November 2024 | Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|
| | | | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | | Calendar |
|
feeds | |
|
| Đoàn Phú Tứ | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Đoàn Phú Tứ Tue Apr 17, 2012 3:21 pm | |
| Đoàn Phú Tứ (1910 - 1989) Vài nét về tác giả:Đoàn Phú Tứ sinh ngày 10 tháng 9 năm 1910 tại Hà Nội, quê quán: Tử Nê, huyện Tiên Du (nay là huyện Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Ông đậu Tú tài Pháp năm 1932 sau đó, khi đang học dở trường Luật năm thứ hai thì bỏ học đi làm báo. Ông viết cho các báo Phong hoá, Ngày nay, Hà Nội báo, Tinh hoa. Năm 1942, cùng với Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Xuân Sanh, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Khoát sáng lập nhóm Xuân thu nhã tập. Ông là cây bút nòng cốt của nhóm chủ trương hình thức văn chương không theo khuôn mẫu này. Trong sự nghiệp sáng tác, Đoàn Phú Tứ soạn kịch, hoạt động sân khấu là chính và ít làm thơ, ngoài ra ông còn là dịch giả của nhiều tác phẩm của các tác giả lớn phương Tây. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá I, giảng viên Trường Văn hoá kháng chiến Liên khu V, giảng viên Trường Văn hoá kháng chiến Liên khu IV (1947 – 1948), làm việc tại tạp chí Văn nghệ Việt Bắc. Ông qua đời năm 1989 tại Hà Nội. Tác phẩm:Sáng tác:- Màu thời gian (thơ, 1941):
- Những bức thư tình (kịch, 1941)
- Ngã ba (kịch, 1943)
- Trở về (kịch, 1949)
- Ghen (kịch, 1937)
- Mơ hoa (tập kịch ngắn, 1941)
- Phương pháp viết kịch (1950)
Dịch phẩm:Với bút danh Tuấn Đô, ông đã dịch một số kịch và tiểu thuyết: - Lão hà tiện (L'Avare ou l'École du mensonge của Molière)
- Trưởng giả học làm sang (Le Bourgeois gentil homme của Molière)
- Đỏ và đen (Le Rouge et le Noir của Stendhal)
- Tuyển tập kịch Muy-sê (Alfred de Musset)
- Hài kịch Shakespeare, tập I
- Pantagruel (của François Rabelais)
- Tuyển tập kịch Henrik Ibsen
Nguồn internet
| |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Đoàn Phú Tứ Tue Apr 17, 2012 3:36 pm | |
| | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Đoàn Phú Tứ Tue Apr 17, 2012 3:49 pm | |
| Ánh trăngMải miết đường đời đã bấy lâu,
Biếng nhìn trăng cũ muốn quên sầu;
Đêm nay bỗng thấy bên song ngõ
Một ánh xanh mờ thoáng tự đâu,
Leo lét gợi khêu tình quá vãng,
Lòng thơ bao xiết nỗi thương đau;
Vung chăn toan rũ màn đen tối,
Mắt lệ đờ trong vành ngọc cao.
Đoàn Phú Tứ
| |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Đoàn Phú Tứ Tue Apr 17, 2012 3:54 pm | |
| Màu thời gianSớm nay tiếng chim thanh Trong gió xanh Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình
Ngàn xưa không lạnh nữa, Tần Phi Ta lặng dâng nàng Trời mây phảng phất nhuốm thời gian.
Màu thời gian không xanh Màu thời gian tím ngát Hương thời gian không nồng Hương thời gian thanh thanh.
Tóc mây một món chiếc dao vàng Nghìn trùng e lệ phụng quân vương Trăm năm tình cũ lìa không hận Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng.
Duyên trăm năm đứt đoạn Tình một thuở còn hương Hương thời gian thanh thanh Màu thời gian tím ngát.
Đoàn Phú Tứ
| |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Đoàn Phú Tứ Tue Apr 17, 2012 3:56 pm | |
| Tủi“Vật mình tức tối mộng không xong” Nhắm mắt ôm vùi chiếc gối bông,
Bâng khuâng tìm giấc phấn hương nồng;
Phấn hương chưa ủ tình yêu lạnh,
Em chết! Trời ơi! Anh tủi lòng...
Đoàn Phú Tứ
| |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Đoàn Phú Tứ Tue Apr 17, 2012 4:07 pm | |
| Những độc đáo của Màu thời gian Nguyễn Mạnh HàĐể hiểu một tác phẩm, dù văn xuôi hay thơ, người đọc cũng phải nắm bắt ngữ cảnh của nó mà ngữ cảnh trực tiếp đầu tiên là quy tắc ngôn ngữ của văn bản. Trên tinh thần đó, chúng tôi tìm hiểu Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ. Màu thời gian là thi phẩm vượt thời gian, nó được khẳng định là một trong những “bài thơ tiêu biểu của thơ tượng trưng hiện đại Việt Nam”(1). Chủ nghĩa tượng trưng quan niệm: thơ là thứ siêu cảm giác, là thứ không phải để giải thích. Nhưng, mọi điều được nói ra dù sao cũng không thoát khỏi văn bản, tức ít nhất nó cũng phải tuân theo những quy tắc hành chức của ngôn ngữ.
Sớm nay tiếng chim thanh Trong gió thanh Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình Ngàn xưa không lạnh nữa - Tần Phi! Ta lặng dâng nàng Trời mây phảng phất nhuốm thời gian
Màu thời gian không xanh Màu thời gian tím ngát Hương thời gian không nồng Hương thời gian thanh thanh
Tóc mây một món chiếc dao vàng Nghìn trùng e lệ phụng Quân Vương Trăm năm tình cũ lìa không hận Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng Duyên trăm năm đứt đoạn Tình một thuở còn hương Hương thời gian thanh thanh Màu thời gian tím ngát.
Xét về mặt ngôn ngữ Màu thời gian có những điểm độc đáo sau:
Thứ nhất: Các dòng thơ hầu hết kết thúc ở âm tiết có thanh bằng (tỉ lệ 14/ 18 âm tiết). Và, nhìn một cách tổng thể, thanh bằng là thanh chủ đạo của bài thơ (bài thơ có 101 âm tiết thì có tới 75 âm tiết có thanh bằng).
Thứ hai: Các tính từ chỉ màu sắc, âm thanh đều gợi đến cái gì đó tươi sáng, nhẹ nhàng, bàng bạc giống như các từ cùng trường nghĩa: thanh, xanh, ấm, (không) lạnh, tím ngát, (không) nồng, thanh thanh.
Thứ ba: Những từ chỉ thời gian (ngoài “sớm nay”) chủ yếu là chỉ thời gian quá khứ (quá khứ xa): ngàn xưa, trăm năm, một thuở. Nhưng thời gian quá khứ ấy lại gợi nhắc, liên đới tới thời gian hiện tại nhờ sự kết hợp (phủ định ý nghĩa) trong nội bộ câu thơ: không lạnh nữa, đứt đoạn, còn hương.
Thứ tư: Tổ chức những câu thơ lặp, gồm lặp toàn phần và lặp lại cấu trúc: Màu thời gian không xanh/ Màu thời gian tím ngát/ Hương thời gian không nồng/ Hương thời gian thanh thanh… Hương thời gian thanh thanh/ Màu thời gian tím ngát. Bên cạnh đó còn có một số câu thơ đang đối với nhau như những câu thơ biền ngẫu: Tóc mây một món chiếc dao vàng/ Nghìn trùng e lệ phụng Quân Vương/ Trăm năm tình cũ lìa không hận/ Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng/ Duyên trăm năm đứt đoạn/ Tình một thuở còn hương.
Những độc đáo nghệ thuật trên đây đã làm cho Màu thời gian ánh lên những vẻ đẹp của thơ tượng trưng. Dĩ nhiên không phải hễ bài thơ nào có các đặc điểm trên đều thuộc thơ tương trưng, điều này chúng tôi sẽ bàn sau, ít nhất ở đây chúng tôi chỉ áp dụng cho trường hợp Màu thời gian.
Các nhà tượng trưng quan niệm thơ phải gắn chặt với âm nhạc, vì âm nhạc có thể truyền đạt các sắc thái, các bán âm (khác với quan niệm của các nhà lãng mạn: thơ gắn với hội hoạ - vì nhà thơ lãng mạn luôn thể hiện sự háo hức miêu tả (trực cảm)). Bản thân chữ không chỉ có giá trị biểu đạt mà còn có sức ngân vang. Do đó chữ trở thành cơ sở của nhạc. Nhưng, sức ngân vang ấy chính chữ (từ) không thể thâu góm, không thể chứa đựng nổi, bởi ngân vang ấy là tiếng vọng từ bao la của tiếng gọi, tiếng động, thậm chí tinh vi nhất trong cuộc đời (được kết tinh khá trọn vẹn trong âm nhạc). Thơ phải gắn với nhạc là vì vậy. Valéry phát biểu: “thơ là sự giao động giữa âm thanh và ý nghĩa”. Và trên thực tế, giữa âm nhạc và thơ ca (tách riêng hai mảng khác nhau) luôn có mối hoà kết kì lạ. Trong Màu thời gian tính nhạc trở thành một nét nổi bật. Với sự chủ đạo của thanh bằng (đặc điểm của thanh bằng là đường nét bằng phẳng, kéo dài), bài thơ gợi một sự lan toả, rộng mở. Những thanh bằng cuối câu tạo nên độ mở, những thanh bằng giữa dòng tạo những sự tác động lan toả có tính chất dây chuyền. Thanh bằng còn có sự kết hợp với một số thanh trắc tạo nên những điểm nhấn nghệ thuật. Rõ nhất là câu: Duyên trăm năm đứt đoạn, thanh sắc (đứt) có đường nét âm thanh đi thẳng, hướng dần lên trên, thanh nặng (đoạn) ngược lại, đường đi ngắn, đi xuống (có nét cong dần) tạo nên sự chia li đứt gãy và do đó nhạc điệu trở nên réo rắt.
Nhạc điệu của bài thơ còn được tạo nên bởi những câu thơ lặp, những câu thơ đang đối với nhau. Trên thực tế những câu thơ lặp, những câu thơ đang đối với nhau được đảm bảo nhờ nhịp ngắt. Nhịp là điểm cơ bản để các câu thơ vận hành trong tương quan. Trong câu thơ tiếng Việt, nhịp là hình thức tiêu biểu thể hiện rõ nét tính nhạc. Khi nói về những câu thơ có hình thức đang đối, Phan Ngọc cho rằng, nó làm cho nhịp điệu thơ chậm lại, đem lại cái đẹp nhịp nhàng(2).
Những yếu tố ngôn ngữ tạo nhạc trên kết hợp một cách nhuần nhuyễn với những từ chỉ màu sắc, âm thanh có tính chất nhẹ nhàng đã toát lên âm điệu chủ đạo của bài thơ, nó làm cho thơ có một âm hưởng lan toả, nhẹ nhàng, vừa mênh mang, giàu sức gợi lại đôi lúc réo rắt. Do đó không phải ngẫu nhiên, mới đây, nó đã được nhạc sĩ Trọng Đài chọn cho một nhịp phách phù hợp - nhịp phách của ca trù.
Mĩ học tượng trưng quan niệm: giữa con người và vũ trụ có mối tương quan bí mật, đó là các mối tương quan ý niệm, tương quan cảm giác, tương quan không gian, màu sắc. Baudelaire đã phát biểu: “Mùi hương, màu sắc âm thanh tương giao cùng nhau”. Ông viết trong bài Tương ứng: “Có những mùi hương mát như da thịt trẻ con, ngọt ngào như tiếng sáo, xanh mượt như cỏ non”(3). Sự tương giao này trong văn học cổ phương Đông đã thể hiện nhưng đó là tương giao giữa đại ngã và tiểu ngã, và mơ ước của con người là hoà cái tiểu ngã của mình vào cái đại ngã của vũ trụ, thiên nhiên, còn tượng trưng là sự tương giao qua trực giác, con người cảm nhận được mối quan hệ ấy bằng trực giác. Ta có thể thấy mối quan hệ này trong Màu thời gian. Màu thời gian có những sự kết hợp kì lạ mà theo tư duy thông thường là phi lôgic ngữ nghĩa: tiếng chim thanh, gió xanh, hương thời gian thanh thanh, màu thời gian tím ngát. Những tính từ chỉ màu sắc, âm thanh đóng vai trò làm bật nổi tính chất kết hợp, cho thấy sự tương hoà các giác quan. Bởi có sự tương hoà các giác quan nên con người có thể nghe được những điều tưởng chừng không nghe được, thấy được những điều tưởng chừng không thấy được. Theo Hoàng Ngọc Hiến đó là thi pháp “những mạch liên tưởng khó nắm bắt”(4). Chính vì các nhà tượng trưng quan niệm như vậy nên hình ảnh thơ trở nên bí ẩn, mơ hồ. Hình tượng tượng trưng là hình tượng không thuần nhất, nó phải gợi đến cái gì đó ngoài bản thân nó, nó “là một câu đố đòi hỏi chúng ta đi tìm cái ý nghĩa nội tại đằng sau hình tượng”(Hegel)(5). Ở Màu thời gian ngoài sự kết hợp các từ ngữ chỉ màu sắc, âm thanh còn có những hình ảnh ước lệ (thực chất của ước lệ là tính cách điệu): tóc mây, dao vàng, những từ xưng hô “thiếp” - “chàng” càng làm cho thơ mơ hồ hơn. Dĩ nhiên sự mơ hồ ấy còn được gợi lên từ bản thân tính nhạc.
Bài thơ Màu thời gian, thông qua những cách thể hiện độc đáo, đã cho thấy một quan niệm mới mẻ về thời gian - đối tượng đã được thơ cổ, thơ lãng mạn bàn tới. Nếu thời gian trong thơ cổ là thời gian tách khỏi con người, vô tình với con người, cứ bốn mùa xuân - hạ - thu - đông, thời gian trong thơ lãng mạn là thời gian một đi không trở lại, cuốn đi những gì hiện hữu trước mắt (thời gian trở thành một thế lực huỷ diệt) thì ở đây - trong quan niệm tượng trưng - thời gian là thời gian nghiệm sinh, thời gian đã hoá thành cái nhìn nhận của chủ thể: thời gian không làm mọi vật biến mất mà là hình thức lưu giữ tình cảm con người. Tình người đã làm cho thời gian có hương, có sắc. Bên cạnh những tính từ chỉ tính chất thanh nhẹ là sự kết hợp thời gian xưa - nay (thời gian nay hiện về qua việc gợi nhắc thời gian xưa) tạo thành những cặp đang đối xưa - nay, phủ định - khẳng định: mối tình Tần Phi đã đứt đoạn nhưng tình một thuở còn hương, nghĩa là đã làm cho thời gian không còn lạnh nữa, mà thanh thanh, tím ngát. Đó là sự kết đọng, sự thoát hoá cho một vỉa tầng của tồn tại vĩnh cửu mà chủ nghĩa tượng trưng hướng đến. Chủ nghĩa tượng trưng cho rằng, thế giới hữu hình chỉ là hình ảnh của thế giới vô hình. Đó là bản thể của tồn tại. Vì thế, muốn đến được thế giới ấy, nhà thơ phải bằng cảm nhận trực giác chứ không phải miêu tả trực cảm như các nhà lãng mạn. Nhưng cũng từ đây nảy sinh tính hai mặt, bởi khi các nhà tượng trưng đi sâu khai thác con đường này thì thơ họ càng trở nên bí hiểm, xa rời thực tế. Và, nhìn trong quá trình vận động không ngừng của văn học thì thơ tượng trưng đã khép lại ở một giai đoạn của lịch sử.
Đoàn Phú Tứ là một trong những tên tuổi quan trọng của Xuân Thu Nhã Tập - nhóm tác giả trình làng thơ năm 1942 có cùng tâm huyết về đổi mới cách tân thơ, đòi hỏi thơ phải có những cách biểu đạt mới, chú trọng tới nghệ thuật thể hiện. Ở bài thơ này, bằng những thể nghiệm tinh tế, có thể nói tác giả đã chạm đến cái “rung động siêu việt, trong trẻo và nhẹ nhàng”, đã làm cho thơ bước vào “nẻo đạo” của nhóm Xuân Thu. nguồn www.vannghesongcuulong.org 1. Trần Đình Sử, Tuyển tập (tập hai), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005, tr.473. 2. Dẫn theo Lê Lưu Oanh, Văn học và các loại hình nghệ thuật, Nxb ĐHSP, HN, tr.260. 3. Mai Bá Ấn, Bích Khê và chủ nghĩa tượng trưng, www. BichKhe.org.htm. 4. Hoàng Ngọc Hiến, Baudelaire chủ nghĩa tượng trưng và thơ mới, www.thotahinhthuc.org. 5. Dẫn theo Trần Đình Sử, Sđd, tr.456. | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Đoàn Phú Tứ | |
| |
| | | | Đoàn Phú Tứ | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |