghẹo méo tròn.

Hang nguyệt ước rờ cha chả sướng.

Đẻ vua rồi lại chán tội con.




Trần Cao Vân

1. Nguyên tại Phú Yên vào khoảng cuối tháng ba tiết trời nắng hạn, ít khi mưạ Mùa này nông dân gặt lúa đem về phơi để đổ vào bồ. Vì biết trời không mưa, nên họ phơi lúa bừa bãi khắp nơị Một hôm, bỗng nhiên trời mưa làm ướt tất cả lúa thóc. Nhiều người cộc cằn thô lỗ đã buộc miệng ó lên: Ông trời n... c... Bấy giờ Trần Cao Vân đang ngồi giảng sách cho học trò, nghe câu nói tục tằn, nhưng xét ra có triết lý thú vị, ông liền muợn đầu để làm bài thơ Đường luật.
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 4:51 pm

Vịnh tam tài [1]


Trời đất sinh ta có ý không?

Chưa sinh trời đất có ta trong.

Ta cùng trời đất ba ngôi sánh,

Trời đất in ta một chữ đồng.

Đất nứt ta ra trời chuyển động

Ta thay trời mở đất mênh mông.

Trời che đất chở ta thong thả,

Trời đất ta đầy đủ hóa công.




Trần Cao Vân

1. Bài thơ này đặc biệt ở chỗ mỗi câu đều có cả ba ngôi thiên, địa, nhân.
Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 4:54 pm

Vịnh trã bể [1]


Hầm đúc rừ xưa sẵn núi Đồng,

Ăn rồi trách trã bể vừa xong.

Kho lâu rịn nước bầu Nhan tử,

Nấu chín còn manh mẻ Thạch Sùng

Nướng thịt toan nhen lò Triệu tướng

Điều canh muốn ném đỉnh Lai công

Thôi thôi đồ đất phương chi tiếc

Dành để bếp trời hiếm chảo bung




Trần Cao Vân

1. Trã: Loại vật dụng làm bằng đất nung để kho nấu.
Trong lúc quân khởi nghĩa lên đường, Trần Cao Vân ngã bệnh. Cơn sốt quật đổ người nghĩa sĩ. Bà Võ Thị Quyên buộc lòng phải cho Nguyễn Nhuận (xã Soạn) đệ tử tâm phúc mang hai con nhỏ trở ra Bình Định nhờ bổn đạo nuôi dưỡng, còn bà thì đưa Trần Cao Vân lên động Bà Quyên chăm sóc cho ông. Giữa rừng sâu, lương thực thiếu thốn, nhất là muối ăn, sức khỏe của Trần Cao Vân bị cạn kiệt, bệnh phù thủng nổi lên, các khớp trong thân thể sưng đỏ, làm ông không thể đi lại được. Cuộc sống của vợ chồng Trần Cao Vân, Võ Thị Quyên và đội hộ vệ trông chờ vào củ rừng, ốc đá và các loại rau xanh, rau tàu bay đỡ lòng. Người ăn loại này da xanh mắt trắng, người bị bệnh sốt nóng lâu ngày môi thâm da vàng. Trần Cao Vân chưa hết bệnh thì bà Võ Thị Quyên ngã nước. Mỗi lần cơn rét nổi lên thân thể bà run dữ dội, Trần Cao Vân chỉ còn biết lấy tấm mền rách đắp lên cho bà và ôm cứng người bà. Thế nhưng dứt cơn run bà gượng dậy ra suối bắt cua đá và mò cá khe đem về bồi dưỡng cho chồng. Một bữa bà lỡ làm bể trã cua cá kho còn để dành cho bữa sau, bà xuýt xoa tiếc rẻ mãi, thương vợ, Trần Cao Vân viết bài thơ an ủi.

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 4:56 pm

Vịnh vợ chồng lái đò


Mặc ai chài lưới chẳng thèm lo

Chưa gặp thời âu tạm chống đò.

Sông rộng lão toan cầm lái vững,

Lạch sâu mụ hãy cắm sào đò.

Dân trời đưa rước ngày thong thả,

Lộc nước ăn nhờ bữa ấm no.

Buồm thuận gió hồng khi đỗ bến

Vợ chồng một giấc ngáy kho kho.




Trần Cao Vân

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân EmptyThu Sep 13, 2012 5:00 pm

Câu đối Khóc cụ Châu Thơ Đồng [1]


Ngã bất năn xã sinh!
Nại hà tai "Trung thiên dịch" sơ khai,
Du Lý thất niên tiền vị điền.

Quân nãi năn tựu nghĩa!
Nan đắc giả vạn thế kinh độc thủ
Thú Dương thiên tài hậu du văn.



Trần Cao Vân


Ta có tiếc sống đâu!
Ngặt vì địch "Trung thiên" mới mở đầu,
Du lý bảy năm chưa kịp điền.

Người hẵn theo nghĩa đấy!
Khó nhất kinh muôn đời hay giữ chắc,
Thú Dương nghìn thuở vẫn còn nghe.



Cụ Huỳnh Thúc Kháng dịch Nôm

1. Nhân cụ Châu Thơ Đồng, tức Châu Thượng Văn nhịn đói mà thác tại nhà lao Thừa Phủ Huế, vì việc nhân dân kháng thuế tại Trung Kỳ mà cụ đứng ra nhận chịu là chính cụ khởi xướng. Khóc cụ Châu Thơ Đồng, Trần Cao Vân làm câu đối này.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Trần Cao Vân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Cao Vân   Trần Cao Vân Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Trần Cao Vân
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trần Huyền Trân
» Trần Tế Xương
» Trần Tuấn Khải
» Trần Tử Ngang
» Trần Danh Án

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thơ Tuyển Việt Nam :: Nhà Tây Sơn - Cận đại (1778 - 1930)-
Chuyển đến