November 2024 | Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|
| | | | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | | Calendar |
|
feeds | |
|
| Cứu Chỉ Thiền sư | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Cứu Chỉ Thiền sư Tue Jan 08, 2013 2:37 pm | |
| Cứu Chỉ Thiền sư(? - ?)(Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông) Cứu Chỉ thiền sư (究旨禪師), sư họ Đàm, tên và năm sinh chưa rõ, người đất Phù Đàm, hương Chu Minh. Từ nhỏ đã ham học, thông hiểu các sách Nho, sách Phật, đọc suốt các sách Tam giáo.. Lớn lên theo đạo Thiền, đứng trong thế hệ thứ bảy, dòng Quan Bích, là học trò của sư Định Hương ở chùa Cảm Ứng trên núi Ba Sơn. Một hôm, Sư tự than : “Khổng và Mặc câu chấp về lẽ có, Lão và Trang đắm đuối về lẽ không, những sách thế tục chẳng phải phương pháp giải thoát. Chỉ có Phật giáo chẳng kể có hay không, có thể liễu thoát sanh tử, nhưng phải siêng năng tu trì giữ giới thanh tịnh và tìm thiện tri thức ấn chứng mới được.” Nhân đó Sư xả tục xuất gia, tìm đến Ấp Sơn, chùa Cảm Ứng xin làm đệ tử Trưởng Lão Định Hương. Giờ tham thỉnh, Sư hỏi: - Thế nào là nghĩa cứu cánh ? Trưởng Lão im lặng giây lâu, hỏi lại Sư: - Hiểu chưa? Sư thưa: - Chưa hiểu. Trưởng Lão bảo:- Ta đã cho ngươi nghĩa cứu cánh. Sư suy nghĩ. Trưởng Lão bảo:- Lầm qua rồi! Ngay câu nói này, Sư thấu triệt ý chỉ. Nhân đó Trưởng Lão đặt tên Sư là Cứu Chỉ. Sau, Sư lên chùa Quang Minh, núi Tiên Du (Bắc Ninh) ở luôn trong đó chuyên tu hạnh Đầu-đà, trọn năm không bước chân xuống núi. Tiếng đồn tới kinh đô, vua Lý Thái Tông cho mời mấy phen mà Sư không đến. Đích thân vua ba lần đến chùa Sư thưa hỏi. Thái sư Lương Văn Nhậm rất kính trọng Sư. Khoảng niên hiệu Long Thụy Thái Bình (1054-1059), Tể tướng Dương Đạo Gia lập chùa Diên Linh trên núi Long Đội, Yên Lãng thỉnh Sư trụ trì. Cố từ chối mà không được, Sư đành hạ sơn. Ngày ra đi, Sư nói: “Ta chẳng trở lại đây nữa.” Cầm thú trong núi kêu buồn suốt ba tuần mà chưa dứt. Trụ trì chùa Diên Linh được ba năm, khoảng niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065), Sư sắp tịch, bèn gọi môn đồ đến dạy bảo sau đọc bài kệ truyền lại rồi tịch. Tác phẩm: còn lại một bài thơ kèm theo lời dẫn giải. Nguồn: internet
| |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Cứu Chỉ Thiền sư Tue Jan 08, 2013 2:51 pm | |
| Tâm phápBản chữ Hán心法覺了身心本凝寂, 神通變化現諸相。 有為無為從此出, 河沙世界不可量。 雖然遍滿虛空界, 一一觀來沒形狀。 千古萬古難比況, 界界處處常朗朗。 Phiên âm Hán ViệtTâm phápNhất thiết pháp môn, bản tòng nhữ tính; nhất thiết pháp tính, bản tòng nhữ tâm. Tâm pháp nhất như, bản vô nhị pháp. Khiên triền phiền não, nhất thiết giai không; tội phúc thị phi, nhất thiết giai huyễn. Vô sở phi quả phi nhân. Bất ư nghiệp trung phân biệt báo; bất ư báo trung phân biệt nghiệp. Nhược hữu phân biệt, bất đắc tự tại. Tuy kiến nhất thiết pháp nhi vô sở kiến, tuy tri nhất thiết pháp nhi vô sở tri. Tri nhất thiết pháp, nhân duyên vi bản; kiến nhất thiết pháp, chính chân vi tông. Tuy nhiễm thực tế giải liễu thế gian như biến hóa; minh đạt chúng sinh duy thị nhất pháp, vô hữu nhị pháp. Bất xả nghiệp cảnh, thiện xảo phương tiện, phương ư hữu vi giới thị hữu vi pháp, nhi vô phân biệt vô vi chi tướng. Cái dục tuyệt ngã vọng niệm, kế giác cố dã. Nãi thuyết kệ vân: Giác liễu thân tâm bản ngưng tịch, Thần thông biến hóa hiện chư tướng Hữu vi vô vi tòng thử xuất, Hà sa thế giới bất khả lượng. Tuy nhiên biến mãn hư không giới, Nhất nhất quan lai một hình trạng. Thiên cổ vạn cổ nan tỉ huống, Giới giới xứ xứ thường lãng lãng. Dịch nghĩaTâm và phápHết thảy mọi pháp môn bắt nguồn từ tính ngươi; hết thảy mọi pháp tính, bắt nguồn từ tâm ngươi. Tâm pháp là một, đâu phải là hai. Tội phúc thị phi, tất cả đều ảo; trói buộc phiền não, tất cả đều không. Chẳng cái gì không phải nhân; chẳng cái gì không phải quả. Chớ nên phân biệt nghiệp với báo; chớ nên phân biệt báo với nghiệp, ắt không tự tại. Dù thấy hết mọi pháp cũng là không thấy; dù biết hết mọi pháp cũng là không hay. Biết hết mọi pháp, nhân duyên là gốc; thấy hết mọi pháp, chính chân là nguồn. Dù đắm trong thực tế vẫn hiểu thế gian đều là biến hóa. Thấu rõ chúng sinh chỉ là một pháp, chứ không phải hai. Không bỏ nghiệp cảnh, đó là phương tiện thiện xảo. (Như thế) thì ở trong thế giới hữu vi mà chỉ rõ được pháp hữu vi và không phân biệt với tướng vô vi. Đó là vì muốn dứt bỏ mọi vọng niệm, mọi sự phân biệt mà thôi. Rồi đọc bài kệ rằng:
Hiểu thấu thân tâm vốn lặng lẽ, Biến hóa thần thông thành mọi hiện tượng. Hữu vi pháp hay vô vi pháp đều từ đó mà ra, Thế giới nhiều như cát sông Hằng, chẳng thể đếm hết. Tuy rằng đầy khắp cõi hư không, Nhưng xem ra, hết thảy đều không có hình trạng. Dù muôn đời nghìn thuở cũng không thể so sánh (với nó được), (Thế mà) chốn chốn nơi nơi nó thường sáng tỏ.Các bản dịch thơTâm và phápHiểu thấu thân tâm vốn lặng trong, Thần thông biến hóa hiện vô cùng. Dù "vô" dù "hữu" từ đây cả, Thế giới hà sa đếm khó xong! Khắp cõi thái hư đều chật ắp, Xem ra hình trạng thảy đều không. Muôn đời vạn kiếp bì sao được, Chốn chốn nơi nơi sáng lạ lùng. Bản dịch: Băng ThanhThân và tâm vốn lặng không Mà sao biến hoá thần thông lạ kỳ Sinh vô vi lẫn hữu vi Vô vàn thế giới lấy gì đếm đong Tuy đầy khắp cõi hư không Xem ra chẳng thấy hình dong thế nào Muôn đời so sánh được sao Nơi nơi chốn chốn sáng bao nhiêu trời. Bản dịch: Nguyễn DuyĐọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông: (http://www.thientongvietnam.net)“Giác liễu thân tâm bản ngưng tịch, thần thông biến hóa hiện chư tướng”. Khi đã giác ngộ rồi thì thân tâm vốn dừng lặng. Bấy giờ đưọc thần thông hiện ra các tướng biến hóa không thể lường. Đọc câu này có nhiều người thắc mắc : giác ngộ tâm lặng thì có lý, nhưng thân sao lặng được ? Nếu thân lặng thì không hoạt động được giống như người chết? Chỗ này chúng ta phải hiểu khi giác ngộ rồ thì tâm dừng lặng, thân tuy hoạt động đi đứng nằm ngồi nhưng vẫn ở trong tịnh, không bị nghiệp dẫn, không chạy theo ngoại cảnh. Mắt thấy sắc không chạy theo sắc, tai nghe tiếng không đuổi theo tiếng, vẫn thấy vẫn nghe, vẫn xúc chạm, vẫn đi đứng, lúc nào cũng biết rõ ràng, nhưng không dính mắc cái gì cả. Đó là thân tâm dừng lặng, không phải thân dừng là bất động tắt thở. Qúy vị phải hiểu chỗ này cho rõ. Người khi đã giác ngộ thì thân tâm không còn bị các duyên bên ngoài chi phối lôi kéo, lúc nào cũng an tịnh dừng lặng. Và, khi thân tâm hằng an tịnh dừng lặng thì diệu dụng tự phát ra, hoặc hiện thế này hoặc hiện thế nọ, gọi là thần thông biến hóa.
“Hữu vi vô vi tùng thử xuất, hà sa thế giới bất khả lượng”. Nào là pháp hữu vi pháp vô vi, thế giới nhiều như cát sông Hằng cũng từ thân tâm dừng lặng mà ra. Pháp hữu vi là những pháp có đủ ba tướng sanh, trụ, diệt: pháp vô vi thì không có ba tướng này. Từ “vô vi” của đạo lão, đạo Phật truyền vào xứ Trung Hoa mượn để chỉ cho cái gì không có tướng sanh trụ diệt, tức là không vô thường. Còn cái gì có tướng sanh trụ diệt sờ mó được thì vô thường gọi là pháp hữu vi. Như vậy pháp hữu vi pháp vô vi đều từ tâm an tịnh dừng lặng mà hiện ra. Cho đến thế giới nhiều như cát sông Hằng không thể tính đếm, cũng từ tâm dừng lặng an tịnh mà ra. Ví dụ từ biển cả mênh mông khởi dậy vô số lượng sóng trên mặt biển. Cũng từ trong biển có nhiều loại cá, tôm, cua, hải thảo, san hô... cũng từ trong biển nào có ghe, thuyền, tàu, bè, người nhái... Nếu không có biển thì những thứ kể trên không có chỗ sinh hoạt. Cũng vậy tất cả thần thông, pháp hữu vi, pháp vô vi hằng hà sa thế giới... tất cả hiện tượng lăng xăng trên thế gian này gốc từ tâm an định dừng lặng mà ra. Vì chúng ta chưa giác ngộ tâm chưa dừng lặng, nên không biết những hiện tượng này lưu xuất từ tâm. Người giác ngộ rồi thì thấy rõ ràng như vậy.
“Tuy nhiên biến mãn hư không giới, nhất nhất qua ại một hình trạng”. Tuy muôn sự muôn vật biến hiện đầy cả hư không, nhưng xét thật tường tận thì không có pháp nào có hình trạng cố định, giống như muôn trùng lượn sóng trên mặt biển, không có lượn sóng nào có hình trạng cố định cả. Các lượn sóng theo duyên biến động, nếu gió mạnh thì sóng cao và lớn, gió yếu thì sóng thấp và nhỏ hoặt lăn tăn. Như vậy thì ngày nay chúng ta có mặt ở đây, xét lại thân ta xem coi có cố định và chân thật, hay chỉ là cái tướng duyên hợp tạm bợ ? Nếu thân ta là tướng duyên hợp tạm bợ, không có chủ thể cố định, thì tất cả muôn người muôn vật, cũng là tướng duyên hợp tạm bợ không có chủ thể cố định, nên nó không thật.
“Thiên cổ vạn cổ nan tỷ huống, giới xứxứ thường lãng lãng”. Ngàn xưa muôn xưa không thể so sánh được tâm an định dừng lặng hay sanh ra đủ thứ loại, mà nơi nơi chốn chốn hằng sáng rỡ.
Tóm lại, bài kệ này Ngài nói khi giác ngộ rồi thân tâm dừng lặng, thần thông biến hiện ra các tướng không thể nghĩ lường, nào là pháp hữu vi, pháp vô vi, hằng hà sa thế giới. Tuy hiện đủ các tướng trạng khắp cả hư không, nhưng quan sát tường tận thì không có tướng trạng nào cố định và thật. Vì vậy mà muôn ngàn đời xưa cho đến đời nay, không thể lấy cái gì để so sánh được. Song, nếu chúng ta thấu suốt được lẽ này thì ở đâu, thấy cái gì cũng sáng rỡ, không còn mờ mịt tối tăm nữa. Sở dĩ bây giờ chúng ta nhìn vạn vật, thấy cái gì cũng mờ mịt tối tăm là vì thân tâm chúng ta chưa dừng lặng, nên con người không thật tưởng là thật, sự vật không thật tưởng là thật. cái gì cũng tưởng là thật hết, do đó giành nhau từng miếng ăn, gình nhau từng chỗ ở, hơn thua nhau từng lời nói, sanh ra đủ thứ chuyện phiến não từ ngày này sang năm nọ không hết. ngược lại thí đâu có gì đáng kể để hơn thua tranh giành.
| |
| | | | Cứu Chỉ Thiền sư | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |