Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Gửi em ở cuối sông Hồng
Mãn Giác Thiền sư EmptyFri Feb 17, 2023 8:01 am by Vân Nhi

» Tôi đi học
Mãn Giác Thiền sư EmptySat Sep 07, 2019 4:23 pm by Vân Nhi

» Trần Hưng Đạo
Mãn Giác Thiền sư EmptyWed Jun 06, 2018 4:53 pm by Vân Nhi

» Huyền Chi
Mãn Giác Thiền sư EmptyMon Jun 04, 2018 4:35 pm by Vân Nhi

» Guitar đường phố: đỉnh của đỉnh
Mãn Giác Thiền sư EmptyTue May 29, 2018 7:45 am by Vân Nhi

» Quan Âm Thị Kính
Mãn Giác Thiền sư EmptyFri May 25, 2018 2:02 pm by Vân Nhi

» Thanh Tịnh
Mãn Giác Thiền sư EmptyMon May 21, 2018 3:25 pm by Vân Nhi

» Thuyền viễn xứ
Mãn Giác Thiền sư EmptyThu May 03, 2018 2:19 pm by Vân Nhi

» Xuân Tâm
Mãn Giác Thiền sư EmptyThu Jul 06, 2017 1:49 pm by Vân Nhi

November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar
Most Viewed Topics
Lý Bạch
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Vũ Hoàng Chương
Chế Lan Viên
Bùi Giáng
Nguyễn Khuyến
Đại Nam Quốc Sử diễn ca
Đoạn Trường Tân Thanh
Trần Tế Xương
Quách Tấn
Keywords
Lược những thường Liên miền đoạn nhất Trần dũng Khuyến nhân thầy Chỉnh Đường nguyễn Luật quách thảm Pháp trường Xương công phan xuân Phong Trọng

 

 Mãn Giác Thiền sư

Go down 
Tác giảThông điệp
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Mãn Giác Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Mãn Giác Thiền sư   Mãn Giác Thiền sư EmptyTue Jul 24, 2012 8:52 am

Mãn Giác Thiền sư
(1052 - 1096)
Mãn Giác Thiền sư Thien10
Thiền sư Mãn Giác (滿覺禪師) họ Nguyễn tên Trường (theo là Lý Trường 李長), quê ở Lũng Chiền làng An Cách. Thân phụ là Hoài Tố làm chức Trung thơ Viên ngoại lang.

Lúc vua Lý Nhân Tông còn làm Thái tử, triều đình có chọn con em của các danh gia vào hầu. Sư là người học rộng hiểu nhiều lại thông cả Nho, Lão, Phật nên được dự tuyển. Những lúc rảnh, Sư thường chú tâm vào Thiền-na. Đến khi vua Lý Nhân Tông lên ngôi, vì lòng mến Sư nên ban hiệu Hoài Tín.

Khoảng niên hiệu Anh Võ Chiêu Thắng (1076-1084), Sư dâng biểu xin xuất gia, theo học với Thiền sư Quảng Trí. Sau khi được tâm ấn, Sư thường chống gậy mang bát vân du khắp nơi, để tìm thiện tri thức. Sư đến nơi nào thường có học giả vân tập đông đảo.

Sau, Sư xem Đại tạng kinh được Trí vô sư, là bậc lãnh tụ pháp môn trong một thời vậy.

Vua và bà Hoàng thái hậu Cảm Linh Nhân (Ỷ Lan) đang để tâm học Thiền, bèn dựng ngôi chùa bên cạnh cung Cảnh Hưng hiệu là Giáo Nguyên, thỉnh Sư trụ trì để tiện việc tới lui học hỏi. Đối với Sư chẳng dám gọi danh thường, chỉ xưng là Trưởng lão.

Một hôm, nhà vua bảo Sư:

- Bậc chí nhân thị hiện, cốt cứu vớt chúng sanh, không hạnh nào chẳng đủ, không việc nào chẳng tu, chẳng phải chỉ sức định tuệ, mà cũng có công giúp ích, nên phải kính nhận đó.

Bèn phong hiệu Giáo Nguyên Thiền Viện, Hoài Tín đại sư truyền Tổ Vô Tu Vô Chứng Tâm Ấn.

Sư phụng chiếu nhận chức Nhập nội Đạo tràng, Tứ tử Đại Sa-môn, Đồng tam ty Công sự, được quyên năm mươi hộ.

Niên hiệu Hội Phong thứ năm (1096), cuối tháng 11, Sư cáo bệnh để lại bài kệ "Cáo tật thị chúng" dạy đệ tử.

Nói kệ xong, Sư ngồi kiết-già thị tịch, thọ bốn mươi lăm tuổi, được mười chín tuổi hạ.

Vua kính lễ rất hậu, các công khanh đi đưa đều có đốt tín hương, làm lễ hỏa táng thu xá-lợi xây tháp thờ tại chùa Sùng Nghiêm làng An Cách. Vua ban thụy là Mãn Giác.

Tác phẩm: còn một bài kệ đọc trước lúc thị tịch.

Nguồn: internet

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Mãn Giác Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mãn Giác Thiền sư   Mãn Giác Thiền sư EmptyTue Jul 24, 2012 9:05 am

Cáo tật thị chúng

Bản chữ Hán

告疾示眾

春去百花落,
春到百花開。
事逐眼前過,
老從頭上來。
莫謂春殘花落盡,
庭前昨夜一枝梅。
Phiên âm Hán Việt

Cáo tật thị chúng

Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tòng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Dịch nghĩa

Có bệnh bảo mọi người

Xuân đi, trăm hoa rụng,
Xuân đến, trăm hoa nở.
Việc đời ruổi qua trước mắt,
Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua, một cành mai trước sân.


Các bản dịch thơ

Có bệnh bảo mọi người

Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một nhành mai.



Bản dịch: Ngô Tất Tố


Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

“Xuân khứ bách hoa lạc, xuân đáo bách hoa khai”. Xuân đi thì trăm hoa rụng, xuân đến thì trăm hoa nở. Hoa rụng hoa nở theo thời tiết là chỉ cho tất cả sự vật trên đời này theo thời gian mà có thạnh suy, theo thời gian mà có sanh diệt. Thời gian trôi chảy thì mọi vật cũng chuyển biến đổi dời. Như vậy trên cỏi đời này không có sự vật nào mà không bị thời gian bào mòn dũa mỏng.

“Sự trục nhãn tiền quá, lão tùng đầu thượng lai”. Mọi việc trôi qua trước mắt, trên đầu cái già đã đến rồi. Mỗi ngày qua sự vật đổi thay, hoặc là tăng trưởng hoặc là suy giảm. Về mặt tăng trưởng, chúng ta trồng một thửa ruộng, lúa tăng trưởng từ mạ non cho đến lúa trổ bông. Về mặt suy giảm là lúa chín vàng cắt đem về nhà xay thành gạo nấu cơm ăn. Con người chúng ta cũng vậy, cũng theo thời gian mà tăng trưởng hoặc suy giảm. Sanh ra rồi lớn lên đó là tăng trưởng, thoáng chốc đầu bạc, da nhăn, già chết, đó là suy giảm. Như vậy thì sự vật và con người đều bị thời gian chi phối đổi thay không dừng. Cuộc đời là một dòng vô thường biến chuyển, không ai có quyền năng làm cho nó dừng lại. Thế nên già bịnh chết là chuyện dĩ nhiên, chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận. Chấp nhận trong tinh thần vui vẻ mới là người biết sống là người tự tại. Còn già bịnh chết đến mà buồn than, đó là người chưa biết sống, bởi chưa biết sống cho nên phải tiếp tục sống hoài, hết đời này tiếp đến đời khác. Bốn câu trên đây Ngài diễn tả sự vật và con người luôn luôn biến chuyển vô thưởng sanh diệt với thời gian.

“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai”. Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua sân trước một cành mai. Đừng bảo rằng mùa xuân hết hoa cũng theo đó mà tàn tạ. Không, đêm qua ở trước sân vẫn còn một cành mai tươi thắm. Một cành mai không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, mùa nào nó cũng nở tốt tươi. Muốn thưởng thức mùi hoa mai này, người tu phải chịu cái lạnh giá buốt thấu xương tủy, nên thiền Sư Hoàng Bá nói “ Chẳng phải một phen xương lạnh buốt, hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương”.

Trên cuộc đời này dù con người cho đến sự vật đều bị luật vô thường chi phối, nhưng có một cái không bị vô thường hủy diệt. Cái đó Ngài Ngộ Aán biểu trưng bằng hoa sen, hòn ngọc, ở đây ngài Mãn Giác cũng nhằm chỉ cho cái pháp gốc, cái diệu tánh của mỗi người chúng ta. Cái đó nó không bị thời gian chi phối, hủy hoại. Như vậy cái nhìn của các thiền sư đều như nhau, ngay trong cuộc đời vô thường biến hoại có một cái thường hằng không bao giờ biến hoại. Biết như vậy rồi thì khi chứng kiến cảnh vô thường của sự vật, của thân người, của lòng người, chúng ta không buồn nản. Được như thế mời là người biết sống, sống mạnh và sống vui.


Về Đầu Trang Go down
 
Mãn Giác Thiền sư
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bảo Giác Thiền sư
» Giác Hải Thiền sư
» Lạc giấc đông sầu (tam thủ thuận nghịch độc)
» Trì Bát Thiền sư
» Cứu Chỉ Thiền sư

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thơ Tuyển Việt Nam :: Thời Lý - Trần - Hồ (1009-1427)-
Chuyển đến