Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Trí Huyền Thiền sư Tue Oct 02, 2012 4:45 pm | |
| Trí Huyền Thiền sư(? - ?) Trí Huyền Thiền sư (智玄禪師) tên thật là Kiều Trí Huyền (喬智玄) là một Thiền sư sống đồng thời với Từ Đạo Hạnh, kiến thức sâu rộng, từng mở trường dạy học ở hương Thái Bình và từng đàm đạo vởi Từ Đạo Hạnh về Thiền học. Năm sinh năm mất và thân thế sự nghiệp đều không rõ. Tác phẩm hiện còn một bài thơ. Nguồn: internet
| |
|
Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Trí Huyền Thiền sư Tue Oct 02, 2012 4:51 pm | |
| Đáp Từ Đạo Hạnh chân tâm chi vấnBản chữ Hán
答徐道行真心之問
玉裏秘聲演妙音 個中滿目露禪心 河沙境是菩提道 擬向菩提隔萬尋
| Phiên âm Hán Việt
Đáp Từ Đạo Hạnh chân tâm chi vấn
Ngọc lý bí thanh diễn diệu âm Cá trung mãn mục lộ thiền tâm Hà sa cảnh thị Bồ Đề đạo Nghĩ hướng Bồ Đề cách vạn tầm. | Dịch nghĩaTrả lời Từ Đạo Hạnh hỏi về chân tâmNhững thanh huyền bí trong viên ngọc phát ra những âm vang kỳ diệu Trong đó ý thiền hiện ra rành rành Cảnh giới nhiều như cát bụi đều là cõi Bồ Đề Nhưng nếu dụng tâm đi tìm Bồ Đề thì sẽ xa vô cùng.Các bản dịch thơTrả lời Từ Đạo Hạnh hỏi về chân tâmMình ngọc vang đưa tiếng ảo huyền, Ở trong vẫn lộ tấm lòng thiền. Cát sông là cõi bồ đề đó, Mà tưởng còn xa mấy dặm nghìn. Bản dịch: Ngô Tất Tố (Văn học thời Lý)Rộn vang mình ngọc, âm huyền diệu, Phơi rõ lòng thiền, ngợp mắt trong. Khắp cõi hà sa đâu cũng Phật, Mà như tới Phật, cách muôn trùng! Bản dịch: Huệ ChiThầm nghe tiếng ngọc cất lên Rõ ràng trong ngọc lẽ thiền hiện ra Toàn là cảnh Phật quanh ta Nhọc công tìm kiếm lại xa vô cùng. Bản dịch: Nguyễn DuyĐọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông: (http://www.thientongvietnam.net)Ngài Đạo Hạnh hỏi chân tâm là cái gì? Ngài Trí Huyền dùng bốn câu kệ đáp:
“Ngọc lý bí thinh diễn diệu âm, cá trung mãn mục lộ thiền tâm”. Trong ngọc ẩn thinh diễn diệu âm, nơi kia mắt bày thiền tâm. Nghiã là trong hòn ngọc có ẩn chứa sẳn âm thanh, nếu chúng ta gõ vào hòn ngọc thì sẽ phát ra tiếng. Như vậy tiếng đã có sẳn trong hòn ngọc. Và, khi chúng ta nhìn mọi sự vật thì chân tâm hiện sờ sờ trong ấy chớ không ở đâu xa, nên Ngài nói nơi kia đấy mắt bày thiền tâm.
“Hà sa cảnh thị Bồ đề cảnh, nghĩ hướng Bồ đề cách vạn tầm”. Hà sa cảnh là Bồ đề cảnh, nghĩ hướng Bồ đề cách vạn tầm. Nghiã là tất cả cảnh vật nhiều như cát dưới sông đều là cảnh Bồ đề, nếu nghĩ tìm Bồ đề là cách xa Bồ đề muôn tầm. Hiện tại chúng ta nhìn cảnh vật trên thế gian này là Bồ đề hay phàm tục ? Người đạt đạo nhìn núi, nhìn hồ, nhìn cây, nhìn mây, nhìn nước... thấy tất cả cảnh đều là Bồ đề. Ngược lại người thế gian với tâm loạn động thấy tất cả cảnh đều là phàm tục. Ví dụ : Nhìn cây thông với tâm thanh tịnh sáng suốt không khởi niệm phân biệt là Bồ đề. Nếu khởi niệm phân biệt so sánh đẹp xấu, sanh tâm thủ xả thì thành phàm tục. Như vậy thì tùy theo tâm niệm của chúng ta mà cảnh vật trở thành Bồ đề hay phàm tục. Thế nên Ngài nói “nghĩ hướng Bồ đề cách vạn tầm”. Bồ đề có sẳn nếu chúng ta khởi nghĩ tìm Bồ đề thì xa Bồ đề muôn tầm. | |
|