November 2024 | Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|
| | | | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | | Calendar |
|
feeds | |
|
| Đại Xả Thiền sư | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Đại Xả Thiền sư Fri Jun 01, 2012 10:11 am | |
| Đại Xả Thiền sư (1119 - 1180) Thiền sư Hứa Ðại Xả (許大捨), chưa rõ tên thực là gì, sinh năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hội Tường Ðại Khánh thứ mười (1119), quê ở phường Ðông Tác[1]. Lúc nhỏ theo học với Thiền sư Ðạo Huệ ở huyện Tiên Du; lớn lên tu ở chùa Báo Ðức, núi Vũ Ninh[2], ngày đêm nghiên cứu kinh Hoa nghiêm và các câu thần chú, đứng trong thế hệ thứ mười, dòng thiền Quan bích.
Thiền sư được các bậc vương công thời bấy giờ, nhất là Kiến Ninh vương[3] và công chúa Thiên Cực[4] rất mực kính trọng. Về sau, ông dựng một ngôi chùa ở núi Tuyên Minh (?) để dạy học, số học trò tới học rất đông. Tuy những hoạt động bùa chú của ông có gây ra những ảnh hưởng nào đấy không lợi, nên ông từng bị Thái úy Ðỗ Anh Vũ bắt vào cung răn đe nghiêm khắc (và rất có thể, cũng vì thái độ ngờ vực đó của triều đình đương thời mà cuối cùng ông đã phải dùng thuốc độc để quyên sinh), nhưng mặt khác, ông vẫn được vua Lý Anh Tông (1137 - 1175) xem như một cố vấn Phật học. Có sách ghi:
Vua Lý Anh Tông triệu Sư vào hỏi:
- Trẫm bị phiền muộn, Sư có thuật gì trị chăng?
Sư đáp:
- Pháp Mười hai nhơn duyên là căn bản tiếp nối sự sống chết, cần lấy đó để trị, nó thật là phương thuốc hay vậy.
Vua hỏi:- Ý chỉ nó thế nào?
Sư đáp:
- Vô minh là nhân duyên của Hành cho đến lo buồn khổ não, muốn cầu quả Bích-chi Phật nên nói Mười hai nhơn duyên. Đem trị trong thân này thì không còn phiền não.
Vua hỏi:- Thế thì, trẫm phải tĩnh tâm tu tập ?
Sư đáp:
- Khi giữ được nghiệp thức yên tịnh, tức là lóng trong phiền não, không còn pháp nào khác đáng tu tập cả. Xưa kia vua Lương Võ Đế thường đem vấn đề này hỏi Thiền sư Bảo Chí, Bảo Chí cũng đáp như thế. Hôm nay trộm vì bệ hạ đưa ra điều tương tợ ấy.
Thiền sư mất ngày 5 tháng Hai năm Canh Tý niên hiệu Trinh Phù thứ năm (tức ngày 3 tháng Ba năm 1180).
Tác phẩm:
còn 2 bài kệ làm trước khi mất.Nguồn: internet 1. Phường Ðông Tác: tên một phường cổ ở kinh thành Thăng Long. 2. Núi Vũ Ninh: theo An Nam chí lược là núi ở châu Vũ Ninh thuộc lộ Bắc Giang. Nay thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. 3. Kiến Ninh vương: (?-?); tên là Long ích, chưa rõ tiểu sử, chỉ biết vào năm Trinh Phù thứ mười đời Lý Cao Tông (1185) theo lệnh vua đem quân đi đánh dẹp bọn Ðinh Vũ, Ðinh Sáng ở sách Linh. 4. Công chúa Thiên Cực: (?-?); con gái Lý Anh Tông. Năm 1167, nhà vua đem gả cho châu mục châu Lạng là Hoài trung hầu. Không nên lầm với vợ Lý Huệ Tông (vốn là con gái họ Trần), sau khi Huệ Tông bị họ Trần bức giết (1226), cũng bị giáng làm công chúa Thiên Cực. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Đại Xả Thiền sư Fri Jun 01, 2012 11:03 am | |
| Chân TínhBản chữ Hán
眞 性
四 蛇 同 篋 本 來 空, 五 蘊 山 高 亦 不 宗. 眞 性 靈 明 無 罣 礙, 涅 槃 生 死 任 遮 龐.
| Phiên âm Hán Việt
Chân tính
Tứ xà đồng kiệp bản lai[1] không, Ngũ uẩn[2] sơn cao diệc bất tông. Chân tính linh minh vô khuể ngại, Niết bàn sinh tử nhiệm già lung. | Dịch nghĩaTính chân thậtĐất, nước, lửa, gió cùng chung trong hộp [vật chất, thực ra] vốn là hư không, Năm yếu tố [làm thành thân thể và tâm trí người ta] tuy như núi cao song cũng chẳng có nguồn gốc. [Nếu] chân tính thiêng liêng sáng suốt chẳng vướng mắc gì, Thì có kể chi sự ràng buộc của niết bàn và sinh tử.Các bản dịch thơTính chân thậtTứ xà cùng hộp vốn nguyên không, Ngũ uẩn non cao chẳng có dòng. Chân tính sáng thiêng không vướng mắc, Niết bàn, sinh tử mặc lao lung. Bản dịch: Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình dịchBốn rắn chung rương trước giờ không, Núi cao năm uẩn đâu chủ ông. Chân tánh sáng ngời không chướng ngại, Niết bàn sanh tử mặc che lồng. Bản dịch: Không rõĐọc thêm bài giảng bề bài thơ này ở trang Thiền tông:“Tứ xà đồng kiếp bổn lai không”. Tứ xà là bốn con rắn, kiếp là cái rương, đúngra là cái giỏ hay cái chum. Bổ lai không là xưa nay không thật. “Tứ xà đồng khiếp” xuất xứ từ những kinh luận sau đây : Kinh Kim Cang Minh Tối Thắng Vương, Luận Trí Độ quyển 22, kinh Đại Niết Bàn quyển 23, Đạt Ma Đa la Thiền kinh. Tại sao Phật Tổ hay dùng câu này ? Vì sắc thân con người do đất nước gió lửa hợp thành. Chất cứng thuộc về đất, chất ướt thuộc về nước, động thuộc về gió, ấm thuộc về lửa. Thân chúng ta hiện có đây do bốn chất căn bản đó hợp thành, chúng hợp mà không hòa, luôn luôn chống trái không thuận. Vì chống trái nhau nên thân này giống như cái giỏ đựng bón con rắn vậy. Bốn con rắn đựng trong cái giỏ luôn luôn chống trái nhau. Rắn hổ lửa thì chống với rắn nước. Rắn hổ mây thì chống với rắn hổ đất. Do bốn rắn chống trái nhau, nên lúc nào chúng ta cũng thấy khó chiụ. Nếu thiếu lửa thì thân này lạnh phát run, dư lửa thiếu nước thân gầy nóng bức, dư nước dư đất thân mập mạp nặng nề, dư gió thì thân mình đau nhức. Như vậy bốn đại hợp lại thành thân người, tuy nó ở chung mà đối nghịch nhau. Muốn được bình an chúng ta phải theo dõi canh chừng để đều hòa bốn con rắn ấy. Chúng ta nuôi bốn con rắn trong một cái giỏ mà nó cứ cắn lộn nhau hoài, điều phục cho nó nằm yên là làm một việc rất cay đắng chứ không phải dễ. Như vậy ngày nào cái giỏ hư, bốn con rắn chạy ra thì ngày đó chúng ta khỏi điều phục, khỏe quá rồi. Tạo sao cái giỏ hư hoại bốn con rắn sắp đi mỗi đứa mỗi nơi, chúng ta tiết nuối lo sợ? Có phải chúng ta mãi mãi thích làm kẻ điều hòa bốn con rắn không? Sống cả đời sáu bảy mươi năm quí vị xét kỹ xem mình đã làm gì? Có phải chỉ lo điều hòa bốn con rắn không ? Hôm nay nghe trong người hơi nóng, tìm thứ gì mát ăn vô. Ngày mai nghe trong bụng hơi lạnh sôi ruột, phải kiếm thứ gì ấm ấm ăn vô. Cứ như thế mà làm từ năm này đến tháng nọ. Lo cho đến ngày cuối cùng thì sao? Thân này tan rã bốn đại phân tán, giống như cái giỏ mục nát bốn con rắn mỗi con chạy mỗi nơi. Khi ấy ông chủ nghĩ sao về tương lai ? Có nên kiếm cái giỏ khác chắc chắn hơn bắt rắn về nuôi nữa, hay là để nó chạy đi cho ông chủ được thảnh thơi sung sướng? Người nào muốn tiếp tục nuôi rắn là khờ khạo. Người nào hoan hỷ cho bốn con rắn tự do ra đi để mình đươc tự do là người khôn. Thế mà lắm người mất thân này, mong kiếm thân sau đẹp và khỏe mạnh hơn. Đó là người thích bắt rắn về nuôi, hay nói cách khác là chấp nhận đi trong luân hồi sanh tử. Qua ví dụ này, thấy chúng ta thật đáng thương, cả mấy chục năm trời chỉ lo nuôi dưỡng điều hòa bốn đại, cuối cùng nó cũng tan rã, không ai giữ được lâu dài mà cứ lo nuôi nó hoài, có vô lý không ? Thứ nữa, lẽ ra bốn đại tan rã thì mình vui mừng, vì thoát được cái ách đau khổ, nhưng trái lại khi nó sắp tan hoại chúng ta lại tiết rẻ khóc than. Bốn con rắn nó phá hoài mà lại thương, muốn tìm điều kiện để tiếp tục nuôi! Thật vô lý! Chẳng những hiện tại vô lý mà tương lai cũng vô lý. Đức Phật thấy rõ cái vô lý ấy mới dạy chúng ta thoát ra, đó là thoát ly sanh tử luân hồi. Nghĩa là đời này lỡ bốn con rắn thì phải cho ăn cho uống, nhưng đến khi cái giỏ mục nát bốn con rắn chạy đi, ông chủ vui cười, không lo sợ, nếu lo sợ là tiếp tục nuôi rắn, là còn luân hồi sanh tử. Như vậy giải thoát sanh tử không có gì lạ là không tiếp tục nuôi rắn nữa. Phải nhớ, ông chủ không thèm nuôi rắn, chứ không phải không có bốn con rắn là không có ông chủ. Thường chúng ta sợ mất rắn rồi mất mình luôn. Rắn đi mất chứ ông chủ thì bất sanh bất diệt. Hiểu tường tận chỗ này chúng ta mới thấy Phật Tổ tha thiết dạy chúng đừng dại khờ tiếp tục nuôi rắn, rốt cuộc chỉ là khổ đau. Phật Tổ thường dan kinh luận để nhắc chúng ta, đối với thân này phải biết nó như cái giỏ nuôi bốn con rắn, từ xua tới giờ nó không thật. Biết được như vậy thì không còn tự hào ngã mạn, không còn thấy mình là quí là cao. Biết được như vậy là người thấy được lẽ thật, thấy được lẽ thật này mới là tu, tu một cách chân chính. Chỉ một câu đầu của bài kệ đủ nhắc chúng ta tỉnh giác rồi. “Ngũ uẩn sơn cao diệt bất tông”. Nghĩa là núi cao năm uẩn đâu chủ ông. năm uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Bốn đại hay bốn con rắn nói ở câu đầu là sắc uẩn, sắc uẩn thuộc về phần sắc chất, thọ, tưởng, hành, thức thuộc về phần tinh thần. Thân năm uẩn có hai phần sắc chất và tinh thần, nó không có chủ tể, chỉ là tướng giả dối tạm bợ. Ý hai câu này dạy chúng ta không nên chấp thân giả hợp tạm bợ này vì nó không thật bền. “Chân tánh linh minh vô quái ngại, Niết bàn sanh tử nhậm già lung”. Chân tánh sáng ngời không chướng ngại, Niết bàn sanh tử mặc che lồng. Nơi thân năm uẩn có chân tánh sáng ngời không ngăn che không chướng ngại. Niết bàn sanh tử là hai từ đối đãi che đậy khiến chân tánh không hiển lộ được. Chân tánh không hình tướng, hằng sáng ngời không có tên Niết bàn hay sanh tử. Vì muốn cảnh tỉnh chúng ta chạy theo niệm sanh diệt, đức Phật nói Niết bàn là vô sanh để phá niệm sanh diệt. Niết bàn và sanh tử là ngôn ngữ giả lập thuộc về tươ`ng đối đãi, nếu còn đối đãi là còn che đậy. Lại nữa chân tánh sáng suốt nơi mỗi người vượt ngoài tướng đối đãi, nếu dùng danh từ đối đãi để nói là làm cho nó bị che khuất. Chỉ có bốn câu kệ mà Ngài đã chỉ cho chúng ta thấy tường tận thân tâm này phần nào là hư dối tạm bợ, phần nào là hằng hữu chân thật. Và, Ngài cũng nói rõ nếu còn dùng ngô ngữ để đặt tên để diễn tả chân tánh là còn làm chướng ngại ngăn che, chân tánh không hiển lộ. Như vậy người tu muốn đến chỗ cứu cánh thì không được kẹt dính ở hai bên, nếu còn kẹt hai bên thì không thoát khỏi sanh tử. Bốn câu này đơn giản mà đầy đủ ý nghĩa, hướng dẫn chúng ta tiến tới đạo lý chân thật. 1. Có bản ghi là "nguyên" (元) 2. Nhà Phật cho năm món : sắc, thụ, tưởng, hành, thức (色受想行識) là ngũ uẩn 五蘊, nghĩa là năm món ấy nó tích góp lại che lấp mất cả chân tính của người ta. | |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Đại Xả Thiền sư Fri Jun 01, 2012 3:33 pm | |
| Thạch mãBản chữ Hán
石 馬
石 馬 齿 狂 拧, 食 苗 日 月鸣. 途 中 人 共 过, 馬 上 人 不 行.
| Phiên âm Hán Việt
Thạch mã
Thạch mã xỉ cuồng ninh, Thực miêu, nhật nguyệt minh. Đồ trung nhân cộng quá, Mã thượng nhân bất hành. | Dịch nghĩaNgựa đáNgựa đá có hàm răng hung dữ, Gậm cỏ non, hý suốt đêm ngày. Trên đường, người qua kẻ lại tấp nập, [Thế mà] người ngồi trên ngựa vẫn không cất bước.Các bản dịch thơNgựa đáHàm răng ngựa đá dữ sao, Cỏ non gậm miết, lại gào thời gian. Dòng người lũ lượt đường quan, Mà ai lưng ngựa, bền gan cứ ngồi. Bản dịch: Huệ ChiGớm ghê răng ngựa đá Ăn cỏ, hí thâu ngày. Bên đường người qua lại, Trên ngựa kẻ ngồi ngây. Bản dịch: Đỗ Văn HỷĐọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:“Thạch mã xỉ cuồng nanh, thực miêu nhựt nguyệt minh”. Nghĩa là ngựa đá nhe răng cuồng, ăn mạ ngày tháng kêu. Hai câu này Ngài nói nghe lạ lùng làm sao! Ngựa đá mà biết nhe răng biết ăn mạ và biết kêu. Nói như thế thật là vô lý! Tuy nhiên, Ngài dùng những ngôn ngữ vô lý như vậy để nói cho chúng ta không suy nghĩ. Chuyện không hề có mà vẫn nói, nói cho người nghe không có chỗ để suy gẫm. Thế nên trong nhà thiền có câu: “Suốt ngày nói mà không động lưỡi, suốt ngày ăn cơm mà không dính răng”. Tức là nói mà không cho suy nghĩ, nghe rồi bặt tâm tư. Các Ngài không dạy pháp tu nào cả, chỉ bảo chúng ta buông hết mọi nghĩ suy. Nghe mà không cho suy nghĩ phân biệt phải quấy hay dở, vậy có tu chưa? - Đó là chỗ kỳ đặc của nhà thiền! Nghe nói “Ngựa đá nhe răng cuồng, ăn mạ ngày tháng kêu”, chúng ta suy nghĩ cái gì? Nghe câu nói vô lý thì bặt nghĩ suy. “Đồ trung nhân cộng quá, mã thượng nhân bất hành”. Đường cái người cùng qua, trên ngựa người chẳng đến. Đường cái thì ai cũng đi, chuyện đó là chuyện rất bình thường, chính cái bình thường đó là kết quả tốt. Người ngồi trên ngựa thấy không đi, không đi mà đến chỗ đặc biệt. Như vậy đạo lý chân thật không phải ở chỗ kỳ đặc mà ở ngay trong cái bình thường, nếu chúng ta nhận ra và biết sống thì được giải thoát. Tóm lại ý hai câu này Ngài dạy chúng ta thấy cái bình thường là cái đưa chúng ta đến gần với đạo. Chỉ có bốn câu kệ mà Ngài đã nói lên lý thiền cho mọi người nhận ra. | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Đại Xả Thiền sư | |
| |
| | | | Đại Xả Thiền sư | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |