Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Gửi em ở cuối sông Hồng
Tịnh Giới Thiền sư EmptyFri Feb 17, 2023 8:01 am by Vân Nhi

» Tôi đi học
Tịnh Giới Thiền sư EmptySat Sep 07, 2019 4:23 pm by Vân Nhi

» Trần Hưng Đạo
Tịnh Giới Thiền sư EmptyWed Jun 06, 2018 4:53 pm by Vân Nhi

» Huyền Chi
Tịnh Giới Thiền sư EmptyMon Jun 04, 2018 4:35 pm by Vân Nhi

» Guitar đường phố: đỉnh của đỉnh
Tịnh Giới Thiền sư EmptyTue May 29, 2018 7:45 am by Vân Nhi

» Quan Âm Thị Kính
Tịnh Giới Thiền sư EmptyFri May 25, 2018 2:02 pm by Vân Nhi

» Thanh Tịnh
Tịnh Giới Thiền sư EmptyMon May 21, 2018 3:25 pm by Vân Nhi

» Thuyền viễn xứ
Tịnh Giới Thiền sư EmptyThu May 03, 2018 2:19 pm by Vân Nhi

» Xuân Tâm
Tịnh Giới Thiền sư EmptyThu Jul 06, 2017 1:49 pm by Vân Nhi

November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar
Most Viewed Topics
Lý Bạch
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Vũ Hoàng Chương
Chế Lan Viên
Nguyễn Khuyến
Bùi Giáng
Đại Nam Quốc Sử diễn ca
Đoạn Trường Tân Thanh
Trần Tế Xương
Quách Tấn
Keywords
phan nhân Liên Khuyến Lược Xương nguyễn nhau Pháp Luật khuất công đoạn nhất Chỉnh Trần miền thầy những Phong dũng thảm trường Đường xuân Trọng

 

 Tịnh Giới Thiền sư

Go down 
Tác giảThông điệp
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Tịnh Giới Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Tịnh Giới Thiền sư   Tịnh Giới Thiền sư EmptyMon Sep 17, 2012 9:52 am

Tịnh Giới Thiền sư
(? - 1207)
- Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông -
Tịnh Giới Thiền sư Thien10
Tịnh Giới Thiền sư (淨戒禪師) tên thật là Chu Hải Ngung (朱海 顒), quê làng Giang Mão. Xuất thân trong gia đình hàn vi, nhưng tánh tình Sư rất thuần hậu, lúc nhỏ theo học Nho. Đến năm 26 tuổi, Sư mang bệnh nặng, mộng thấy thần nhân cho thuốc. Tỉnh giấc, bệnh được lành, Sư bèn quyết chí xuất gia. Theo một vị kỳ túc trong làng, Sư được thọ giới cụ túc và chuyên nghiên cứu về luật Tạng.

Nghe ở vùng Lãng Sơn thanh u vắng vẻ, tiện cho sự tu học, Sư chống gậy đi về phương đông. Trải qua bảy năm tham học, Sư gặp được Thiền sư Bảo Giác ở chùa Viên Minh, qua một câu nói, Sư liền khế hội.

Khoảng niên hiệu Chính Long Bảo Ứng (1163-1173), lúc Thiền sư Bảo Giác sắp tịch có nói:

- Sanh già bệnh chết là việc thường của người đời, riêng ta há lại khỏi sao?

Sư liền hỏi:- Ngày nay Tôn đức thế nào ?

Bảo Giác cười nói kệ:

Muôn pháp về không không thể nương,

Chân như lặng lẽ hiện tỏ tường,

Thấu tột nguồn tâm không chỗ chỉ,

Nước tâm bóng nguyệt bặt nghĩ lường.


(Vạn pháp qui không vô khả y,

Qui tịch chân như mục tiền ky,

Đạt ngộ tâm viên vô sở chỉ,

Thủy tâm thủy nguyệt dẫn tâm nghì.)

(Câu này nguyên văn “thủy thủy tâm nguyệt dẫn tâm nghì”, hai chữ thủy viết lộn nên đổi lại.)

Nói kệ xong, Bảo Giác truyền tâm ấn cho Sư.

Từ đây, tùy phương giáo hóa, dần dần đến chùa Quốc Thanh trên núi Linh Bí ở An Phủ, Sư bèn dừng lại trụ trì. Sư ở đây cấm túc sáu năm chuyên tu hạnh đầu-đà. Quan Châu mục tên Phạm Từ nghe danh đức rất quí mến, đến ra mắt và kính lễ, ông phát tâm thỉnh Sư đúc hồng chung để tại sơn môn.

Sau, Sư trở về làng cũ trùng tu lại ngôi chùa Quảng Thánh và quyên tiền đúc chuông, mua trống, dựng bia. Sư trụ luôn ở đây thu nhận môn đồ giáo hóa.

Có vị tăng hỏi:- Thế nào là Phật lý?

Sư đáp:- Ngươi, ta.

Sư thường bảo:

- Tánh của tâm chính là tánh của Như Lai tạng tâm. Thế nên tự tánh tâm thanh tịnh vậy.

Sư tịch vào năm Trị Bình Long Ứng thứ ba (1207).


Nguồn: internet

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Tịnh Giới Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tịnh Giới Thiền sư   Tịnh Giới Thiền sư EmptyMon Sep 17, 2012 10:30 am

Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Tịnh Giới Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tịnh Giới Thiền sư   Tịnh Giới Thiền sư EmptyMon Sep 17, 2012 10:40 am

Hãn tri âm

Bản chữ Hán

罕知音

此時說道罕知音,
只為如斯道喪心。
奚似子期多爽慘,
聽來一達伯牙琴。
Phiên âm Hán Việt

Hãn tri âm

Thử thời thuyết đạo hãn tri âm,
Chỉ vị như tư đạo táng tâm.
Hề tự Tử Kỳ đa sảng sẩm,
Thính lai nhất đạt Bá Nha cầm.
Dịch nghĩa

Ít tri âm

Lúc này bàn luận về đạo thì rất ít tri âm,
Chỉ vì ngày nay đạo đã mất "tâm".
Mấy ai được như Chung Tử Kỳ là người sành nhạc,
Mới nghe qua, đã hiểu thấu tiếng đàn của Bá Nha.


Các bản dịch thơ

Ít tri âm

Thời này bàn Đạo ít tri âm,
Vì Đạo ngày nay đã mất Tâm!
Ai giống Tử Kỳ nghe nhạc giỏi?
Bá Nha đàn thoảng, hiểu tình thâm.


Bản dịch: Hoàng Trung Thông


Thời nay giảng đạo hiếm tri âm,
Chỉ bởi vì người mất đạo tâm.
Nào khác Tử Kỳ giỏi nghe nhạc,
Nghe qua suốt cả Bá Nha cầm.


Bản dịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ

Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

“Thử thời thuyết đạo hãn tri âm, chỉ vị như tư tán đạo tâm”. Thời nay giảng đạo hiếm tri âm, chỉ bởi vì người mất đạo tâm. Đây là lời Ngài than, thời của Ngài giảng đạo ít có người thông cảm, vì tâm của người quá tán loạn. Thời Ngài cách thời chúng ta gần tám trăm năm, mà Ngài còn than như vậy nếu Ngài sinh nhằm thời bây giờ chắc Ngài còn than hơn nữa. Nhưng tôi thì lạc quan hơn, vì tôi thuyết pháp quí vị còn chịu nghe, nên tôi đổi lại “Thử thời thuyết pháp đa tri âm”.

“Hề tợ Tử Kỳ đa sảng sấm, thính lai nhất đạt Bá Nha cầm”. Nào giống Tử Kỳ giỏi nghe nhạc, nghe qua suốt cả Bá Nha cầm. Giống như Tử Kỳ ngày xưa nghe nhạc giỏi, chỉ cần nghe qua một bản nhạc của Bá Nha đàn là thông suốt hết ý nghĩa của bản nhạc. Sách Địa Tử có chép rằng: Khi Bá Nha đánh đàn, nếu tâm ý ông hướng lên cao, thì Tứ Kỳ nghe đàn liền biết ý chí ông cao vòi vọi như núi Thái Sơn. Khi ông nghĩ tới dòng nước chảy mà đánh đàn, thì Tử Kỳ nghe tiếng nhạc biết tâm tư ông cuồn cuộn như Hoàng Hà Trường Giang. Tử Kỳ nghe tiếng nhạc biết được tâm tư của Bá Nha như vậy không phải tri âm là gì? Khi Tử Kỳ chết Bá Nha đem cây đàn đến bên mộ của Tử Kỳ đập bể nát, vì ông cho rằng từ nay về sau không còn người nghe đàn và hiểu được lòng mình nữa. Ngài dẫn câu chuyện này có ý trách thời đó Ngài thuyết pháp ít có người cảm thông.



Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Tịnh Giới Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tịnh Giới Thiền sư   Tịnh Giới Thiền sư EmptyMon Sep 17, 2012 10:48 am

Thị tịch kệ

Bản chữ Hán

示寂偈

秋來涼氣爽胸襟,
八斗才高對月吟。
堪笑禪家癡鈍客,
為何將語以傳心。
Phiên âm Hán Việt

Thị tịch kệ

Thu lai lương khí sảng hung khâm,
Bát đẩu tài cao đối, nguyệt ngâm.
Kham tiếu thiền gia si độn khách,
Vi hà tương ngữ dĩ truyền tâm?
Dịch nghĩa

Kệ dặn trước khi mất

Mùa thu đến mát rượi, sảng khoái trong lòng,
Những nhà thơ tài cao tám đấu thì nhìn trăng mà ngâm vịnh.
Đánh buồn cười cho kẻ ngớ ngẩn trong làng Thiền,
Cớ sao lại đem ngôn ngữ để "truyền tâm" cho người?


Các bản dịch thơ

Kệ dặn trước khi mất

Êm dịu hơi thu mát cõi lòng,
Tài thơ ngâm chọi bóng trăng trong.
Cửa thiền những thẹn người si độn,
Ðể lại câu gì, nghĩ chửa thông.


Bản dịch: Ngô Tất Tố


Thu về mát mẻ thích trong lòng,
Tám đấu tài cao hát thong dong.
Cửa thiền những thẹn người si độn,
Biết lấy câu gì để truyền tâm.


Bản dịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ

Đọc thêm bài giảng về bài thơ này ở trang Thiền tông:
(http://www.thientongvietnam.net)

Thu lai lương khí sảng hung khâm, bát đấu tài cao đối nguyệt ngâm”. Thu về mát mẽ thích trong lòng, tám đấu tài cao hát thong dong. Nghĩa là mùa thu trong lòng mát mẽ, những nhà thơ giỏi làm thơ hay để ngâm. “Tám đấu tài cao” dẫn từ câu nói của Tạ Linh Vận là một nhà thơ Trung Quốc : “Làm thơ trong thiên hạ có mười đấu mà Tào Tử Kiến (Tào Thực) đã chiếm hết tám đấu, riêng mình ta chiếm được một đấu, người trong thiên hạ chỉ còn một đấu chia nhau thôi”. “Tám đấu tài cao” chỉ cho tài làm thơ của Tào Tử Kiến. Nếu Tào Tử Kiến gặp thu về mát mẽ, ông vui thích trong lòng thì sẽ sáng tác những bài thơ hay ngâm cho thiên hạ nghe. Còn phần Ngài thì :

“Kham tiếu thiền gia si độn khách, hà vi tương ngữ dĩ truyền tâm”. Của thiềng những thẹn người si độn, biết lấy câu gì để truyền tâm. Ngài tự nói mình là người si độn. Si độn ở người đạt đạo như Ngài không phải là không biết gì, mà là ở thế gian những thi sĩ có tài, thu về lòng họ vui nên làm thơngâm cho người nghe. Trong nhà thiền người ngộ đạo nhận ra thể chân thật của mình cũng rất thích thú, nhưng không thể dùng ngôn ngữ để nói với người khác. Vì nếu dùng ngonâ ngữ để nói cho người khác biết thì mất tông chỉ.


Tóm lại bài thơ Hãn tri âm Ngài than thời Ngài giảng đạo thì hiếm người thông cảm. Bài Thị tịch kệ Ngài than, Ngài nhận ra thể chân thật rất vui thích mà không biết dùng câu gì để nói cho thiên hạ nghe.


Về Đầu Trang Go down
Vân Nhi
Đại Ca
Đại Ca
Vân Nhi


Tổng số bài gửi : 5654
Points : 5977
Thanks : 35
Join date : 04/11/2011
Đến từ : phan thiết

Tịnh Giới Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tịnh Giới Thiền sư   Tịnh Giới Thiền sư EmptyMon Sep 17, 2012 11:01 am

Về bài kệ Thị tịch của Thiền sư Tịnh Giới
- ĐÀO NGUYÊN -

Thiền sư Tịnh Giới (?-1207) họ Chu tên là Hải Ngung, người đất Giang Mão (?). Lúc nhỏ theo học Nho, năm 26 tuổi xuất gia, đắc pháp nơi Thiền sư Bảo Giác, chùa Viên Minh, là thế hệ thứ 10 của thiền phái Vô Ngôn Thông đời Lý[1]. Tác phẩm hiện còn 2 bài kệ Thị tịch viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Bài viết của chúng tôi ở đây chỉ xin đề cập đến bài thứ hai:

Thu lai lương khí sảng hung khâm
Bát đẩu tài cao đối nguyệt ngâm
Kham tiếu thiền gia si độn khách
Vi hà tương ngữ dĩ truyền tâm?


(Theo Thơ văn Lý Trần I, NXB.KHXH 1977, tr.535).

- Ngô Tất Tố (1894-1954) trong văn học đời Lý, chương XIX Tĩnh Giới Thiền sư: sau khi đằng tả phiên âm bài kệ trên, đã giải nghĩa: “Theo nghĩa đen, bài này có thể giải là: khi mùa thu đã tới, khí mát làm cho lòng dạ sáng sủa, những người giỏi thơ như Tào Thực có thể đối bóng trăng mà ngâm thơ. Chỉ cười cho mình là kẻ ngây độn ở cửa thiền, không biết nên lấy câu gì mà truyền đạo học lại cho học trò. Nhưng chưa rõ 2 câu thứ 1 thứ 2 tác giả muốn nói gì”.

Rồi dịch:

Êm dịu hơi thu mát cõi lòng
Bài thơ ngâm chọibóng trăng trong
Cửa thiền những thẹnngười si độn
Để lại câu gì nghĩ chửa thông.


(Văn học đời Lý, bản in 1960, tr.91)

Như vậy, theo Ngô Tất Tố thì “thiền gia si độn khách” ở đây là chính tác giả Tịnh Giới. Vị thiền sư tự cười cho mình là kẻ ngây độn ở cửa thiền vì chưa thể trao truyền gì cho đệ tử.

- Sách Thiền uyển tập anh do Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga dịch chú, phần dịch bài kệ trên đã sử dụng bản dịch của Ngô Tất Tố (Thiền uyển tập anh, 1990, tr.137). Vậy có thể cũng chia sẻ kiến giải của Ngô Tất Tố chăng.

- Sách Thơ văn Lý Trần I, phần dịch nghĩa bài kệ trên ghi:

Mùa thu đến mát rượi, sảng khoái trong lòng
Những nhà thơ tài cao tám đấu thì nhìn trăng mà ngâm vịnh
Đáng buồn cười cho kẻ ngớ ngẩn trong làng thiền
Cớ sao lại đem ngôn ngữ để truyền tâm cho người?


Phần dịch thơ do Đỗ Văn Hỷ dịch:

Thu về hơi mát dạ lâng lâng
Tử kiến tài cao vịnh dưới trăng
Sao lại truyền tâm bằng mách bảo?
Si đần! cười chết đám thiền Tăng.[2]

(Thơ văn Lý Trần I, 1977, tr.536)

Như thế, theo Thơ văn Lý Trần I thì thiền gia si độn khách là những kẻ ngớ ngẩn trong làng thiền vì đã đem ngôn ngữ để truyền tâm.

- Lê Mạnh Thát trong Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh, mục 30, Thiền sư Tịnh Giới, Bài kệ Thị tịch ấy được dịch:

Ngực áo thu về khí lạnh xâm
Tài ngang tám đấu đối trăng ngâm
Cười bấy khách thiền ai dại dột
Sao đem lời lẽ để truyền tâm.


(Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh, 1999, tr.231)

Như thế “thiền gia si độn khách” theo Lê Mạnh Thát là một số khách thiền khờ khạo đã đem lời lẽ để truyền tâm.

- Hà Văn Tấn, trong sách Lịch sử Phật giáo Việt Nam, chương VIII: Phật giáo thời Lý, mục: Phái thiền Vô Ngôn Thông thời Lý, đã viết về Thiền sư Tịnh Giới thông qua 2 câu kệ thứ ba thứ tư nơi Bài kệ Thị tịch kia: “Cũng chính vì phủ nhận khả năng dẫn dắt của ngôn ngữ mà Tịnh Giới, nhà sư thuộc thế hệ thứ 10 của phái này (Phái Vô Ngôn Thông) đã từng bực mình thốt lên:

Kham tiếu thiền gia si độn khách
Vi hà tương ngữ dĩ truyền tâm.

(Nực cười kẻ ngốc thiền gia
Sao đem ngôn ngữ để mà truyền tâm).


(Lịch sử Phật giáo Việt Nam, NXB.KHXH, 1988, tr.170)

Viết như vậy, là không đúng.

* Thứ nhất: Tiểu sử cùng hành trạng của Thiền sư Tịnh Giới, như sách Thiền uyển tập anh đã ghi: “… Rồi sư trở về chùa cũ dạy dỗ học trò. Có vị Tăng hỏi sư về Phật lý, sư đáp… Lại thường nói…”[3]. Dạy học trò. Đáp lại câu hỏi về Phật lý của người cầu đạo… Rồi chính sư đã có đến 2 bài kệ Thị tịch. Vậy sao bảo là “Phủ nhận khả năng dẫn dắt của ngôn ngữ”? Rõ ràng là ông HVT đã không đọc kỹ tiểu sử cùng hành trạng của sư Tịnh Giới trước khi đưa ra nhận định trên.

* Thứ hai: Thiền sư Tịnh Giới cũng như hầu hết các thiền sư đích thực xưa nay đều không hề phủ nhận khả năng dẫn dắt của ngôn ngữ. Bởi vì họ đều hiểu rõ ngôn ngữ là phương tiện của giao tiếp, phương tiện của giáo dục, phương tiện của trao truyền, của tham cứu… Nhưng họ lại cũng hiểu rõ về giới hạn của ngôn ngữ, vì luôn tâm niệm đến lời cảnh báo trong kinh Viên Giác: Toàn bộ giáo pháp thông qua ngôn thuyết rốt cuộc chỉ là “Ngón tay ngôn giáo” chứ không phải là “Mặt trăng chân lý”. Nhờ “Ngón tay ngôn giáo” chúng ta nhìn thấy “Mặt trăng chân lý”, nhưng đừng lầm cho “Ngón tay ngôn giáo” là “Mặt trăng chân lý”. Vấn đề là như thế chứ không phải là “phủ nhận khả năng dẫn dắt của ngôn ngữ” như HVT đã viết.

Tóm lại, qua những nêu dẫn trên, ngoại trừ Ngô Tất Tố, các bản dịch chú còn lại về Bài kệ Thị tịch của Thiền sư Tịnh Giới, đều cho “Thiền gia si độn khách” là những kẻ si độn trong làng thiền, vì đã đem ngôn ngữ để truyền tâm.

Sự thật là như thế chăng? Chúng tôi xin lần lượt biện rõ như sau đây:

* Thứ nhất: Trong sinh hoạt Phật học, cũng như sinh hoạt Thiền học, thông thường luôn gồm có hai phần, là chủ và khách, thầy và trò, người giảng đạo khai thị và kẻ cầu đạo thỉnh vấn, lãnh hội. Người chủ, người thầy, người khai thị (thiền gia, thiền sư), toàn bộ đều trải qua giai đoạn cầu đạo, đã đắc pháp hoặc có những hiểu biết thấu đạt về Phật lý, sẽ tùy theo căn trí và hoàn cảnh của đối tượng để khai thị, dẫn dắt; kẻ khách, kẻ đệ tử, kẻ cầu đạo có thể tạm chia làm hai hạng: là thượng và hạ. Hạng thượng là những người lợi căn, thầy khai thị liền lãnh hội tức thì, hoặc chỉ trong thời gian ngắn tham cứu, quán chiếu là có thể tỏ ngộ. Hạng hạ là những kẻ độn căn, rất khó lãnh hội phần khai thị của thầy, phải trải qua thời gian lâu dài, kiên trì, tinh tấn mới có thể tỏ ngộ. Kinh, luận Phật giáo Bắc truyền, vẫn thường nhắc đến trường hợp Tỳ kheo Châu Lợi Bàn Đà thời Phật tại thế, tu học chỉ có hai chữ tảo – chửu (quét – chổi, dùng chổi để quét) mà vẫn không thuộc. Học chữ trước thì quên chữ sau. Học chữ sau lại quên chữ trước. Nhưng nhờ kiên trì, tinh tấn, sau cùng thì vị Tỳ kheo độn căn này cũng chứng ngộ Phật lý, đắc quả A la hán.

* Thứ hai: Như vậy, câu 3 của Bài kệ Thị tịch trên (thiền gia si độn khách: khách si độn của thiền gia) phải được hiểu theo hướng gồm hai phần trong sinh hoạt thiền học: chủ và khách, thầy và trò, người khai thị và kẻ cầu đạo. Khách si độn ở đây là những học Tăng hoặc kẻ cầu đạo thuộc loại độn căn, hoặc do tham cứu chưa thấu đáo, thiếu tinh tấn, hoặc tâm thức đầy ắp những kiến thức từ kinh giáo, sách vở, không còn chỗ cho tuệ giác bừng sáng. Những kẻ khách, kẻ cầu đạo thì có si độn, còn chư vị chủ (thiền gia, thiền sư) thì hoàn toàn không si độn. Vì sao? Vì như vừa nói ở trên: chư vị đều đã trải qua giai đoạn cầu đạo, tham cứu v.v… và đã chứng ngộ Phật lý.

* Thứ ba: Thế thì chư vị thiền sư, thiền gia có dùng ngôn ngữ để truyền tâm chăng? Để khiến cho là kẻ si độn theo cách hiểu của một số người đối với hai câu sau nơi Bài kệ Thị tịch của Thiền sư Tịnh Giới? Theo chúng tôi, không hề có sự việc ấy. Không hề có sự việc chư vị thiền sư dùng ngôn ngữ để truyền tâm cho đệ tử hoặc người cầu đạo. Vì thật sự thì không có gì để truyền cả. Điều gọi là nối truyền ở đây chính là sự tu tập chứng ngộ Phật lý của những thế hệ người tu Phật trước sau (người trước chứng nhận cho người sau) để cho mạng mạch của Phật giáo được nối tiếp theo thời gian. Trong Thiền học Việt Nam: đọc những đoạn hỏi – đáp nơi Tiểu sử - Hành trạng của một số vị thiền sư đời Lý được ghi trong Thiền uyển tập anh, nhất là nơi tác phẩm Tham đồ hiển quyết của Thiền sư Viên Chiếu (999-1090)[4]. Hoặc nơi thiền học đời Trần: đọc Phần Ngữ lục vấn đáp môn hạ trong Khóa hư lục của Trần Thái Tông (1218-1277)[5]. Phần đối cơ trong sách Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ lục của Tuệ Trung (1230-1291)[6]. Phần Khai đường của Trúc Lâm đại sĩ Trần Nhân Tông (1258-1308) được ghi lại trong Tam tổ thực lục[7], chúng ta tất thấy rõ điều ấy. Ngôn ngữ ở đấy là ngôn ngữ khai thị chứ không phải là ngôn ngữ truyền tâm. Vì như vừa nêu trên, thật sự thì không có gì để truyền cả.

Nơi Thiền học Trung Hoa: Chúng tôi chưa đọc kỹ Cảnh đức truyền đăng lục, nhưng chúng tôi đã đọc kỹ và dịch xong bộ Phật Tổ đạo ảnh 4 tập do Đại lão Hòa thượng Hư Vân (1840-1959) bổ sung hoàn chỉnh (Tăng đính), trong ấy ghi chép tiểu sử cùng hành trạng và ảnh vẽ của khoảng 300 vị Tổ sư, Tổ truyền thừa thuộc Phật giáo Trung Quốc, gồm đủ các tông phái, nhiều nhất là thiền tông. Ngôn ngữ ở đây, xin nhấn mạnh lần nữa, đều là Ngôn ngữ khai thị, như nơi một số lời tán của sách ấy đã nói là “Chỉ Đông nói Tây, chỉ trời nói đất”, mục đích là nhằm làm lay động, xô đẩy tâm thức của đối tượng, giúp cho tuệ giác của họ bừng sáng. Đây chính là ý nghĩa của câu kệ Trực chỉ nhân tâm tương truyền là của Tổ Bồ đề Đạt Ma. Còn bất lập văn tự nên hiểu là phá vỡ những khái niệm cứng nhắc của văn tự để hội nhập chân lý, chứ không phải là chối bỏ văn tự, phủ nhận văn tự như có một ít người đã hiểu không đúng.

* Thứ tư: Như vậy, câu cuối nơi Bài kệ Thị tịch của Thiền sư Tịnh Giới (Vi hà tương ngữ dĩ truyền tâm) nên hiểu là chỉ cho khách si độn. như đã nói ở trên, khách si độn ở đây là những học tăng hay kẻ cầu đạo thuộc loại độn căn, hoặc do tham cứu chưa thấu đáo, thiếu tinh tấn, hoặc tâm thức đầy ắp những kiến thức sách vở, chỉ biết cầu tìm giác ngộ nơi bên ngoài. Chính những khách si độn ấy đã luôn mong cầu chư vị thiền sư, những vị khai thị nên dùng ngôn ngữ để giảng giải: Thế nào là đạo? Thế nào là đại ý của Phật pháp? Thế nào là Tổ sư Tây lai ý? v.v… Đây là một thí dụ tiêu biểu: “Thiền sư Thiên Thai Đức Thiều (891-972) là Tổ thứ hai của Tông Pháp Nhãn, 15 tuổi xuất gia, 18 tuổi thọ giới cụ túc, từng tham vấn khắp 54 vị minh sư, sau đến Lâm Xuyên – Kim Lăng yết kiến Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích (885-958), thành đệ tử nối pháp của Pháp Nhãn. Buổi đầu gặp Pháp Nhãn, vừa trông thấy, Pháp Nhãn đã biết đây là hàng pháp khí. Thiền sư Pháp Nhãn thượng đường. Có vị Tăng hỏi: Thế nào là một giọt nước của nguồn Tào? Pháp Nhãn đáp: Là một giọt nước của nguồn Tào. Vị Tăng kia tỏ ra thất vọng. Nhưng sư Đức Thiều ở nơi dưới tòa thì đại ngộ”[9]. Vị Tăng tỏ ra thất vọng vì muốn Tổ Pháp Nhãn dùng ngôn ngữ để giảng giải: Thế nào là một giọt nước của nguồn Tào Khê mênh mông kia. Trong khi thực chất là chính anh phải tự nếm lấy, tự uống lấy giọt nước ấy. Vì thế Tổ Pháp Nhãn đã đáp lại y như câu hỏi, và Thiền sư Đức Thiều đã đại ngộ. Vị Tăng nêu câu hỏi kia là hình ảnh tiêu biểu cho loại khách si độn của thiền gia[10].

Gút lại, Bài kệ Thị tịch của Thiền sư Tịnh Giới, theo chúng tôi phải được hiểu như thế thì mới hợp với sự thật và đúng với ý của tác giả[11].


1. Theo Lê Mạnh Thát, trong Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh (Sđd, NXB. TP.HCM, 1999, tr.215). Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo Sử luận I thì ghi: Thiền sư Tịnh Giới thuộc thế hệ 11 của Thiền phái Vô Ngôn Thông (Sđd, 1992, tr.172).
2. Ông Đỗ Văn Hỷ dùng chữ bọn: chúng tôi xin biên tập là chữ đám.
3. Dẫn theo: Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh của Lê Mạnh Thát. Sđd, tr.231).
4. Xem: Nghiên cứu về TUTA của Lê Mạnh Thát. Sđd. Về tác phẩm Tham đồ hiển quyết, xem Nghiên cứu về TUTA, sđ d, tr.186-194.
5. Xem: Toàn tập Trần Thái Tông của Lê Mạnh Thát, NXB Tổng Hợp TP.HCM, 2004, tr.385-387.
6.Xem: Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục, Lý Việt Dũng dịch giải, NXB. Mũi Cà Mau, 2003, tr.83-198.
7. Xem: Tam Tổ thực lục, Thích Phước Sơn dịch, Viện Nghiên cứu Phật học VN xuất bản, 1995, tr.20-29.
8. Phật tổ Đạo Ảnh, HT.Hư Vân tăng đính, Đào Nguyên Việt dịch, NXB. Phương Đông, 2011. Trong khi dịch, chúng tôi có tham khảo nơi Phật Quang ĐTĐ. Mà Phật Quang ĐTĐ, trong khi viết về tiểu sử, hành trạng của nhiều thiền sư thì đã tham khảo nơi Cảnh đức truyền đăng lục.
9. Dịch từ Phật Tổ đạo ảnh, quyển III, đời thứ 43.
10. Trong Thiền học Việt Nam, có thể xem phần tối cơ trong sách Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục, đoạn 37: “Trong kinh giáo có nói: Không tức là sắc…”. Do Lý Việt Dũng dịch giải, NXB.Mũi Cà Mau, 2003, tr.189-192.
11. Vậy bài kệ ấy có thể dịch là: Biên tập từ bản dịch của Ngô Tất Tố:
Êm dịu trời thu mát cõi lòng
Bài thơ ngâm đối bóng trăng trong
Cửa thiền cười bấy khách si độn
Luôn cầu ngôn ngữ để truyền tâm.

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Tịnh Giới Thiền sư Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tịnh Giới Thiền sư   Tịnh Giới Thiền sư Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Tịnh Giới Thiền sư
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bản Tịnh Thiền sư
» Cứu Chỉ Thiền sư
» Trì Bát Thiền sư
» Đạo Huệ Thiền sư
» Đại Xả Thiền sư

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thơ Tuyển Việt Nam :: Thời Lý - Trần - Hồ (1009-1427)-
Chuyển đến