November 2024 | Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|
| | | | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | | Calendar |
|
feeds | |
|
| Đạo Huệ Thiền sư | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Đạo Huệ Thiền sư Mon Oct 29, 2012 2:53 pm | |
| Đạo Huệ Thiền sư(?-1173)(Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông) Đạo Huệ Thiền sư (道惠禪師) tên thật là Âu Đạo Huệ (歐道惠), người hương chân Hộ, quận Như Nguyệt, tướng mạo đoan chính, giọng nói trong trẻo. Từ năm 25 tuổi xuất gia theo hầu sư Ngô Pháp Hoa (Thông Biện Thiền sư) ở chùa Phổ Ninh học hỏi được nhiều điều uyên áo của cửa huyền. Sau sư đến trụ trì chùa Quang Minh, giữ nghiêm giới luật, chuyên tu thiền định, trong vòng sáu năm lưng không bén chiếu, hiểu sâu phép Tam quán Tam ma địa, học trò đông đến hơn một nghìn người. Tiếng sư tụng kinh ngày đêm cảm hóa cả khỉ vượn trong núi, khiến chúng kéo từng đàn đến chùa nghe kinh. Vì thế danh tiếng của sư vang truyền đến kinh đô. Năm Đại Đính thứ 20 (1159 đời Lý Anh Tông) hoàng phi Thụy Minh bị ốm, vua sai sứ vời sư đến xem bệnh. Ngày sư lên đường khỉ vượn gào khóc quyến luyến. Khi sư vào cung, vừa đến cửa phòng của hoàng phi thì bệnh của phi bèn khỏi. Vua Lý Anh Tông mừng lắm, mời sư nghỉ lại ở tân quán trong chùa Báo Thiên. Trong khoảng 1 tháng, các quan công khanh, đạo hữu hâm mộ danh tiếng đến tham thính nhiều không kể xiết. Sư bèn đến thuyết pháp ở nhà giảng. Từ đó sư không về núi nữa. Tăng chúng các nơi đến xin làm đệ tử rất đông. Ngày mồng một tháng 8 năm Ất Hợi niên hiệu Chính Long Bảo ứng thứ 10 (1173), sư lâm bệnh, than rằng: - Loạn li lan rộng, do đâu mà xẩy ra? Nói đoạn đọc lời kệ cho chúng đện tử nghe. Canh ba đêm ấy sư lặng lẽ qua đời. Học trò là Quách tăng thống lo liệu lễ vật, đưa thi hài sư về quận nhà làm lễ hóa táng rồi xây tháp ở bên cạnh chùa Long Khám núi Tiên Du, một phần xá lị đem về thờ ở Vạn Tuế tại Thăng Long. Tác phẩm: hiện còn bài kệ đọc trước lúc mất. Nguồn: internet
| |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Đạo Huệ Thiền sư Mon Oct 29, 2012 3:01 pm | |
| Sắc thân dữ diệu thể - Kỳ 1Bản chữ Hán
色身與妙體其一
地水火風識, 原來一切空。 如雲還聚散, 佛日照無窮。
| Phiên âm Hán Việt
Sắc thân dữ diệu thể - Kỳ 1
Địa thủy hỏa phong thức, Nguyên lai nhất thiết không. Như vân hoàn tụ tán, Phật nhật chiếu vô cùng. | Dịch nghĩaSắc thân và diệu thể - kỳ 1Đất, nước, lửa, gió và ý thức, Vốn dĩ đều là không. Như đám mây hợp rồi lại tan, (Nhưng) mặt trời nhà Phật thì soi sáng không cùng.Các bản dịch thơSắc thân và diệu thể - kỳ 1Đất, nước, lửa, gió, thức, Hết thảy bốn đều "không". Mây tụ rồi tan đấy, Lòng Phật sáng vô cùng. Bản dịch: Nguyễn Đổng Chi(Việt Nam cổ văn học sử, quyển 2)Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông: (http://www.thientongvietnam.net)“Điạ thủy hỏa phong thức, nguyên lai nhất thiết không”. Đất nước gió lửa chỉ cho phần sắc chất, thức chỉ cho phần tinh thần. Con người chúng ta gồm hai phần thể xác và tinh thần. Hai phần này Ngài nói xưa nay đều là không. Nhưng không như thế nào?
“Như vân hoàn tụ tán, Phật nhật chiếu vô cùng”. Thân người như mây hợp rồi tan tan rồi hợp, tùy duyên tụ tán không thật, nhưng có mặt trời Phật soi sáng không cùng. Ý bốn câu này dạy thân sắc chất do bốn đại hợp và tâm thức phân biệt lăng xăng không thật. Nó hợp tan tan hợp như mây tụ tán trên bầu trời, nhưng trong ấy có trí tuệ soi sáng không cùng tận. Ngài chỉ rõ nơi con người chúng ta, phần nào là bại hoại sanh diệt, phần nào không bại hoại không sanh diệt.
| |
| | | Vân Nhi Đại Ca
Tổng số bài gửi : 5654 Points : 5977 Thanks : 35 Join date : 04/11/2011 Đến từ : phan thiết
| Tiêu đề: Re: Đạo Huệ Thiền sư Mon Oct 29, 2012 3:06 pm | |
| Sắc thân dữ diệu thể - Kỳ 2Bản chữ Hán
色身與妙體其二
色身與妙體, 不合不分離。 若人要甄別, 爐中花一枝。
| Phiên âm Hán Việt
Sắc thân dữ diệu thể - Kỳ 2
Sắc thân dữ diệu thể, Bất hợp bất phân ly. Nhược nhân yếu nhân biệt, Lô trung hoa nhất chi. | Dịch nghĩaSắc thân và diệu thể - kỳ 2Cái thân có sắc tướng và cái thể vi diệu, Chẳng hợp cũng chẳng phân ly. Nếu người nào muốn tách biệt (cho kỳ được), (Thì có khác chi) cành hoa nở trong lò lửa.Các bản dịch thơSắc thân và diệu thể - kỳ 2Sắc thân và diệu thể, Chẳng hợp, chẳng lìa xa. Kẻ nào toan tách biệt, Lò lửa một cành hoa. Bản dịch: Hoàng LêĐọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông: (http://www.thientongvietnam.net)“Sắc thân dữ diệu thể, bất hiệp bất phân ly”. Sắc thân chỉ cho thân tứ đại, diệu thể chỉ cho Phật tánh, ở trên gọi là Phật nhật, hai phần này không hợp cũng không ly, nghĩa là nó không phải một mà cũng không phai hai. Tại sao vậy? Vì thân con người gồm phần sắc chất có đủ thứ bệnh hoạn, luôn luôn đổi thay không cố định, phần tâm thức thì niệm niệm sanh diệt không dừng. Hai phần này không là một với tánh giác hằng hữu, nên nói không hợp. Nhưng tánh giác hằng hữu không rời tâm thức và thân tứ đại này. Nếu rời thì nó là ai chứ không phải là mình. Nếu rời làm sao mình nói năng hành động? Vì vậy mà nói chẳng phân ly. Tôi dạy quý vị tu thiền để thấy thân tứ đại này hòa hợp không thật, thấy vọng tưởng sanh diệt không thật, nhưng cái thấy hai cái không thật đó thì chân thật. Như vậy thân không thật vọng tưởng không thật là cái bị thấy và cái thấy là cái hay thấy. Cái bị thấy và cái hay thấy là một hay là hai? Nếu là một thì không thể thấy, nếu là hai thì cái hay thấy tựa ở đâu để thấy? Nó không phải một mà cũng không phải phân ly. Ngài chỉ trong mỗi chúng ta có diệu thể hằng hiện hữu không phân biệt và không bao giờ mất.
“Nhược nhân yếu chân biệt,lô trung hoa nhất chi”. Nếu ai cần phân biệt rành rẽ thì được hoa sen ở trong lò lửa. Hoa sen chỉ cho thể chân thật không sanh diệt. Lò lửa chỉ cho thân tâm vô thường sanh diệt. Người biết rõ cái giả và cái chân thì ngay nơi thân tứ đại này nhận ra thể chân thật. Như vậy chúng ta đi tìm thể chân thật ở đâu? Có phải ở trên núi rừng không? Nó ở ngay nơi thân tứ đại này, như tại sao các vị thiền sư lại lên núi rừng tu? Nó không phải ở núi rừng, nhưng nhờ thiền định tâm thức lóng lặng nó mới hiển hiện. Ở chốn thành thị bao nhiêu đều hay đều dở, bao nhiêu cái đẹp cái xấu chi phối cả ngày, nên tâm không lóng lặng, tâm không lóng lặng thì thể chân thật không hiển hiện. Như vậy không phải ở chỗ núi rừng mới có thể chân thật, mà thể chân thật có sẵn nơi chúng ta, song chúng ta phải ở núi rừng cho vọng tưởng lặng yên thì dễ nhận ra hơn.
| |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Đạo Huệ Thiền sư | |
| |
| | | | Đạo Huệ Thiền sư | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |